LỜI KÊU GỌI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC GÂY HẤN, XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

(Cập nhật đợt 9, tổng cộng 17 tổ chức, 834 cá nhân ký tên; 273 cá nhân ký tên trực tuyến)

Thôn tính, biến Việt Nam thành chư hầu, khu tự trị… là chủ trương hàng ngàn năm của bành trướng Đại Hán. Hiện nay Trung Quốc thực hiện ý đồ đó với Việt Nam thông qua chiêu bài ru ngủ: BỐN TỐT, MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG, VÌ ĐẠI CỤC. Họa mất nước và nô lệ Trung Quốc Đại Hán, man rợ, độc ác đã là hiện thực từng ngày, từng giờ. Mất đất, mất biển, mất đảo, tài nguyên bị cướp đoạt, môi trường sống bị đầu độc, đưa người Trung Quốc xâm nhập và cư trú bất hợp pháp khắp cả nước không còn là cá biệt. Thủ đoạn xâm lăng Việt Nam của bành trướng đại Hán có khi đưa hàng chục vạn quân tràn sang, có khi chọn chỗ hiễm yếu kiểu tằm ăn dâu như biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính hiện nay.

Trong tình hình đó, các quan chức cao cấp Việt Nam liên tục sang làm việc với Trung Quốc nhưng không hề có một lời tuyên bố phản đối nào cụ thể. Thậm chí Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam còn ca ngợi sự hợp tác nhân dân, quân đội hai nước. Người dân lên tiếng phê phán, phản đối lại bị bắt bớ, hành hung, bỏ tù với tội danh gây rối, phản động, chống phá tình hữu nghị, đảng, nhà nước…

Chúng tôi hoan nghênh Chính phủ Việt Nam vừa qua đã lên án Trung Quốc xâm phạm vào quyền chủ quyền của Việt Nam khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương vào EEZ và thềm lục địa trong khu vực Bãi Tư Chính.

Lịch sử dân tộc đã nhiều lần chỉ ra rằng, mỗi khi người dân chán ghét, không quan tâm đến vận nước (nước là của vua, của đảng), thì đất nước suy yếu, sụp đổ, rơi vào tay ngoại bang. Và lịch sử Việt Nam cũng khẳng định rằng dù Tổ quốc nguy khốn đến đâu, nếu được nhân dân ủng hộ thì khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Để bảo vệ Tổ quốc, chống Trung Quốc cướp nước, trước hết là huy động sức mạnh của toàn dân tộc (ở trong và ngoài nước) và sự hỗ trợ của các quốc gia yêu chuộng công lý, hòa bình trên thế giới.

Chúng tôi gồm những tổ chức, cá nhân người Việt trong và ngoài nước lên tiếng kêu gọi toàn thể người Việt hãy hành động cho một Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển lành mạnh, văn minh, tiến bộ.

Việc làm ngay: Khởi kiện hành động xâm chiếm, gây hấn của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông, trước mắt là vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam theo UNCLOS ở bãi Tư Chính.

Quốc hội và Chính phủ cần ra tuyên bố Trung Quốc đã và đang xâm lược biển đảo Việt Nam. Chính phủ phải trả tự do cho các tù nhân bị bắt vì tham gia chống Trung Quốc xâm lược với tội danh ngụy tạo: phản động, chống phá cách mạng…

Biển Đông: Anh, Pháp, Đức cảnh báo về bất ổn và ủng hộ UNCLOS

Trung Quốc tập trận ở Biển Đông năm 2017

Trung Quốc tập trận ở Biển Đông năm 2017

Thông cáo chung của ba cường quốc được đưa ra hôm 29/8, ngay sau khi Mỹ đưa tàu vào sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thông cáo chung của Anh, Pháp, Đức hôm 29/8 viết:

"Chúng tôi quan ngại về tình hình trên Biển Đông hiện nay có thể dẫn đến sự bất an và bất ổn trong khu vực."

"Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia ven biển tại khu vực Biển Đông thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng và góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực, bao gồm cả quyền của các quốc gia ven biển trong vùng biển chủ quyền, bao gồm quyền tự do và quyền hàng hải trong và trên Biển Đông."

Phạm Đoan Trang được đề cử Giải Tự do Báo chí 2019 của RSF

Trà Mi - VOA

Blogger Phạm Đoan Trang trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở đài VOA năm 2014.

Blogger Phạm Đoan Trang trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở đài VOA năm 2014.

Blogger, nhà hoạt động được nhiều người biết tiếng Phạm Đoan Trang được đề cử Giải Tự do Báo chí của tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) năm nay.

Theo thông cáo của RSF ra ngày 29/8, Phạm Đoan Trang nằm trong danh sách chung khảo gồm các cá nhân và tổ chức từ 12 nước trên thế giới cho 3 giải thưởng quốc tế vinh danh sự can đảm, tính hoạt động độc lập, và ảnh hưởng của họ.

Tổng Thư ký tổ chức quốc tế RSF, Christophe Deloire, cho biết nhiều ứng viên luôn đối diện với đe dọa và bị cầm tù nhiều lần nhưng họ vẫn tiếp tục lên tiếng chống lại sự lạm dụng quyền lực, tham nhũng và các tội ác khác và rằng công việc của họ là nguồn động viên cho tất cả những ai muốn giải quyết những khó khăn quan trọng nhất của nhân loại.

Nguyễn Đức Chung ‘trở mặt’, dẹp vụ Đồng Tâm sau khi tố ông Lê Đình Kình ‘trục lợi’

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/08/VN-Nguyen-Duc-Chung-Le-Dinh-Kinh-Trao-Tro-1-696x392.jpg

Nguyễn Đức Chung “tráo trở” với dân Đồng Tâm. (Hình: Thanh Niên)

Sau một thời gian im hơi lặng tiếng vì vụ tai tiếng liên quan đến Nhật Cường Mobile, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đăng đàn trên các báo nhà nước tố cáo ông Lê Đình Kình, thủ lĩnh của dân oan Đồng Tâm.

Hồi Tháng Tư, 2017, công luận xôn xao trước tin người dân xã Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt giữ 38 người, trong đó đa số là công an, viên chức huyện, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức. Việc người dân bắt giữ người của chính quyền xảy ra sau một cuộc tranh chấp đất đai tại xã này và bốn người dân bị chính quyền bắt mà không trình giấy phép bắt người.

Đây là lần đầu tiên xảy ra việc dân chúng bắt cả một đơn vị “cấp trung đội” tại Việt Nam và nhiều nhà bình luận đã so sánh nét tương đồng về vụ này với một sự việc khác từng xảy ra ở Ô Khảm, Trung Quốc.

Sau vụ đối đầu căng thẳng ở thời điểm đó, nhà cầm quyền CSVN đã nhiều lần trì hoãn yêu cầu đối thoại của người dân Đồng Tâm và khiếu kiện xoay quanh phi trường Miếu Môn – được cho là mấu chốt của vụ tranh chấp đất đai.

Đến nay, ông Lê Đình Kình vẫn giữ quan điểm cho rằng, đất phi trường Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là 106 héc ta, gồm 47.36 héc ta đã giao cho các đơn vị quốc phòng, còn lại 59 héc ta là “đất nông nghiệp của người dân xã Đồng Tâm.”

Muốn thành rồng, thành hổ phải thay đổi quan niệm về chữ Đức

Đặng Văn Sinh

Đạo đức là hệ thống quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Đạo đức bao gồm một số phạm trù mà LƯƠNG TÂM, NGHĨA VỤ, THIỆN VÀ ÁC là những yếu tố cơ bản.

“Đạo đức” là một từ ghép gồm hai thành tố Hán Việt, trong đó “đạo” là đường đi, hướng đi, lối làm việc, kỹ năng sống, còn “đức”, theo Khổng Tử là, sống theo đúng luân thường (tam cương, ngũ thường) là có “đức”.

Lão Tử quan niệm, hành “đạo” tu thân tới mức hợp nhất với trời đất, an hoà với mọi người là có “đức”.

Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt, xấu, hơn nữa xem như là đúng, sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.

Hãy dẹp bớt kiêu ngạo cộng sản

Nguyễn Đình Cống

Gần đây tôi được một nhóm trí thức cử làm đại diện nhằm trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền của Đảng CSVN để bàn việc tổ chức đối thoại. Nhóm này gồm trên mười trí thức hoạt động cho công cuộc dân chủ hóa đất nước, được các anh Chu Hảo, Phạm Xuân Đại và tôi vận động đồng tình.

Tôi đã viết văn bản ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI, gửi ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo ĐCSVN vào ngày 20 tháng 7- 2019. Văn bản được gửi bảo đảm qua Bưu điện và mang đến tận văn phòng. Cả 2 nơi đều có biên nhận. Sau vài ngày tôi gửi tiếp cho ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận. Cả 2 văn bản có yêu cầu được trả lời (trước ngày 20 tháng 8 với ông Thưởng, trước ngày 27/8 với ông Thắng).

Thế nhưng cho đến ngày 30 tháng 8, tôi không nhận được một thông tin gì từ phía các ông. Họ không trả lời, dù một câu qua điện thoại, rằng đã nhận được đề nghị. Tại sao vậy? Quá bận chăng. Có lẽ chỉ có thể giải thích bằng thái độ kiêu ngạo cộng sản. Kiêu ngạo này là của cá nhân hay là một chủ trương của Bộ Chính trị mà các ông phải chấp hành. Dù sao thì đây cũng là biểu hiện thiếu tôn trọng, thiếu lịch sự, thiếu văn hóa.

Ông Thưởng từng phát biểu: “Đối thoại, tranh luận tạo cơ sở để hình thành chân lý”. Từ chối đối thoại phải chăng Ban Tuyên giáo, Hội đồng Lý luận của ĐCSVN không muốn, không cần tìm chân lý.

Các vị lãnh đạo ĐCSVN có một nhầm lẫn tai hại, nghĩ rằng dựa vào đội ngũ trí thức của Đảng, dựa vào các ban ngành, các hội đồng, hội thảo mà họ có thể tìm thấy toàn bộ sự thật.

Không đâu. Vì kém trí tuệ, thiếu dũng cảm, yếu về phương pháp, lại bị ý thức hệ Mác Lê không chế, bị các điều cấm đảng viên kiềm tỏa nên các trí thức và cán bộ của Đảng chỉ có thể tìm ra một phần của sự thật mà lãnh đạo muốn nghe. Mà khốn thay đa số những phần đó không chứa đựng bản chất thường ở dạng ẩn giấu.

Tiếc thay vì kiêu ngạo CS mà lãnh đạo Đảng đã bỏ qua một cơ hội trao đổi với một số trí thức của dân tộc.

Đối lại với thái độ kiêu ngạo và coi thường người dân của các tổ chức và cán bộ ĐCSVN tôi công khai ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI này để dư luận rộng rãi được biết.

Sau đây là văn bản gửi ông Thưởng. Văn bản gửi ông Thắng có nội dung tương tự, chỉ thay đổi vài câu liên quan đến vai trò cá nhân.

Thoát Trung mà thoát cái gì? Ý kiến về cách tổ chức đấu tranh cách mạng

Nguyễn Quang Duy

Thứ sáu tuần rồi 23/8/2019, một người bạn của tôi là từ Hoa Kỳ sang thăm có kêu gọi tôi ủng hộ phong trào thoát Trung do tổ chức anh đang vận động.

Tổ chức của anh là một tổ chức đấu tranh cách mạng, theo chủ thuyết nhân bản, thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 1992.

Xin nêu rõ điều này để tránh hiểu lầm với các tổ chức khác vì những điều tôi góp ý là nhìn chung cho các tổ chức đấu tranh cách mạng.

Cảm thấy cuộc trò chuyện khá thú vị tôi xin viết lại cũng vừa để ghi nhớ vừa để chia sẻ cùng bạn đọc.

