Cộng sản hiện tại không thể sánh bằng tư bản hoang dã

Đỗ Ngà

Âu Châu đi trước phần còn lại thế giới về sự phát triển. Ở thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, người ta đặt lợi nhuận lên hàng đầu và khai thác mọi thứ đến cạn kiệt. Về xã hội, họ vắt kiệt sức lao động của công nhân và nông dân. Về tự nhiên, họ khai thác sạch sẽ những hầm mỏ bất chấp môi trường, rừng họ khai thác cạn kiệt bất chấp hệ quả của nó. Thế là sau thời gian khai thác, hậu quả bắt đầu đổ xuống đầu dân, và ngược lại, dân sẽ bùng lên sức phản kháng, và tất nhiên, những phản kháng ấy gây áp lực lên chính quyền.

Công nhân bị bóc lột đến kiệt sức thì họ biểu tình, họ bãi công, hoặc thậm chí bạo động đòi yêu sách. Môi trường bị ô nhiễm dân sống không nổi thì họ cũng xuống đường phản đối. Rừng trọc, thời tiết thay đổi làm thiên tai và nhân họa ập đến thì người dân trút giận nơi đâu? Tất nhiên là trút giận vào chính quyền. Như vậy, sự phát triển bất chấp, cuối cùng đều áp lực ấy cũng đổ vào hệ thống chính trị. Rất may, Tây Âu có hệ thống chính trị mở, nắm bắt các cơ hội đó, các đảng đối lập vận động lá phiếu dân bằng những cam kết cải thiện. Thế là các đảng phái cứ thay nhau cầm quyền hiệu chỉnh chính sách, sửa luật, cải cách bộ máy công quyền để giải quyết những vấn đề nan giải ấy. Chính vì thế, ngày nay các nước Tây Âu đã xây dựng chế độ an sinh xã hội hoàn hảo. Hiện nay, vấn đề quyền lợi người lao động được pháp luật đảm bảo. Môi trường được bảo vệ một cách bài bản, rừng được phục hồi và mảng xanh được che phủ trở lại.

Tính từ ngày Anh Quốc chuyển từ Quân Chủ Chuyên Chế sang Quân Chủ Lập Hiến nay đã gần 400 năm, các nước châu Âu khác cũng đã trải qua vài trăm năm dân chủ, và đến nay họ đã 73 năm không còn chiến tranh, Âu châu đã phục hồi tất cả và phát triển bền vững. Tư bản thời sơ khai nhờ dân chủ mà xã hội đã được điều chỉnh ngày một hoàn thiện. Vì sao người ta lại cho rằng, CSVN đang ở “thời kì tư bản hoàng dã”? Bởi vì người ta căn cứ vào hiện tượng, cũng khai thác sức lao động của tầng lớp lao động đến cạn kiệt, không có chế độ lao động cho công nhân, không có an sinh để hỗ trợ họ. Về thiên nhiên thì cũng tàn phá khủng khiếp và hậu quả đó đang đổ lên đầu tất cả mọi người dân. Chính vì thế mọi người cho rằng CS hôm nay tựa tư bản hoang dã Tây Âu.

Về hiện tượng thì CS giống tư bản hoang dã, nhưng về bản chất hoàn toàn khác. CS chỉ giống ở sự bất chấp hậu quả, nhưng nó không giống tư bản hoang dã ở ở yếu tố chính trị. Tư bản thời kì sơ khai nó vẫn đa đảng, vẫn dân chủ nên xã hội thời kì đó có khả năng tự hiệu chỉnh để cải tạo xã hội ngày một tốt hơn. Còn ở Việt Nam không phải thế, độc đảng và ngu muội nên nó không thể tiếp thu sự phản hồi từ xã hội để để điều chỉnh công việc quản lí cho tốt hơn, mà ngược lại, nó chọn cách dập tắt mọi phản ứng bằng cách gieo rắc sợ hãi. Cho nên kết quả khác hoàn toàn: tư bản khi gặp hậu quả xấu, nó sẽ hiệu chỉnh để phát triển tốt lên, còn CS khi gặp hậu quả xấu, nó tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng tồi tệ hơn nữa.

Venezuela cũng chìm sâu trong khủng hoảng nhưng hậu quả có thể không đến mất nước;  Việt Nam lại khác, nếu chìm mãi trong khủng hoảng thì chính quyền sẽ nhượng bộ với Trung Cộng để tìm biện pháp giải quyết vấn đề trong nước. Và từ đó Việt Nam chìm dần chìm dần vào tay Trung Cộng cho đến khi bị mất nước hoàn toàn. Cộng sản Việt Nam như tư bản hoang dã ư? Hoàn toàn không, xin đừng nhầm lẫn.

Đ.N.

Nguồn: FB Đỗ Ngà