Chiến lược ngoại giao Việt Nam và sự căng thẳng giữa các cường quốc

Diên Vỹ dịch

Carl Thayer đưa ra những nhận định về chiến lược ngoại giao trong năm 2018 cũng như các đề nghị về ngoại giao cho Việt nam cho năm 2019 trong bối cảnh căng thẳng về kinh tế và an ninh giữa các cường quốc.

HỎI: Các khía cạnh tốt và không tốt về chiến lược của Việt Nam đối với các cường quốc trong năm 2018 là gì? Chiến lược đa phương của Việt Nam đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự cạnh tranh giữa các cường quốc, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân túy?

TRẢ LỜI: Chính sách “đa dạng hóa và đa phương hóa” của Việt Nam trong quan hệ với các cường quốc được thiết kế nhằm cân bằng vai trò độc lập của Việt Nam trong các vấn đề khu vực đồi với mỗi cường quốc. Mỗi cường quốc có một mối quan tâm khi Việt Nam không trở nên quá thân thiết hoặc là đồng minh với bất kỳ một cường quốc nào. Vì vậy, cường quốc nào cũng muốn cân bằng với đối thủ. Cường quốc nào cũng được hưởng lợi về ngoại giao, chính trị, kinh tế từ mối quan hệ song phương với Việt Nam. Quan hệ song phương có thể là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ đối tác chiến lược hoặc quan hệ đối tác toàn diện. Chính sách đối ngoại đa dạng hóa và đa phương hóa của Việt Nam trong quan hệ với các cường quốc và chủ động tích cực hội nhập quốc tế khi mối quan hệ giữa các cường quốc có được ổn định.

https://4.bp.blogspot.com/-9UlF6Pa9td0/XDMcsocFQYI/AAAAAAAAATQ/DDnWlGyWa2Y0UI9RYr_GRih93-eQLNQiACLcBGAs/s640/Ben-le-6-vietnamthoibao.jpg

Dàn lãnh đạo các nước cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Canada,... tham gia Hội nghị Apec tại Hà Nội vào năm 2018.

Năm 2018, chính sách đối ngoại đa dạng hóa và đa phương hóa của Việt Nam đã bị căng thẳng do sự khó lường của Chính quyền Trump, cuộc chiến thuế quan Hoa Kỳ-Trung Quốc và mối quan hệ Nga-Hoa Kỳ xấu đi. Việt Nam đã bị đặt vào thế phòng thủ. Có hai ví dụ minh họa những khó khăn của Việt Nam. Ví dụ đầu tiên là cuộc chiến thuế quan giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc. Việt Nam đã và sẽ tiếp tục hưởng lợi trong ngắn hạn từ cuộc chiến thuế quan. Các công ty ở Trung Quốc, gồm cả công ty Trung Quốc và Hàn Quốc, đã chuyển sản xuất sang Việt Nam. Việt Nam có thể thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu. Nhưng, thặng dư thương mại Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng lên 35 tỷ đô la. Chính quyền Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng xuất khẩu thép và nhôm của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nếu chiến tranh thương mại Hoa Kỳ -Trung Quốc tiếp diễn, Việt Nam sẽ liên quan nhiều hơn đến sự trả đũa của Hoa Kỳ. Ngoài ra, một số quan chức của Chính quyền Trump tuyên bố rằng Việt Nam đã để tiền đồng mất giá khiến hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trở nên rẻ hơn. Có những báo cáo cho rằng cái gọi là mất giá này có thể là một hình thức thao túng tiền tệ và có thể thu hút các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Chính quyền Trump cũng đang theo đuổi chính sách trong đó có một điều khoản của hiệp định thương mại mới cho phép rút bất kỳ hiệp định đã ký kết nào nếu có dấu hiệu thể hiện thoả thuận thương mại song phương được ký kết với nền kinh tế phi thị trường. Điều này nhằm vào Trung Quốc nhưng Hoa Kỳ cũng chỉ định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường. Điều khoản này được gọi là một viên thuốc độc. Năm 2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huế đã đến Washington để hội đàm với Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin nhưng không có tiến triển gì.