Nhân bản kiểu cách mạng

Chữ nhân bản có hai nghĩa và khá thú vị là hai nghĩa lại có phần đối nghịch. Nghĩa thứ nhất là sinh sản hay sao chép.

Thí dụ con giống cha không thể giống ông hàng xóm hay nhân bản tế bào gốc con trừu thì thành con trừu dolly, không thể thành con bò hay con heo.

Bởi thế nhân bản của cách mạng Liên Xô thì ít nhiều cũng phải giống với mô hình Liên Xô.

Mô hình này được cả đảng cộng sản và đảng quốc dân Trung Hoa học hỏi và sử dụng.

Không may nó lại được người Việt, cả quốc gia và cộng sản, học rồi mang về Việt Nam sử dụng.

Bởi thế người cách mạng Việt vừa mang màu sắc Liên Xô lại vừa mang màu sắc Trung Hoa. Nhưng rất khó để họ thấy được mầu sắc vì nó đã in sâu vào tư tưởng.

Rồi mô hình này theo đoàn người Việt tỵ nạn mang sang Hoa Kỳ sau 30/4/1975. Thế hệ trước truyền lại thế hệ sau và vẫn rất phổ biến trong sinh hoạt các tổ chức đấu tranh.

Phải sợ Trung Quốc như thế nào?

Nguyễn Gia Kiểng

Xin bắt đầu bằng một câu chuyện hoàn toàn có thực. Một gia đình Châu Phi, hình như ở Guinée, mất một con gà. Đây là một biến cố không quan trọng ngay cả đối với một gia đình nghèo. Nhưng hôm sau bà chủ con gà đi chợ gần đó và thấy một người đang bán con gà của mình. Bà đòi lại, gây ra cãi cọ và xô xát. Người phụ nữ này bị thương và quay về gọi làng xóm tới bênh vực. Những người phe kia cũng trở về làng kêu tiếp viện. Kết quả là một cuộc đâm chém dữ dội làm hàng chục người chết. Một biến cố không đáng kể đã tạo ra một thảm kịch khó tưởng tượng. Đó là điều có thể xảy ra trong trường hợp Trung Quốc. Thế giới đang đứng trước một nguy cơ lớn.

so0

Hồng Kông, một biến cố không đáng kể đã tạo ra một thảm kịch khó tưởng tượng. Đó là điều có thể xảy ra trong trường hợp Trung Quốc.

Một trong những hiện tượng lớn nhất trong lịch sử thế giới đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta là sự trỗi dậy kinh ngạc của Trung Quốc. Trong vòng 40 năm, kể từ năm 1978 khi Trung Quốc mở cửa ra với thế giới, tỷ lệ người sống dưới mức nghèo khổ 2 USD/ngày đã giảm từ 90% xuống dưới 1%. Nói cách khác hơn một tỷ người Trung Quốc đã thoát cảnh nghèo khổ. Ngày nay từ một quốc gia đáng thương hại Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì trên thế giới, chiếm 1/3 ngoại thương thế giới, xuất khẩu nhiều nhất, nhập khẩu hạng nhì, cạnh tranh với các nước tiên tiến ngay trong cả các kỹ thuật hiện đại nhất. Bảy trong số mười công ty xây dựng lớn nhất thế giới là của Trung Quốc. Trong ba năm từ 2015 đến 2018 Trung Quốc đã sử dụng một số xi măng lớn hơn tổng số xi măng mà Hoa Kỳ đã sử dụng trong cả thế kỷ 20. Sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Quốc lan tỏa như vũ bão với "sáng kiến Vành Đai và Con Đường" (Belt and Road Initiative). Từ một nước gần như không có hải quân Trung Quốc đã tạo dựng ra một hải quân hùng hậu nhất thế giới về số tàu chiến và số binh sĩ, dù mới chỉ là về lượng, về phẩm còn thua nhiều nước, nhất là Hoa Kỳ.

Sắp động đất ở Hồng kông?

Chu Mộng Long

Báo chí nước ngoài đồng loạt đưa tin nhà cầm quyền Bắc Kinh đã đưa xe tăng, đại bác áp sát Hồng Kông để chống biểu tình?

Biểu tình dài ngày ở Hồng Kông đã là một cơn bão đòi tự do dân chủ của người dân Hồng Kông. Nhưng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc huy động xe tăng, đại bác để trấn áp biểu tình, tái diễn sự kiện Thiên An Môn sẽ là một cơn địa chấn làm rúng động toàn cầu.

Nếu một chính quyền thực sự do dân, vì dân thì phải lắng nghe tiếng nói của dân và đáp ứng nguyện vọng của dân. Chính quyền do dân, vì dân là chính quyền phục vụ cho dân, không phải chính quyền đè đầu cỡi cổ dân bằng mọi giá. Đấu tranh cho tự do, dân chủ là lẽ tất yếu khi người dân đã thức tỉnh sau hàng ngàn năm làm nô lệ cho kẻ thống trị độc tài. Dùng bạo lực trấn áp dân là tự lột mặt nạ giả dối, bịp bợm sau khi lợi dụng máu dân để làm cách mạng dân chủ hay cao sang hơn là xã hội chủ nghĩa.

Tôi không tin Tập Cận Bình lại khát máu đến mức sẽ làm một sự kiện Thiên An Môn thứ hai để ghi danh vào lịch sử bạo chúa của Trung Hoa. Khi làm được điều đó lần hai, không lẽ Tập Cận Bình không hiểu cái vòng đời ngắn ngủi của những tên bạo chúa, mà lại là bạo chúa của thời hiện đại khi người dân đã ý thức sâu sắc quyền làm chủ của mình?

Thương chiến Mỹ-Trung cuộc đối kháng sống còn

Nguyễn Ngọc Chu

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mang tính đối kháng sống còn. Nó được cấu thành bởi một chuỗi các cuộc chiến cục bộ. Và sự đối kháng sống còn sẽ không bao giờ kết thúc trước khi xuất hiện một thể chế dân chủ ở Trung Quốc.

CÔNG BẰNG THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG CHIẾN MỸ - TRUNG

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chỉ là một mặt trận trong cuộc chiến tranh đối đầu toàn diện Mỹ - Trung – là cuộc đối đầu lớn nhất và sẽ dài lâu nhất kể từ sau cuộc đối đầu Mỹ - Xô ở thế kỷ trước.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mang tính đối kháng sống còn. Nó được cấu thành bởi một chuỗi các cuộc chiến cục bộ. Và sự đối kháng sống còn sẽ không bao giờ kết thúc trước khi xuất hiện một thể chế dân chủ ở Trung Quốc.

Xuất phát từ những luận cứ đó, sẽ thấy được cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện tại -khởi đầu từ TT Donald Trump – chỉ là cuộc chiến thương mại cục bộ khốc liệt đầu tiên. Nó chưa thể đưa ra cú đánh Knock – out ngay Trung Quốc Cộng sản. Nhưng đó là cú đòn mạnh làm rạn vỡ những đốt cột sống của Trung Quốc Cộng Sản. Và một thể chế dân chủ ở Trung Quốc sẽ xuất hiện sau nhiều cú đòn thôi sơn làm tan rã đế chế Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.

Vấn đề là bao giờ? Cả nhân loại ngoài Trung Quốc và cả nhân loại trong Trung Quốc mong chờ ngày đó.

Nhưng trước hết, xin đề cập đôi điều về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhân điểm tựa CÔNG BẰNG THƯƠNG MẠI của các nước G7 vừa được thông báo ngày 26/8/2019 tại Paris.

TẠI SAO LẠI LÀ TRUNG QUỐC?

1. Sau sự tăng trưởng mạnh mẽ thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới;
Sau sự lớn mạnh của lực lượng quân đội, nhất là sức mạnh của tên lửa và sự vượt trội số lượng của hải quân; Sau trộm cắp được công nghệ cao tiệm cận với trình độ khoa học công nghệ của các cường quốc tiên tiến bậc nhất; Cậy vào lực lượng dân số đông nhất thế giới;
Trước sự nhún nhường mềm yếu của Obama :
Bắc Kinh đã bỏ qua gia đoạn “nép mình chờ thời” lộ liễu tiến ra uy hiếp vị trí cường quốc số 1 thế giới của Mỹ.

LỜI KÊU GỌI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC GÂY HẤN, XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

(Cập nhật đợt 8, tổng cộng 17 tổ chức, 753 cá nhân ký tên; 196 cá nhân ký tên trực tuyến)

Tổ chức, cá nhân tham gia ký tên LỜI KÊU GỌI xin ghi rõ họ tên, chức danh, nghề nghiệp, tỉnh, thành phố cư trú; với người ở nước ngoài chỉ cần ghi quốc gia.

Hộp thư nhận chữ ký: chongtqxamluocvn@gmail.com

Đồng thời, có thể ký trực tuyến tại đây.

Thôn tính, biến Việt Nam thành chư hầu, khu tự trị… là chủ trương hàng ngàn năm của bành trướng Đại Hán. Hiện nay Trung Quốc thực hiện ý đồ đó với Việt Nam thông qua chiêu bài ru ngủ: BỐN TỐT, MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG, VÌ ĐẠI CỤC. Họa mất nước và nô lệ Trung Quốc Đại Hán, man rợ, độc ác đã là hiện thực từng ngày, từng giờ. Mất đất, mất biển, mất đảo, tài nguyên bị cướp đoạt, môi trường sống bị đầu độc, đưa người Trung Quốc xâm nhập và cư trú bất hợp pháp khắp cả nước không còn là cá biệt. Thủ đoạn xâm lăng Việt Nam của bành trướng đại Hán có khi đưa hàng chục vạn quân tràn sang, có khi chọn chỗ hiễm yếu kiểu tằm ăn dâu như biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính hiện nay.

Trong tình hình đó, các quan chức cao cấp Việt Nam liên tục sang làm việc với Trung Quốc nhưng không hề có một lời tuyên bố phản đối nào cụ thể. Thậm chí Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam còn ca ngợi sự hợp tác nhân dân, quân đội hai nước. Người dân lên tiếng phê phán, phản đối lại bị bắt bớ, hành hung, bỏ tù với tội danh gây rối, phản động, chống phá tình hữu nghị, đảng, nhà nước…

Chúng tôi hoan nghênh chính phủ Việt Nam vừa qua đã lên án Trung Quốc xâm phạm vào quyền chủ quyền của Việt Nam khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương vào EEZ và thềm lục địa trong khu vực Bãi Tư Chính.

Lịch sử dân tộc đã nhiều lần chỉ ra rằng, mỗi khi người dân chán ghét, không quan tâm đến vận nước (nước là của vua, của đảng), thì đất nước suy yếu, sụp đổ, rơi vào tay ngoại bang. Và lịch sử Việt Nam cũng khẳng định rằng dù tổ quốc nguy khốn đến đâu, nếu được nhân dân ủng hộ thì khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Để bảo vệ tổ quốc, chống Trung Quốc cướp nước, trước hết là huy động sức mạnh của toàn dân tộc (ở trong và ngoài nước) và sự hỗ trợ của các quốc gia yêu chuộng công lý, hòa bình trên thế giới.

Chúng tôi gồm những tổ chức, cá nhân người Việt trong và ngoài nước lên tiếng kêu gọi toàn thể người Việt hãy hành động cho một Việt Nam, độc lập, tự do, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển lành mạnh, văn minh, tiến bộ.

Việc làm ngay: Khởi kiện hành động xâm chiếm, gây hấn của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông, trước mắt là vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam theo UNCLOS ở bãi Tư Chính.

