Lật tẩy âm mưu trong 15 văn kiện bí mật

Đỗ Ngà

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/11/CB-225x300.png

Ảnh: internet

Cái nguy hiểm trong mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là họ không quan hệ với nhau cấp nhà nước mà họ quan hệ với nhau giữa 2 đảng. Trên thế giới, không có mối quan hệ giữa các quốc gia nào quái đản như mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc.

Để cho dễ hiểu thì chúng ta xem Đảng là con buôn, còn đất nước và nhân dân là hàng hóa. Thì mối quan hệ giữa ĐCS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc là mối quan hệ giữa các con buôn với nhau về số phận của món hàng trao đổi. Từ cổ chí kim, khi các chủ buôn nô lệ trao đổi với nhau thì món hàng (nô lệ) đó không được phép biết nội dung trao đổi giữa bọn con buôn với nhau. Chỉ khi nào nô lệ được tảo tay và bị đẩy vào các nơi mà họ bị khai thác như súc vật thì nô lệ mới hiểu ra.

Còn nhớ, ngày 12 tháng 1 năm 2017 ông Nguyễn Phú Trọng lúc đó là Tổng Bí thư sang Trung Quốc gặp Tập Cận Bình ký 15 văn kiện. 15 văn kiện này chỉ được báo chí liệt kê tiêu đề chứ nhân dân không hề biết được nội dung của nó là gì. 15 tiêu đề văn kiện đó, mọi người có thể xem bài “Việt Nam - Trung Quốc ký kết 15 văn kiện hợp tác quan trọng” được đăng trên báo Dân Trí ngày 13 tháng 1 năm 2017.

Vì nội dung bí mật nên chúng ta cần phải theo dõi giữa 2 đảng họ làm gì sau khi kí. Và đến nay, sau 2 năm nhìn lại chúng ta đã thấy gì? Chúng ta đã thấy số phận đất nước đang bị chuyển giao rõ ràng. Sau đây, tôi xin trích một số văn kiện điển hình trong 15 văn kiện bí mật đó để chứng minh rằng, lộ trình bán nước là rất rõ ràng.

Giải thích từ Climate Central về nguy cơ biển dâng ở Việt Nam

Mỹ Hằng

BBC News Tiếng Việt

Nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học Mỹ được báo chí quốc tế đăng tải nêu khả năng nhiều thành phố của Việt Nam có nguy cơ chìm dưới nước biển năm 2050.

'Việt Nam phải tính di dân từ bây giờ'

‘Việt Nam phải tính di dân từ bây giờ’? (Ảnh minh họa). Bản quyền hình ảnh: HOANG DINH NAM

Bài báo trên New York Times mới đây cho hay nghiên cứu của một nhóm nhà khoc học thuộc Climate Central, có trụ sở tại New Jersey, Hoa Kỳ, chỉ ra rằng 10% dân số Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng nặng do nước biển dâng. Đặc biệt, miền nam Việt Nam có nguy cơ biến mất hoàn toàn vào năm 2050.

Ngay sau đó đã có một số tiếng nói từ Việt Nam bình luận về số liệu mà Climate Central sử dụng trong dự báo.

Chẳng hạn, ý kiến của ông Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng trường Phú Xuân, Huế trên Vietnamnet cho rằng mô hình mà Climate Central sử dụng nếu dùng để tính cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ thì cũng có kết quả tương tự. Nghĩa là cả Bắc Trung Nam của Việt Nam đều có nguy cơ bị biển nuốt chửng, chứ không chỉ riêng Nam Bộ như New York Times đưa tin.

‘Phòng thủ, thích nghi hoặc rút lui’

Từ phía tác giả của báo cáo, các nhà khoa học từ Climate Central cho hay nghiên cứu của họ mang tính toàn cầu và muốn nêu cảnh báo mang tầm vĩ mô nhằm khích lệ các quốc gia có giải pháp phòng ngừa.

“Có ba chiến lược cơ bản để thích ứng với nước biển dâng, gồm phòng thủ, thích nghi hoặc rút lui”, Tiến sĩ Benjamin Strauss nói với BBC News Tiếng Việt từ Hoa Kỳ, về cách Chính phủ Việt Nam có thể đối phó với thảm họa.

Tiến sĩ Benjamin Strauss hiện là Giám đốc điều hành và Trưởng nhóm nghiên cứu của Climate Central - nơi vừa công bố nghiên cứu mới cho thấy nhiều vùng của Việt Nam có nguy cơ chìm trong nước trong khoảng 30 năm nữa.

HRW, Ân xá Quốc tế yêu cầu Việt Nam thôi trấn áp nhà xuất bản độc lập

VOA Tiếng Việt

Các ấn phẩm của Nhà Xuất bản Tự do. Photo NXB Tự do.

Các ấn phẩm của Nhà xuất bản Tự do. Photo NXB Tự do.

Chính quyền Việt Nam phải chấm dứt ngay cuộc trấn áp đang gia tăng đối với một nhà xuất bản độc lập, hai tổ chức Human Rights Watch và Ân xá Quốc tế nói trong tuyên bố chung của họ hôm 27/11.

Theo tuyên bố, từ đầu tháng 10, cảnh sát Việt Nam đã sách nhiễu và đe dọa hàng chục người có liên quan đến Nhà xuất bản Tự do - một nhà xuất bản độc lập ở trong nước làm sách về chính sách công và tư tưởng chính trị ở Việt Nam. Các động thái đó dường như là một chiến dịch có mục tiêu rõ ràng.

Hoạt động sách nhiễu đã diễn ra tại ít nhất ba đô thị lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Huế, ngoài ra là ở cả các tỉnh Bình Dương, Quảng Bình, Quảng Trị và Phú Yên, Human Rights Watch và Ân xá Quốc tế cho hay.

Các cá nhân bị nhà chức trách nhắm mục tiêu bị xem là những người mua hoặc đọc sách do nhà xuất bản kể trên in ra, hoặc họ làm việc cho nhà xuất bản, tuyên bố của Human Rights Watch và Ân xá Quốc tế cho biết.

Theo thông tin mà Ân xá Quốc tế nhận được, các cá nhân ở những địa phương nêu trên đã bị triệu tập đến các đồn cảnh sát sở tại, ở đó, họ bị thẩm vấn về sách họ mua từ nhà xuất bản. Sau khi bị thẩm vấn, hầu hết những người này đều bị ép phải ký giấy cam kết sẽ không mua sách từ Nhà xuất bản Tự do nữa.

Có cáo buộc là cảnh sát đã bắt giữ và tra tấn một người đàn ông khi anh này bị tạm giữ hôm 15/10 ở Tp.HCM, tuyên bố của HRW và Ân xá Quốc tế cho hay. Cảnh sát bị cáo buộc là đã ép anh ấy phải thú nhận có làm việc cho nhà xuất bản.

Hai động thái mới của chính quyền: Một cách hiện thực hóa Dự luật Đặc khu

Nguyễn Trang Nhung

Hình minh họa. Họp Quốc hội tại Hà Nội hôm 21/10/2019

Họp Quốc hội tại Hà Nội hôm 21/10/2019. Hình: AFP

Chiều ngày 25/11, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Một nội dung đáng chú ý của luật mới là quy định miễn thị thực có thời hạn tạm trú 30 ngày cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển đáp ứng các điều kiện nhất định.

Các điều kiện này là: (1) có sân bay quốc tế, không gian riêng biệt; (2) có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; (3) phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; và (4) không phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.[1]

Chiếu theo các điều kiện này, 2 trong 18 khu kinh tế ven biển hiện có tại Việt Nam là thỏa mãn. Đó là Vân Đồn và Phú Quốc, 2 nơi được nhắm trở thành đặc khu theo Dự luật Đặc khu gây tranh cãi vào giữa năm 2018.

Những ai theo dõi dư luận xung quanh Dự luật Đặc khu hẳn biết 2 quy định được để ý nhất trong dự luật này là thời hạn cho thuê đất tối đa lên đến 99 năm và miễn thị thực cho công dân nước láng giềng giáp ranh với Quảng Ninh, nơi có Vân Đồn, và Kiên Giang, nơi có Phú Quốc.

Bi hài việc tôn vinh người sáng tạo chữ quốc ngữ (*)

Lưu Trọng Văn

Bản kiến nghị của 12 nhà khoa học xã hội, chính trị, lịch sử chống việc đặt tên đường A. Rhodes và F. Pina ở Đà Nẵng đã gặp những phản ứng quyết liệt của đa số người Việt với đủ thành phần xã hội.

Có thể khẳng định trên không gian mạng và báo chí chính thống ý kiến ủng hộ việc Đà Nẵng đặt tên đường là tuyệt đại đa số.

Lý do quá rõ.

1.
- Cha F. Pina người Bồ Đào Nha từ năm 1617 đã nghĩ ra công thức dùng khuôn nhạc và 6 dấu (huyền, hỏi, sắc, nặng, ngã, không) trong đó sáng tạo thêm dấu hỏi và dấu nặng mà hầu như không có ngôn ngữ nào trên thế giới có để phiên âm chính xác âm Việt và hồn của tiếng Việt ra chữ viết theo hệ La Tinh.

Tại Lisbon Bồ Đào Nha còn lưu giữ các tư liệu chứng minh sự thật này. (Nhà thơ Hoàng Hưng, phó gs ngôn ngữ Hoàng Dũng cùng nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ và người viết bài này đã trực tiếp được xem tư liệu này).

- Cha Gaspar de Amaral học trò học tiếng Việt của cha Pina có công soạn cuốn từ điển Việt- Bồ.
- Cha Antonio Barbosa một học trò tiếng Việt khác của cha Pina có công soạn từ điển Bồ- Việt.
- Cha A.Rhodes cũng là người được cha Pina dậy tiếng Việt có công lớn khi tổng hợp các thành tựu của các cha Pina, Amaral, Barbosa soạn thành bộ từ điển Việt- Bồ-La hoàn chỉnh chính thức in và công bố cho thế giới biết vào năm 1651 tại Roma, Ý.

Bên cạnh đó lịch sử cũng phải ghi công rất nhiều người Việt đã hỗ trợ tích cực cho các cha thực hiện việc sáng tạo chữ Việt mà chúng ta gọi là chữ Quốc ngữ ngày nay.

2.
Trước khi có chữ Việt dân tộc ta dùng chữ Hán và chữ Nôm.
Chữ Hán là tiếng Hán.
Chữ Nôm tuy là tiếng Việt do Hàn Thuyên sáng tạo nên nhưng chữ vẫn lấy gốc chữ Hán mà chỉ cải tiến đơn giản hơn.
Chữ Việt mà các cha sáng tạo là loại chữ phiên âm tiếng Việt duy nhất dễ học, dễ viết và tách biệt chữ Hán.

Tiếng Việt là tiếng của Tổ tiên Việt, là Hồn Việt, là Văn hoá Việt, là cuộc sống thuần Việt. Khác hoàn toàn tiếng Hán. Vậy thì công lao của các cha Pina, Amaral, Barbosa, Rhodes là công lao trời bể.

Tiếng Việt cùng chữ Việt được như ngày nay đương nhiên còn nhờ công lao vô cùng to lớn của các nhà văn hoá Việt và chính người Dân Việt nói tiếng Việt, viết chữ Việt không ngừng nghỉ, làm trong sáng, làm phong phú và sáng tạo nên - hoàn chỉnh thêm.

3.
Các ý kiến cho rằng mục đích các cha sáng tạo nên chữ Việt chỉ để phục vụ cho việc truyền đạo chứ không vì Dân tộc Việt.

Ý kiến này bị đa số ý kiến trên mạng và trên báo chính thống bác bỏ vì nó chia rẽ sự đoàn kết Dân tộc.

Cách đây hơn 2000 năm VN đã xuất hiện các nhà sư từ Ấn Độ đến truyền đạo Phật. Vậy thì cách đây hơn 400 năm VN xuất hiện các giáo sĩ từ Bồ Đào Nha, từ Pháp đến truyền đạo Thiên Chúa có gì sai? Có gì chống lại Dân tộc?

Chả lẽ đạo Phật, Nho giáo là tốt còn đạo Thiên Chúa là phản động, phản Dân tộc?

Nếu xấu tại sao hầu hết các nước Dân chủ, Văn minh và cả tỷ người trên thế giới lại tin và tôn thờ?

Nếu xấu tại sao VN hiện có hàng triệu bà con công giáo kính Chúa yêu nước, đồng hành cùng Dân tộc lại tin và tôn thờ?

Nếu xấu thì vì sao Thiên Chúa giáo lại được Nhà nước VN tôn trọng và gắn kết?

Vì vậy việc các cha do việc truyền đạo đi chăng nữa mà sáng tạo chữ Việt cũng là việc cần được tôn trọng. Đó là chưa kể đạo Thiên Chúa đã góp phần không nhỏ giúp nước Việt được khai sáng thêm, được tiếp nhận các giá trị văn hoá phương Tây hơn.

4.
Có ý kiến gay gắt phê phán cha A.Rhodes trong khi truyền đạo đã phỉ báng đạo Phật, Khổng Tử, Nho giáo.

Cứ giả sử có sự cực đoan vậy và giả sử việc bài các tôn giáo khác là có thật thì cân nhắc giữa công và tội của cha A.Rhodes chúng ta không khó để thấy công của cha là trời bể.

