Bạn bè nói họ đã không thể liên lạc và tiếp cận được vợ chồng nghệ sỹ đến từ Pháp từ ngày 15/12/2017. Bản quyền hình ảnh: OTHER
Hai nghệ sĩ đến từ Pháp đã 'bặt vô âm tín' ở Trung Quốc sau khi họ vẽ một bức tranh tường tưởng nhớ cố khôi nguyên giải Nobel Lưu Hiểu Ba, làm dấy lên lo ngại về nơi họ đang ở.
Hồ Gia Dân và Marine Brossard đã vẽ một bức tranh tường có chi tiết một chiếc ghế màu xanh để trống, trong một cuộc triển lãm nghệ thuật ở Thẩm Quyến vào tuần trước.
Tôi đã vẽ chiếc ghế để thể hiện sự tưởng niệm và đau buồn của tôi đối với ông Lưu, nhưng đó không phải là một tuyên ngôn đối với công chúng
Ông Hồ Gia Dân
Bức tranh tường đã bị che phủ đi nhanh chóng và cảnh sát mặc thường phục đã tới đưa hai người đi, theo truyền thông Hong Kong.
Các nhà báo và bạn bè nói rằng họ đã không thể liên lạc được với cặp vợ chồng này.
Bức tranh tường có một chiếc ghế xanh, chi tiết liên tưởng đến Lưu Hiểu Ba. Bản quyền hình ảnh: OTHER
Ông Lưu Hiểu Ba, người qua đời vào tháng Bảy, là người vận động nhân quyền và dân chủ nổi bật nhất Trung Quốc.
Ông đã được trao Giải Nobel Hoà bình năm 2010 trong lúc đang bị kết án và ngồi tù 11 năm vì tội "lật đổ", và đã được đại diện bởi một chiếc ghế trống tại lễ trao giải.
Vào ngày 15 tháng Mười Hai, ông Hồ Gia Dân và bà Brossard, vợ ông, đã tham dự Triển lãm Kiến trúc Đô thị Thâm Quyến - Hong Kong và vẽ bức tranh tường.
Nhưng ngay cả khi tôi sống ở Trung Quốc, tôi sẽ không lo lắng quá nhiều bởi vì tôi nghĩ rất nhiều sự sợ hãi xuất phát từ trí tưởng tượng của mọi người
Ông Hồ Gia Dân
Ông Hồ đã nói với tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng vào thời điểm đó rằng:
"Tôi không phải là một người cực đoan, tôi cũng không phải là một nhà hoạt động... Tôi đã vẽ chiếc ghế để thể hiện sự tưởng niệm và đau buồn của tôi đối với ông Lưu, nhưng đó không phải là một tuyên ngôn đối với công chúng".
Bà Marine Brossard và chồng cư ngụ ở thành phố Lyon, nước Pháp. Bản quyền hình ảnh: OTHER
Ông Hồ nói thêm ông đã cảm thấy an toàn vì sống ở Pháp.
"Nhưng ngay cả khi tôi sống ở Trung Quốc," ông nói thêm, "tôi sẽ không lo lắng quá nhiều bởi vì tôi nghĩ rất nhiều sự sợ hãi xuất phát từ trí tưởng tượng của mọi người".
Tuy nhiên, vào ban đêm, bức tranh tường đã bị che phủ bởi một tấm băng cờ lớn.
Cặp vợ chồng này đã bị các sĩ quan mặc thường phục tách ra và kéo đi, tờ Minh Báo tường thuật.
Ông Hồ được tường thuật đã hét lên "Các người đang làm gì vậy?" và nói rằng ông là một công dân Pháp, trong khi một nhân viên mặc thường phục nói với ông rằng "Đây là Trung Quốc, ông biết điều đó - không phải giống nhau", một phóng viên tờ Minh Báo tường trình bằng tiếng Hoa từ hiện trường.
Hai người bạn nói với hãng thông tấn Pháp AFP rằng họ đã không thể tiếp cận được cặp vợ chồng kể từ đó.
Các nhà báo của AFP cũng đã cố gắng gọi điện cho ông Hu nhiều lần trong tuần qua nhưng thấy điện thoại của ông đã bị tắt.
Nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Trung Quốc Lưu Hiểu Ba từng được trao giải Nobel Hòa Bình vắng mặt. AFP
Nhà chức trách Trung Quốc nói họ không có thông tin gì về cặp vợ chồng, trong khi Đại sứ quán Pháp từ chối bình luận.
Nhà nghiên cứu Patrick Poon thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế nói với BBC rằng tổ chức này "đang lo lắng" là không ai có thể gặp được ông Hồ và bà Brossard.
"Chiểu theo hồ sơ nhân quyền nghèo nàn của Trung Quốc, họ có nguy cơ bị tra tấn hoặc ngược đãi nếu họ bị giam giữ mà không được lựa chọn một luật sư", ông nói.
"Chính phủ Pháp và cộng đồng quốc tế nên tiếp tục chất vấn chính phủ Trung Quốc về nơi ở và điều kiện sống của họ," ông Patrick Poon nói thêm".