Quốc hội và Chính phủ cần ra tuyên bố Trung Quốc đã và đang xâm lược biển đảo Việt Nam. Chính phủ phải trả tự do cho các tù nhân bị bắt vì tham gia chống Trung Quốc xâm lược với tội danh ngụy tạo: phản động, chống phá cách mạng…

Cụ thể:

1/ PHÁP LÝ:

a. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc và Việt Nam ngồi lại với nhau để giải quyết với sự chứng kiến của các nước có tranh chấp chủ quyền ở khu vực rộng hơn là Biển Đông như Mã Lai, Phi Luật Tân, Brunei, Indonesia và các tổ chức quốc tế liên quan.

b. Nếu Trung Quốc từ chối, chính phủ Việt Nam phải đưa Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài của Liên Hợp Quốc. Chính phủ mau chóng nộp hồ sơ kiện cho Tòa Luật Biển đúng vào lúc Trung Quốc có hành vi gây tranh chấp như khi khởi sự đục khoét thềm lục địa Việt Nam (Toà sẽ có thẩm quyền bó buộc, dù Trung Quốc không ra hầu Toà). Việt Nam chỉ có ít ngày để theo dõi và bắt quả tang Trung Quốc và kiện gấp kịp thời. Như vậy Việt Nam sẽ có bản án quốc tế chấm dứt hành động bắt nạt của Trung Quốc và tránh khỏi tự trách mình là kiện bóng ma trước một sự đã rồi.

Phải coi việc khởi kiện Trung Quốc là ưu tiên số một hiện nay.

2/ NGOẠI GIAO: Liên kết với các nước tự do dân chủ, văn minh, tiến bộ không có âm mưu xâm lược Việt Nam.

Chấm dứt “Giao lưu học tập” với Trung Quốc kiểu đàn em giao lưu học tập đàn anh trong các lãnh vực: quân sự, công an, thanh niên, phụ nữ, tuyên giáo, đảng, chính quyền... những thứ hình thành tâm thức thua kém, đàn em, cam tâm làm đầy tớ cho đại Hán man rợ.

3/ QUÂN SỰ: Vì nhu cầu tự bảo vệ, quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, vì hoà bình và an ninh chung trong khu vực, Việt Nam có quyền tìm và nhận sự hợp tác của bất cứ quốc gia đối tác nào, như việc đặt mua hay tiếp nhận vũ khí từ các nước như Mỹ, Nga, Úc, Nhật, Tây Âu, Do Thái, Ấn độ, v.v., tập trận chung với các quốc gia không tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải với Việt Nam. Vũ khí, khí tài, quân phục… của lực lượng vũ trang Việt Nam phải không giống với Trung Quốc XHCN...

Những việc trên đây thuộc trách nhiệm của ba vị: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng chính phủ.

CUỐI CÙNG: Mọi người dân Việt yêu nước tùy cách nhìn, hoàn cảnh phải được hành động cho sự tồn vong của tổ quốc Việt Nam yêu quí, vì hạnh phúc của người dân, không ai có quyền cấm cản, hành hung, bắt giam, kết án, đày ải người dân yêu nước cùng nắm tay nhau chống Trung Quốc xâm lược.

Việt Nam, ngày 16 tháng 8 năm 2019

Trung Quốc muốn rót tỷ USD vào Nghi Sơn: Đã có bài học

Thành Luân

Việt Nam đã có một số dự án sản xuất, kinh doanh Ferrochrome song hầu hết đều rơi vào tình trạng bết bát.

Các báo khi đề cập đến Tập đoàn Mintal đều làm cho độc giả hiểu rằng Mintal là một tập đoàn Hồng Kông với cách ghi “Tập đoàn Mintal (Hongkong - Trung Quốc)” hay “Mintal, tập đoàn lớn của Hồng Kông”.

Nhưng Mintal có phải là tập đoàn của Hồng Kông không?

Trang Bloomberg cho biết Mintal là tập đoàn có tổng hành dinh tại thành phố Baotou, Nội Mông (Inner Mongolia) (xem hình).

Tại sao các báo phải cố tình làm cho độc giả Việt Nam nghĩ rằng Mintal là tập đoàn Hồng Kông?

Trong khi Trung Quốc không ngừng chiếm đóng, xâm lấn biển, đảo Việt Nam – hiện Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) chỉ ở cách Phan Thiết hơn trăm kilomet –, lãnh đạo Thanh Hoá vẫn đón rước chào mời tập đoàn Trung Quốc đến giao đất đầu tư ở những vị trí hiểm yếu ven biển, đó là lý do Mintal được che giấu thân phận để mang danh tập đoàn Hồng Kông.

Lãnh đạo Thanh Hóa có phải là người Việt Nam không nhỉ? Hay đó chỉ là con đẻ của ĐCSVN, chỉ chui ra từ cái lỗ nẻ của Đảng? Mà... hình như không phải chỉ một mình lãnh đạo Thanh Hóa đang hong hóng đồng tiền từ các tập đoàn kinh tế Trung Cộng thì phải.

Bauxite Việt Nam

Quan tâm đến thông tin Tập đoàn Mintal (Hongkong - Trung Quốc) đề xuất đầu tư nhà máy sản xuất Ferrochrome Carbon, thép không gỉ và kim loại màu tại khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) với tổng kinh phí thực hiện là 2 tỷ USD, PGS.TS Tô Duy Phương, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hội Đúc Luyện kim Hà Nội lưu ý một số điểm liên quan đến vấn đề môi trường.

Ông cho biết, nỗi lo về môi trường ra sao tùy thuộc vào công nghệ mà nhà đầu tư sử dụng. Nếu công nghệ hiện đại thì thậm chí khí thải bị triệt tiêu và nước thải cũng được xử lý để có thể tái sử dụng.

Theo thông tin về buổi làm việc giữa Tập đoàn Mintal với lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa được đăng tải trên truyền thông, đại diện tập đoàn giới thiệu họ có nhà máy sản xuất các loại hình sản phẩm Ferrochrome Carbon, thép không gỉ, kim loại màu tại Trung Quốc, Nam Phi và Pakistan.

Chủ tịch Hà Nội công khai bôi nhọ người đại diện của dân Đồng Tâm

RFA Chiều 27/8, UBND TP Hà Nội tổ chức buổi họp báo về việc quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Buổi họp báo có mặt đại diện UBND TP Hà Nội, Thanh tra TP Hà Nội, Thanh tra Chính phủ, tuy nhiên không có người dân Đồng Tâm nào được tham dự.

Báo Người Lao động hôm 27/8/2019 có đăng bài với tựa đề: “Chủ tịch Hà Nội: Ông Lê Đình Kình có mục đích xấu, nhằm trục lợi trên đất Đồng Tâm”.

Hứa cho qua chuyện?

Trong bài cho biết, chiều 27/8, UBND TP Hà Nội tổ chức buổi họp báo về việc quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Buổi họp báo có mặt đại diện UBND TP Hà Nội, Thanh tra TP Hà Nội, Thanh tra Chính phủ, tuy nhiên không có người dân Đồng Tâm nào được tham dự.

Tờ báo trích dẫn nguyên văn lời Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, nói tại buổi họp báo: “Trước buổi thông tin hôm nay, chúng tôi đã gặp trao đổi với nhiều đại biểu Quốc hội, chính quyền xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, một cách công khai, minh bạch. Tôi khẳng định rằng có một bộ phận đối tượng có mục tiêu lợi dụng, trục lợi để lấn chiếm đất hoặc để có thể hy vọng được bồi thường. Bản thân ông Lê Đình Kình (82 tuổi, trú tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội; là 1 trong 4 người bị bắt giữ ngày 15-4-2017) cũng nhằm mục tiêu như vậy, ông Kình đã từng làm nhiều vị trí trong chính quyền ở xã Đồng Tâm nhiều năm trước, ông Kình nắm rõ chi tiết rất nhiều khu đất khác trên địa bàn.”

Tại buổi họp báo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cũng cho hay ông Lê Đình Kình không có quyền khiếu nại kết luận thanh tra của Thanh tra và cũng không phải là người đại diện cho người dân xã Đồng Tâm.

Tuy nhiên chỉ sau vài giờ, tờ Người Lao Động đã gỡ bỏ bài viết này. Đây được cho là không lạ đối với báo chí do nhà nước kiểm soát như tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Chung nói như thế là hoàn toàn là sai, ổng nói tôi có ý đồ xấu thì đúng ra ông Nguyễn Đức Chung phải tự nhận người có ý đồ xấu là ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội mới đúng.

          
Cụ Lê Đình Kình

Trao đổi với RFA tối 27/8/2019 từ xã Đồng Tâm, cụ Lê Đình Kình, cho biết:

Carl Thayer: Bắt giữ Hải Dương Địa Chất 8 thông qua Interpol?

Thụy My

media

Ảnh minh họa: Sơ đồ hoạt động của tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 (màu đỏ) sách nhiễu tàu Việt Nam ở bãi Tư Chính, từ 16/06 đến 10/07/2019.AMTI(CSIS)

Giáo sư Carl Thayer, trường đại học New South Wales, Úc trong bài viết mang tựa đề «Việt Nam, Biển Đông và cộng đồng quốc tế trong đó có Úc», đăng tải hồi cuối tháng 8/2019, đề nghị Việt Nam nên tham khảo các chuyên gia pháp lý quốc tế, về tiến trình bắt giữ chiếc Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8), thông qua cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol.

Ông khuyến cáo cảnh sát biển Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì sự hiện diện ở bãi Tư Chính để bảo vệ chủ quyền. Song song đó, Việt Nam cần tiếp tục phản đối về mặt ngoại giao ở mọi cấp độ: đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, bộ Ngoại Giao Trung Quốc ở Bắc Kinh, các lãnh đạo cao cấp của đảng và chính quyền, quân đội Trung Quốc.

Chuyện rất xấu trên dòng Mê Kông

Khánh Anh dịch

Hạn hán năm nay chỉ là điều báo trước những vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra nếu chính phủ không thay đổi.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhRjWqYL_WWCDeLntBZ8INm4G2nMdaTmM0POKogl6dra6g5vhhaRCi-AX75TEH5tiFsLPWPrKKCtJz2QFiv06aOph80fuuZC2gfID8XknT7sZ3Z_smJTIcHMiWgG8elFQDwGxrZwYWuOmQ/s640/thediplomat-low-water-tonle-sap-july-credit-tran-van-tu-2019-3-386x290.jpg

Bờ sông bị sạt lở

Sông Mê Kông đang quay cuồng trong sự tấn công của biến đổi khí hậu, khai thác cát và xây đập nước sông liên tục, tất cả những điều này kết hợp lại làm gây ra trận hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 100 năm hồi tháng Bảy.

“Đây là thảm họa sinh thái tồi tệ nhất trong lịch sử của khu vực sông Mê Kông,” chuyên gia tài nguyên thiên nhiên Thái Lan Chainarong Setthachua tuyên bố. Mực nước ở hồ Tonle Sap, Campuchia, hồ nước nội địa tuyệt vời, trái tim của sông Mê Kông, đã bị giảm cạn xuống chưa từng có ở nhiều nơi với một ngôi làng nổi gần như khô cạn hoàn toàn. Người dân Tonle Sap gần như không thể tin là điều này xảy ra không phải vào mùa khô, mà là hai tháng đầu mùa mưa. Youk Sengleng, một chuyên gia thủy sản NGO ở vùng Tonle Sap chia sẻ: “Cá chết nhiều vì nước cạn, nhiệt độ nóng và nước độc hại do thiếu oxy. Khoảng 2,5 triệu người sống phụ thuộc vào nghề cá từng rất phong phú ở hồ này đã bị ảnh hưởng trực tiếp.”

Lấy quá nhiều nước từ sông về cơ bản sẽ giết chết sông. Chất ô nhiễm cô đặc hơn và dòng nước chảy chậm lại, gây ra tích tụ trầm tích làm tắc nghẽn lòng sông. Trong một mùa mưa bình thường, hồ Tonle Sap mở rộng kích thước lên hơn 40% dựa trên mực nước dâng cao 7-8 mét ở sông Mê Kông sau những cơn mưa lớn. Hiện tượng “xung lũ” tuyệt vời này trên sông Mê Kông thường vào giữa cuối tháng 8 và giữa tháng 9 làm đảo ngược dòng chảy của nhánh sông Tonle vô hồ lớn.