Đồng thời để công bằng thì chúng ta thấy trên nhiều đường phố khắp VN mang tên nhiều nhân vật lịch sử hiện đại của VN đã chủ mưu và trực tiếp ra lệnh phá huỷ rất nhiều chùa chiền, đình, đền thờ của Dân tộc quy kết là văn hoá mê tín, phong kiến lạc hậu. Tại sao họ vẫn được đặt tên đại lộ, đường phố lớn?

5.
Có ý kiến các cha đã kết nối rước thực dân Pháp xâm lược VN vì vậy các cha là tội đồ của Dân tộc VN.

Các cha sáng tạo nên chữ Việt và truyền đạo Thiên Chúa vào VN từ năm 1617- 1645. Hơn 200 năm sau 1858 người Pháp mới đổ quân vào Sơn Trà Đà Nẵng chính thức xâm lược VN.

Sao lại có thể có sự liên kết quy chụp qua hai thế kỷ như vậy được?

Tại sao Hồng Kông?

Mạc Văn Trang

Những cuộc biểu tình liên miên diễn ra suốt mấy tháng qua, nhất là tháng 11/2019 tại Hồng Kông (HK) ngày càng trở nên bạo lực dữ dội khiến cả thế giới phải quan tâm.

Ai có lòng đồng cảm, nhìn những cảnh đàn áp tàn bạo của cảnh sát (CS), cảnh người biểu tình tay không chống đỡ với những khí cụ hiện đại và lực lượng CS được trang bị đầy mình, đông nhung nhúc cũng cảm thấy vô cùng lo lắng. Đỉnh điểm là những hình ảnh lửa cháy, súng nổ, vây ráp, truy đuổi, bắt bớ, đánh đập, máu chảy, tan hoang ở ĐH Bách khoa HK (Polytechnic University) diễn ra những ngày qua. Riêng ngày 18/11/2019 CS đã bắn 1.458 viên đạn hơi cay, 1.391 viên đạn cao su, 325 viên đạn đậu và 265 quả lựu đạn… Tại đây, 280 người đã bị thương được đưa đi các bệnh viên cấp cứu và hơn 1.100 người bị bắt,

Biết bao cung bậc cảm xúc và nghĩ suy…! Tôi cố thoát ra khỏi hiện trạng, thử nhìn lại HK một cách thật khái quát, xem vì đâu nên nỗi?

1. NHƯ CHUYỆN CỔ TÍCH

Hồng Kông (香港) còn gọi là Hương Cảng, có nghĩa đen là “Cảng Thơm”. Các phát hiện khảo cổ cho rằng, loài người đã sinh sống ở HK từ 5.000 năm trước. Các công cụ bằng đồng của người Bách Việt Thời kỳ đồ đồng đã được khai quật ở đảo Lantau và đảo Lamma.

Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng đã chinh phục các bộ lạc Bách Việt tại khu vực Lưỡng Quảng và lần đầu tiên sáp nhập các lãnh thổ này vào đế quốc Trung Hoa. Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 204 TCN, khu vực được hợp nhất vào vương quốc Nam Việt do tướng Triệu Đà lập ra. Khi Hán Vũ Đế tiến hành chinh phục Nam Việt vào năm 111 TCN, khu vực này được quy thuộc vào Giao Chỉ bộ của Nhà Hán. Cho đến thời nhà Thanh cai quản, khu vực HK vẫn chỉ là vùng đảo sinh sống của các ngư dân, người làm muối, trồng trọt, buôn bán nhỏ.

Vào thế kỷ XVII, XVIII người Bồ Đào Nha, rồi người Anh đến giao thương, khiến HK ngày càng phát triển trở thành thương cảng sầm uất. Việc lấn át của người Anh đối với nhà Thanh đã dẫn tới 2 cuộc chiến tranh (1840-1843 và 1856-1860) khiến nhà Thanh thất bại, phải từng bước nhượng bộ. Cho đến ngày 29 tháng 8 năm 1842, thì hòn đảo này chính thức nhượng lại vĩnh viễn cho nước Anh theo Điều ước Nam Kinh. Người Anh đã thiết lập nên một thuộc địa vương lĩnh bằng việc bắt đầu xây dựng Victoria City vào năm sau.

Năm 1898, theo các điều khoản của Hiệp định về Mở rộng chỉ giới HK, nước Anh được quyền thuê đảo Lạn Đầu và các vùng đất lân cận ở phía bắc trong vòng 99 năm, các khu vực này được gọi chung với tên là “Tân Giới”.

Dưới sự cai quản của người Anh, dân số đảo HK tăng từ 7.450 cư dân người Hán (chủ yếu là ngư dân) vào năm 1841 lên 115.000 người Hán và 8.754 người Âu tại HK vào năm 1870. Đến thập niên 1990, dân số HK đã lên tới hơn 7 triệu người.

Định kiến chính trị thành phản văn hóa

Chu Mộng Long

Tôi không ngạc nhiên khi 12 nhà sử-chính trị ký đơn phản đối Đà Nẵng đặt tên đường lấy tên hai giáo sĩ phương Tây: Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes. Vì lẽ đơn giản, định kiến chính trị đã từng làm cái việc thay, xóa tên đường cũ thành tên đường mới, chủ yếu đường hiện nay dành đặt tên gắn với những người có công với cách mạng.

Đọc nguyên văn cái đơn này thấy rất rõ định kiến chính trị đã ăn sâu vào trong não những người được gọi là nhà khoa học.

Trong đơn chỉ có một nội dung đúng. Đó là phủ nhận Alexandre de Rhodes là “ông tổ” của chữ quốc ngữ. Nhưng cái đúng này trẻ con cũng nói được, vì làm gì có chuyện một cá nhân sáng chế ra cả kho tàng ngôn ngữ, dù chỉ là chữ viết. Ngôn ngữ được xem là kỳ quan hàng đầu của các cộng đồng người, qua giao tiếp hàng triệu năm mà thành. Riêng chữ viết, hiện nay trên thế giới chỉ có chưa tới 10 hệ ký tự được dùng chung cho cả trăm quốc gia, dân tộc. Khi sử dụng một hệ ký tự nào đó, đố biết ai là tổ ghi hình hay ghi âm cho ngôn ngữ của dân tộc mình. Bất cứ từ điển nào cũng chỉ ghi lại những gì đã có, tức tổng hợp từ sản phẩm của nhiều người và được cộng đồng thừa nhận như một tài sản chung. Chính Alexandre de Rhodes đã nói rõ điều đó trong cuốn Từ điển Việt - Bồ - La mà ông biên soạn chứ không tự nhận mình là “ông tổ”.

Các nghiên cứu được trích dẫn trong đơn thật thừa thãi khi trẻ con cũng biết cái chân lý ấy.

Chỉ công lần đầu tập hợp biên soạn cuốn từ điển đó đã đủ vinh danh Alexandre de Rhodes và Francisco de Pina.

Chưa nói sự ngụy tạo lời của Alexandre de Rhodes, việc luận tội truyền giáo hay gián điệp cho thực dân cướp nước ta mà xóa công lao của 2 giáo sĩ này đủ thấy định kiến chính trị đã sinh ra một thứ nhãn quan phản văn hóa không nên có ở nhà khoa học.

Nếu cho việc truyền bá chữ quốc ngữ với mục tiêu xâm lược hay nô dịch mà phủ nhận sạch trơn thì có lẽ cả ngàn năm trước cha ông ta đã từ chối chữ Hán chứ không để cho đến nay nó đã Hán hóa ngôn ngữ Việt đến hơn 70%. Và cho rằng chữ Latin đã làm ta nô dịch Tây (thực chất chỉ mượn ký tự để ghi tiếng nói của dân tộc chứ không phải như chữ Hán trước đó) thì cha ông ta đầu thế kỷ 20 đã tẩy chay hay vứt cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes vào sọt rác chứ không thể có phong trào truyền bá chữ quốc ngữ rầm rộ và ca khúc khải hoàn bởi chiến thắng của nền văn hóa mới!

Nếu vẫn giữ cái đầu định kiến chính trị như ta, có lẽ phương Tây, và cho đến nay gần như toàn cầu, cũng không dùng bảng chữ cái Latin. Bởi vì sự ứng dụng rộng rãi chữ Latin gắn liền với sự bành trướng của đế chế La Mã và việc truyền giáo của Giáo hội Rome. Nếu muốn luận tội thì đế chế La Mã và Giáo hội Rome thời trung cổ tội ác chất chồng, luận ba ngàn trang sách cũng không hết. Nhưng việc nào ra việc nấy, người Âu - Mỹ vẫn tôn trọng và biết ơn cả một nền văn hóa mà đế chế La Mã và Giáo hội Rome đã hình thành như một nền tảng thứ hai sau thời cổ đại Hy Lạp.

Thông cáo của IJAVN là “tư duy xúi giục”, “phản dân hại nước”?

Trịnh Hồng Duẩn

Dù đánh giá các quan điểm nhận định trái chiều về Thông cáo báo chí của IJAVN là quyền tự do biểu đạt, nhưng cần khẳng định sự tiêu cực của nó.

Trước hết, tôi tin rằng, những hội viên IJAVN không giữ trong mình “tư duy xúi giục”, và bản thân Thông cáo báo chí của Hội cũng không phản ánh xu hướng “tư duy xúi giục”.

Vì sao?

Bởi “xúi giục là hành vi kích động bằng lời nói, cử chỉ, vật chất hoặc bằng bất cứ thủ đoạn nào nhằm làm cho người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc phạm tội”.

Làm sao có thể là “tư duy xúi giục” khi mà khuyến nghị chỉ mong muốn xem xét thoả thuận thương mại vì yếu tố nhân quyền đang xấu đi? Làm sao có thể là “tư duy xúi giục” mà mà Thông cáo báo chí thể hiện sự quan tâm đến nhân quyền và đề cập đến sự lưu tâm nhân quyền từ EU? Và đó có phải là nhằm khiến “người khác” (ở đây là nghị sĩ EU) “thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội”?

Không và hoàn toàn không!

Khi ông Phạm Chí Dũng bị bắt tạm giam, tôi tin rằng, hầu như hội viên và thành viên ban điều hành còn lại của IJAVN đã thể hiện đoàn kết và lên tiếng, lên tiếng bởi trước hết họ là những người viết báo không định hướng, luôn tuân thủ tôn chỉ ôn hoà nghề nghiệp của Hội và sát cánh với bất kỳ một cá nhân nào bị bắt giam vì thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình. Thông cáo ra đời trong bối cảnh như vậy.Thông cáo báo chí, và đoạn khuyến nghị khẩn cấp tới EU có phải “xúi giục” và “phản dân hại nước”?

Quan điểm cá nhân của tôi cho rằng, bản chất của bản Thông cáo là tốt, phản ánh phần nào tinh thần lá thư trước đó của ông Phạm Chí Dũng. Đó là, muốn các bên gồm EU và Việt Nam tôn trọng giao kết nhân quyền được ghi nhận trong Hiệp định thương mại tự do.

Đặc khu kinh tế và chuyện ‘miễn thị thực’

Trân Văn

Biểu tình chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng hồi giữa năm 2018.

Biểu tình chống hai dự Luật Đặc khu và An ninh mạng hồi giữa năm 2018.

Người Việt lại sôi sùng sục khi 404 đại biểu của Quốc hội Việt Nam khóa 14, tham dự Kỳ họp thứ tám, vừa bỏ phiếu thông qua “Dự luật sửa Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài”. Theo luật mới, ngoại kiều sẽ được miễn thị thực vào khu kinh tế ven biển nếu thời gian cư trú dưới 30 ngày(1).

Luật mới giao thẩm quyền miễn thị thực vào khu kinh tế ven biển cho Chính phủ kèm điều kiện: “Phải có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam”.

Với những điều kiện như vừa kể, ai cũng có thể nhận ra đó là một cách thực thi một phần “tinh thần” của “Dự luật về Đơn vị Hành chính - Kinh tế Đặc biệt” mà người Việt quen gọi là “Luật Đặc khu” - dự luật từng kéo cả nước ra đường phản đối hồi giữa năm ngoái, thành ra Quốc hội Khóa 14 phải gạt ra khỏi chương trình nghị sự của Kỳ họp thứ năm.

Sở dĩ người Việt dị ứng với “Luật Đặc khu” và mới đây, phẫn nộ vì “Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài” là vì trong “khu kinh tế ven biển” có bóng dáng… đặc khu và “miễn thị thực” cho ngoại kiều có thể mở thêm một con đường khác cho người Trung Quốc tràn vào Việt Nam…

Tuy nhiên vấn đề không chỉ có thế!

*

Năm ngoái, khi giới thiệu chủ trương thành lập cùng lúc ba “đặc khu” (Vân Đồn - Quảng Ninh), Bắc Vân Phong - Khánh Hòa) và Phú Quốc - Kiên Giang), hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam giải thích là để “thử nghiệm thể chế”, gia tăng thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, phát triển kinh tế.

Năm nay, tuy vẫn chưa thể khai sinh “đặc khu” nhưng hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam vẫn tìm mọi cách để giúp các “khu kinh tế ven biển” mang tính chất như đã từng mô tả về “đặc khu”, cho dù thực tế đã và đang chỉ ra, các “khu kinh tế ven biển” không hữu hiệu.