Ví dụ thứ hai về những khó khăn Việt Nam phải đối mặt liên quan đến mối quan hệ an ninh quốc phòng với Liên bang Nga. Vào cuối năm, mối quan hệ với Nga được đón mời ở mức cao nhất lâu nay và rằng Nga là một đối tác đáng tin cậy. Những điều này có thể đúng, nhưng Việt Nam hiện đang gặp khó khăn vì mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga xấu đi. Vào tháng 8, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Luật chống kẻ thù của nước Mỹ bằng trừng phạt- Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act (CAATSA). Luật này áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với bất kỳ thực thể hoặc quốc gia nào ký hợp đồng vũ khí với các công ty Nga. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn của Việt Nam. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã tìm cách miễn trừ cho Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Nhưng CAATSA có một điều khoản ngăn chặn miễn trừ khi các quốc này gia hợp tác với các cơ quan tình báo và tin tặc Nga để tham gia vào các cuộc tấn công mạng. Cuối cùng, CAATSA có một điều khoản về việc quyền được miễn trừ không thể duy trì lâu dài. Việt Nam bị yêu cầu chứng minh rằng họ đang thực hiện các bước giảm mua vũ khí từ Nga. Vì vậy, Việt Nam phải chịu áp lực để mua vũ khí của Mỹ và giảm mua từ Nga. Năm 2018 Việt Nam đã phản ứng đối với những áp lực này bằng cách hủy bỏ mười lăm hoạt động quân sự chung với Hoa Kỳ dự kiến diễn ra trong năm nay. Việt Nam phải hòa giải hành động này bằng sự hỗ trợ các cuộc tuần tra hàng hải của Hoa Kỳ ở Biển Đông miễn là chúng góp phần ổn định khu vực. Tóm lại, năm 2018 chính sách của Việt Nam về đa phương hóa quan hệ đối ngoại đã bị căng thẳng do căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc và giữa Hoa Kỳ-Nga. Trong năm qua, Việt Nam duy trì mối quan hệ bình thường với Ấn Độ và Nhật Bản và quan hệ với Trung Quốc đã được cải thiện. Năm 2019 khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc và Hoa Kỳ-Nga gia tăng, Việt Nam sẽ gặp khó khăn lớn hơn trong quan hệ song phương với Hoa Kỳ. Quan hệ kinh tế ngày càng tăng của Việt Nam với Trung Quốc và quan hệ quân sự với Nga sẽ trở nên khó chịu. Ngoài ra, Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát có thể sẽ ưu tiên nhiều hơn cho tình hình nhân quyền trong nước của Việt Nam hơn so với Chính quyền Trump.

Hỏi: Việt Nam dường như tiếp cận cả Sáng kiến Vành đai và Con đường Trung Quốc (BRI) và chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ một cách thận trọng, Ông đánh giá điều này ra sao?

TRẢ LỜI: Việt Nam đã thận trọng chào đón Sáng kiến “Nhất Đới Nhất Lộ” (BRI) của Trung Quốc vì cả lý do chính trị và kinh tế. Một mặt, Việt Nam công khai ủng hộ “Nhất Đới Nhất Lộ” vì đây là sáng kiến mang dấu ấn của Chủ tịch Tập Cận Bình. Mặt khác, Việt Nam cảnh giác ký hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng với Trung Quốc, với lý do cả chi phí và chất lượng. Việt Nam muốn Trung Quốc sắp xếp nguồn tài trợ “Nhất Đới Nhất Lộ” để hỗ trợ các ưu tiên kết nối ASEAN, như đường cao tốc Đông-Tây. Mặt khác, Chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Hoa Kỳ mở ra các nguồn đầu tư thay thế chất lượng cao cho cơ sở hạ tầng thông qua Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Chính phủ Hoa Kỳ và khu vực tư nhân Hoa Kỳ. Mặt khác, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nhằm hình thành một mạng lưới an ninh khu vực chống Trung Quốc do Washington đứng đầu. Việt Nam đã được Hoa Kỳ chọn là đối tác tiềm năng. Việt Nam theo đuổi đa dạng hóa và đa phương hóa trong mối quan hệ với cường quốc hơn là đứng về bất kỳ phía nào. Ưu tiên quan trọng nhất của Việt Nam là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gần 7% GDP vào năm 2019. Cả BRI và FOIP đều có các mục tiêu chiến lược bên cạnh việc tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng. Cường quốc nào cũng tìm cách kéo các quốc gia như Việt Nam vào quỹ đạo của họ. Mục tiêu của Việt Nam về tăng trưởng kinh tế cao có thể bị suy yếu do những căng thẳng giữa các cường quốc đã thể hiện qua sự suy giảm tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu. Trong những trường hợp này, Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước để tận dụng tối đa Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương 11 hiện có hiệu lực và ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu.

Nguồn: Scribd

VNTB gửi BVN