Số phận của dòng sông bây giờ không chắc chắn và đầy lo lắng. Con sông thay đổi quá trình hàng năm, nhưng hiếm khi có giảm xung lũ như vậy. Sông Mekong đã quá yếu ớt để có thể nuôi cá và đảm bảo an ninh lương thực thường cho 60 triệu người sống ở lưu vực hạ lưu sông Mê Kông. Ian Cowx, giám đốc Viện Thủy sản Quốc tế Hull Đại học Hull (Hifi) - Anh, giải thích rằng trở ngại lâu dài lớn nhất đối với sự phục hồi của nghề cá sẽ không do biến đổi khí hậu và hạn hán, mà là do các con đập ở thượng nguồn.

Theo nghiên cứu của Hifi, tất cả các loài cá đều thích nghi với thời kỳ hạn hán và lũ lụt và yếu tố khí hậu không gây ra nguy cơ tuyệt chủng. Vấn đề lớn ở đây là liệu các hoạt động khác như điều tiết dòng chảy và [hiệu ứng] rào cản do đập thuỷ điện, chất ô nhiễm và khai thác trầm tích gây ra có làm suy giảm môi trường sống và làm tăng nguy cơ tuyệt chủng hay không. Có lẽ vấn đề lớn nhất ở đây là giảm dòng chảy do các con đập của Trung Quốc, đập Lower Sesan 2 [trên một nhánh sông Mê Kông ở Campuchia] và con sông Hou Sahong biến mất vì đập Don Sahong.

Ngoài ra, đập Xayaburi, con đập đầu tiên được xây dựng và gần hoàn thành ở hạ lưu sông Mê Kông, là một ví dụ khác về dự đoán thiệt hại lâu dài cho hệ sinh thái, lớn hơn nhiều so với vấn đề biến động nước tạm thời.

Người biểu tình Hong Kong: 'Bây giờ hoặc không bao giờ'

Bạo lực gia tăng ở Hong Kong trong những tuần qua

Bạo lực gia tăng ở Hong Kong trong những tuần qua

Tức giận với thái độ không khoan nhượng của chính phủ đối với tình trạng bất ổn dân sự leo thang, Jason Tse từ bỏ công việc ở Úc và bay về Hong Kong để tham gia vào những gì anh tin là một cuộc chiến sinh tử cho tương lai Hong Kong.

Hong Kong đang vật lộn với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi được Anh Quốc trao trả về cho Bắc Kinh 22 năm trước. Nhiều người dân Hong Kong băn khoăn về can thiệp ngày càng sâu Trung Quốc và các cuộc biểu tình liên miên chống lại sự kiểm soát của Bắc Kinh.

Trong cuộc chiến giành linh hồn Hong Kong, nhiều người biểu tình quyết tâm bảo vệ tự do của thành phố này bằng mọi giá.

Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hôm 27/8 nhắc lại rằng đòi hỏi của người biểu tình là không thể chấp nhận được.

Phong trào dân chủ Hong Kong ngày càng phát triển mạnh dù Bắc Kinh đã triển khai lực lượng bán quân sự gần biên giới trong những tuần gần đây.

"Đây là thời điểm 'bây giờ hoặc không bao giờ' và đó là lý do tại sao tôi trở về," Tse, 32 tuổi, nói. Tse cũng cho hay rằng kể từ khi tham gia các cuộc biểu tình hồi tháng trước, anh đã trở thành một người tham gia ôn hòa vào các cuộc diễu hành và là một nhà hoạt động trên Telegram.

"Bây giờ, nếu chúng tôi không thành công, thì quyền tự do ngôn luận, quyền con người của chúng tôi sẽ biến mất. Chúng tôi cần kiên trì."

Kể từ khi Hong Kong được trao trả về cho Trung Quốc vào năm 1997, giới chỉ trích cho rằng Bắc Kinh đã từ bỏ cam kết duy trì quyền tự chủ và tự do của Hong Kong dưới hình thức một quốc gia hai chế độ.

Có thực là đang “nghiêm chỉnh thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” không?

Tương Lai

Người ta đang rầm rộ khua chiêng gióng trống để “nghiêm chỉnh” thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với phong trào “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”. Rầm rộ vì đây là dịp kỷ niệm 50 năm ngày công bố toàn văn Di chúc. Nhưng oái oăm thay, thời điểm rầm rộ nhắc lại “Di chúc” cũng đúng là lúc bọn Trung Quốc xâm lược đang hung hăng và ngang ngược gây hấn trên Bãi Tư Chính nhằm nắn gân những người cầm đầu trong bộ máy toàn trị “cùng chung ý thức hệ XHCN” với chúng.

Tín hiệu phát ra của Bắc Kinh quá trắng trợn nhằm đánh đòn cân não, giáng đúng vào cái não trạng đã nhão nhoét một mớ tín điều “ý thức hệ” ôi thiu của Nguyễn Phú Trọng khi nghe nói là Trọng đang xoay bản lề để có chuyến “công du Mỹ Quốc” mà hình như Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 20. 8.2019 đã đề cập đến.

Điều này càng đặt “Tổng Chủ” vào thế “tiến thoái lưỡng nan” trước thế nước chênh vênh. Trọng lại càng lúng túng như gà mắc tóc, trước đòn Tàu quá hiểm, mà làn sóng phẫn nộ của dân thì lại đang như nước triều dâng! Thế cuộc đang đặt Trọng đối diện với một cuộc “khủng hoảng kép” về đối ngoại lẫn đối nội! Bãi Tư Chính không chỉ hệ trọng về vị trí chiến lược, mà còn có ý nghĩa sống còn về chính trị, vì để mất ỉ Tư Chính là mất hết. Nếu điều ấy xảy ra thì tính chính danh của Trọng không thể vớt vát được trước công luận quốc tế. Nhưng đáng sợ hơn với Trọng còn là cái biển oán giận ngày càng tràn đầy trong lòng dân khi bộ mặt hèn nhát cam chịu phận chư hầu ngày càng rõ trong thủ đoạn đu dây lươn lẹo với xu hướng “nhất biên đảo” bởi sự ràng buộc quá hiểm của Tập Cận Bình.

Vì vậy, sợ giặc cướp nước một thì Trọng lại sợ dân mười. Tại sao? Vì giặc xâm lược, tên cướp biển đang được trang bị những vũ khí hiện đại để uy hiếp chủ quyền lãnh thổ lãnh hải trên Biển Đông với cái “đường lưỡi bò” ngang ngược kia đâu phải từ bây giờ, mà đã từ rất lâu của thời “Mạnh mượt răng chắc” rồi đến “Trọng lú” trong những chuyến triều kiến “thiên triều” vẫn chỉ một mực tung hô “lý tưởng tương thông, vận mệnh tương quan” và xem 16 chữ vàng như là bùa hộ mạng để chúng giữ được cái ghế quyền lực. Với chúng, dù nước có bị uy hiếp nhưng “còn đảng là còn mình”, cái ngai vàng của “Tổng” rồi “Tổng Chủ” vẫn còn kéo dài cho dù sự sụp đổ chỉ là sớm muộn! Vì thế mà khi giặc cướp đang hoành hành, trong những lần xuất hiện đúng vào lúc lòng dân đang sôi sục, Trọng vẫn im thin thít không dám hé răng. Định học chiêu nếm phân của Câu Tiễn để lo “đại cục” chăng? Nhưng cái “cục lớn” đã thối hoăng ra rồi đâu cần phải nếm!

Hỏi ai, hỏi cái gì?

Nguyễn Đình Cống

Ngày 26 tháng 8 tiểu ban KTXH (chuẩn bị ĐH 13) mở hội nghị xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận về kế hoạch phát triển 5 đến 10 năm sắp tới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự và thông báo sẽ tổ chức nhiều buổi hội thảo lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước.

Thủ tướng nêu ý kiến của một số người, rằng chỉ cần đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 6-7%/năm, nhưng cần chú trọng hơn các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, đời sống của người dân.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn, khoảng 7-8 %/năm. Cũng theo Thủ tướng, chúng ta có chế độ chính trị xã hội ổn định, hội nhập ngày càng sâu rộng, uy tín vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Vì vậy, có thể khẳng định chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu này.

Thủ tướng cho rằng, những thành quả cũng như bất cập, tồn tại là nội dung còn có ý kiến khác nhau, cần đánh giá đúng thực chất, trung thực, khách quan, không "tô hồng" nhưng cũng không "bôi đen", từ đó có quan điểm, định hướng, giải pháp đúng đắn trong thời gian tới.

Tôi nhận xét, trong việc trên đây có một điều nghi ngờ và vài điều cần trao đổi.

Điều nghi ngờ là mục đích tổ chức hỏi ý kiến. Chỉ nên hỏi cái gì khi mình không hiểu hoặc về một việc mà mình chưa thể quyết định, còn do dự. Một việc mình đã quyết định rồi mà còn đi hỏi thì không phải lừa dối cũng là đóng kịch.

Cách Trung, gần Tây, thân Dân, cứu Nước

Nguyễn Khắc Mai

Hải Dương 8 và tàu chiến giặc Tàu đã vào vùng biển Phan Thiết! Tin tức mình và đáng lo âu là giặc Tàu Cộng sản đã vào cách bờ biển Phan Thiết của nước ta chỉ 185 km. Thế là kẻ cướp đã vào đến ngõ.

Đây là lãnh hải của Việt Nam. Theo luật pháp, mọi tàu thuyền có thể đi qua vùng lãnh hải của một nước, tàu chiến cũng có thể đi qua, nhưng bọc súng phải giữ nguyên, không được mở ra, chỉ đi qua không được phép có bất cứ hoạt động trái phép nào! Nhưng HD-8 và những tàu chiến hộ tống của Trung Cộng thì chúng đã vào bãi Tư Chính để thăm dò địa chất, nay lại mò tiếp vào sâu trong vùng lãnh hải của Việt Nam.

Đó là hành vi ngạo ngược, xâm lấn bờ cõi nước ta, hoạt động thăm dò trong vùng lãnh hải của Việt Nam, vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam, của các công ước quốc tế. Nhiều chính khách quốc tế gần đây đã cảnh báo về những hành vi côn đồ của Trung Hoa. Hành động của HD-8 thuộc Chính phủ Trung Hoa, cung cấp thêm một chứng cứ cho nhận định trên. Trung Hoa đang hành động “du côn” trong quan hệ quốc tế! Ngang ngược như thế để làm gì?

- Để uy hiếp Việt Nam, buộc Việt Nam không được hợp tác thăm dò khai thác dầu khí với bất kỳ ai ngoài Trung Hoa! Để thêm một bước tạo thành việc đã rồi trong tuyên bố “chủ quyền lịch sử” và đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Hoa. Và để tiến xa hơn trong giấc mơ hoa của chúng! Để, nếu VN cứng rắn lên, chúng sẽ tạo ra vô vàn khó khăn về kinh tế, chính trị xã hội…, điều mà ai cũng đoán ra.

Các nhóm thân hữu và tắc nghẽn thể chế đang gây hại cho VN

PGS. TS. Phạm Quý Thọ 

Getty Images

Tìm kiếm mô hình phát triển cho đất nước là tâm huyết của nhiều chính trị gia và các nhà nghiên cứu.

Đường lối Đổi mới tự nó không phải là mô hình. Đảng Cộng sản lãnh đạo quá trình chuyển đổi sang thị trường có lúc thăng trầm. Theo quan sát của tôi, bối cảnh cải cách hiện nay đang hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho mô hình phát triển. Xu hướng cải cách tạo ra thời cơ. Tuy nhiên, nó cần được nhận rõ để hiện thực hoá.