500 ông bà nghị, 39 “thùng nhân” và 60 kí lô mét đường cao tốc cho 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sau hơn 40 năm

Quách Hạo Nhiên

39 “thùng nhân” và 2 triệu mỗi phút, 1 tỷ 1 một ngày

Theo tính toán của các chuyên gia, chi phí trung bình cho mỗi phút họp Quốc hội ở Việt Nam là 2 triệu đồng, tương đương 1 tỷ một ngày[1]. Nếu tính từ ngày khai mạc (21/10/2019) đến nay thì kỳ họp Quốc hội thứ 8, khóa XIV năm nay đã tiêu của dân hơn 30 tỷ đồng. Trong vai trò người nắm quyền lực tuyệt đối ở đất nước này, đại biểu Quốc hội kiêm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đương nhiên cũng tham dự. Điều đó cũng có nghĩa đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú trọng cũng góp phần vào công cuộc tiêu tiền của dân trong hơn tháng qua. Nhưng tiêu tiền của dân trong những dịp họp hội như thế nói cho cùng là chuyện đương nhiên, quốc gia nào cũng vậy. Vấn đề đáng nói ở đây là tiêu tiền của dân như thế nhưng có giúp ích gì cho dân hay không? Hay nói khác đi, người dân đóng thuế để nuôi các đại biểu, các ông bà nghị nhưng các ông bà nghị có xứng đáng với niềm tin; với những đồng tiền mồ hôi, nước mắt thậm chí là máu của người dân đã đổ ra hay không?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã từng nhiều lần phát biểu và nhấn mạnh, đất nước và dân tộc Việt Nam “chưa bao giờ có được cơ đồ như hôm nay”. Phải nói thật là, cho đến hôm nay tôi mới thật sự thấm thía về lời phát biểu này. Thấm thía vì lẽ theo tôi, Việt Nam là một dân tộc hào phóng và bao dung nhất nhì thế giới nên mới có chuyện hơn 90 triệu người (trong đó có 39 người vừa bỏ mạng trong thùng container vì vượt biên trái phép sang Anh) sẵn sàng bỏ ra 1 tỷ một ngày cho gần 500 ông bà nghị “chém gió” ở Hội trường Diên Hồng trong ròng rã một tháng hơn. Đặc biệt, phải là một dân tộc rất giỏi chịu đựng nếu không muốn nói là đớn hèn, mê muội mới kiên nhẫn ngồi trước cái ti vi để xem và nghe một số ông bà nghị trong tư cách lãnh đạo các bộ, ban, ngành đọc và trả lời chất vấn chẳng khác gì các em học sinh phổ thông hay sinh viên đại học thảo luận trên lớp trong thời đại cờ mờ bốn chấm không (CM 4.0).

Và riêng tôi lại càng thấm thía và ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng đại biểu Quốc hội kiêm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến giờ này vẫn không có một lời nào chia sẻ hay cảm ơn nào dành cho 39 đồng bào tôi (đa phần xuất thân ở vùng “đất học”, “địa linh nhân kiệt” Nghệ - Tĩnh) đã bỏ mạng nơi xứ người. Không những vậy, các thuộc cấp của ông trên mặt trận tuyên truyền sau thời gian đầu “nắm tình hình” đã bắt đầu những cuộc phản công khi không ngần ngại mỉa mai, phê phán những con người xấu số kia vì tham giàu mà vượt biên trái phép làm ảnh hưởng đến quốc gia, quốc thể…

Tại sao lại là nhà báo Phạm Chí Dũng?

Chi Mai

Nhà báo David Hutt của Asia Times mỉa mai nói rằng, con số tù chính trị theo số liệu của Tổ chức theo dõi Nhân quyền đã lên tới hơn 130 và giờ đây lại tăng thêm một người nữa nhờ việc bắt giam nhà báo Phạm Chí Dũng, Tiến sỹ kinh tế, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và người điều hành trang tin Việt Nam Thời báo (www.Vietnamthoibao.org.)

Ông Phạm Chí Dũng đã bị bắt ngày 21 tháng 11 năm 2019 và bị khởi tố cùng ngày vì hành vi “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Việc bắt giữ ông Phạm Chí Dũng đã làm chấn động rất nhiều đến giới blogger và những nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam vì ông Dũng và các cộng sự của tờ Việt Nam Thời báo luôn chủ trương đấu tranh ôn hoà với nhà cầm quyền cộng sản để thúc đẩy tự do báo chí và tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Ông Phạm Chí Dũng bị bắt ngày 20 hay 21 tháng 11?

Theo tin tức lan truyền trên mạng xuất phát từ Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, ông Dũng đã bị bắt từ tối ngày 20 tháng 11. Vậy thực hư ra sao?

Theo nguồn tin xác tín của Việt Nam Thời báo, ông Phạm Chí Dũng bị bắt ở ngoài đường và áp giải về nhà sau khi đưa con đi học vào buổi sáng sớm trong khoảng từ 8:00 - 9:00 giờ sáng 21/11/2019 để tiến hành khám xét nơi ở và làm việc của ông.

Công an đã lập biên bản khám xét nhà ông Dũng hồi 9:05 phút sáng ngày 21/11/2019 căn cứ theo các điều 178, 192, 193, 194, 195 của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Công an điều tra đã khám xét người, đồ vật, địa điểm, phương tiện, thiết bị điện tử và tịch thu một điện thoại Samsung màu đen, sổ tay, máy tính xách tay.

Lúc 12:35 cùng ngày công an đã lập biên bản giao nhận quyết định khởi tố bị can số 01 ngày 18/11/2019 và Lệnh bắt bị can để tạm giam số 01 ngày 18/11/2019 của Cơ quan An ninh đìều tra - Công an Thành phố HCM, Quyết định phê chuẩn khởi tố bị can số 1404/QĐ-VKS ngày 20/11/2019 và Quyết định phê chuẩn Lệnh bắt bị can để tạm giam số 170/QĐ - VKS-P1 ngày 20/11/2019 của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên Ông Phạm Chí Dũng đã từ chối nhận các quyết định và lệnh nêu trên.

Nghị sỹ Saskia Bricmont yêu cầu Nghị viện châu Âu xem xét hoãn thông qua EVFTA vì việc bắt giam TS Phạm Chí Dũng

Phương Thảo dịch

Một thành viên Nghị viện châu Âu - Nghị sỹ Sasikia Bricmont vừa lên tiếng kêu gọi EU tạo áp lực lên Chính phủ Việt Nam để trả tự do cho nhà báo Phạm Chí Dũng cũng như tạm ngừng phê chuẩn Hiệp định Thương mại với quốc gia Đông Nam Á này cho đến khi tình hình nhân quyền được cải thiện.

Sau đây là thư của Nghị sỹ Saskia Bricmont gởi cho Nghị viện châu Âu, các Chủ tịch Ủy ban và các Nghị sỹ EU

D:\Downloads\BVN\28-11\unnamed.png

Yêu cầu hành động nhanh chóng đối với trường hợp của nhà hoạt động VN trong quy trình phê chuẩn EVFTA / IPA của Nghị viện châu Âu.

Ngây thơ hay là “tay trong” của kẻ xâm lược?

Nguyễn Đình Ấm

Trung Quốc đã, đang xâm lược Việt Nam cả bằng vũ khí “cứng” và “mềm”.

- Năm 1978 Trung Quốc tài trợ kinh tế, vũ khí, cố vấn cho Polpot đánh phá biên giới Tây Nam đốt phá nhiều làng mạc giết hại hàng nghìn dân ta. Năm 1979 Trung Quốc xua 60 vạn quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc triệt hạ hầu hết làng mạc, phố sá, tàn sát man rợ hàng vạn dân, quân ta như thời Trung cổ. Năm 1999 Trung Quốc “kiếm” được nhiều vùng lãnh thổ biên giới phía Bắc, ải Nam Quan, ½ thác Bản Giốc, đã chiếm toàn bộ Hoàng Sa, phần lớn Trường Sa, liên tục quấy phá xâm phạm các vùng đặc quyền kinh tế của ta trên Biển Đông, đang tiến tới chiếm toàn bộ Biển Đông theo Đường lưỡi bò. Ở sát biên giới phía Bắc Việt Nam, Trung Quốc đã, đang bố trí những trận địa hợp thành các quân, binh chủng khổng lồ, tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân chĩa vào Hà Nội và các thành phố của Việt Nam. Ở phía Tây bằng con mồi kinh tế, Trung Quốc đã khống chế Lào, thiết lập những công trình thủy điện trên sông Mekong phá hoại Đồng bằng sông Cửu Long, ở Tây Nam, Trung Quốc viện trợ, đặt căn cứ quân sự ở Campuchia sẵn sàng thọc sau lưng Việt Nam. Phía Đông, Trung Quốc thiết lập các căn cứ quân sự bao vây, quấy phá Biển Đông từ đảo Hải Nam đến bãi Tư Chính… Trung Quốc đã bao vây bốn mặt Việt Nam.

- Theo dư luận chung, Trung Quốc dùng ít nhất 30% vốn đầu tư ban đầu đút lót các quan chức tham nhũng đưa vào Việt Nam các dự án công nghệ lạc hậu, độc hại, dây dưa tiến độ tăng khống vốn đầu tư bào mòn nền kinh tế Việt Nam. Trong 12 dự án thua lỗ hàng trăm, nghìn, vạn tỷ như đạm Ninh Bình, Hà Bắc, gang thép Thái Nguyên, đường sắt Cát Linh-Hà Đông… hầu hết là vay tiền và nhà thầu từ Trung Quốc. Đặc biệt họ nhái, làm giả các loại hàng tiêu dùng từ cái kim, sợi chỉ đến máy móc, quần áo, xe cộ, thiết bị… của nước ngoài và Việt Nam tuồn vào nước ta bán với giá rẻ mạt làm suy yếu và tê liệt nhiều ngành sản xuất trong nước. Trung Quốc cũng in tiền giả liên tục tuồn vào Việt Nam phá hoại nền tài chính nước ta. Họ nghiên cứu chế tạo ma túy đá, chất bảo quản, gia, hương vị độc hại để đám thương nhân Việt Nam tham lam, bất nhân tuồn về nước đầu độc nòi giống Việt Nam… Các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc, Tam Giác Vàng ở ngã ba biên giới Myanma, Bò Tèn ở Lào… là những sào huyệt sản xuất ma túy đá đầu độc các nước xung quanh. Sắp tới nếu Trung Quốc chiếm cứ các đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc thì cũng sẽ trở thành các căn cứ tình báo và sào huyệt các tệ nạn đầu độc dân ta. Hãy xem các đặc khu ở Lào, Campuchia và nhiều nước trên thế giới Trung Quốc đang làm gì.

ĐẶC KHU KHÔNG MANG TÊN ĐẶC KHU DÀNH CHO NGƯỜI TRUNG QUỐC

Nguyễn Ngọc Chu

ÔI, LÁCH LUẬT LỪA DÂN! ĐẶC KHU XONG RỒI NHÉ!

"CẦM TIỀN" MUA ĐỨT "CẦM QUYỀN"!

"THÙ ĐỊCH" CHÀO THUA "THỜ ĐỊCH" THÔI!

La Khắc Hòa

***

Chưa bao giờ giới làm luật nước nhà lại giỏi lách đến thế.

Không phải đặc khu đâu nhé, chỉ có luật miễn thị thực cho "nước ngoài" thôi, đồng bào cứ yên tâm!

Nguyễn Quang Lập

1. Chiều ngày 25/11/2019 trong khi hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đang dán mắt vào màn hình TV, say sưa với những bàn thắng của các tuyển thủ Việt Nam ghi vào lưới thủ môn Brunei, thì trong phòng lạnh Diên Hồng 404 trên tổng số 446 ĐBQH đã bỏ phiếu thông qua Quy định miễn thị thực cho người nước ngoài tới các khu kinh tế đặc biệt trên biển. “Đó là những khu kinh tế ven biển đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, cách biệt với đất liền… Quy định này được giải thích là có liên quan đến nội dung về “đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là đặc khu kinh tế). “Nội dung này đã được Quốc hội thống nhất trong phiên biểu quyết thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 25/11”.

Trong hình ảnh có thể có: 8 người, mọi người đang ngồi, bàn và trong nhà

Hăm hở nhấn nút… bán đặc khu cho giặc – Chú thích của BVN

“Cụ thể, đây là quy định tại Khoản 7 Điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 luật hiện hành về trường hợp miễn thị thực cho người nước ngoài đến Việt Nam”.

“Theo đó, ngoài những trường hợp đang áp dụng, luật này mở rộng diện miễn thị thực với những người nước ngoài khi “vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam” ( Dantri.com.vn, 25/11/2019).

2. Có bao nhiêu khách nước ngoài đến Vân Đồn mà không đến lục địa Việt Nam ngoài người Trung Quốc?

3. Như vậy, với quy định này người Trung Quốc sẽ tự do ra vào Vân Đồn và Phú Quốc mà không phải xin thị thực.

Vân Đồn và Phú Quốc nghiễm nhiên biến thành đặc khu cho người Trung Quốc mà không cần phải thông qua luật đặc khu.

