An Viên dịch
“Biểu tượng Hồ Chí Minh đã có sự cạnh tranh gay gắt và điều đó càng trở nên khó khăn hơn để khiến ông ấy có ảnh hưởng đến thế hệ trẻ này”, Goscha nói với AFP.
Bảo vệ thi hài nhà lãnh tụ cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh rất vất vả: các binh lính được tuyển chọn cẩn thận và làm việc bất chấp ngày đêm, giám sát thi hài người sáng lập ra nhà nước cộng sản đã mất cách đây 50 năm.
Bảo vệ Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ yêu nước tối thượng dành cho những người mặc đồng phục trắng. Một ngôi đền dành cho người vẫn tràn ngập đời sống công cộng dù đang mờ nhạt trong giới trẻ.
Công việc là một “giấc mơ được hiện thực hóa” đối với người bảo vệ Nguyễn Xuân Thắng, ngay cả khi nó không phải lúc nào cũng dễ dàng.
“Chúng tôi phải để mắt đến mọi thứ để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra”, trung tá 41 tuổi nói với AFP.
Suốt cả năm, ông Thắng làm việc tới bốn ca hai tiếng mỗi ngày - thường ở bên ngoài lăng, bất chấp cái nóng mùa hè, mưa gió mùa đông.
Một số ngày thì Thắng có thể làm việc bên trong những căn phòng mát mẻ hơn, nơi cơ thể của Hồ Chí Minh được trưng bày trong lồng kính để phục vụ cho các cuộc thăm viếng của hàng ngàn học sinh, khách du lịch và cựu chiến binh.
Hồ Chí Minh không bao giờ đơn độc, những người lính luôn đứng cạnh ông 24/24.
“Chúng tôi cảm thấy xúc động khi nhìn thấy Người mỗi ngày”, Thắng, người được tuyển chọn làm cảnh vệ vì sức khỏe tốt, sự cống hiến, và vẻ ngoài ưa nhìn.
Những lính canh như Thắng không phải là những người duy nhất được giao nhiệm vụ chăm sóc Hồ Chủ tịch.
Một nhóm gồm bốn nhà khoa học Nga và bảy người Việt Nam đã được thuê trong năm nay để đánh giá thi hài của Hồ Chí Minh trước lễ kỷ niệm 50 năm vào ngày 2/9.
“Cơ thể của chủ tịch Hồ Chí Minh đã được giữ trong tình trạng rất tốt”, Thiếu tướng Cao Đình Kiếm, một thành viên cao cấp của đội phụ trách bảo vệ lăng cho biết.
Có rất nhiều tin đồn ở Việt Nam rằng cơ thể có thể không thực sự là của Hồ Chủ tịch, hoặc Hồ Chủ tịch được gửi đến Nga mỗi năm để duy trì trạng thái ướp xác tốt nhất, nhưng Kiệm đã gạt đi bằng một nụ cười.
“Nói tóm lại, điều đó không đúng”, ông nói.
Dựa vào chuyên môn ướp xác của Nga không phải là mới ở Việt Nam.
Trước cái chết của Hồ Chí Minh vào năm 1969 - các trợ lý của ông đã hỏi các “đồng chí” Liên Xô về cách bảo vệ thi hài của người sáng lập cộng sản, bởi Xô Viết đã ướp thành công Vladimir Lenin, lãnh tụ Đảng Cộng sản Liên Xô.
Hà Nội cũng đã ký một thỏa thuận với Liên Xô để nhận tài liệu ướp xác và hướng dẫn từ các chuyên gia của họ.
Thỏa thuận mất hiệu lực sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, và Hà Nội đã thay thế thoả thuận này bằng một thỏa thuận thương mại.
Được coi là bí mật nhà nước, các chi tiết “sắp xếp” đó không được chia sẻ công khai, ngay cả với các đồng minh cộng sản Bắc Triều Tiên hay Trung Quốc, cả hai đều giữ nguyên các nhà lãnh đạo trước đây cho hậu thế.
“Về mặt (chia sẻ) các kỹ thuật dược phẩm, đó là điều hoàn toàn không thể”, ông Kiệm nói.
Hồ Chí Minh không sống đủ lâu để thấy sự kết thúc cuộc chiến đẫm máu vào năm 1975, khi xe tăng Bắc Việt lăn qua Thủ đô Nam Sài Gòn cũ, nay đổi tên thành Tp.Hồ Chí Minh.
Nhưng Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra kế hoạch chôn cất rõ ràng trong di chúc của mình: một yêu cầu được hỏa táng và tro cốt của ông được chia làm ba phần, bỏ vào hộp sành, một hộp miền Bắc, một hộp miền Trung và một hộp miền Nam Việt Nam trong một dấu hiệu biểu tượng của sự thống nhất.
“Không nên có bia đá hay tượng đồng”, mà thay vào đó là một chiếc bình gốm nhỏ trên ba ngọn đồi rợp bóng cây cho khách viếng thăm, ông viết di chúc.
Tuy nhiên, mong muốn tận dụng sự ảnh hưởng của nhà lãnh đạo cộng sản miền Bắc, các trợ lý của ông đã xây dựng một lăng mộ lớn, lấy cảm hứng từ Lăng mộ của Lenin, Kim tự tháp ở Ai Cập và Đài tưởng niệm Washington.
Biểu tượng quyền lực của Hồ Chí Minh tiếp tục được sử dụng bởi các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam; những lời dạy của ông được viện dẫn trong chương trình giảng dạy ở trường, đào tạo chính trị - quân sự, sách thiếu nhi, những bài hát yêu nước và pa-nô tuyên truyền.
“Đảng Cộng sản cần ông Hồ và sử dụng ông bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào có thể ... có một Bác Hồ cho tất cả mọi người - trẻ em, bà mẹ, cán bộ, quan chức và binh lính”, Christopher Goscha, tác giả của “Vietnam: A New History”.
Nhưng đối với dân số trẻ đang bùng nổ ở Việt Nam - khoảng một nửa đất nước dưới 30 tuổi - Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử xa xôi, khác xa với chủ nghĩa tư bản thịnh vượng, truyền thông xã hội phổ biến và khao khát tự do, với một giới trẻ bị ám ảnh bởi điện thoại thông minh ngày nay.
“Biểu tượng Hồ Chí Minh đã có sự cạnh tranh gay gắt và điều đó càng trở nên khó khăn hơn để khiến ông ấy có ảnh hưởng đến thế hệ trẻ này”, Goscha nói với AFP.
A.V.
Nguồn bản gốc: https://www.france24.com/en/20190901-uncle-ho-s-minders-the-protectors-of-vietnam-s-embalmed-leader
VNTB gửi BVN