Quá trình đổi mới và 'thập kỷ mất mát'

Hơn 30 năm trước, tính từ 1986, đường lối Đổi Mới với chính sách mở cửa và cải cách đã đưa Việt Nam thoát khủng hoảng kinh tế, vươn lên thoát nghèo và trở thành nước có thu nhập trung bình thấp.

Thu nhập quốc dân GDP trên đầu người năm 2018 đạt 2.587 USD.

Bỏ qua 5 năm đầu thoát khủng hoảng (1986-1991) và giai đoạn bất ổn từ 2009, trong vòng 20 năm (1991 - 2011), tăng trưởng GDP bình quân năm đạt 7,34%, quy mô kinh tế năm 2011 gấp trên 4,4 lần năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000.

Kinh tế thị trường không chỉ là cứu cánh và dần thế chỗ kinh tế tập trung, bao cấp. Dư địa tăng trưởng là giải phóng sức lao động và tiềm năng nguồn lực vật chất như đất đai, tài nguyên.

Nay dư địa 'thô' dần cạn kiệt và những cảnh báo được đưa ra rằng đất nước có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Thời kỳ bất ổn vĩ mô không chỉ khiến tốc độ tăng trưởng giảm sút mạnh, mà còn gây khủng khoảng thể chế, đe doạ sự tồn vong của chế độ, mất niềm tin dân chúng và rối loạn xã hội.

Nguyên nhân được cho là sự sai lầm của chính sách kinh tế dựa vào các tập đoàn kinh tế nhà nước và sự tha hoá của bộ máy hành chính thiếu năng lực điều hành. Bản chất sâu xa là sự duy ý chí khi cho rằng Đảng Cộng sản có thể lãnh đạo kinh tế thị trường mà vẫn duy trì chế độ độc tôn.

Lầu Năm Góc lên án Trung Quốc cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam

Trọng Nghĩa

media

Trụ sở bộ Quốc Phòng Mỹ (Lầu Năm Góc), Washington DC.Getty Images/UIG/Hoberman Collection

Sau bộ Ngoại Giao, hôm qua 26/08/2019, đến lượt Bộ Quốc Phòng Mỹ chính thức lên tiếng tố cáo Trung Quốc bức hiếp Việt Nam trong vấn đề khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Trong một thông cáo công bố dưới hình thức «phát hành lập tức», Lầu Năm Góc đã lên án việc «Trung Quốc leo thang áp bức nhắm vào hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông - China Escalates Coercion Against Vietnam’s Longstanding Oil and Gas Activity in the South China Sea.

Thông cáo của bộ Quốc Phòng Mỹ trước hết bày tỏ thái độ «cực kỳ quan ngại trước các nỗ lực liên tục của Trung Quốc nhằm vi phạm trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương», mà mới đây là việc nối tiếp «hành vi can thiệp mang tính áp bức nhằm vào các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông».

Các hành vi này, theo Lầu Năm Góc, đã đi ngược lại cam kết của bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 6 vừa qua, khẳng định rằng Bắc Kinh sẽ «theo đuổi con đường phát triển hòa bình».

Việt Nam “tránh xa” Huawei vì an ninh hay vì Mỹ?

Diễm Thi

Bảng hiệu tập đoàn công nghệ viễn thông Trung Quốc Huawei

Bảng hiệu tập đoàn công nghệ viễn thông Trung Quốc Huawei. AFP

Không hợp tác với Huawei

Hôm 26/8/2019, mạng báo Bloomberg đưa tin Tập đoàn Viettel, nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng, đã quyết định không sử dụng thiết bị của tập đoàn công nghệ viễn thông Trung Quốc Huawei cho mạng 5G. Thay vào đó, công ty này sẽ sử dụng thiết bị của Ericsson, công nghệ Nokia và bộ chip của Qualcomm.

Ông Lê Đăng Dũng, Giám đốc điều hành Viettel cho biết, hiện nay Viettel không làm việc với Huawei vì đã có những thông tin cho rằng công ty này không an toàn về an ninh quốc gia. Ông cũng cho biết Huawei hiện đang gặp khó khăn ở Việt Nam do các công ty mạng khác như Mobifone, Vinaphone cũng “tránh xa”.

Ông NT., một Giám đốc Công nghệ (Chief Technology Officer) từng dạy tại trường Đại học Hoa Sen nêu nhận định:

“Mạng cơ sở của Việt Nam bao gồm 2G, 3G, 4G đều được xây dựng trên nền tảng của châu Âu là Alcatel (Pháp) và Ericsson (Thụy điển) từ lâu rồi. Bây giờ Việt Nam đang muốn phát triển chip 5G bởi vì các công nghệ ứng dụng 5G vào IoT (Internet of things) sẽ ngày càng nhiều và Việt Nam không muốn nhập các thiết bị này trong tương lai nhưng khả năng sản xuất chế tạo còn hạn chế, do vậy phải hợp tác với các công ty hàng đầu châu Âu để phát triển 5G như Nokia và Ericsson.”

Rừng Amazon sắp bị huỷ hoại đến ngưỡng không thể cứu vãn

Phạm Minh Trung

https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2019/08/image4.jpg

Rừng Amazon đã gần bị huỷ hoại tới ngưỡng không thể cứu vãn. Ảnh: Bloomberg.

Dịch từ bài The Amazon is approaching an irreversible tipping point đăng trên tạp chí The Economist ngày 1/8/2019.

***

Lưu vực Amazon nằm phần lớn trong biên giới của Brazil, mang trong mình 40% diện tích rừng nhiệt đới thế giới và 10-15% đa dạng sinh học của toàn thể lục địa trên trái đất. Kể từ những năm 1970, gần 800 nghìn km² – trong tổng số 4 triệu km² rừng Amazon nguyên thuỷ – đã biến mất do khai thác gỗ, canh tác nông nghiệp, xây đường, dựng đập thủy điện và các hình thức phát triển khác.

800 nghìn km², tức là tương đương diện tích của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, lớn hơn diện tích bang Texas (Mỹ). Cũng trong thời gian này, nhiệt độ trung bình trong lưu vực đã tăng khoảng 0,6°C. Hạn hán nghiêm trọng liên tục xảy ra.

Không phải đến cuộc bầu cử tháng 10/2018 tại Brazil thì tương lai của rừng Amazon mới bị đe doạ bởi biến đổi khí hậu và nạn phá rừng. Nhưng từ mốc thời gian đó đến nay, khu rừng phải đối mặt với một mối hiểm nguy khác. Jair Bolsonaro, tổng thống mới của Brazil, được gọi là nguyên thủ quốc gia nguy hiểm nhất cho môi trường trên toàn cầu.

Tốc độ phá rừng Amazon ở Brazil đã chậm lại trong khoảng 2004-2012. Ibama, cơ quan bảo vệ môi trường của chính phủ, được củng cố. Các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu vừa chỉ trích, vừa khuyến khích Brazil bảo tồn rừng Amazon.

Vài suy nghĩ trước thềm Đại hội XIII (Tiếp theo và hết)

Nguyễn Đình Cống

5- Trí tuệ - nguồn gốc và sự thể hiện

Trí tuệ khác với kiến thức. Nó gần với trí thông minh. Trí tuệ được hình thành từ 2 nguồn: Tiên thiên và Hậu thiên.

Tiên thiên là phần có trước, do bào thai tiếp nhận từ di truyền, từ năng lượng tâm linh. Hậu thiên là phần có sau, do tiếp nhận từ học tập và hoạt động. Tiên thiên là  cơ bản, là hạt giống, hậu thiên là môi trường, là bổ sung. Người có trí tuệ cao thường được xem là thiên tài, nhân tài, tinh hoa.

Khi tiên thiên không tốt, không đủ thì dù có đào tạo bao nhiêu, may lắm cũng chỉ thành được người có trí thức, có bằng cấp chứ không có trí tuệ cao được. Trí tuệ thuộc lĩnh vực vô hình, nó thể hiện ra thành những câu nói, những hành động, những cách giải quyết sự việc với nhiều hình, nhiều vẻ trong cuộc sống, mà chủ yếu là chọn lựa phản ứng khi chịu một tác động nào đó. Cùng một tác động, dù tốt hay xấu đến đối tượng A thì tùy theo mức độ của trí tuệ mà A có những phản ứng khác nhau, cho những kết quả khác nhau.

Thí dụ một A nào đó bị B mắng hoặc đánh. Tùy theo trí tuệ (hoặc phẩm chất) mà các A sẽ có phản ứng khác nhau:

A1- Chửi lại, đánh lại hung hăng hơn.

A2- Ghi nhận thù hận vào lòng, lập mưu để trả thù vào dịp khác.

A3- Xem như không nghe lời chửi, tránh bị đánh hoặc chỉ đỡ đòn.

A4- Bình tĩnh, tạm  tránh, tìm hiểu xem B có hành động như vậy vì lý do gì. Nếu B bị nhầm thì hãy tha thứ. Nếu mình có lỗi thì nhận lỗi và nếu cần thì phải đền bù thiệt hại.

Việc phản ứng như thế nào có thể xảy ra tức thời hoặc sau một thời gian. Phản ứng tức thời vì không kịp phân tích và suy nghĩ, thường theo bản năng, mà bản năng này là kết quả tích lũy của tiên thiên và hậu thiên. Phản ứng về sau là có sự can thiệp của lý trí.

Một trong những phản ứng của con người là khi thấy được, ngửi được cái lợi về vật chất. Lúc này sẽ thể hiện khá rõ mức độ của trí tuệ. Người tầm thường tìm cách kiếm lợi, không nghĩ sâu xa đến mưu mô và rủi ro (vì thế nhiều người bị mắc lừa), kẻ ích kỷ cố đoạt được lợi mặc cho nó mang tai họa đến cho người khác, bọn đểu cáng tìm cách lừa dối, hãm hại, tiêu diệt đồng loại. Với người có trí tuệ thì phải “kiến lợi tư nghĩa” (thấy lợi phải nghĩ đến đạo nghĩa) hoặc thấy lợi phải nghĩ ra, tìm ra cho hết những điều hại có thể kèm theo.

‘Mỹ không muốn ExxonMobil bị Trung Quốc hăm dọa’ sau Bãi Tư Chính

Mô hình dàn khoan dầu khí mỏ Cá Voi Xanh. Một chuyên gia ở Washington nói Mỹ không muốn ExxonMobil bị Trung Quốc hăm dọa tiếp theo những gì Bắc Kinh đang làm ở Bãi Tư Chính. (Ảnh chụp màn hình video giới thiệu dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil)

Mô hình dàn khoan dầu khí mỏ Cá Voi Xanh. Một chuyên gia ở Washington nói Mỹ không muốn ExxonMobil bị Trung Quốc hăm dọa tiếp theo những gì Bắc Kinh đang làm ở Bãi Tư Chính. (Ảnh chụp màn hình video giới thiệu dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil)

Bộ Ngoại giao Mỹ đã lần thứ hai lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về hành xử ở Biển Đông với lời lẽ đanh thép hơn và theo nhận định của một chuyên gia ở Washington, Mỹ muốn gửi đi một thông điệp tới Việt Nam và ExxonMobil rằng Hoa Kỳ sẽ không để Bắc Kinh “hăm dọa” công ty dầu khí của họ tại mỏ Cá Voi Xanh.

Nói trong tuyên bố ra hôm 22/8, Mỹ “quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào những hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí lâu nay của Việt Nam trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố là Vùng đặc quyền kinh tế.”

Đây là lần thứ 2 Mỹ lên tiếng về hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông kể từ khi Bắc Kinh đưa tàu thăm dò địa chấn Hải Dương 8 vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và gây ra vụ đối đầu giữa các tàu hải cảnh của hai bên trong gần 2 tháng qua.