Đặc khu mà không cần có luật Đặc khu – Chú thích của BVN

4. Các nhóm lợi ích cuối cùng đã đạt được lợi ích của mình bất chấp phải thí đi lợi ích của Tổ Quốc.

5. Nhưng Quốc hội này cũng không tồn tại được bao lâu nữa. Sẽ có một Quốc hội khác, đến lượt mình, sẽ hủy bỏ Quy định vô cùng bất lợi cho Tổ Quốc mà Quốc hội hôm nay (25/11/2019) đã thông qua. 404 ĐBQH bỏ phiếu thuận hôm nay (25/11/2019) không bao giờ tiên lượng được tai họa từ lá phiếu của họ mang lại (con số 404 là điềm gở mà cả người Tàu lẫn người Nhật đều không ưa thích). Đến lúc sám hối thì đã quá muộn!

Những chiếc thòng lọng đang treo lửng lơ dành cho mọi lá phiếu bán nước của Quốc hội này - Chú thích của BVN

N.N.C.

Nguồn: FB Nguyễn Ngọc Chu

TRUNG QUỐC GIĂNG BẪY NỢ, PHÁ NÁT NỀN KINH TẾ VIỆT NAM QUA CAO TỐC VÂN NAM - LÀO KAI - HẢI PHÒNG

Thái Trương Văn

"Vành đai" hay "con đường", nếu có lợi cho dân, cho nước thì cũng chẳng sao! Vấn đề là không ai hiện nay có thể chứng minh được tính khả thi về kinh tế của con đường này!

Hãy lấy số liệu hàng hóa thông qua cảng biển của Hải phòng ra và xem trong đó có bao nhiêu được chở bằng đường sắt và ai sẽ dự báo (một cách khách quan và thuyết phục) được lượng hàng mà đoạn đường sắt này sẽ chuyên chở trong 10, 20, 30 năm tới? Và trong số hàng (dự báo) ấy bao nhiêu sẽ phục vụ trong nước, bao nhiêu là hàng xuất nhập khẩu?

Cách đây khoảng chục năm người ta đã từng kỳ vọng vào dòng hàng TQ từ phía Côn minh đi Hải Phòng khoảng 2 hoặc 3 triệu tấn năm. Nay không còn ai dám tính tới điều này nữa! TQ đã hoàn thành hệ thống đường sắt và đường bộ từ Côn Minh đi cảng Khâm Châu. Cảng Khâm Châu là cảng biển cách cảng Phòng Thành của TQ khoảng 60 km có công suất khoảng 200 triệu tấn hàng/năm. Cảng này có sự tham gia của Malaysia. Khi hoàn thành giai đoạn khởi động của cảng này (cách đây vài năm) TQ đã mời Bộ trưởng giao thông của các nước trong khu vực đến dự khai trương, trong đó có ông cựu bộ trưởng Đinh La Thăng!

Ngoài đường sắt, đường bộ nối Lào cai (tức là ngay cạnh Hà khẩu của họ) đi Hải phòng, họ còn rất mong muốn được đầu tư cả cảng Lạch Huyện nữa đấy! Nhưng rất may là họ chưa chi phối được Lạch Huyện!

Thực ra cự li vận chuyển từ Côn Minh đi Hải Phòng là 900 km, so với Côn Minh đi Khâm Châu (Phong Thành) khoảng 1500 km. Nhưng nếu xét về các yếu tố khác thì chưa chắc họ (TQ) đã muốn đưa hàng từ Côn Minh đi quá cảnh xuất khẩu qua Hải Phòng. Sự ra đời của cái cảng Khâm Châu báo chí VN hầu như không đưa tin. Ngoài ra, song song với tuyến đường và cảng ở Khâm Châu. TQ đã đầu tư đường sắt từ Côn Minh xuống Lào và từ đó qua sông Mê Kông đi Thái lan. Họ đã tài trợ cho Lào xây dựng thêm 1 cái cầu bắc qua sông Mê công (việc này họ cũng đã công bố trong cái gọi là "sáng kiến kết nối giao thông vận tải TQ - Asean", trong hội nghị ấy, tổ chức ở Côn Minh, đã mời đại diện của tất cả các nước Asean (chính tôi cũng đã đc tham dự, đi làm chân "điếu đóm" trong hội nghị này). Như vậy, TQ hoàn toàn đã tự tháo gỡ được khó khăn về vận tải cho tỉnh Vân Nam với 2 tuyến vận tải chính, nối Côn Minh với Khâm Châu để ra biển và nối Côn Minh với Thái Lan qua Lào. Trong khi đó vẫn có nhiều ông "chuyên gia" của Việt Nam vẫn trông đợi hàng TQ (từ mạn Vân Nam, Côn Minh) xuất nhập khẩu quá cảnh qua Hải Phòng!

Trở lên trích FB Phạm Viết Đào

Vậy là đã rõ. Mục đích khuyến khích, tài trợ làm con đường này cho Việt Nam không ngoài việc giăng bẫy nợ như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang làm để phá nát nền kinh tế èo uột của Việt Nam phục vụ âm mưu thôn tính mảnh đất hình chữ S này.

T.T.V.

Nguồn: FB Võ Văn Tạo

SỰ IM LẶNG LONG TRỜI LỞ ĐẤT

Vũ Kim Hạnh

Các số liệu thì mọi người đã đọc hết rồi. Đọc CNN có một bài phân tích rất dài về chiều sâu của cuộc bầu cử hôm qua ở HK. Xin lược tóm...

...Đó là sự trừng trị cay nghiệt đối với chính quyền thành phố, thể hiện chiều sâu căm giận và sức mạnh thực sự của dân HK. Một ngày bình tĩnh nhất sau 5 tháng, người HK không muốn xuống đường, biểu tình. Họ tham gia, bảo vệ cuộc bầu cử. Theo RTHK của đài truyền hình công cộng, các ứng cử viên phe đối lập đã chiếm gần 90% tổng số ghế dân cử. Mới hôm thứ bảy, tất cả 18 quận đều do các đảng thân Bắc Kinh kiểm soát. Sau ngày chủ nhật là đảo lộn hoàn toàn. Người HK cho thấy, họ là những công dân có kỷ luật nhất và ai vì họ mà đấu tranh đều được thưởng bằng lá phiếu tin nhiệm đanh thép.

Bầu cử cấp quận thôi nhưng là một cuộc trưng cầu dân ý trên thực tế

...Trong nhiều tháng nay, Chính phủ đã từ chối mọi cuộc dàn xếp chính trị nào, khăng khăng biểu tình là một vấn đề luật pháp và cần đưa lực lượng cảnh sát để kiểm soát trật tự. Chính phủ HK nói, đa số thầm lặng rất bất bình bọn biểu tình làm kinh tế suy sụp. Thì đây, hãy xem dịp may để họ bày tỏ bất bình bằng bầu cử.

Tuy nhiên, "đa số im lặng" của các cử tri chống biểu tình đã không xuất hiện vào Chủ nhật mà một sự thật long trời lỡ đất được họ bày tỏ.

Bây giờ, một số đại diện đắc cử đã nhắc lại năm yêu cầu. Đó là: Bỏ hẵn dự luật dẫn độ. Khởi động một cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc sự tàn bạo của cảnh sát; rút lại cáo buộc cuộc biểu tình vào ngày 12 tháng 6 là một "cuộc bạo loạn"; Trả tự do cho người biểu tình bị bắt; và lập lại quyền bầu cử phổ quát cho người HK.

Joseph Cheng, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết:

"Phải có một quá trình hòa giải, một cuộc đối thoại với phong trào dân chủ, nếu không, những người biểu tình lại sẽ xuống đường và đụng độ với cảnh sát, v.v.".

Phong trào đòi quyền bầu cử phổ quát đã bị đình trệ kể từ năm 2014. Lời kêu gọi này ít được chú ý nhất trong 5 yêu cầu, nhưng đây cũng là yêu cầu duy nhất người HK tìm cách đạt được thay đổi cơ bản.

Bây giờ các cử tri đã chỉ ra không chỉ chiều sâu của sự bất mãn, mà cả sức mạnh của họ. Và yêu cầu thứ 5 về quyền bầu cử có thể là điều duy nhất chỉ được thỏa mãn khi đại tu toàn bộ hệ thống.

Câu chuyện về một người thất bại

Một trong những mất mát lớn nhất cho phe thân Bắc Kinh là sự thất bại của Junius Ho, ông bị đá văng khỏi cái ghế Hội đồng lập pháp HK, khiến ông phải thốt lên rằng "trời và đất đã bị đảo lộn".

Thủy điện Luang Prabang trên vùng động đất Bắc Lào và thảm họa vỡ đập dây chuyền

Ngô Thế Vinh

Gửi tới 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói

Gửi nhóm Bạn Cửu Long

Hình 1a (trên): Bản đồ vùng đất Đông Nam Á: những vòng xám/grey chỉ các vùng phân bố tâm chấn động đất/epicentral distributions; những vòng xanh/blue ghi dấu các trận động đất ≥ 6.0; những ngôi sao đỏ/red stars ghi dấu các trận động đất ≥ 7.0. Các đường gạch đỏ/red lines là biểu thị đường đứt gãy gây động đất/seismogenic faults. (Santi Pailoplee et al.2009)(4)

Hình 1b (dưới): Có ít nhất 5 trong số 9 dự án thủy điện dòng chính sông Mekong của Lào nằm trong vùng động đất; kể từ bắc xuống nam: Pak Beng 1320 MW, Luang Prabang 1410 MW, Xayaburi 1260 MW, Pak Lay 1320 MW, Xanakham 1000 MW… Luang Prabang, là con đập lớn nhất và điều rất nghịch lý: do công ty quốc doanh PetroVietnam Power Co. là chủ đầu tư. [nguồn: Michael Buckley, cập nhật 2019 do Ngô Thế Vinh bổ sung.]

Hai nguồn tin chấn động

29.10.2019: Đập Xayaburi bắt đầu vận hành

Lào bắt đầu cho vận hành đập Xayaburi 1260 MW, là con đập thủy điện dòng chính đầu tiên trên sông Mekong của Lào. Đối với toàn thể cư dân trong lưu vực sông Mekong thì đây là một tin chấn động, giữa lúc khúc sông Mekong không xa đập Xayaburi gần như cạn kiệt, và câu hỏi đặt ra sẽ lấy đâu ra đủ nguồn nước để Xayaburi có thể vận hành chạy các turbines và đạt toàn công suất?

Và rồi, thêm một tin thật sự gây chấn động và cả sửng sốt khác, đó là trận động đất ở Bắc Lào, ngay tỉnh Xayaburi nơi có con đập thủy điện dòng chính cùng tên mới vận hành chưa đầy 3 tuần lễ trước đó.

21.11.2019: Động đất ở tỉnh Xayaburi Bắc Lào

Bản tin đầu tiên người viết nhận được qua 1 text message từ Paris, sau đó tin được đăng tải trên báo Figaro ngày 20.11.2019 lúc 17 giờ 05: Séisme de magnitude 6,1 au Laos/Trận động đất 6.1 ở Lào. “Một trận động đất 6.1 xảy ra vào ngày thứ Năm trong vùng Tây Bắc Lào, gần biên giới Thái Lan, theo tin từ Viện Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ USGS, tâm chấn động đất từ một nơi không sâu, xảy ra lúc 6 giờ 50 sáng giờ địa phương (tức 23 giờ 50 giờ quốc tế ngày thứ Tư 20.11.2019). (6)

Phe đối kháng Dân chủ thắng lớn trong cuộc bầu cử các hội đồng quận Hồng Kông

Vũ Ngọc Yên

Trong cuộc bầu cử nghị viên cho hội đồng các quận của thành phố Hồng Kông, phe Dân chủ đã đại thắng. Báo “South China Morning Post” loan tin cuộc bầu cử kết thúc hôm Chủ Nhật, 22/11/2019 với một tỷ lệ tham gia bầu kỷ lục khoàng 71,2%. Hơn 2,94 triệu công dân trên tổng số 4,1 triệu cử tri đã bỏ phiếu. Phe Dân chủ đã nhận được 388 trong số 452 ghế trong các hội đồng quận. Cuộc bầu lần này được giới truyền thông quan tâm và đánh giá là một cuộc trưng cầu dân ý về những biến cố xảy ra trong các tháng qua.

Vì sự tham gia bầu cử kỷ lục, việc kiểm phiếu đã kéo dài lâu hơn so với cuộc bầu cử vào năm 2015 chỉ đạt 47,01%. Nhưng đến nửa đêm Chủ Nhật 22/11, các kết quả đầu tiên công bố đã được cử tri hỗ trợ phe Dân chủ ở nhiều quận chào mừng hoan hô.

Quyền lực của hội đồng quận còn giới hạn

Trong cuộc bầu cử 2015 phe trung thành Bắc kinh đã chiếm ¾ tổng số nghị viên và kiểm soát hầu hết 18 hội đồng các quận. Nhưng cuộc bầu cử 2019 đã mang thắng lợi cho phe đối kháng dân chủ. Phe này bây giờ kiểm soát ít nhất 12 trong số 18 hội đồng quận. Phe thân Bắc Kinh thất bại và đã quy trách nhiệm cho Đặc khu trưởng Carrie Lam.

