RFA
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) vừa công bố chỉ số CPI xếp hạng các quốc gia/vùng lãnh thổ về tham nhũng. Theo đó, thì ông Việt Nam 2018 xếp hạng 107/180 nước, tụt 10 hạng so với năm ngoái và bằng 2016. CPI là chỉ số về tham nhũng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới; dựa trên đánh giá, suy nghĩ của các chuyên gia và doanh nhân về tham nhũng khu vực công của một quốc gia. Các nguồn dữ liệu của CPI đo lường các khía cạnh của tham nhũng khi sử dụng các nội dung để thu thập dữ liệu: • Hối lộ ©BBC. Đây là kết quả khá hài hước giữa bối cảnh đốt lò của Tổng Tịch Trọng. Lê Nguyễn Hương Trà |
Báo cáo mới của tổ chức Minh bạch Quốc tế về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng toàn cầu năm 2018, đã xếp Việt Nam hạng 117, xuống 10 hạng so với năm trước.
Báo cáo mới của tổ chức Minh bạch Quốc tế về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng toàn cầu năm 2018, công bố hôm 29 tháng 1 năm 2019, đã xếp Việt Nam hạng 117, xuống 10 hạng so với năm trước.
Việt Nam được đánh giá có nỗ lực liên tục chống tham nhũng. Theo ông David Aled Williams, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Tài nguyên chống tham nhũng U4, thì Việt Nam đã ngăn chặn tham nhũng liên quan đến đầu tư nước ngoài; tuy nhiên các nhà quan sát lại bày tỏ quan ngại liệu chính phủ có đang nhắm mục tiêu vào các đối thủ chính trị hay không.
Trung Quốc đã lần đầu tiên giảm 10 hạng sau năm năm, xuống 87 trên chỉ số hàng năm của cơ quan giám sát tham nhũng toàn cầu Minh Bạch Quốc Tế.
Theo AP, Trung Quốc, Việt Nam có Chỉ số Nhận thức Tham nhũng còn thấp hơn cả Indonesia, Philippines.
Philippines đã cải thiện nhiều nhất, tăng 12 điểm lên vị trí thứ 99, cùng hạng với Indonesia.
Singapore đã tăng ba điểm về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng lên vị trí thứ ba, đứng sau Đan Mạch và New Zealand đứng thứ hai. Vị trí của một quốc gia càng cao trong danh sách 180 quốc gia, thì càng ít bị tham nhũng.
Hoa Kỳ cũng đã giảm, từ vị trí thứ 16 xuống thứ 22, đây lần đầu tiên Mỹ rơi khỏi top 20 trong những năm gần đây.
Hồng Kông và Nhật Bản xuất hiện trong top 20 của Chỉ số Nhận thức Tham nhũng.
Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có số điểm trung bình 44 trên 100 do liên tục nỗ lực dập tắt tham nhũng; tuy nhiên vẫn còn thua xa Liên minh Châu Âu với số điểm 66/100, nhưng vẫn hơn Đông Âu và Trung Á.
Chỉ số Nhận thức Tham nhũng, lần đầu tiên được ban hành bởi tổ chức có trụ sở tại Berlin vào năm 2012, được coi là đánh giá hữu ích về các nỗ lực chống tham nhũng toàn cầu nhưng đã bị chỉ trích vì bị cho là chỉ phản ánh ý kiến của các chuyên gia phương Tây.