Vị trí mỏ Cá Voi Xanh tại Lô 118 ở quần đảo Hoàng Sa của Biển Đông. (Ảnh chụp màn hình video giới thiệu dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil)

Vị trí mỏ Cá Voi Xanh tại Lô 118 ở quần đảo Hoàng Sa của Biển Đông. (Ảnh chụp màn hình video giới thiệu dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil)

Trong đoạn văn cuối cùng của thông cáo lần thứ 2, Bộ Ngoại giao Mỹ đặc biệt nhấn mạnh đến việc “các công ty của Mỹ là những công ty hàng đầu thế giới trong việc khai thác và thăm dò các nguồn hydrocarbon, kể cả ở ngoài khơi và tại Biển Đông” và rằng Mỹ “mạnh mẽ phản đối bất cứ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm đe dọa hay cưỡng chế các quốc gia đối tác phải rút lại sự hợp tác với các công ty không phải của Trung Quốc hay quấy nhiễu những hoạt động hợp tác của họ.”

Mỹ trước đó, trong thông cáo lần đầu tiên ra ngày 20/7 ngay sau khi Hà Nội cáo buộc tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc “xâm phạm chủ quyền Việt Nam,” đã lên tiếng về ngôn từ của Trung Quốc trong bộ quy tắc ứng xử với ASEAN trong đó Bắc Kinh tìm cách hạn chế quyền của các công ty nước ngoài, bao gồm cả các công ty của Mỹ.

Trung Quốc muốn độc chiếm nguồn dầu khí Biển Đông?

Thanh Phương

media

Nhân viên của Rosneft Vietnam trên giàn khoan ở mỏ khí Lan Tây, ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh tư liệu chụp ngày 29/04/2018.REUTERS/Maxim Shemetov/File Photo

Căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc trên Biển Đông đang gia tăng với việc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8, với sự hộ tống của các tàu vũ trang, tiếp tục hoạt động ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thậm chí đang tiến gần hơn đến bờ biển Việt Nam. Theo các dữ liệu của trang web Marine Traffic, chuyên theo dõi sự di chuyển của các tàu, tàu Hải Dương 8 từ ngày 23/08 chỉ còn cách đảo Phú Quý của Việt Nam 102 km và cách bờ biển Phan Thiết 185 km.

Thứ Năm tuần trước, 22/08/2019, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã bày tỏ «quan ngại sâu sắc» về việc các tàu Trung Quốc tiếp tục gây cản trở các hoạt động dầu khí của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đối với bộ Ngoại Giao Mỹ, hành động của của Bắc Kinh là một sự «leo thang» trong nỗ lực nhằm hù dọa những nước khác cũng đang giành quyền phát triển các nguồn tài nguyên trên Biển Đông.

Vậy thì nhìn từ khía cạnh dầu khí, căng thẳng Biển Đông hiện nay nên được hiểu như thế nào? Oilprice (oilprice.com), trang mạng chuyên thông tin về năng lượng, ngày 24/08 đã có một bài viết về khía cạnh này.

Oilprice nhắc lại rằng, theo ước lượng của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, trữ lượng của Biển Đông là khoảng 28 tỉ thùng dầu. Từ đó đến nay, cùng với những cải tiến công nghệ, ước lượng về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông lẻ ra phải tăng thêm. Cho dù giá dầu cao hay thấp, dĩ nhiên là nước nào cũng muốn giành phần và Trung Quốc thì đòi phần lớn nhất.

Mỹ: Trung Quốc ngăn cản tiếp cận nguồn dầu khí

Theo cái nhìn của Mỹ, những hành động của Trung Quốc trong vùng đã ngăn cản các nước láng giềng tiếp cận nguồn tài nguyên dầu khí được ước lượng trị giá 2,5 ngàn tỉ đôla. Tuyên bố của bộ Ngoại Giao của Hoa Kỳ hàm ý rằng những hành động đó của Bắc Kinh cũng đã ngăn cản các công ty Mỹ tham gia vào việc khai thác trữ lượng dầu khí Biển Đông.

LẼ NÀO TRUNG CỘNG ĐỌC SAI Ý NGƯỜI MỸ!?

Nguyễn Khan

Không có mô tả ảnh.

Năm 1974, Đặng Tiểu Bình, “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” ra giữa diễn đàn Liên Hiệp Quốc lên tiếng hứa rất ngọt giọng:

''Nếu một ngày Trung Quốc đổi màu và trở thành một siêu cường, nếu TQ đóng vai trò một tên bạo chúa trên thế giới và khắp mọi nơi trở thành đối tượng mà nó bắt nạt, đàn áp và bóc lột, lúc đó người dân trên TG nên coi nó là tên chủ nghĩa đế quốc XH, vạch mặt nó, chống lại nó và cùng với người dân TQ lật đổ nó''.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

Ngon lành đấy chứ! Và ông ta trở về Trung Quốc đưa ra khẩu hiệu “giấu mình chờ thời”, bắt cả nước từ trên xuống dưới cứ theo thế mà làm.

Thế nhưng “giấu mình chờ thời” của “Bình lớn” trong bao nhiêu năm hóa ra chỉ là để một mặt học buôn học bán, tích trữ lương thực cho đất nước lột xác, từ nghèo đói phải lột vỏ cây mà ăn, thậm chí ăn cả thịt người trong thời kỳ Mao phát động “toàn dân nhảy vọt”, dần dần đổi thịt thay da thành một nước giàu có; mặt khác xoay xở ăn cắp trí tuệ của các cường quốc dân chủ văn minh về bồi đắp vào bộ não đang rỗng. Từ đó ngày đêm tập dượt, mài nanh vuốt cho sắc, nhăm nhăm tìm cơ hội nhảy ra tranh chức chưởng môn trong hàng võ lâm.

Và bây giờ thì sao? Cỏ đã xanh trên mồ “Bình lớn”, lời nói của y cũng đã gió bay. Còn sự “giấu mình chờ thời” thì đã đến hồi kết cuộc.

Một “Bình con” thay thế y nhảy ra giữa vũ đài với dáng dấp một tên Nazzi chính hiệu, khua chuông gõ trống tung hô “giấc mộng Trung Hoa”, sáng kiến “Vành đai và con đường” ầm ỹ, làm thế giới có chút giật mình, tưởng y đúng là gã khổng lồ mới từ lỗ nẻ của cái đế chế Trung Hoa quen ăn thịt người thành tinh chui ra, ngay lập tức sẽ thượng đài quật ngã chú Sam bên kia đại dương trong chớp mắt. Ai nấy cũng có phần lo lo. 

Đâu có ngờ xứ sở Huê Kỳ lại cũng sản sinh ra một gã anh chị, một tay chơi, trông thì ngất ngưởng, nói thì khoe khoang, giọng lại thô lỗ cục cằn, chửi hết kẻ kia người nọ, ấy thế mà vào cuộc, mới vài hiệp đã làm “Bình  con” xính vính. Đặc biệt, gã du kề này bề ngoài ca ngợi “Chủ tịch Tập” không tiếc lời nhưng bên trong lại tập trung chọn Chủ tịch làm đích nhắm, vì từ lâu gã đã ghét CNCS như đào đất đổ đi. Thế mới thật là kỳ phùng.

Cả thế giới khi hiểu được dụng tâm của gã thì bớt dần phần ác cảm với gã, mặt khác cũng có vẻ bình tâm hơn, đỡ hốt hoảng phần nào về cái nguy cơ của một tên quốc xã mới mang danh CNCS phương Đông đang hung hăng đe dọa nhân loại. Trước mắt người ta đang bận tâm bàn nhau kế sách nhằm đối phó với hành động hù dọa của “Tập-Hít” lăm le mở lò thiêu đưa các nước ở vùng biển Đông vào lò để cho y dùng cái lưỡi bò liếm sạch Biển Đông. Té ra tên quốc xã mới này cũng là một gã già dái non hột, nói như ông tổ y, họ Mao, từng chế giễu người Mỹ: một kẻ “khổng lồ chân đất sét” thôi.

Nhưng cũng chưa biết đâu, vì hiệp hai, hiệp ba đang còn phía trước. Đây chỉ mới là keo đầu.

Có vẻ cuộc thương chiến Mỹ-Trung đang sắp diễn ra những pha thật là gay cấn. Xin bà con hãy chờ xem. Gắng mà chờ.

                                                                                                                                   Bauxite Việt Nam


           

Cuối nhiệm kỳ Tổng thống Obama, Bắc Kinh tinh quái phù tân không phù cựu nên không ngại làm bẽ mặt Ông Obama, bắt Obama chui dưới đuôi Air Force One ra ngoài chứ không cho xe thang đón rước trọng thể như lệ thường khi Nguyên thủ Mỹ đến TC.

Bắc Kinh đặt cược vào ứng viên Hillary Clinton do báo chí cánh tả Mỹ không ngớt khen ngợi, thăm dò và dự đoán không có gì có thể ngăn cản nỗi Hillary vào tòa Bạch Ốc.

Nhưng bất ngờ vào giờ chót tỷ phú Donald Trump, một người thô lỗ chưa hề tham chính, non nớt chính trị, không giữ mồm giữ miệng, ăn nói bạt mạng, xem chuyện quốc gia đại sự như chợ búa... làm không ít chuyên gia, kể cả Khôi nguyên Nobel kinh tế, đều dự báo dân Mỹ đã giao trứng cho ác, đều nghĩ rằng Ông Trump sẽ làm tan nát cơ đồ nước Mỹ, nhân loại sẽ vì đó mà lên bờ xuống ruộng.

LỜI KÊU GỌI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC GÂY HẤN, XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

(Cập nhật đợt 7, tổng cộng 17 tổ chức, 697 cá nhân ký tên; 86 cá nhân ký tên trực tuyến)

Tổ chức, cá nhân tham gia ký tên LỜI KÊU GỌI xin ghi rõ họ tên, chức danh, nghề nghiệp, tỉnh, thành phố cư trú; với người ở nước ngoài chỉ cần ghi quốc gia.

Hộp thư nhận chữ ký: chongtqxamluocvn@gmail.com

Đồng thời, có thể ký trực tuyến tại đây.

Thôn tính, biến Việt Nam thành chư hầu, khu tự trị… là chủ trương hàng ngàn năm của bành trướng Đại Hán. Hiện nay Trung Quốc thực hiện ý đồ đó với Việt Nam thông qua chiêu bài ru ngủ: BỐN TỐT, MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG, VÌ ĐẠI CỤC. Họa mất nước và nô lệ Trung Quốc Đại Hán, man rợ, độc ác đã là hiện thực từng ngày, từng giờ. Mất đất, mất biển, mất đảo, tài nguyên bị cướp đoạt, môi trường sống bị đầu độc, đưa người Trung Quốc xâm nhập và cư trú bất hợp pháp khắp cả nước không còn là cá biệt. Thủ đoạn xâm lăng Việt Nam của bành trướng đại Hán có khi đưa hàng chục vạn quân tràn sang, có khi chọn chỗ hiễm yếu kiểu tằm ăn dâu như biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính hiện nay.

Trong tình hình đó, các quan chức cao cấp Việt Nam liên tục sang làm việc với Trung Quốc nhưng không hề có một lời tuyên bố phản đối nào cụ thể. Thậm chí Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam còn ca ngợi sự hợp tác nhân dân, quân đội hai nước. Người dân lên tiếng phê phán, phản đối lại bị bắt bớ, hành hung, bỏ tù với tội danh gây rối, phản động, chống phá tình hữu nghị, đảng, nhà nước…

Chúng tôi hoan nghênh chính phủ Việt Nam vừa qua đã lên án Trung Quốc xâm phạm vào quyền chủ quyền của Việt Nam khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương vào EEZ và thềm lục địa trong khu vực Bãi Tư Chính.