Theo Hiến pháp Hồng Kông, các cuộc bầu cử hội đồng quận chỉ mang ý nghĩa biểu tượng. Quyền lực chính trị của nghị viên rất giới hạn. Hội đồng quận không có quyền ban hành luật và có ít ảnh hưởng vào cuộc bầu Đặc khu trưởng. Hội đồng quận chỉ có chức năng tư vấn chính quyền thành phố và đề xuất đề nghị các biện pháp cải thiện lãnh vực dân sinh ở các quận. Đặc ủy trường sẽ được một ủy ban bầu cử gồm 1200 thành viên bầu cho nhiệm kỳ 5 năm. Ủy ban này đến nay chỉ bầu ứng viên đã được Bắc Kinh chấp thuận trước.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt như thế nào?

Nguyễn Tường Thụy

Cho đến lúc này, công luận mới chỉ biết tin Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập bị bắt qua một thông báo trên cổng thông tin điện tử Công an Tp Hồ Chí Minh. Ngoài ra, không có thông tin gì hơn. Vì khi bị bắt, trong nhà chỉ có cô em gái. Nhiều cơ quan tuyền thông gần như không có thông tin để liên lạc với gia đình.

Sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt tôi đã cố gắng liên lạc với chị Bùi Hồng Loan là vợ anh. Vì không có mặt khi anh bị bắt nên chị chỉ có thể trả lời tôi về những gì chị biết và nghe người thân nói lại. Chị cũng yêu cầu tôi hiểu như vậy. Vì chị cho rằng “em giảng dạy và làm khoa học nên đòi hỏi sự chính xác”. Tôi động viên chị, những gì chị biết thì nói, nếu nghe người nhà kể thì nói là nghe, điều đó không ảnh hưởng gì đến tính trung thực của chị trong câu chuyện. Tôi hỏi chuyện chị Loan để cố gắng tìm hiểu xem Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt như thế nào.

Nhà Phạm Chí Dũng có 3 thế hệ cùng sống trong một ngôi nhà, gồm bố mẹ (88 và 77 tuổi), vợ chồng anh (chị Loan giảng dạy ở 1 trường đại học), hai cháu đang học lớp 8 và lớp 1 và cô em gái anh (làm ở đài truyền hình).

Việc bắt Phạm Chí Dũng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngay từ 5 ngày trước đó có người anh em gọi cho chị Loan hỏi Dũng có ở nhà không. Khi chị Loan trả lời có thì anh bảo sao nghe nói Dũng bị bắt cách đây mấy hôm rồi? Phạm Chí Dũng nghe vợ kể thì cho rằng họ tung tin cho anh sợ thôi, để hạn chế việc anh đang làm. Như vậy có thể có người biết việc anh sẽ bị bắt.

Quyết định khởi tố và lệnh bắt đều ký từ ngày 18/11/2019, tức là 3 ngày sau mới thực hiện.

Chuyện gì sắp xảy ra ở xã Đồng Tâm?

Hoàng Lan Mộc Châu

Hôm nay, 11/24/2019, một số blogger, nhà hoạt động xã hội, đấu tranh cho tự do, nhân quyền tại Hà Nội, như nhà văn Nguyên Bình, ái nữ cụ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bị công an đến nhà ‘quán triệt’ trong mấy ngày tới không được đi xã Đồng Tâm. Nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ khác bị công an canh cửa, đe dọa, ngăn cấm, theo dõi di chuyển.

Đây là chỉ dấu tiên đoán từ những tháng trước nguy cơ nhà cầm quyền Hà Nội, bị lợi ích của nhóm Viettel chi phối, trở lại tấn công người dân Đồng Tâm, sắp thành sự thật.

Nỗ lực của người nông dân Đồng Tâm giữ lại đất canh tác nổ ra từ năm 2014, khi Bộ Quốc phòng quyết định giao đất của họ cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tiếp nhận, quản lý, sử dụng, trong đó có 46 héc ta thuộc khu vực đồng Sênh xã Đồng Tâm nơi dân địa phương canh tác và đóng thuế nông nghiệp từ rất lâu.

Từ năm 1980 Bộ Quốc phòng được giao xây dựng Phi trường Miếu Môn trên địa bàn ba xã của huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm. Năm 2014, Bộ này quyết định giao đất cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), trong đó có 46 héc ta thuộc xã Đồng Tâm. Dân Đồng Tâm cho biết khu vực 46 hec ta này không nằm trong quy hoạch,là đất của họ, họ có quyền canh tác. Chính quyền không đưa ra được chứng cứ thuyết phục đây là đất quy hoạch quốc phòng xây dựng Sân bay Miếu Môn.

Tôi viết về PHẠM CHÍ DŨNG

Đỗ Thành Nhân
1. Rừng rú
Ngày 21/11/2019, anh Phạm Chí Dũng (PCD) bị Cơ quan an ninh điều tra Công an TP HCM khởi tố và bắt tạm giam, và khám xét về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 - Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Vậy là anh PCD bị bắt vì tội tuyên truyền chứ không phải vì là Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam.
Tội tuyên truyền, nếu có thể thì thông tin anh PCD phát tán qua các kênh website vietnamthoibao.org, facebook facebook.com/ijavn.org/ cũng chỉ đăng lại các bài trên website; không biết anh PCD còn có phát tán qua các kênh thông tin nào khác không?
Các bài viết trên Việt Nam Thời báo đã tỏa hơi nóng của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam dưới nhiều góc nhìn đa dạng, mà báo nhà nước chậm hoặc không đăng tải. Ví dụ gần đây, tàu HD981 xâm phạm vùng Bãi Tư Chính nghiêm trọng, báo chí nhà nước còn đang chờ chỉ đạo thì Việt Nam Thời báo và nhiều trang web, báo tiếng Việt như Tiếng Dân, RFA, BBC … tổng hợp các bài viết trên facebook, blog đưa tin từng giờ. Thông tin từ VTV, các báo đảng thường chậm, thiếu hoặc không đưa tin.
Trong khi nhà nước, hệ thống tuyên giáo với cơ quan báo chí, thông tin truyền thông tự hào có 800 tờ báo các loại, với hàng chục ngàn phóng viên được ngân sách trả lương, bổng lộc, đầu tư trang thiết bị hiện đại; nhưng lại để cho ông PCD “tuyên truyền nhằm chống Nhà nước (!)”.
Ông PCD cũng không bắt buộc ai xem; người xem cũng tự nguyện và cũng không phải là những kẻ ngu đần để dễ bị tuyên truyền; người xem không phải như năm 1946 với 95% dân số mù chữ kéo nhau đi bầu cử như những người mù cần người dẫn dắt; người xem không phải mông muội tin ngay những bài viết kiểu như “địa chủ ác ghê”(1). Người đọc hiện nay đa số có trình độ đại học; có tư duy, biết chọn lọc thông tin với nhu cầu:
- tiếp nhận thông tin trung thực, nhanh chóng;
- sự góp ý, phản biện hướng tới một xã hội văn minh, phát triển; một nhà nước pháp quyền, dân chủ.
Rất tiếc, những gì người đọc cần thì các chế độ độc tài không đáp ứng!
Việt Nam Thời báo đáp ứng được nhu cầu người đọc hiện đại; anh Phạm Chí Dũng chỉ là người thực hiện quyền công dân theo Hiến pháp.
Tuy nhiên nhà cầm quyền sẽ vận dụng luật theo ý chủ quan của họ để xử anh Dũng có tội. Thực tế nền tư pháp Việt Nam đã từng có “vụ án hai bao cao su đã qua sử dụng”(1) của Cù Huy Hà Vũ hay gần đây là Luật sư Trần Vũ Hải phạm tội “trốn thuế”(2).
2. Bẩn thỉu
Nhiều cây bút làm truyền thông cả hai lề hiện nay bẩn thỉu như là những con kền kền tranh nhau rỉa thịt con vật chết. Anh Phạm Chí Dũng mới vừa bị bắt là họ bung nhiều thông tin nhằm bôi xấu người không có khả năng tự vệ. Sao lúc anh Dũng còn tự do; còn khả năng tranh luận, phản biện; họ lại không công bố để trao đổi, đối thoại sòng phẳng. Chơi trò rất bẩn của ký sinh kiểu “dậu đổ bìm leo”; chẳng đáng là người cầm bút.
Nhớ lúc ông Đinh La Thăng vừa bị bắt tất cả các hình ảnh chụp chung, chụp riêng với các cơ quan, quan chức, đại gia, phóng viên, … đều bị xóa sạch; trong khi trước đó, những tấm ảnh này được khoe để chứng minh mối quan hệ với một lãnh đạo trẻ, năng động của thành phố lớn nhất nước. Nên chuyện đưa thông tin bôi xấu về anh PCD cũng chẳng lạ!
Tuy nhiên, có những trò bôi xấu cá nhân rất thô thiển như “ông Phạm Chí Dũng có bằng tiến sĩ từ đại học tại chức”; … Với mục đích gì?!
Ông PCD có dùng bằng Tiến sĩ để tranh ghế, đoạt quyền, đoạt lợi không? Ông PCD có tự xưng Tiến sĩ khi đề tên mình trong các bài viết không? Điều quan trọng là những bài viết, tư duy của anh Dũng có tương xứng với trình độ Tiến sĩ hay không?
Cùng thế hệ với ông PCD cũng có hàng trăm người cũng từ đại học tại chức, chuyên tu; thậm chí thạc sĩ, tiến sĩ học từ xa, mở, online, … làm ở các viện nghiên cứu, lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước. Sao chẳng thấy nhà báo nào lên tiếng.
Chuyện các “cây bút kền kền rỉa xác” tôi chỉ viết vậy thôi; bây giờ tôi viết về anh Phạm Chí Dũng.

Bầu cử Hồng Kông: Tiếng thét trong phòng phiếu

Từ Thức

Phe dân chủ đã thắng lớn trong cuộc bầu cử hội đồng quân tại Hồng Kông ngày Chủ Nhật.

Với số người tham dự kỷ lục, thắng lợi của phe dân chủ là một thông điệp cho thế giới thấy dân Hồng Kông bất tín nhiệm Carrie Lam, phản đối chính sách của chính quyền địa phương, do Bắc Kinh dựt dây.

Phe dân chủ đã muốn biến cuộc bầu cử cấp quận, thường thường rất ít cử tri tham dự, trở thành một cuộc trưng cầu dân ý rầm rộ chống Bắc Kinh.

Cuộc trưng cầu dân ý đã thành công. Tới giờ này, chưa chính thức, nhưng kết quả cho thấy 390 ứng cử viên dân chủ đã đắc cử (theo CNA), trong tổng số 452 hội viên, trước đây đại đa số thân Tàu.

Báo chí quốc tế đã theo sát một cuộc bầu cử cấp quận, trước đây không ai để ý, vì hội đồng quận không có trách nhiệm, thẩm quyền chính trị gì, ngoài những quyết định liên hệ tới đời sống hàng ngày, như chuyện lượm rác, thay đổi giờ mở cửa nhà giữ trẻ hay hồ bơi.

Một quan sát viên nói: người Hồng Kông đã có sáng kiến và khả năng biến một cuộc bầu cử vô thưởng vô phạt thành một cuộc cách mạng, không hơn không kém.

400.000 cử tri mới

Trước sự đàn áp dã man của quân đội, cảnh sát, theo lệnh của Bắc Kinh, dân Hồng Kông, đặc biệt là giới trẻ, đã dùng cuộc bầu cử quận như một hình thức đấu tranh chính trị.

Họ đã vận động được 400.000 người, trước đây chưa bao giờ đi bầu, xa lạ với “chính trị”, ghi tên vào danh sách cử tri.

Từ sáng sớm Chủ Nhật, hàng dẫy người đã xếp hàng, và khi phòng phiếu đóng cửa, 20 giờ 30, vẫn còn cử tri đứng chờ, rất đông

Kết quả là trên 71% cử tri tham dự, so với những kỳ trước, chưa bao giờ đạt tới 50%.

Các ứng cử viên dân chủ đã thắng khắp nơi, mặc dù trong suốt tuần lễ, các medias, hầu hết trong tay Bắc Kinh, đã hô hào dân chúng, đặc biệt là dân gốc lục địa, đi bỏ phiếu để “phản đối các hành động phá rối trật tự, đã đưa Hồng Kông tới hỗn loạn, phá sản”.

“Tôi rất nóng lòng muốn được thảo luận với các bạn”

Nguyễn Ngọc Chu

1. Đó là lời đề nghị - kết thúc bài diễn văn tuyệt vời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tại Học viện Ngoại giao Việt Nam ngày 20 /11/ 2019.

Thật may mắn cho các em sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam khi được chứng kiến và nghe trực tiếp bài diễn văn này - bài diễn văn mà có lẽ trong suốt 4 năm học, các em khó mà có được lần nữa từ một chính khách đến thăm.

2. Nói là tuyệt vời không phải vì xã giao, cũng không phải vì thấy quyền cao chức trọng từ nước lớn mà cúi mình a dua. Trên thực tế, đây là bài diễn văn với những điểm chốt chiến lược.

3. Từ ngàn xưa, những kẻ xâm lược luôn lấy sức mạnh làm vũ khí cướp bóc. Chúng ngông cuồng đòi đi ngược với trật tự của tạo hóa bằng cách thiết lập “trật tự”: “Lẽ phải thuộc kẻ mạnh”. Ngoài bọn bạo ngược thì kẻ hèn nhát cũng chịu khuất phục bởi “trật tự”: “ Lẽ phải thuộc kẻ mạnh”.

4. Hôm 20/11/2019 - đúng vào Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã gọi tên kẻ mưu toan áp đặt trật tự “kẻ mạnh là kẻ đúng” trước các sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam.

Ông Mark Esper viện dẫn lại sự tích của Chiến tranh Peloponnese. Đó là mùa hè năm 416 trước Công nguyên (TCN), khi “cường quốc hải quân Athen điều lực lượng đến quốc đảo Melos độc lập với yêu sách công dân trên đảo này phải đầu hàng và cống nạp cho Athen, nếu không chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự diệt vong. Các nhà lãnh đạo Melos lý luận rằng họ giữ trung lập trong cuộc chiến giữa Athen và Sparta và do đó họ là bên “đúng””.

Nhưng người Athen cậy vào sức mạnh, không quan tâm đến lẽ “đúng”. Athen nghĩ rằng tranh cãi chỉ xẩy ra khi hai bên là đối thủ có sức mạnh tương đương. Còn Melos là nước nhỏ:

Và theo logic của người Athen, thì không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải phục tùng để tránh nạn diệt vong. Trong tuyên bố tổng kết rõ nhất quan điểm về thế giới của người Athen, họ lý giải cho hành động của họ và nói rằng “kẻ mạnh làm điều họ có thể làm, kẻ yếu phải chịu đựng những gì họ phải chịu”.

5. Trong phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã nêu tên đích danh Trung Quốc đang hành xử theo “trật tự” của Trung Quốc - “kẻ mạnh là kẻ đúng’ - ở Biển Đông Nam Á. Trung Quốc ngày nay là Athen của năm 416 TCN. Trung Quốc không quan tâm đến điều “đúng”. Trung Quốc đang thực thi “kẻ mạnh làm điều họ có thể làm, kẻ yếu phải chịu đựng những gì họ phải chịu”.

Chính sách quốc phòng Việt Nam chuyển từ ‘3 không’ thành ‘4 không’

VOA Tiếng Việt

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh công bố Sách trắng Quốc phòng hôm 25/11/2019

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh công bố Sách trắng Quốc phòng hôm 25/11/2019

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, công bố Sách trắng Quốc phòng hôm 25/11 ở Hà Nội. Ông Vịnh cho hay điểm mới trong Sách trắng lần này là chính sách “ba không” giờ đây chuyển thành “bốn không”.

Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói tại lễ công bố Sách trắng, theo trích dẫn trên Quân đội nhân dân, VnExpress và một số cơ quan báo chí khác ở trong nước.

Các bản tin cho biết Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 khẳng định chính sách quốc phòng của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng “bằng biện pháp hoà bình”, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện phương châm “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược”.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu thuộc viện ISEAS Yusof Ishak có trụ sở đặt ở Singapore, nhận xét với VOA rằng phần lớn nội dung Sách trắng “không có gì mới”, kể cả các nguyên tắc “bốn không”.

Nhà nghiên cứu này lập luận rằng 3 ý đầu tiên của bộ nguyên tắc có thể gộp lại thành “một không”, chỉ cần nói “không tham gia liên minh quân sự” là đủ.

Còn cái “không” số 4 mới được bổ sung thực ra không có ý nghĩa với Việt Nam, theo ông Hợp. Ông nói rõ hơn:

Không đe dọa sử dụng vũ lực thì chỉ có người khỏe hơn mới áp dụng. Bên yếu hơn mà dùng điều kiện đó thì không thích hợp. Chắc là người ta [Việt Nam] sẽ lý giải rằng ngôn ngữ đó áp dụng cho trường hợp là người ta không đánh trước. Bảo là không đe dọa sử dụng vũ lực thì nó là vô lý với một nước, một đội quân yếu hơn”.

Điều đáng chú ý của Sách trắng lần này so với bản công bố cách đây 10 năm là nó nói đến những diễn biến trên Biển Đông và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, hàm ý nói đến Mỹ và Trung Quốc, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói.

Người Hồng Kông vui mừng vì phía ủng hộ dân chủ thắng tuyệt đối

November 25, 2019

TUYỆT VỜI HỒNG KÔNG!

Chiến thắng vĩ đại của các nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông: đến 4 giờ sáng nay (25/11/2019), họ đã được ít nhất 240 ghế trong tổng số 452 ghế hội đồng quận. Phe Bắc Kinh mới được 28 ghế.
Cuộc chiến đấu còn dài và rất gian khổ, nhưng rất đáng khích lệ.

HỒNG KÔNG HOÁ ĐẠI LỤC phải là đích.

Nguyễn Quang A

***

Theo kết quả cập nhật lúc 9h15 sáng nay, 25/11 (giờ địa phương), của đài Cable News Channel (Hồng Kông), phe ủng hộ dân chủ đã giành được 387 trên tổng số 452 ghế hội đồng lập pháp quận được đưa ra bầu cử, còn phía thân Bắc Kinh giành được 61 ghế - mất hơn 250 ghế so với cuộc bầu cử hồi năm 2015.

Báo mạng SOHA 25/11/2019 12:22

***

Vì sao Hong Kong phe Dân chủ thắng áp đảo phe thân Tập Cận Bình?

Một cái tát trời giáng vỗ mặt Tập Cận Bình khi hàng triệu Dân HK đã bỏ phiếu ủng hộ phe Dân chủ.

Vì sao?

Vì bộ mặt giả nhân độc tài, độc ác phát xít của Tập lộ rõ khi ra lệnh đàn áp dã man người biểu tình đòi quyền tự chủ của một chế độ dân chủ đối nghịch với chế độ chà đạp tự do, dân chủ Bắc Kinh.

Tức nước vỡ bờ.

Đâu cũng vậy.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

Lưu Trọng Văn


Những người ủng hộ dân chủ vui mừng vì kết quả bầu cử. (Hình: Billy H.C. Kwok/Getty Images)

Cử tri Hồng Kông hôm Chủ Nhật, 24 Tháng Mười Một [Việt Nam là 25-11-2019 / báo Người Việt lên bài vào cuối buổi chiều 25/11], đã đi bỏ phiếu với con số kỷ lục để chọn người đại diện trong các hội đồng quận hạt. Hàng dài người đứng chờ qua mấy khu phố trước các phòng phiếu khắp Hồng Kông để tham dự cuộc bầu cử 18 hội đồng quận, với việc có đông đảo cử tri đi bỏ phiếu được coi là chỉ dấu tốt cho phía đòi tự do, dân chủ. Cơ quan bầu cử Hồng Kông cho biết có khoảng 3 triệu cử tri đi bỏ phiếu.

Đây là cuộc bầu cử mà cử tri Hồng Kông được trực tiếp chọn người đại diện cho họ, và người dân nơi đây hy vọng rằng chiến thắng của những người đòi dân chủ sẽ đưa ra một thông điệp rõ ràng cho giới lãnh đạo Hồng Kông được Bắc Kinh hỗ trợ.

Kết quả ban đầu cho thấy phe ủng hộ dân chủ của Hồng Kông thắng lớn vì chiếm được 278 ghế trong số 452 ghế. Họ có thể chiếm nhiều ghế trong các hội đồng quận hạt hơn nữa vì chưa đếm phiếu xong.

Cảnh sát canh gác trước một phòng phiếu (Photo by Chris McGrath/Getty Images)

Nhà tranh đấu dân chủ Joshua Wong (trái) đứng đợi bỏ phiếu. (Hình: VIVEK PRAKASH/AFP via Getty Images)

/p

Đến tối vẫn còn có người đợi bỏ phiếu (Photo by Chris McGrath/Getty Images)

Ứng cử viên Andrew Chiu, người bị cắn đứt lỗ tai, đi vận động. (Hình: YE AUNG THU/AFP via Getty Images)

Ứng cử viên ủng hộ Bắc Kinh Junius Ho đi vận động (Hình: Billy H.C. Kwok/Getty Images)

Ứng cử viên ủng hộ dân chủ Jimmy Sham (giữa) đi vận động vào ngày bỏ phiếu (Hình: PHILIP FONG/AFP via Getty Images)

Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh với công cuộc chống Trung Quốc

Nguyễn Vũ Bình

Hình minh hoạ. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Hình minh hoạ. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Courtesy of xuandienhannom.blogspot

Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh sinh năm 1916, tại xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Cụ là một trong số ít người Việt Nam vượt qua tuổi 100 cực kỳ quý hiếm. Tham gia cách mạng từ năm 1936, khi phong trào Mặt trận Bình dân ở Pháp ảnh hưởng tới các thuộc địa. Năm 1939, Cụ được kết nạp vào đảng cộng sản. Trải qua rất nhiều cương vị công tác, từ nhỏ tới lớn (bí thư huyện ủy Đông Anh, bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc…), Cụ về hưu vào năm 1990. Trong quá trình công tác, cụ Nguyễn Trọng Vĩnh có thời gian tham gia quân đội và được phong hàm Thiếu tướng. Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh tốt nghiệp cao đẳng Tiểu học thời Pháp thuộc, là một trong số ít người hoạt động cách mạng trước năm 1945 có bằng cấp và kiến thức căn bản.

Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh trong thời gian công tác có giai đoạn 13 năm làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, đó là giai đoạn căng thẳng, khó khăn nhất trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc (1974 - 1987). Trong thời gian này, khi Trung Quốc xua 60 vạn quân qua biên giới để “dạy cho Việt Nam một bài học” thì mặt trận ngoại giao cũng trở nên vô cùng khốc liệt. Chính thời kỳ này Cụ đã được chứng kiến, đã phải đối phó với những âm mưu, thủ đoạn và bản chất thực sự của đồng chí, bạn vàng cộng sản Trung Quốc. Trước đó, là cán bộ cao cấp, Cụ cũng có đầy đủ thông tin về những trái đắng mà đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam nhận được kèm theo sự giúp đỡ của đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc. Chính vì vậy, do hoàn cảnh công tác, Cụ là một trong số ít người hiểu được Trung Quốc vừa ở tầm chiến lược (vĩ mô), vừa ở những thủ đoạn, thủ thuật mà họ sử dụng.

Năm 2007, trước việc Trung Quốc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã có các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn. Bắt đầu từ đó, người dân Việt Nam ý thức hơn về các mối nguy, hiểm họa từ phía Trung Quốc. Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, cũng bắt đầu nêu vấn đề Trung Quốc với những âm mưu và thủ đoạn nhằm lũng đoạn và thôn tính đất đai, lãnh thổ lãnh hải của tổ quốc. Bởi vì giai đoạn đầu, Cụ Vĩnh còn niềm tin vào nhà cầm quyền trong việc tiếp nhận góp ý và bản thân Cụ là người tôn trọng nguyên tắc tổ chức, nên các kiến nghị, góp ý của Cụ chỉ gửi tới các địa chỉ là các cá nhân và tập thể của đảng và nhà nước. Sau này khi biết rõ những góp ý của mình và nhiều người khác không nhận được sự tôn trọng và tiếp thu, Cụ đã đưa các ý kiến trực tiếp lên mạng xã hội. Kể từ năm 2008 tới nay, cụ đã có tổng cộng hơn 50 bài viết cảnh báo về những âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực, khía cạnh và cập độ.

Những bài viết của cụ Nguyễn Trọng Vĩnh về Trung Quốc là những thông tin, kiến thức rất bổ ích trong việc nhìn nhận, đánh giá đúng bản chất, phương thức và thủ đoạn của nhà cầm quyền Trung Quốc trong việc lũng đoạn và phá hoại cũng như ý đồ làm suy yếu và thôn tính Việt Nam. Các bài viết của cụ Nguyễn Trọng Vĩnh bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây.

Thứ nhất, Nêu rõ mục tiêu bao trùm của Trung Quốc đối với Việt Nam trong mối quan hệ vừa là đồng chí, vừa là anh em từ những ngày đầu hai nước thiết lập quan hệ. Làm sáng tỏ những thủ đoạn của Trung Quốc trong việc cản trở, làm suy yếu và khống chế Việt Nam trong quá khứ.

Trong bài viết “Bộ mặt thật của những người lãnh đạo Trung Quốc trong quá trình dài quan hệ “môi răng” giữa Trung Quốc và Việt Nam” viết ngày 27/7/2012 (trong cuốn sách Phải, trái sự đời) cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đã khái quát toàn bộ mục tiêu bao trùm, âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc trong mối quan hệ Việt - Trung.

- Tư tưởng xuyên suốt của lãnh đạo Trung Quốc là bành trướng, bá quyền ích kỷ nước lớn. Trước đó, trong bài viết “Thư gửi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết” tháng 9/2008, cụ Vĩnh đã viết: “13 năm làm đại sứ nước ta tại Trung Quốc, tôi rút ra được mấy nhận xét này: “Một nghìn năm nữa giới lãnh đạo Trung Quốc cũng chưa từ bỏ tư tưởng bành trướng bá quyền, ích kỷ nước lớn của họ. Muốn thực hiện nó, họ phải quyết vươn lên vị trí “đệ tam siêu cường”. Khi chưa đạt, họ náu mình chờ thời…. Trung Quốc chưa bao giờ muốn nước ta thật mạnh, họ luôn mang tư tưởng biến nước ta thành “một đứa em yếu ớt dễ bảo”.

- Những phương án thu phục Việt Nam là:

1. Thu phục Việt Nam bằng tư tưởng Mao Trạch Đông;

2. Mạnh tay giúp xây dựng kinh tế để Việt Nam hàm ơn và phụ thuộc vào Trung Quốc;

3. Hình thành hai gọng kìm nhằm uy hiếp và khuất phục Việt Nam.

- Giúp Việt Nam chống Pháp đồng thời hạn chế thắng lợi của Việt Nam làm Việt Nam suy yếu phải phụ thuộc Trung Quốc.

- Nhân dân Việt Nam quyết tâm chống Mỹ để thống nhất tổ quốc, Trung Quốc giúp Việt Nam và dùng Việt Nam làm con bài để làm ăn với Mỹ

Thứ hai, Khẳng định dứt khoát Việt Nam không còn nợ nần, ân nghĩa gì với Trung Quốc. Cụ Vĩnh đã lập luận: “Sự nhường cơm sẻ áo của nhân dân Trung Quốc giúp chúng ta khá lớn trong hai cuộc kháng chiến, nhân dân ta, nhà nước ta rất biết ơn, coi như mắc một món nợ. Nhưng tháng Giêng năm 1974 nhà cầm quyền Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - đang thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng hòa; năm 1975, trang bị cho lực lượng vũ trang Polpot đánh phá phía Tây Nam nước ta; tháng 2/1979, Đăng Tiểu Bình huy động 60 vạn quân xâm lăng, tàn phá triệt để các tỉnh biên giới nước ta, giết hại đồng bào ta… thì tự họ xóa hết nợ, hết ân nghĩa trước đây. Ngược lại, họ lại mắc nợ máu với nhân dân biến giới nước ta.” (trong bài viết Hữu nghị hay mưu đồ thôn tính? viết ngày 26/01/2014)

Thứ ba, Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đã chỉ ra tất cả âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực, khía cạnh hợp tác, đầu tư, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đây là một kỳ công và tâm huyết của cụ Vĩnh, trong cuốn sách “Phải, Trái sự đời” chúng ta có thể bắt gặp hàng chục bài viết liên quan tới đề tài này. Đọc qua những bài viết với các tiêu đề: “Âm mưu thâm độc của Trung Quốc”, “Lại một thủ đoạn của Trung Quốc nhằm độc chiếm biển Đông”, “Lại đường sắt cao tốc”, “Cảnh giác với Trung Quốc, dân chủ với dân”, “Sao lại đi học kẻ thù”…vv… có thể thấy cụ Vĩnh luôn đau đáu với sứ mệnh bảo vệ Việt Nam trước những âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc.

Trung Quốc tài trợ chi phí nghiên cứu tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng

Đào Bích

Xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng là phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc, chứ không phải của Việt Nam. Cho nên, kinh phí nghiên cứu quy hoạch tuyến đường này do phía Trung Quốc "tài trợ"!

Ôi ông Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ơi! Ông chuyển sang làm công dân Trung Quốc hồi nào vậy?

Hoàng Dũng

***

Nhiều bạn FB có sáng kiến bán anh Thể giá cho Tàu, vì anh ấy yêu Tàu quá, mọi người nghĩ sao?

Nguyễn Giáng Vân

(VTC News) - Chi phí nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hải Phòng - Trung Quốc với tổng mức đầu tư tạm tính 100.000 tỷ đồng sẽ do phía Trung Quốc tài trợ.

Xác nhận với VTC News, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, liên danh tư vấn Trung Quốc vừa gửi Bộ Giao thông vận tải Việt Nam về báo cáo nghiên cứu cuối kỳ quy hoạch tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hải Phòng - Trung Quốc, với tổng mức đầu tư tạm tính 100.000 tỷ đồng. Chi phí nghiên cứu quy hoạch do phía Trung Quốc tài trợ.

Liên danh tư vấn gồm Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT (TRICC) và Công ty hữu hạn Tập đoàn Viện Khảo sát thiết kế số 5 đường sắt (Trung Quốc).

Trung Quoc tai tro chi phi nghien cuu tuyen duong sat 100.000 ty dong hinh anh 1

Kinh phí xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ước tính tốn 100.000 tỷ đồng.

Theo quy hoạch, tổng chiều dài toàn tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng là 392 km, chạy theo hướng đông qua 8 tỉnh, thành phố gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng (điểm cuối tại cảng Lạch Huyện thuộc huyện Cát Hải - Hải Phòng).

Cuối tháng 10, đầu tháng 11/2019, Bộ GTVT có các buổi làm việc với UBND các tỉnh Yên Bái, Hưng Yên, Hải Dương, TP Hải Phòng về phương án quy hoạch tuyến đường sắt này.

Hiện tuyến đường sắt từ Lào Cai đến Hải Phòng có tuyến đường sắt khổ 1.000 mm. Liên danh tư vấn Trung Quốc đề xuất 2 phương án là cải tạo đường hiện có thành khổ lồng (thêm khổ đường 1.435 mm) hoặc giữ nguyên hiện trạng tuyến cũ, xây dựng tuyến mới khổ tiêu chuẩn 1.435 mm.

Trên tuyến có 73 cây cầu lớn (tổng chiều dài hơn 130 km), 25 hầm (tổng chiều dài 25 km), 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga.

Dự báo năng lực vận tải là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày, vận tải cả hàng hóa và hành khách. Tốc độ thiết kế là 160 km/h (tuyến hiện tại có vận tốc trung bình 50 km/h, vận tốc tối đa 80 km/h).

Dự kiến tổng mức đầu tư (chưa bao gồm chi phí mặt bằng) ước tính khoảng 100.000 tỷ đồng. Diện tích sử dụng đất toàn dự án khoảng 1.654 ha.

Báo cáo cuối kỳ quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng sẽ do Bộ GTVT và các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Nếu được thông qua, tuyến đường sắt này được chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2020 – 2025 và xây dựng sau năm 2025.

Thông tin Bộ GTVT lên phương án xây dựng tuyến đường sắt liên vận quốc tế nhận được sự quan tâm và nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia kinh tế.

Trả lời VTC News, tiến sỹ Phạm Chi Lan cho rằng, xây thêm tuyến đường sắt mới với vốn đầu tư lên đến 100.000 tỷ đồng, trong khi đã có đường cao tốc là lãng phí và vô lý. Chuyên gia nhấn mạnh việc xây dựng tuyến đường sắt phía Bắc ở thời điểm này là chưa cần thiết, thậm chí là lãng phí.

Liêm chính: Nghịch lý của giới trẻ Việt Nam

Thục-Quyên

Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100.

Ngày 10/09/2019 vừa qua Tổ chức này cũng đã công bố kết qủa một nghiên cứu khảo sát trong chương trình Chiến lược Việt Nam 2016-2020 của họ, về "Vấn đề liêm chính trong giới trẻ Việt Nam" (YIS 2019). Đây là cuộc khảo sát thứ 3 theo sau những cuộc khảo sát năm 2011 và 2014.

Chương trình nghiên cứu có mục đích góp phần nâng cao giá trị và thực hành liêm chính trong giới trẻ Việt Nam, và được hỗ trợ tài chính bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam và Quỹ Canada dành cho các sáng kiến địa phương Việt Nam (Canada Fund for Local Initiatives).

Phỏng dịch bài "Upholding Integrity: The Paradox of Vietnamese Youth" https://towardstransparency.vn/en/upholding-integrity-the-paradox-of-vietnamese-youth/

Chúng ta không luôn xây dựng được tương lai cho thế hệ trẻ,

nhưng chúng ta có thể xây dựng thế hệ trẻ cho tương lai.

“We cannot always build the future for our youth,

but we can build our youth for the future” (Franklin D. Roosevelt)

Kết qủa cuộc nghiên cứu cho thấy:

- Cứ ba người trẻ Việt Nam thì có một người sẵn sàng tham gia các liên hệ tham nhũng để giành lợi thế cho bản thân và gia đình của mình, bất chấp khát vọng của chính họ là sống trong một xã hội bắt nguồn từ sự chính trực, và ngược lại niềm tin của chính họ là tham nhũng có hại cho thế hệ của mình, và cho nền kinh tế cũng như sự phát triển của Việt Nam.

-Tuy vậy, đáng mừng là cứ năm người trẻ được phỏng vấn thì có bốn người nhận thức được trách nhiệm của mình và cho biết sẵn sàng hành động để giải quyết nạn tham nhũng.

Những phát hiện trên của YIS 2019 phản ảnh rõ ràng sự nghịch lý của giới trẻ VN trong việc phát huy và thực hành liêm chính.

Mặc dù Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam cho rằng vẫn quyết tâm và mạnh mẽ giải quyết vấn đề tham nhũng, giới trẻ báo cáo tình trạng tham nhũng hiện nay tăng mạnh so với năm 2014 mỗi khi họ cần xử dụng những dịch vụ công cộng quan trọng. Đặc biệt, bốn trong số mười người trẻ được khảo sát đã phải hối lộ để có được một tài liệu hoặc giấy phép khi cần, trong khi hầu hết mọi người khác đã phải hối lộ để có được thuốc men hoặc chăm sóc y tế tốt hơn cho bản thân hoặc gia đình họ. Đáng chú ý là người trẻ có mức sống thấp dường như dễ bị là nạn nhân của tham nhũng hơn những người khác. Văn bản chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ CT-TTg ngày 22.04.2019 cho thấy lý do có lẽ vì còn thiếu những biện pháp hiệu quả để đối phó với những phiền hà, nhũng nhiễu gây cho người dân trong việc giao thông cũng như dịch vụ y tế và giáo dục công cộng.

Tuy ý thức rõ rệt thế nào là liêm chính, giới trẻ Việt Nam cuối cùng đã hợp lý hóa các hành vi tham nhũng. Một nửa trong số họ nói rằng một người có thể nói dối và lừa dối mà vẫn còn liêm chính, nếu điều đó có thể giúp giải quyết khó khăn cho bản thân hoặc gia đình họ.

Một trong sáu thanh niên được khảo sát đồng ý rằng, nói dối, gian lận, vi phạm pháp luật và hành động tham nhũng mang lại cơ hội thành công cao hơn trong cuộc sống. Đáng kinh ngạc hơn nữa, một trong hai sẵn sàng tham gia vào các giao dịch tham nhũng để được nhận vào một trường học hoặc công ty tốt.

TUYÊN BỐ VỀ VIỆC BẮT GIAM VÀ KHỞI TỐ TIẾN SỸ PHẠM CHÍ DŨNG

Đợt 1 và Đợt 2

(Nhóm soạn thảo xin phép ngưng nhận chữ ký, với 9 tổ chức, 193 cá nhân đã ký tên hưởng ứng)     
 

Qua báo chí trong nước, chúng tôi được biết vào ngày 21 tháng 11 năm 2019, Tiến sỹ Kinh tế, Nhà báo, Nhà hoạt động xã hội Phạm Chí Dũng đã bị Công an TP Hồ Chí Minh bắt và khởi tố vụ án.

Trong nhiều năm qua, TS. Phạm Chí Dũng có nhiều bài viết mang tính phản biện xã hội, được nhiều thành phần công chúng đón nhận. Cho đến thời điểm này, chúng tôi chưa thấy một cơ quan nhà nước hoặc cá nhân nào kiện ông Phạm Chí Dũng với tư cách cá nhân hoặc với tư cách Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập.

Trong một chế độ lấy pháp quyền và dân chủ làm nền tảng thì việc cá nhân hay tổ chức có những phát ngôn khác với đường lối chính sách của chính quyền phải được tôn trọng; nếu coi chúng là sai thì chính quyền trao đổi, tranh luận công khai; nếu được cho là xúc phạm hay vi phạm lợi ích của tổ chức hay cá nhân khác thì những đương sự bị vi phạm có thể kiện ra tòa theo luật dân sự, chứ chính quyền không thể tùy tiện bắt giam và bỏ tù người phát ngôn.

Không có cơ sở nào để khẳng định những ý kiến công khai của TS. Phạm Chí Dũng là “vi phạm pháp luật nghiêm trọng” và “ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh và trật tự thành phố” như thông báo của Công an TP. Hồ Chí Minh.

Quyền lập hội là quyền được hiến định. Cho đến nay vẫn chưa có luật cụ thể để người dân thực hiện quyền con người cơ bản này, đó là lỗi nghiêm trọng của cơ quan lập pháp. Trong điều kiện đó, việc ông Phạm Chí Dũng và các thành viên khác thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, tự ra báo, lập blog, sử dụng tên miền là hoàn toàn hợp hiến và hợp pháp. Tất cả các lý do được nêu ra để bắt giam và khởi tố ông Phạm Chí Dũng như được báo chí loan báo là hoàn toàn không có cơ sở, vi hiến.

Vì những lý do trên, chúng tôi, các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự ký tên dưới đây, tuyên bố việc bắt ông Phạm Chí Dũng là việc làm không phù hợp với nhà nước pháp quyền. Chúng tôi yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho TS. Phạm Chí Dũng.

Ngày 22 tháng 11 năm 2019

TỔ CHỨC:

Đợt 1

  1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc sở Tư pháp TP HCM

  2. Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: TS Tin học Nguyễn Quang A, Nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam

  3. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc

  4. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, đại diện Nguyễn Tường Thụy

  5. Hội Bầu bí tương thân, đại diện Nguyễn Lê Hùng

Đợt 2

    6. Hội Cựu Tù nhân lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

    7. Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD: Đại diện: Vũ Quốc Ngữ

    8. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm

    9. Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Đại diện: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

CÁ NHÂN:

Đợt 1

     

    1. Võ Văn Thôn, CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM

    2. Lê Thân, cựu tù Côn Đảo, CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM

    3. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo Sài Gòn Giải phóng

    4. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

    5. Hoàng Hưng, Nhà thơ-Dịch giả, Sài Gòn

    6. Hoàng Dũng, PGS TS Ngôn ngữ, TPHCM

    7. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, Sài Gòn

    8. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Nội

    9. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

    10. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu ngôn ngữ, CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Nội

    11. Trần Minh Thảo, Viết văn, CLB Phan Tây Hồ, Bảo Lộc, Lâm Đồng

    12. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Chủ bút nhật báo Tin Sáng, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

    13. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris Pháp

    14. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

    15. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

    16. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội

    17. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn

    18. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn

    19. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội

    20. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang

    21. Hà Sĩ Phu, viết văn tự do, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt

    22. Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo về hưu, Pháp

    23. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn, Hoa Kỳ

    24. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An

    25. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội

    26. Nguyễn Lê Hùng, Hà Nội

    27. Gb Huỳnh Công Minh, Linh mục, Sài Gòn

    28. Nguyễn Quốc Thái, Nhà báo, Sài Gòn

    29. Nguyễn Trung Dân, Nhà báo, Sài Gòn

    30. Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt

    31. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ Hán-Nôm, Hà Nội

    32. Tô Lê Sơn, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

    33. Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, Sài Gòn

    34. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Hoa Kỳ

    35. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Pháp

    36. Trương Anh Thụy, Nhà văn, Hoa Kỳ

    37. Nguyễn Hữu Vinh, blogger Ba Sàm, Hà Nội

    Đợt 2

       38. Lê Xuân Khoa, Giáo sư Đại học hồi hưu, Washington D.C., Mỹ

       39. Đỗ Trung Quân, Nhà thơ, Sài Gòn

       40. Lê Thăng Long, Cựu TNLT, Sài Gòn

       41. Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, Sài Gòn

       42. Huỳnh Ngọc Chênh, Nhà báo, Đà Nẵng-Hà Nội

       43. Nguyễn Thuý Hạnh, Hà Nội

       44. Nguyễn Thị Tuyết Lan, Houston, Texas, Hoa Kỳ

       45. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Blogger, Houston, Texas, Hoa Kỳ

       46. Nguyễn Vũ Bình, cựu TNLT, Nhà báo tự do, Hà Nội

       47. Xuân Hảo, USA

       48. Lê Thị Công Nhân, Luật sư, cựu TNLT, Hà Nội

       49. Ngô Duy Quyền, Kỹ sư, Hà Nội

       50. Đỗ Thái Nhiên, facebooker

       51. Hoa Mai Nguyen, Làm báo tự do, Hamburg CHLB Đức

       52. Vũ Vân Sơn, nguyên Hội trưởng Hội Người Việt Nam Berlin & Brandenburg, Hưu trí Berlin, CHLB ĐỨC

       53. Nguyễn Văn Lịch, Hà Nội

       54. Nguyễn Khắc Long, Phóng viên Tournai, Belgium

       55. Nguyễn Thanh Hà, Thanh Trì, Hà Nội

       56. Jesus Tran, fbker

       57. Cấn Thị Thêu, Dân oan Dương Nội, cựu TNLT, Hà Nội

       58. Trịnh Bá Khiên, Dân oan Dương Nội, cựu TNLT, Hà Nội

       59. Trịnh Bá Phương, Dân oan Dương Nội, Hà Nội

       60. Trịnh Bá Tư, Dân oan Dương Nội, Hà Nội

       61. Vũ Hùng, cựu TNLT, Hà Đông, Hà nội

       62. Trần Mai Hương, UK

       63. Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân Việt Tân, Hoa Kỳ

       64. Văn Đức Nguyễn Australia

       65. Dung Van Vi, fbker

       66. Lê Quốc, Irvine, California, USA

       67. Kim Chi Tôn, Berlin, CHLB ĐỨC

       68. Ngô Văn Hoa, Bác sĩ, Đà Nẵng

       69. Nguyễn Thị Kim Liên, Sài Gòn

       70. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, nguyên ủy viên Mặt trận Tổ quốc Tp HCM

       71. Vũ Quốc Ngữ, Hội Nhà báo ĐLVN

       72. Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành Đoàn Tp HCM 1975, nguyên GĐ Cty Savimex

       73. Ngô Thị Hồng Lâm, Vũng Tàu

       74. Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Nhà thơ, hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, thành viên Ban Vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam, Đà Lạt

       75. Vũ Văn Thịnh, Bác sĩ, Thái Nguyên

       76. Nguyen Thi Quynh Ly, Fbker NTQL, Sài Gòn

       77. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt

       78. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, hưu trí, TP HCM

       79. Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia, Liên Hiệp Quốc

       80. Vũ Linh Huy, Bác sĩ y khoa, Sarasota, Florida, Hoa Kỳ

       81. Nguyễn Ngọc Lanh, GS Y, Hà Nội

       82. Lê Công Định, Luật gia, Sài Gòn

       83. Mạc Văn Trang TS Tâm lý học, HN

       84. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, SG

       85. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TPHCM

       86. Trần Vũ Anh Bình, cựu TNLT, Sài Gòn

       87. Lâm Thị Ái, vợ NS Tô Hải, Sài Gòn

       88. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên Cán bộ Bộ Công an

       89. Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, Hoa Kỳ

       90. Đoàn Công Nghị, Nha Trang

       91. Phương Hà, LS, Nhà thơ, Nhà báo, Sài Gòn

       92. Lê Anh Dũng, Giáo viên, Nha Trang

       93. Lê Văn Trợ, Quảng Nam

       94. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản

       95. Nguyễn Đông Yên, Giáo sư Toán học, Hà Nội

       96. Tạ Minh Tuận, Tiền Hải, Thái Bình

       97. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn

       98. Nguyen Minh Tan, Luật sư, TP. HCM

       99. Bùi Trúc Linh, Quận 9, Sài Gòn

       100. Nguyễn Viện, Nhà văn, Saigon

       101. Nguyễn Lương Thịnh, Hưu trí, Thủ Đức, TPHCM

       102. Truyền Hoàng, Hà Nội

       103. Nguyễn Tuệ-Hải, Canberra, Australia

       104. Ngoc Quang Tran, Nhà báo tự do sống tại TP Nha Trang

       105. Nghe Bui, Saigon

       106. Nguyễn Hồng Kim Hoàng, SG

       107. Nguyễn Xuân Nghĩa, Nhà văn tự do, cựu Tù nhân lương tâm, Hải Phòng

       108. Don Tran, Houston, Texas, Hoa Kỳ

       109. Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ Nha khoa, Tp. HCM

       110. Bắc Phong, Canada

       111. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, Nhà văn – GS Kinh tế, Canada

       112. Lê Phước Dạ Đăng, sống tại Sài Gòn

       113. Lê Vinh Quốc, TS Giáo dục, Sài Gòn

       114. Nguyễn Mạnh Sơn, cựu TNLT, Hải Phòng

       115. Tôn Gia Khai Warsaw Poland

       116. Chu Anh Tuấn, Vũng Tàu

       117. Bùi Công Trường, Hà Nội

       118. Nghiêm Sỹ Cương, sinh sống tại Hà Nội

       119. Đoàn Nhật Hồng, Đảng viên Đảng CS VN, Cán bộ tiền khởi nghĩa, câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Đà Lạt

       120. Nguyễn Thị Hoà, Bruxelles, Belgique

       121. Adam Truong, Làm báo tự do tại Canada

       122. Nguyễn Trọng Chức, sống tại Sài Gòn

       123. Tiết Hùng Thái, Dịch giả, Vũng Tàu

       124. Lê Thị Minh Hà, Nhà văn, CH Đức

       125. Nguyễn Khuê, Hưu trí, TPHCM

       126. Phan Trọng Khang, Thương binh 2/4 ở Tây Hồ Hà Nội

       127. Nguyễn Thị Thu Huyền, Thành viên PTDQ ở UK

       128. Nguyễn Khắc Mai, nhóm Lập quyền Dân, Hà Nội

       129. Trân Thị Băng Thanh, PGS TS Văn học, Hà Nội

       130. Lê Hồng Thắng, Tp Huế

       131. Đỗ Thành Nhân, Tư vấn đầu tư, Quảng Ngãi

       132. Phạm Duy Hiển, Cựu chiến binh, Tp Pleiku, Gia Lai

       133. Anton Lê Ngọc Thanh, Linh mục DCCT, Sài Gòn

       134. Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà Nội

       135. Ngô Thị Hồng Lâm, Hưu trí, Bà Rịa- Vũng Tàu

       136. Hoàng Nguyên, Công nhân, Nghệ An

       137. Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ Luật, tạm trú tại Hoa Kỳ

       138. Nguyễn Thị Dương Hà, Luật sư, tạm trú tại Hoa Kỳ

       139. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn

       140. Bùi Thanh Hiếu, Nhà văn, CHLB Đức

       141. Hoàng Thị Hà, Giáo viên về hưu, Thanh Xuân, Hà Nội

       142. Phan Khang, Cựu Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội

       143. Nguyễn Đình Ấm, Nhà báo, Hà Nội

       144. Vi Đức Hồi, cựu Giám đốc Trường Đảng huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, cựu Tù nhân lương tâm

       145. Trần Bang, Kỹ sư, Sài Gòn

       146. Đỗ Quang Nghĩa, Berlin, Đức

       147. Phạm Hoàng Oanh, Sài Gòn

       148. Bùi Trúc Linh, quận 9, Sài Gòn

       149. Lưu Văn Đức, Hà Nội

       150. Mạnh Hùng Vũ, facebooker

       151. Nguyễn Thế Hùng, Giáo sư Đại học Đà Nẵng, Phó chủ tịch Hội cơ học Thủy khí Việt Nam

       152. Ha Nguyen Thuy, fbker

       153. Nguyễn Thiết Thạch, Lao động tự do, quận Bình Thạnh, SG

       154. Cường fbker

       155. Đậu Văn Dương, Nam Đàn, Nghệ An

       156. Võ Đình Xứng, Công ty TNHH MTV Phú Sơn Đông, Đà Nẵng

       157. Trần Đức Thạch, cựu TNLT, Nghệ An

       158. Nguyễn Thị Duyện, Khoái Châu, Hưng Yên

       159. Dương Thị Tân, Phạm Ngọc Thạch, quận 3, Sài Gòn

       160. Nguyễn Bình Thành, Thợ điện, Fbker Matsach Nguyen

       161. Phạm Thị Tính, FBker Hamasakih Hoshimi

       162. Huỳnh Mạnh Phương, Fbker

       163. Ngô Thị Thứ, Fbker Ngo Thu, Sài Gòn

       164. Vinh Lê, Canada

       165. Đặng Minh Sơn, Nha Trang

       166. Hùng Lê, Fbker

       167. Đặng Văn Tiến, Kỹ thuật viên truyền hình, Sài Gòn

       168. Phong Hải Võ, Fbker

       169. Nguyễn Thị Minh Hạnh, công ty TNHH TMDV Ngọc Sơn, Hà Nội

       170. Trương Văn Dũng, Hà Nội

       171. Trần Thị Diệu Thủy, Vĩnh Long

       172. Huỳnh Văn Tân, Đồng Tháp

       173. Quoc Canh, Fbker

       174. Thao Nguyen, Fbker

       175. Nguyễn Xuân Thiện, Nghề tự do, Hà Tĩnh

       176. Nguyen Van Dinh, Fbker Dinh Van

       177. Nguyen Van Hung, Fbker Nguyễn Hùng PTDQ, UK

       178. Lê Văn Đạt, Cán bộ hưu trí, Hà Nội

       179. Hành Nhân, Nhà báo tự do, Houston

       180. Tôn Phi, Sài Gòn

       181. Phan Thanh Hải, cựu TNLT, Sài Gòn

       182. Võ Ngọc Lục, Buôn Ma Thuột

       183. Nguyễn Thiện Nhân, Kế toán, Bình Dương

       184. Đàm Ngọc Tuyên, Quảng Ngãi

       185. Hoàng Văn Hùng, Hà Nội

       186. Phùng Hoài Ngọc, cựu Giảng viên đại học, An Giang

       187. Trần Phong Vũ, Nam California, Hoa Kỳ

       188. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM

       189. Tống Văn Công, Nhà báo, đang ở Hoa Kỳ

       190. Mai Hiền, Nhà báo, đang ở Hoa Kỳ

       191. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp

       192. Nguyễn Thanh Hằng Dược sĩ, Pháp

       193. Trần Thanh Vân, Kiến trúc sư, Hà Nội

      Sáng lập:

      Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

      Điều hành:

      Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

      Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

      boxitvn.online

      boxitvn.blogspot.com

      FB Bauxite Việt Nam


      Bài đã đăng

      Được tạo bởi Blogger.

      Nhãn