Lịch sử dân tộc đã nhiều lần chỉ ra rằng, mỗi khi người dân chán ghét, không quan tâm đến vận nước (nước là của vua, của đảng), thì đất nước suy yếu, sụp đổ, rơi vào tay ngoại bang. Và lịch sử Việt Nam cũng khẳng định rằng dù tổ quốc nguy khốn đến đâu, nếu được nhân dân ủng hộ thì khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Để bảo vệ tổ quốc, chống Trung Quốc cướp nước, trước hết là huy động sức mạnh của toàn dân tộc (ở trong và ngoài nước) và sự hỗ trợ của các quốc gia yêu chuộng công lý, hòa bình trên thế giới.

Chúng tôi gồm những tổ chức, cá nhân người Việt trong và ngoài nước lên tiếng kêu gọi toàn thể người Việt hãy hành động cho một Việt Nam, độc lập, tự do, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển lành mạnh, văn minh, tiến bộ.

Việc làm ngay: Khởi kiện hành động xâm chiếm, gây hấn của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông, trước mắt là vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam theo UNCLOS ở bãi Tư Chính.

Quốc hội và Chính phủ cần ra tuyên bố Trung Quốc đã và đang xâm lược biển đảo Việt Nam. Chính phủ phải trả tự do cho các tù nhân bị bắt vì tham gia chống Trung Quốc xâm lược với tội danh ngụy tạo: phản động, chống phá cách mạng…

Cụ thể:

1/ PHÁP LÝ:

a. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc và Việt Nam ngồi lại với nhau để giải quyết với sự chứng kiến của các nước có tranh chấp chủ quyền ở khu vực rộng hơn là Biển Đông như Mã Lai, Phi Luật Tân, Brunei, Indonesia và các tổ chức quốc tế liên quan.

b. Nếu Trung Quốc từ chối, chính phủ Việt Nam phải đưa Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài của Liên Hợp Quốc. Chính phủ mau chóng nộp hồ sơ kiện cho Tòa Luật Biển đúng vào lúc Trung Quốc có hành vi gây tranh chấp như khi khởi sự đục khoét thềm lục địa Việt Nam (Toà sẽ có thẩm quyền bó buộc, dù Trung Quốc không ra hầu Toà). Việt Nam chỉ có ít ngày để theo dõi và bắt quả tang Trung Quốc và kiện gấp kịp thời. Như vậy Việt Nam sẽ có bản án quốc tế chấm dứt hành động bắt nạt của Trung Quốc và tránh khỏi tự trách mình là kiện bóng ma trước một sự đã rồi.

Phải coi việc khởi kiện Trung Quốc là ưu tiên số một hiện nay.

2/ NGOẠI GIAO: Liên kết với các nước tự do dân chủ, văn minh, tiến bộ không có âm mưu xâm lược Việt Nam.

Chấm dứt “Giao lưu học tập” với Trung Quốc kiểu đàn em giao lưu học tập đàn anh trong các lãnh vực: quân sự, công an, thanh niên, phụ nữ, tuyên giáo, đảng, chính quyền... những thứ hình thành tâm thức thua kém, đàn em, cam tâm làm đầy tớ cho đại Hán man rợ.

3/ QUÂN SỰ: Vì nhu cầu tự bảo vệ, quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, vì hoà bình và an ninh chung trong khu vực, Việt Nam có quyền tìm và nhận sự hợp tác của bất cứ quốc gia đối tác nào, như việc đặt mua hay tiếp nhận vũ khí từ các nước như Mỹ, Nga, Úc, Nhật, Tây Âu, Do Thái, Ấn độ, v.v., tập trận chung với các quốc gia không tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải với Việt Nam. Vũ khí, khí tài, quân phục… của lực lượng vũ trang Việt Nam phải không giống với Trung Quốc XHCN...

Những việc trên đây thuộc trách nhiệm của ba vị: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng chính phủ.

CUỐI CÙNG: Mọi người dân Việt yêu nước tùy cách nhìn, hoàn cảnh phải được hành động cho sự tồn vong của tổ quốc Việt Nam yêu quí, vì hạnh phúc của người dân, không ai có quyền cấm cản, hành hung, bắt giam, kết án, đày ải người dân yêu nước cùng nắm tay nhau chống Trung Quốc xâm lược.

Việt Nam, ngày 16 tháng 8 năm 2019

Khủng hoảng bãi Tư Chính: Bước ngoặt mới cho Việt Nam

Nguyễn Quang Dy

Biển Đông khủng hoảng “lần 2” tại bãi Tư Chính là tiền đề cho một cuộc “khủng hoảng kép” về đối ngoại và đối nội của Việt Nam. Nửa cuối năm 2019 sẽ chứng kiến một bước ngoặt mới cho Việt Nam khi đất nước phải “tái cân bằng” quan hệ chiến lược với Mỹ và Trung Quốc, đồng thời chuẩn bị đổi mới thể chế để cải cách kinh tế và chính trị cởi mở hơn.

Bản đồ Bãi Tư Chính ở Biển Đông. Ảnh: RFA

Bước ngoặt và “khủng hoảng kép”

Về đối ngoại, đối đầu và triển vọng có thể mất bãi Tư Chính buộc Việt Nam phải nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược và tái cân bằng quan hệ với Trung Quốc để bớt lệ thuộc hơn. Dự kiến chuyến thăm Mỹ của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10/2019 (theo David Hutt) là thời điểm hệ trọng để điều chỉnh chiến lược, trước khi quá muộn.

Về đối nội, diễn biến mới tại bãi Tư Chính và triển vọng điều chỉnh chiến lược buộc Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện, để tháo gỡ ách tắc đang làm triệt tiêu những tiềm năng và động lực phát triển đất nước. Việt Nam cần tiếp tục chống tham nhũng và kiểm soát quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu đang thao túng làm triệt tiêu động lực cải cách.

Nếu Việt Nam không tháo gỡ được hai vấn đề lớn nói trên đúng lúc (trước năm 2021) thì không chỉ mất bãi Tư chính mà còn có thể mất luôn chủ quyền quốc gia. Kinh nghiệm trong mấy thập kỷ qua cho thấy cơ hội mới đang đến, nhưng có thể tuột khỏi tay. Với tính cách thất thường của tổng thống Trump, cửa sổ cơ hội để điều chỉnh chiến lược đang khép lại.

Trong một thế giới bất an với những hệ lụy bất ổn, quốc gia nào cũng phải dựa vào nội lực là chính, trên cơ sở chủ nghĩa dân tộc. Nhưng trong trật tự thế giới mới khó lường, không một quốc gia nào (kể cả Mỹ và Trung Quốc) có thể sống biệt lập mà không cần đồng minh và đối tác. Tuy đối ngoại là sự nối tiếp của đối nội, nhưng nó làm đòn bẩy cho đối nội.

Vài suy nghĩ trước thềm Đại hội XIII (Kỳ 1)

Nguyễn Đình Cống

Một đảng đã xâm lưoc biên giới đất liền của ta, giết hại hàng vạn đồng bào , chiến sĩ ta, chiếm Hoàng Sa của ta, chiếm bãi Tư Chính của ta, chiếm Gạc Ma của ta, một đảng như thế mà Đảng CS Việt Nam coi nó là đồng chí, đảng anh em cùng lí tưởng thì có được không?

Lại bá vai bá cổ thảo luận các thứ lí thuyết xã hội chủ nghĩa coi có được không? Nguy cơ bị xâm lược đang hiện hữu. Một đảng như thế có lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc được không?

Đại hội đảng lần thứ 13 nên suy nghĩ vấn đề này một cách nghiêm túc.

Trần Đình Sử

Đại hội XIII của ĐCSVN cũng giống như các ĐH trước đây, có 2 việc quan trọng nhất là Nhân sự và Báo cáo. Về 2 việc này tôi đã có bài đăng trên Báo Tiếng Dân và Boxitvn (bài Góp ý về chuẩn bị ĐH XIII, ngày 11/6 / 2019; bài Trao đổi về ĐH XIII, ngày 10/6/2019). Tôi cho rằng nếu không có những thay đổi cơ bản về nhận thức và cách làm thì mặc dầu tốn rất nhiều công sức, thời gian và kinh phí, vẫn chỉ có thể chọn ra đội ngũ cán bộ làng nhàng với nhiều kẻ cơ hội, chỉ có thể soạn ra một báo cáo dài dòng với lời lẽ văn hoa nhưng nội dung thiếu chân thật, tạo ra sự lãng phí lớn.

Bài này tôi trình bày vài suy nghĩ theo hướng đánh giá tình hình.

1- Các mức độ của sự thật

Hãy nhìn thẳng vào sự thật. Đó là phương châm, là khẩu hiệu được nêu ra mạnh mẽ từ ĐH VI của ĐCSVN.

Chuẩn bị cho ĐH XIII, một số văn kiện nhắc lại khẩu hiệu trên. Quan trọng của nhìn vào sự thật chủ yếu không phải để ca ngợi thành tích và vinh quang mà là để thấy được những điều bất cập, những sai lầm. Nhưng nhìn mà có thấy không? Thấy rồi có dám công nhận và công khai nói ra hay không? Nhìn và nhận là hai việc khác nhau.

Sai lầm, có thứ lộ rõ, ai cũng thấy, có thứ ẩn giấu hoặc bị che đậy, mà thông thường cái ẩn giấu mới là bản chất. Thấy được cái sai lộ rõ là tương đối dễ. Thấy cái sai ẩn giấu, thuộc bản chất là khó, đặc biệt là quá khó đối với những cái đã được nhận nhầm là chân lý, được nhồi sọ, đã tốn công sức để nghĩ ra và thực hành, đã có được một số thành công nào đó, đã mang lại lợi ích và tiếng tăm cho một số người, đã được bồi bút ca ngợi đến tận mây xanh.

Để thấy được những sai lầm bị ẩn giấu cần có trí tuệ cao, dũng cảm lớn, phương pháp đúng. Khi thiếu những thứ đó thì rất cần giúp đỡ từ bên ngoài, của những người phản biện, mà phải là những phản biện có trí tuệ cao, có phương pháp tốt. Được nghe lời khen thì sướng lỗ tai, nhưng phần lớn là vô ích. Nghe chỉ trích, có thể khó chịu, nhưng biết nghe sẽ sửa được sai lầm. Mà phản biện của những người trung thực, đặc biệt là của đối lập thì không tránh khỏi những lời chỉ trích.

Sự thật có thứ rõ ràng, trần trụi, nhưng đa số có ngóc ngách, có phần lộ ra, có phần ẩn giấu. Xin ghi nhớ câu châm ngôn “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, còn một nửa của sự thật lắm khi là dối trá”.

Mỹ sẽ công nhận tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông?

Thanh Tuấn & Thu Hằng phỏng vấn Elbridge Colby

“VN nên tự bảo vệ lợi ích của riêng mình. Washington sẽ ủng hộ. Nhưng VN cũng nên rõ và cùng đồng thuận với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia (về chiến lược). Tôi cũng không thấy đâu là giải pháp khác cho VN. Nếu VN chỉ muốn ở giữa thì phản ứng ở Washington sẽ là rất nhiều ngần ngại.

VN ở vị thế đối đầu với Trung Quốc rất nhiều từ trên đất liền cho tới trên biển.

Nếu VN không thể hiện rõ lập trường của mình thì phía Mỹ cũng sẽ giữ khoảng cách nhất định. Chúng tôi không cần VN phải quá cứng rắn – tôi hiểu VN phải giữ cách tiếp cận trung tính – nhưng sẽ cần một thông điệp rõ ràng hơn.

Cuối cùng thì các bạn càng thể hiện rõ bạn cần Mỹ giúp thì Mỹ sẽ có cơ sở để giúp các bạn nhiều hơn”.

Elbridge Colby – nguyên Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ giai đoạn 2017-2018 và là một trong những tác giả chính của NDS 2018

Elbridge Colby là một trong những tác giả chính của chiến lược NDS 2018. Nguồn: American Center.

Ngay từ 2014, giới quốc phòng Mỹ đã hiểu rõ thách thức quân sự từ Bắc Kinh sẽ là vấn đề thật sự. So với các nhánh khác trong chính quyền, khối quốc phòng nhìn rõ hơn về điều này.

Một thế hệ chuyên gia mới về Trung Quốc của Mỹ đang ủng hộ thông điệp cứng rắn và mạnh mẽ hơn nhiều với Bắc Kinh so với cách tiếp cận truyền thống, nhấn mạnh tới đối thoại, của các chiến lược gia cũ.

Ở Washington, thay đổi này có thể thấy rõ nhất trong Chiến lược Quốc phòng Mỹ (NDS) 2018 khi Trung Quốc được nhắc tới như là tâm điểm về cạnh tranh chiến lược dài hạn của Washington.

Trong NDS 2018, Trung Quốc được nhắc tới như cường quốc “xét lại” với sức mạnh quân sự và nhiều lợi thế cạnh tranh mới, muốn tìm kiếm bá quyền ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, sân khấu chính trị chính mà chính quyền Mỹ coi là tâm điểm trong chiến lược của mình.

Cuộc trao đổi với Elbridge Colby, nguyên Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ giai đoạn 2017-2018 và là một trong những tác giả chính của NDS 2018, cho thấy thêm góc nhìn thay đổi của chính quyền Mỹ lúc này.

Cuộc gặp ở TP.HCM càng ý nghĩa khi ông nội của anh chính là William Colby, trùm CIA khét tiếng một thời trong những năm 1960 ở Sài Gòn và là Giám đốc CIA sau này giai đoạn 1973-1976.

Thư giãn hậu Chủ nhật - Một nhà văn tầm cỡ Lev Tolstoy người Do Thái của Hội nhà văn Liên Xô bị kiểm duyệt trong lúc còn sống, nay được tái sinh

William Taubman
New York Times, 25-8-2019

Mai Hưng dịch

Ngày 14 tháng 2 năm 1961, cuốn tiểu thuyết Cuộc đời và số phận của Vasily Grossman bị bắt giữ. Các đặc vụ K.G.B. đã tịch thu một số bản sao của bản thảo của cuốn tiểu thuyết này trong căn hộ của Grossman ở thủ đô Moskva, cũng như những bản sao khác trong các căn hộ của bạn bè ông và các tòa soạn của hai tạp chí. Bản thân Grossman, một phóng viên chiến trường nổi tiếng và là tác giả của những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng khác, không bị bắt. Nhưng cuốn tiểu thuyết Cuộc đời và số phận đã không được xuất bản ở Liên-xô cho đến tận năm 1988, tức là 24 năm sau khi Grossman đã qua đời ở tuổi 58, và thậm chí lúc đó cuốn tiểu thuyết được xuất bản mới chỉ trong một phiên bản rút gọn.

Vasily Grossman’s major work did not appear in the Soviet Union until decades after his death in 1964.

Vasily Grossman

Việc trình bày một bức tranh toàn cảnh rộng lớn về Thế chiến II được tập trung vào câu chuyện của một số nhân vật đơn lẻ, Cuộc đời và số phận được so sánh với Chiến tranh và Hòa bình của Tolstoy. Đó không phải là một kiệt tác văn học; Boris Pasternak chỉ đánh giá “60 trang” của cuốn tiểu thuyết dài 600 trang của Grossman trước đó, cuốn Vì sự nghiệp chính nghĩa (60 trang này báo trước phần đầu của cuốn Cuộc đời và số phận), là “đích thực văn học”. Polina Barskova - nữ nhà thơ Nga, người đã viết về Grossman, cho biết rằng Anna Akhmatova dường như không mấy lưu tâm đến việc đọc cuốn Cuộc đời và số phận.

Nhưng cuốn tiểu thuyết Cuộc đời và số phận lại là một trái bom tấn chính trị. Đó là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Liên-xô đánh đồng Đức Quốc xã với Liên-xô, hai chế độ toàn trị đối đầu nhau như hai kẻ tử thù trong chiến tranh. Việc liên kết, đánh đồng chủ nghĩa bài Do Thái của giai đoạn hậu Stalin với việc tàn sát người Do Thái của Hitler thực sự là gây sốc. Mikhail Suslov (1), vị hồng y tóc muối tiêu của điện Kremlin phụ trách về ý thức hệ, nói với Grossman rằng “Cuốn sách của bạn chứa đựng những sự so sánh tương đồng trực tiếp giữa chúng tôi và chủ nghĩa phát xít Hitler. Cuốn sách của bạn phát biểu tích cực về tôn giáo, về Thiên Chúa, về Ki-tô giáo. Cuốn sách của bạn biện hộ cho Trotsky. Cuốn sách của bạn đầy dẫy những nghi ngờ về tính hợp pháp của hệ thống Xô-viết của chúng tôi… Đối với chúng tôi, cuốn sách của bạn nguy hiểm hơn nhiều so với cuốn Bác sĩ Zhivago (2)”.

Nghị quyết 50-NQ/TW là gì?

An Viên

Báo Tuổi Trẻ 22.08 đưa tin về Nghị quyết số 50-NQ/TW, và trích dẫn yêu cầu “Xây dựng cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”.

Đánh giá về điều này, Facebooker Nguyễn Ngọc Chu cho rằng, Nghị quyết 50-NQ/TW là một tín hiệu rất đáng mừng. Bởi lẽ, an ninh Việt Nam từ năm 1987, theo ông Chu, đã bị “lũng đoạn bởi hàng xóm phương Bắc”.

Ba điểm đáng lưu ý của Nghị quyết mà Facebooker Nguyễn Ngọc Chu dẫn lại từ Nghị quyết 50-NQ/TW bao gồm:

– Đề cao an ninh quốc gia thông qua rà soát an ninh với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia;

– Đề cao tiêu chí chống ô nhiễm môi trường, ưu tiên công nghệ qua chọn lọc, lấy chống lượng, hiệu quả, công nghệ, bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu;

– Chống đầu tư chui, núp bóng.

Nếu xét chỉ ở phương diện mà báo Tuổi trẻ chỉ ra, thì Facebooker Nguyễn Ngọc Chu có quyền hy vọng rằng, mục tiêu cấp thiết nhất có thể hướng tới là: không giao dự án đường sắc cao tốc Bắc - Nam cho Trung Quốc; không cho hàng hóa Trung Quốc tràn qua Việt Nam, núp bóng hàng hóa Việt Nam xuất đi các nước; không triển khai các dự án có công nghệ lạc hậu đến từ Trung Quốc.

Thế nhưng, Nghị quyết 50-NQ/TW có thể làm cho ông Chu thất vọng hơn, bởi nhiều lý do.

Thứ nhất, đây là Nghị quyết định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Phong trào phản kháng Hồng Kông vẫn biểu tình bất chấp bạo lực tái phát

Tú Anh, Thùy Dương

HONGKONG - ÔN HOÀ HAY BẠO LỰC

Phong Trào Dù Vàng - Hồng Kông

Nhiều bạn inbox ad hỏi việc người Hongkong bạo lực có không? Người HK trưng với thế giới là biểu tình ôn hoà mà tại sao họ tấn công cảnh sát, đánh trả tiểu thương buôn bán (giang hồ đội lốt)? (Ad nghĩ các bạn thành viên hỏi cũng đang “chông chênh” ủng hộ hay ko ủng hộ HK... như ad ).

Ad xin trả lời chung: ad thích HK từ thời phong trào Dù Vàng lúc đó họ tuân thủ nguyên tắc “occupy with love and peace OCLP - Chiếm đóng với tình thương và ôn hoà” do giáo sư ĐH Chan Kin Man, Benny Tai và mục sư Trần Nhật Quang khởi xướng, được sự ủng hộ của tổng hội SV HK. Họ thật sự rất ôn hoà, giang hồ khu Mongkok đánh đập sỉ nhục sinh viên khóc che cho nhau và giữ cột cờ, khi cảnh sát bắn hơi cay chỉ lấy dù che và chống đỡ. Rồi sao??? Lãnh đạo gồm giáo sư đại học, lãnh đạo như Joshua Wong, Nathan Law... vô tù, Hongkong ngày càng khó khăn, tự do ngôn luận ngày càng bị bóp nghẹt.

Và Luật dẫn độ năm 2019 là giọt nước tràn ly, người HK nhìn lại sự ôn hoà năm 2014 và họ thấy không thể mãi ôn hoà với một chính quyền Bắc Kinh sẵn sàng dùng xe tăng nghiến 10.000 người. Họ lập tức chuyển phương án “vô lãnh đạo”, che giấu danh tính, mặc áo giống nhau để cảnh sát và các camera nhận diện khó nhận ra hơn. Thân phận HK với vẻn vẹn 7,5 triệu dân, im lặng mãi thì cũng như dân tộc Tân Cương, Duy Ngô Nhĩ bị tiêu diệt dần dần từ 40 triệu còn có 7triệu dân. HK sẵn sàng chơi rắn, buộc chính quyền ngồi vào đàm phán, dùng biện pháp chính trị giải quyết vấn đề chính trị hiện tại. Cụ thể hơn, HK vẫn là cửa ngõ thu hút vốn cho TQ nhưng họ đòi quyền tự bầu chọn đặc khu trưởng và hội đồng lập pháp từ từng lá phiếu của dân HK, không chấp nhận thái thú do TQ chỉ định.

Ad rất sốc khi lần đầu thấy họ đập cửa toà nhà quốc hội, họ đánh trả cảnh sát. Quá xa so với hình ảnh 2014 mà ad trân trọng (ad thậm chí muốn “từ chức” luôn ). Nhưng sinh sự thì sự sinh ra thôi.

HK dường như chia ra 2 trường phái: phái ôn hoà vẫn có biểu tình ôn hoà với hàng triệu người, có Con đường HK 60 km với 135 ngàn người đan tay. Phái phản kháng: không ngại phản công. Nhìn lại 6 người HK vô tội chán nản đến tự sát, họ đã nói thẳng: nếu phải chọn chết như những người này, tao thà đối đầu với cảnh sát, chiến đấu và chết ở tuyến đầu.

Nên bạn phải hiểu... bạo lực hôm nay là hậu quả từ một chính quyền làm ngơ yêu cầu của quốc dân. Ad vẫn không thể “tiêu thụ” nỗi bạo lực, nhưng đối với những gì mang tính quy luật cũng nên đưa ra để cùng theo dõi và rút ra bài học.

QUAN BỨC DÂN PHẢN

https://www.facebook.com/phongtraoduvanghongkong/posts/2402840336656313

    media

Một người biểu tình đối mặt với cảnh sát chống bạo động tại Hồng Kông ngày 25/08/2019. REUTERS/Kai Pfaffenbach

Lựu đạn cay và dùi cui cũng như «khủng bố trắng» không làm dân Hồng Kông chùn bước.

Sau một ngày thứ Bảy căng thẳng, phong trào phản kháng chống chính quyền địa phương và Bắc Kinh tiếp tục xuống đường hôm nay Chủ nhật 25/08/2019 trong cơn mưa tầm tã. Bạo lực lại nổ ra giống như hôm qua.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, có ít nhất hai cuộc biểu tình. Trước hết là tại sân vận động Kwai Chung và thứ hai là cuộc tuần hành trên đường phố với sự tham gia của nhiều người có thân nhân trong ngành cảnh sát.

Bị Trung Quốc «khủng bố trắng» phối hợp tuyên truyền cáo buộc «tiếp tay cho biểu tình gây rối trị an» và đe dọa trừng phạt kinh tế, công ty xe điện ngầm MTR của Hồng Kông phải đóng cửa một trạm ga gần sân vận động. Biện pháp này không ngăn được dân chúng kéo nhau đến điểm hẹn và sau đó tuần hành về khu phố Tsuen Wan.

Cũng theo AFP, một cuộc tuần hành thứ hai huy động được vài trăm người, trong đó có thân nhân của cảnh sát, lực lượng đang bị công luận lên án làm công cụ cho Trung Quốc.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn