Về Công hàm Phạm Văn Đồng - LUẬT QUỐC TẾ: ĐEM ĐẠI NGHĨA THẮNG HUNG TÀN, BẢO VỆ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Tạ Văn Tài Ph.D., Luật sư, nguyên Giảng viên Đại học Luật Harvard, Hoa Kỳ.

... một bản tuyên bố đơn phương (unilateral declaration) như Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có hiệu lực pháp lý về mặt quốc tế. Trong luật quốc tế, không thể cố áp dụng lý thuyết "Estoppel", tức là lý thuyết trong luật pháp quốc nội của một số quốc gia có quy định là “Đã nói ra thì không nói ngược lại được”, vì lý thuyết này không áp dụng trong luật quốc tế theo cùng các điều kiện như trong luật quốc nội, vì có những điều kiện ngặt nghèo, và do đó không thể coi lời nói đơn phương có hiệu lực ràng buộc đương nhiên trong luật quốc tế.

Tòa án quốc tế trong một vụ xử giữa Đức và Đan Mạch/Hà Lan về thềm lục địa đã nói như vậy. Ngoài ra, theo một án lệ khác, khi xét ý nghĩa của lời tuyên bố đơn phương, Tòa án quốc tế phải xét một cách chặt chẽ "ý định" của người tuyên bố. Theo án lệ "Nuclear Tests Case Australia & New Zealand v. France 1974 I.C.J 253", thì "khi các quốc gia đưa ra lời tuyên bố hạn chế tự do hành động của mình, thì phải giải thích hạn hẹp”. Tòa án cũng nói là: “Chỉ cần xét một vấn đề quan trọng là xem lời văn trong lời tuyên bố có biểu lộ một ý định rõ rệt không… Tòa án phải tự có quan điểm riêng về ý nghĩa và phạm vi mà tác giả lời tuyên bố đơn phương nào có thể tạo ra một nghĩa vụ pháp lý, và Tòa không thể bị ảnh hưởng gì bởi quan điểm của một quốc gia khác.”

Theo tiêu chuẩn trong án lệ trên mà xét, thì ý định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công thư 1958 phải được xét trong khuôn khổ quyền hạn Thủ tướng chiếu theo Hiến pháp 1946. Theo đó Chính phủ gồm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch và nội các (điều 44). Trong nội các đó, có Thủ tướng (điều 44), và Chủ tịch nước mới là người thay mặt cho nước (điều 49 đoạn a) mà ký hiệp ước với nước khác (điều 49 đoạn H) ràng buộc Việt Nam về những việc quan trọng, thí dụ chủ quyền đất đai như việc nhượng đất; kèm theo quyết định chuẩn y hiệp ước bởi Nghị viện là cơ quan quyền lực cao nhất, thì mới có quyền về nhượng đất (điều 22 và 23).

Còn Thủ tướng không thể vượt quá quyền, theo học lý luật pháp "ultra vires" (vượt quá quyền hạn), và Công thư của cố Thủ tưởng Phạm Văn Đồng, trong ngôn ngữ dùng, chỉ có ý định ủng hộ ngoại giao cho Trung Quốc về một điểm là 12 hải lý hải phận mà Trung Quốc đang lo lắng tuyên bố để chống sự đe dọa lúc đó của Mỹ từ hai đảo Kim Môn và Mã Tổ do quân đội Đài Loan chiếm giữ với sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ và đe dọa lớn hơn của Mỹ từ eo biển Đài Loan với Hạm đội 7.

Hơn nữa, ý định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không thể được giải thích là liên quan đến nhượng đất, vì Trung Quốc yêu sách về tất cả các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó nhiều đảo thuộc quyền chiếm hữu của một số quốc gia Đông Nam Á, mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không là đại diện để nói về chuyện nhượng đất. Trung Quốc cũng không thể mang lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra để đối kháng với các quốc gia Đông Nam Á khác được. Theo án lệ "Nuclear Tests" nói trên, Toà án quốc tế không cần nghe giải thích chủ quan, thủ lợi theo ý mình của Trung Quốc.

Vào thời đại xa xưa, mà Đại Việt còn là tiểu quốc đơn độc tại Đông Nam Á trước đại cường phía Bắc, sức mạnh quân sự thiên hẳn về cường quốc phuơng Bắc, nhưng tinh thần dân tộc kiên cường đã chiến thắng bọn xâm lược: vua quan và nhân dân Nhà Trần đã đại thắng, đẩy lui nhiều cuộc tấn công của quân Nguyên, và Lê Thái Tổ và các sĩ phu giỏi như Nguyễn Trãi cùng quân sĩ đã trường kỳ kháng chiến chống quân Minh, kết thúc bằng tuyên ngôn độc lập vang dậy Bình Ngô đại cáo, “ĐEM ĐẠI NGHĨA ĐỂ THẮNG HUNG TÀN, LẤY CHÍ NHÂN MÀ THAY CƯỜNG BẠO”.

VIỆT NAM CẦN SỬ DỤNG TỐI ĐA CHÍNH NGHĨA LUẬT QUỐC TẾ ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN VỀ BIỂN ĐẢO TẠI BIỂN ĐÔNG, Y NHƯ TUYÊN NGÔN BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO: Áp dụng gương sáng và bài học lịch sử đó cho sự bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay chống tham vọng Đại Hán của Trung quốc – tức là nếu vận dụng sức mạnh chính nghĩa của luật pháp quốc tế và do đó, sẽ có thêm sự ủng hộ ngọai giao của thế giới, thì Việt Nam ngày nay, đang có nhiều cường quốc bạn trong nền ngọại giao đa phương và Việt Nam cũng từng là nước hộị viên và Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, lại được tuyệt đại đa số nhân dân trong nước và hải ngoại ủng hộ việc cương nghị với Đại Hán để bảo vệ chủ quyền Biển Đảo – thì chắc Việt Nam không thể bị thua thiệt, bị Trung Quốc lấn át được, cho dù Trung Quốc, những năm gần đây, cứ thỉnh thoảng lại có hành vi hung hãn như đâm vỡ ngư thuyền của dân chài Việt Nam, bắt giam họ mà đòi tiền chuộc, đem hạm đội tàu cá và hải giám của họ ào ạt vào Biển Đông, đem giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam.

Lãnh đạo cao cấp có thể dùng ngôn ngữ ngoại giao, lịch sự để cố duy trì hòa bình hữu nghị, nhưng phải để cho các nhân viên ngoại giao cấp dưới và cố vấn luật pháp dùng những lý luận cương nghị nhất trong cuộc đấu tranh pháp luật, mà trên diễn đàn quốc tế bây giờ thường gọi là lawfare, như là khí giới quan trọng ngang hàng với chuẩn bị warfare / chiến tranh, nếu cần. Vì nếu có căn bản pháp luật vững chắc cho lập trường của mình, thì một quốc gia mới có thể tìm được các sự ủng hộ về mặt chính trị-ngoại giao của các nước bạn, tức là có nhiều sức mạnh mềm (soft power) để củng cố vị thế của mình, trước khi phải bất đắc dĩ dùng đến sức mạnh quân sự trong việc tự vệ đơn phương hay tập thể (defensive warfare, collective defense), theo đúng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đúng theo nguyên tắc exhaustion of peaceful remedies (Tận dụng các biện pháp hòa bình).

Xin đề nghị một chương trình hành động để Việt Nam bảo vệ chủ quyền đất đai hay là lãnh thổ (sovereignty on territories) của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi có biến cố quan trọng là Phán quyết ngày 12 thang 7, năm 2016 của Tòa án Trọng tài Luật Biển trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc, tuy bản án phần lớn là đưa ra các kết luận về vùng biển (maritime areas), hơn là về điểm nước nào làm chủ vùng đất đai nào (sovereignty over territories, tức đảo, đá).

Trong những năm trước khi có bản án ngày 12 thang 7, 2016 của Toà án Trọng tài Luật Biển trong vụ Phi kiện Trung Quốc, thì chúng tôi đã có những nỗ lực giúp cho quyền và lợi ích của Việt Nam trong những bài viết và phát biểu cho các hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Việt Nam, ở Quảng Ngãi 2013, ở Đà Nẵng 2014 (dịp Trung Quốc đem giàn khoan vô vùng biển Việt Nam), ở Nha Trang 2016, ở Harvard University nhiều lần, ở University of California, Berkeley 2014 và ở Yale University ( hội thảo này, ngày 6 tháng Năm, 2016), và chúng tôi cũng có các dịp trả lời cho phỏng vấn tại Vô tuyến Truyền hình Việt Nam VTV4 hay Báo Quân đội Nhân dân hay Sài Gòn Kinh tế Thời báo trong các dịp các hội thảo trên, hay trả lời phỏng vấn trên Radio Free Asia, Radio France Internationale, Voice of America. Ngoài ra, có hai lần hội thảo quốc tế về phân định biên giới vùng biển và kỹ thuật khoan dầu biển khơi tại Houston, năm 2010 và 2012, trong đó chúng tôi không đóng góp bài tham luận, nhưng có đứng lên chất vấn đại diện Sở Đại dương Trung Quốc và Công ty China National Offshore Oil Corporation về những phát biểu sai pháp luật quốc tế của họ.

Trong các dịp dự các hội thảo quốc tế hay trả lời phỏng vấn trên, chúng tôi đã cố gắng trình bày chi tiết, ít hay nhiều tuỳ dịp, là Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại phần lớn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (không phải là trên tất cả các đá, bãi ngầm) và các quyền chủ quyền (sovereign rights, về tài nguyên) đi liền với các vùng biển chung quanh chúng, mà luật quốc tế dành cho Việt Nam, thì được xây trên các căn bản chắc chắn của các chứng cớ sự kiện lịch sử và các nguyên tắc của quốc tế công pháp truyền thống và của luật quốc tế mới trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea, UNCLOS).

Ngoài các lời biện hộ cho Việt Nam dựa trên căn bản các sự kiện lịch sử và các luận cứ pháp luật, chúng tôi có nhắc đến một sự kiện được một Luật sư lãnh đạo Đoàn Luật sư của Phi Luật Tân tại Toà Luật Biển là ông Francis Jardeleza, trong hai lần ổng đến Harvard thuyết trình, có nói lại với tôi là Chính phủ Phi Luật Tân, năm 2014, có rủ Việt Nam, và Malaysia nữa, cùng nạp đơn kiện Trung Quốc, sau khi Phi đã nghĩ kỹ về giải pháp thương nghị để giảm thiểu sự lấn lướt trong 17 năm của Trung Quốc, mà Phi cố gắng mãi không xong, nhưng Việt Nam rút cục chỉ nạp một bài ý kiến dự sự để yêu cầu Tòa để ý đến quyền lợi của Việt Nam. Rút cục thì Phi Luật Tân đã thắng vẻ vang tại Toà Luật Biển năm 2016 mà Việt Nam thì hụt mất một cơ hội để có một bản án về quyền lợi của mình trong đó mình đã tham gia với tư cách nguyên đơn. Còn nếu chỉ có một văn thư xin Toà để ý cho mình, thì Việt Nam không có một bản án thắng Trung Quốc mà từ đó trở đi có thể dán lên ngực đại diện Trung Quốc mỗi khi phải đương đầu với họ, với luật pháp quốc tế do Tòa phán quyết, như một khí giới đại nghĩa thắng được sự hung tàn. Luận cứ luật pháp là sức mạnh của kẻ yếu về quân sự, cần vận dụng tối đa, ngoài sự vận dụng ngọai giao và ủng hộ của các cường quốc mạnh về quân sự. Chính cái thành ngữ tiếng Việt “đinh đóng cột” mà tôi đã nói trên radio trong câu “quyền lợi trong Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm Lục địa của các nước cận duyên như Việt Nam đã được luật quốc tế minh định chắc chắn như 'đinh đóng cột' ”, đã được một ông Trung Quốc trong Đài Á Châu Tự do nhắc lại và nói là nghe tôi nói trong Đài Á Châu Tự do và muốn hỏi lại tôi điều này, điều kia về quan điểm và quyền lợi Việt Nam.

Vì những trải nghiệm trên, chúng tôi càng có xác tín là cần phải xây dựng trên cái đà chiến thắng của luật pháp quốc tế, tượng trưng bởi Bản án 2016 của Toà Trọng tài trong vụ Phi kiện Trung Quốc, mà suy ra Việt Nam có thể dựa trên bản án đó mà củng cố thêm quyền lợi và thế đứng chính nghĩa của mình ra sao.

Không thể có chỗ ở đây để nhắc lại tất cả các chi tiết về các luận cứ pháp lý, về chủ quyền đất đai (sovereignty over land features) và quyền chủ quyền trong các vùng biển (sovereign rights in the maritime zones , EEZ và Continental Shelf), mà chúng tôi đã đưa ra trong các bài tham luận đóng góp cho các Hội thảo Quốc tế suốt từ 2010 cho đến 2017. Vi thế ở thời điểm 2018-2019 này, chỉ xin đề nghị là chỉ xây đắp luận cứ pháp lý cho Việt Nam dựa trên biến cố trọng đại gần đây mà thôi, tức là Bản án Tòa Trọng tài 2016 trong vụ kiện Phi chống Trung Quốc.

Xin suy ra các hệ luận từ bản án đó trong vụ Phi kiện Trung Quốc cho vấn đề chủ quyền đất đai của Việt Nam.

Đây là làm một việc mà đạo đức nghề nghiệp luật sư (code of professional ethics) khuyến khích như một sứ mạng: cố kéo dài luật pháp (extension of the law) để nhấn đến mức tối đa lợi ích của người hay quốc gia mình biện hộ. Ngay cả nước ưa dọa dùng võ lực và cũng đã dùng võ lực là Trung Quốc cũng phải đồng ý, dù là đồng ý miễn cưỡng, với các nước Đông Nam Á là nên biến các quy tắc ứng xử nhiệm ý ở Biển Đông (Declaration of Conduct) thành một Bộ luật Ứng xử (Code of Conduct), với giá trị cưỡng hành để có chính nghĩa của luật pháp có hiệu lực bó buộc.

Bản án Trọng tài về việc Phi kiện Trung Quốc ngày 12 tháng 7, 2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) là một bản án tuyên phán về ý nghĩa luật pháp và không có hiệu lực cưỡng hành về mặt buộc một quốc gia phải hành động gì đó, nhưng bản án không kháng cáo được mà là chung quyết và bó buộc các phe đương tụng về mặt thẩm quyền xét xử ( compulsory jurisdiction) – dù Trung Quốc lờ Tòa án đi, mà chỉ làm một bài viết bên ngoài Toà án, không xuất hiện mà nạp Tòa. Nó là một chiến thắng vẻ vang của Phi, mà các quốc gia có tình trạng tương tự như Phi được hưởng lợi về sự giải thích luật của bản án, và là một sự thất bại ê chề của Trung Quốc trong tham vọng quá đáng xác nhận bừa chủ quyền trên một khoảng đại dương quá lớn trong Biển Nam Hải (South China Sea), gọi là Vùng Đường 9 đọạn hay Đường Lưỡi bò. Khi Toà bàn về các vấn đề dưới ánh sáng của Công ước Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea –UNCLOS) năm 1982, Bản án của Tòa không xét đến các lời yêu sách, xác nhận chủ quyền về đất đai (territorial sovereignty) về đá (rocks ) và đảo (islands) có trong Hoàng Sa và Trường Sa, vì chuyện chủ quyến đất đai thuộc lãnh vực của Luât Quốc tế Truyền thống hay Tập tục (Traditional or Customary International Law) đã có từ 4 thế kỷ. Nhưng Bản án có ảnh hưởng gián tiếp tới việc định nghĩa đặc tính của các mỏm đất (land features) đó.

Vì thế, sau đây sẽ xin trình bày ảnh hưỡng của Bản án đối với quyền lợi của Việt Nam trong Biển Nam Hải, về các mỏm đất trong Hoàng Sa và Trường Sa.

I. TÓM LƯỢC NỘI DUNG BẢN ÁN TRỌNG TÀI, MÀ PHẦN LỚN NÓI VỀ VÙNG BIỂN.

Bản án ban cho Phi một chiến thắng pháp lý rõ rệt, dựa trên các quy tắc luật về vùng biển (maritime zones) trong UNCLOS: Trung Quốc không thể dùng Đường Chữ U (Lưỡi bò) mà đòi chủ quyền lịch sử trên 80% diện tích Nam Hải, phải từ bỏ sự quấy phá như đã làm, mà phải tôn trọng quyền chủ quyền (sovereign rights) chuyên độc của Phi Luật Tân về tài nguyên cá, dầu khí, khoáng sản trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone) vả Thềm Lục địa (Continental Shelf) của Phi, và không được làm hại tới mức vô phương cứu chữa, như đã làm, gây ra cho sự toan vẹn của môi sinh đại dương. Các điểm thắng lợi pháp lý này của Phi cũng có lợi cho các quốc gia cận duyên khác, như Việt Nam, mà họ không phải nạp đơn trong một vụ kiện mới nào, vì giải thích của Toà là áp dụng cho mọi quốc gia trong UNCLOS.

Chúng tôi đã viết bài nhận định về Bản án Tòa Trọng tài cho Hội thảo tại Nha Trang vào ngày 17 tháng 8, 2016 - hội thảo năm 2016 này là nỗ lực của Việt Nam tiếp tục đẩy tiến thêm các kết quả của các hội thảo tại Quảng Ngãi năm 2013 và Đà Nẵng năm 2014.

Vì thế trước hết, xin ghi lại vài đọạn của các tham luận cho hai hội thảo trước 2013 và 2014, để cùng thấy rõ là may thay, các kết luận hay quan điểm đưa ra trong các bài tham luận 2013 và 2014 đó, đã được tuyên nhận trong Bản án Trọng tài năm 2016 về vụ Phi kiện Trung Quốc:

'China cannot show any international law basis for this ridiculous claim [on maritimes zones in the U-Line] and has been self-contradictory at international conferences when providing various vague rationales for this claim: “historical circumference”or “adjacent waters”. But such sweeping and unfounded claims are clearly in violation of the other Southeast Asian coastal states' claims on their own territorial seas of 12 miles, their exclusive economic zones and their continental shelves of 200 miles width measuring from the base line. In these maritime zones, the coastal states are protected in the exercise of their exclusive sovereign rights under the 1982 UN Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), articles 56,57,76,and 77. These sovereign rights over natural resources are exclusive to the coastal states, which they can enjoy without being required to proclaim a claim to them, and they may construct artificial structures on rocks, whether submerged or not, into artificial islands, and carry out sea research, regulate protection of environment, provided that they respect the rights of other states to freedom of navigation or to laying of oil pipelines or cables. Other states than the coastal states cannot exploit natural resources in the EEZ and Continental Shelf of the coastal states without their explicit consent. UNCLOS has reserved these exclusive rights to coastal states as firmly as 'nail hit into a wooden pole' (as we say in the Vietnamese proverb: “chắc như đinh đóng cột”). The U-shaped line, which claims vast ocean areas for China, is unsupported by UNCLOS (article 89 says “No State may validly purport to subject any part of the high sea to its sovereignty”)'.

“Trung Quốc không đưa ra được căn bản luật quốc tế nào cho sự nhận vơ này [về Đường 9 đọan chữ U], mà còn mơ hồ hay mâu thuẫn trong lúc biện giải tại các hội nghị quốc tế, khi thì nói đến “vòng cung lịch sử” (historical circumference), khi thì nói đến các “vùng biển lân cận” (adjacent waters) tính từ các đảo/đá của Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng các yêu sách quá đáng và vô căn cứ này trái với quyền của các quốc gia cận duyên Đông Nam Á (quanh Biển Đông) trong vùng lãnh hải (territorial sea) 12 hải lý và trong vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone, EEZ) cũng như ở thềm lục địa (Continental Shelf, CS) tính từ đường cơ sở ra 200 hải lý. Các quyền chủ quyền về tài nguyên, tài nguyên sinh vật như cá sống trong vùng nước 200 hải lý đó, cũng như tài nguyên vô sinh như dầu khí và khoáng chất dưới đáy biển, là các quyền chuyên độc hay dành riêng (exclusive rights) của các quốc gia cận duyên, mà họ được hưởng mà không cần ra tuyên bố xác lập. (UNCLOS, các điểu 56,57,76,77) Các quốc gia cận duyên có quyền xây các kiến trúc nhân tạo trên các đá, dù nhô trên mặt nước biển hay ngầm, thành các đảo nhân tạo, thi hành nghiên cứu biển, quy định việc bảo vệ môi sinh, miễn là họ tôn trọng các quốc gia khác khi họ sử dụng quyền tự do lưu thông hải hành (freedom of navigation) hay đặt các ống dẫn dầu và cáp ngầm. Các quốc gia khác đó không có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia cận duyên, nếu không có sự ưng thuận minh thị của các nước cận duyên. Thực là UNCLOS dành các quyền chuyên độc cho các nước cận duyên một cách chắc chắn như “đinh đóng cột”. Đường “đường 9 đoạn” yêu sách vùng biển rộng lớn cho Trung Quốc, là hoàn toàn trái với UNCLOS (Điều 89 của UNCLOS nói “yêu sách chủ quyền trên biển cả là vô giá trị”).

Sau sự phản đối của Trung Quốc về thẩm quyền bó buộc của Tòa Trọng tài khi vụ kiện được đệ nạp vào năm 2013 và về sự không công nhận phán quyết chung kết về các vấn đề nội dung vào tháng 7-8, 2016, được nêu ra bởi nhiều cấp bậc Chính quyền Trung quốc, từ Chủ Tịch Tập, đến Ngọai trưởng, và phát ngôn nhân, thì chính ra nước Tàu đã có thái độ trầm lặng đối với bản án (vài học giả còn nói nên công nhận một vài khía cạnh của bản án) và hình như Trung Quốc không sẵn sàng thực thi các đe dọa như xây cất thêm ở Vùng Bãi cạn Scarborough hay các đá ngầm khác, hay lập Vùng Nhận dạng Phòng không ( Air Defense Identification Zone-ADIZ) tại Biển Đông. Hình như Trung Quốc thiên về thương nghị, như chính Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ nói, và thiên về đấu tranh pháp lý: không còn nói tới rút lui khỏi UNCLOS, Tòa án Tối cao Trung Quốc đưa ra một quyết nghị chống lại Tòa ở Hague, tức là Trung Quốc thấy cuộc chiến tốt hơn là cuộc đấu pháp lý (lawfare).

Do đó, ta nên chú trọng đến các luận cứ pháp lý trong chương trình sau đây cho Việt Nam, dù ta thấy có thể phải có chiến lược khác nữa là các cường quốc có hải quân mạnh, như Mỹ, có thể giúp củng cố cho cuộc đấu pháp luật với vài sự đe dọa võ lực khả tín nào đó, như đưa hàng không mẫu hạm tới Biển Đông, gần các mẩu đất có tranh chấp.

II. ẢNH HƯỞNG CỦA BẢN ÁN 2016 ĐỐI VỚI VIỆC ĐỊNH NGHĨA TÌNH TRẠNG PHÁP LÝ CỦA CÁC MẨU ĐẤT Ở TRƯỜNG SA VÀ CÓ THỂ CẢ Ở HOÀNG SA.

Bản án ngày 12 tháng 7, 2016 giải thích như sau về đặc tính của các mẩu đất tại Trường Sa: tất cả các mẩu đất đó thì (a) hoặc là đá (rocks) (tức là thực thể nổi trên mặt nước lúc thuỷ triều lên cao, nhưng không phải là đảo theo định nghĩa của UNCLOS, tức là khi ở trong trạng thái thiên nhiên nguyên thuỷ, nó có nước ngọt và động, thực vật cho con người có thể sống trong một nền kinh tế tự chủ), (b) hoặc là các thực thể chỉ thấy nhô lên khi thuỷ triều xuống hoặc là chìm khi nước lên. Đá thì có lãnh hải 12 hải lý bao quanh, nhưng các thực thể chìm hay chỉ thấy lúc nước xuống thì không có lãnh hải đó. Đó là nguyên tắc luật pháp: “đất ngự trị biển”. Chắc hẳn định nghĩa pháp lý này của Tòa án cũng áp dụng cho các đá và đá chìm ở Hoàng Sa. Do đó chúng tôi đề nghị là Việt Nam nên khởi động một vụ kiện tại Tòa Trọng tài, y như vụ Phi Luật Tân, để xác lập tình trạng pháp lý của các thực thể ở Hòang Sa - mà Việt Nam vẫn tuyên nhận chủ quyền, chống sự xâm lược của Trung Quốc đã từ nhiều năm, trên đa số các thực thể đó - đều là đá, chứ không phải là đảo.

Khi Tòa tuyên bố là không thực thể nào ở Trường Sa là có thể cho con người cư ngụ được trong trạng thái thiên nhiên, thì hệ luận là không thực thể nào là đảo theo định nghĩa trong UNCLOS, mà có thể hưởng được vùng kinh tế đặc quyền (Exclusive Economic Zone, EEZ) có bề rộng 200 hải lý.

Lời giải thích, tuyên nhận này của Tòa có hậu quả là bác bỏ giá trị pháp lý, thực ra không có, của luận cứ Trung Quốc vẫn đưa ra để gây tranh chấp: đòì hỏi vô căn cứ pháp lý là có một vùng Thềm Lục địa hay Vùng Kinh tế Đặc quyền rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của các mỏm đá, mà Trung Quốc tự định nghĩa là đảo.

Trong hai Hội thảo Quốc tế ở Quảng Ngãi, 2013 và Đà Nẵng, 2014, chúng tôi đã đưa ra trong các bài tham luận cái đề nghị giống như tuyên phán năm 2016 của Tòa Trọng tài, để tiến tới một giải pháp trong đó giảm được tranh chấp do yêu sách đòi quá đáng một vùng biển rộng hơn là 12 hải lý của lãnh hải (territorial sea).

[For Paracels] We can ask the Arbitral Tribunal of the Law of the Sea to use the compulsory procedure to interpret and apply UNCLOS,(articles 186,288) and to issue a declaratory judgment to the effect that all land features in Paracels, such as Tri Ton , or even Woody, do not satisfy the conditions for qualification as islands in accordance with article 121 of UNCLOS. Islands must, in their original state of nature, have adequate conditions for human habitation and self-sustaining economy (such as soft water, food raised or planted locally—if only coca-cola is available for drinking, as a Malaysian scholar joked, then it is not island). If not island, then a land feature can only be a reef or rock (article 121, section 3). If only a rock, it has no exclusive economic zone or continental shelf, but only the 12-mile territorial sea (article 121, section 3). If island, the land feature would then have territorial sea, contiguous zone, exclusive economic zone, and continental shelf. In front of the Arbitral Tribunal of the Law of the Sea, Vietnam can sue under the compulsory procedure to drag China into the tribunal which would interpret and apply UNCLOS (articles 286,288) and hear Vietnam's presentation of historical evidence of many centuries on the necessity of Hoang Sa flottilla to bring soft water and food on its expeditions to Hoang Sa, and then to withdraw back to the mainland for not being able to live there all year round, in a self-sustaining economy. Therefor, at the present moment, China cannot ask for the status of island for any land feature in Paracels, despite its construction of artificial structures thereon, or for any recognition of exclusive economic zone and continental shelf emanating from any land feature in Paracels.

Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông

Nguyễn Quang Dy

“Một dân tộc tìm cách né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc ấy sẽ lãnh đủ cả hai thứ: cả chiến tranh và sự nhục nhã” – Winston Churchill.

Câu hỏi “Trung Quốc định làm gì ở Biển Đông” và “Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông” đã được đặt ra từ sau khủng hoảng Biển Đông “lần thứ nhất” (5/2014) và “lần thứ hai” (7-10/2019). Nay câu hỏi đó lại được đặt ra trong bối cảnh nhóm tàu khảo sát HD-8 và nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông, đe dọa gây ra khủng hoảng “lần thứ ba”.

Bối cảnh mới

Năm ngoái, tàu khảo sát HD-8 và các tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính và biển Miền Trung (7-10/2019), sử dụng căn cứ hậu cần tại Trường Sa để tiếp liệu. Họ vừa khảo sát vừa ngăn cản Việt Nam và các đối tác thăm dò dầu khí, và chỉ rút sau khi Nhật rút giàn khoan Hakuryu khỏi mỏ Lan Đỏ (lô 06-1).

Hơn sáu tháng qua, tình hình Biển Đông có vẻ yên tĩnh vì Việt Nam và các đối tác ngừng thăm dò dầu khí trước sức ép của Trung Quốc, giống như họ đã ép Việt Nam và Repsol (Tây Ban Nha) ngừng khoan dầu khí (7/2017) tại Cá Rồng Đỏ (lô 07-03 và 136-03). Hoạt động dầu khí của Việt Nam đã bị đình trệ, làm nguồn thu từ dầu khí bị giảm sút nghiêm trọng do không có dự án mới, chỉ còn dự án cũ của Vietsovpetro tại Nam Côn Sơn vẫn hoạt động.

Trong khi đó, ExxonMobil (Mỹ) vẫn chưa triển khai dự án khí Cá Voi Xanh (lô 118), có thể do sức ép ngầm của Trung Quốc hoặc do trục trặc về thủ tục triển khai dự án và giá bán khí, làm nổi lên tin đồn ExxonMobil có thể rút khỏi dự án Cá Voi Xanh. Trước mắt, Việt Nam chỉ còn trông đợi vào đối tác Nga và Mỹ làm đối trọng với sức ép của Trung Quốc.

Nay đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi bàn cờ địa chính trị, với những biến chuyển khó lường. Trung Quốc vừa thoát khỏi khủng hoảng sau ba tháng đóng cửa Vũ Hán, thì đến lượt Mỹ và các nước tây Âu đang mắc kẹt vào khủng hoảng Covid-19 với những tổn thất còn nặng nề hơn so với Trung Quốc. Đây chắc là cơ hội tốt mà Trung Quốc mong đợi.

Mấy tháng qua, Trung Quốc đã khai trương hai trạm nghiên cứu mới trên đảo đá Xu-Bi và Chữ Thập (20/3); khai thác 862.400m3 khí từ “băng cháy” (hydrates) tại bắc Biển Đông (17/2-18/3); tập trận tại bắc Biển Đông (vào cuối tháng 3) có tàu sân bay Liêu Ninh tham gia; tàu hải cảnh của họ đã đâm chìm một tàu đánh cá Việt Nam ở biển Hoàng Sa (ngày 2/4).

Trong khi đó, bốn tàu sân bay của Mỹ phải ngừng hoạt động, làm đảo lộn tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực, có lợi cho Trung Quốc. USS Theodore Rousevelt phải cách ly và bảo trì tại Guam vì hơn 800 thủy thủy bị lây nhiễm Covid-19. USS Ronald Reagan phải cách ly và bảo trì tại Nhật, vì một số thủy thủ cũng bị lây nhiễm. Trong khi đó, USS Carl Vinson và USS Nimitz cũng đang phải cách ly và bảo trì tại căn cứ hải quân ở Mỹ.

Bộ Quốc phòng Mỹ phải điều tàu sân bay USS Harry Truman từ Trung Đông sang khu vực này để tăng cường cho hạm đội Thái Bình Dương, trong khi Không quân Mỹ phải rút các máy bay ném bom chiến lược tầm xa khỏi Guam vì đại dịch Covid-19. Các lỗ hổng trong cấu trúc chiến lược của Mỹ ở khu vực là cơ hội tốt để xô đẩy Trung Quốc bành trướng.

Trung Quốc định làm gì?

Đó là bối cảnh Trung Quốc điều nhóm tàu khảo sát HD-8 và nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Nình vào Biển Đông (từ giữa tháng 4) như “ngoại giao pháo hạm” (gunboat diplomacy) để bắt nạt các nước có tranh chấp Biển Đông (như Malaysia, Việt Nam, Indonesia). Nói cách khác, Trung Quốc tăng cường tập trận, khảo sát và quấy rối để đe dọa các nước đó.

Một là để ép các nước đó phải dừng thăm dò dầu khí trong vùng biển của mình, biến vùng biển không có tranh chấp thành tranh chấp. Hai là ép các nước này phải hợp tác “cùng khai thác” với Trung Quốc”. Ba là nếu có cơ hội sẽ hạ đặt dàn khoan hoặc cấu trúc nào đó để lấn chiếm thêm một số vị trí (tại bãi Tư Chính, cụm Tri Tôn, cũng như bãi cạn Scaborough).

Theo MarineTraffic (23/4), nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đang hoạt động gần bãi cạn Macclesfield, trong khi nhóm tàu HD-8 đang bám theo để quấy rối tàu khoan West Capella của Petronas (Malaysia) đang thăm dò dầu khí trong vùng EEZ của mình, gần vùng chồng lấn giữa Malaysia và Việt Nam, phía nam quần đảo Trường Sa (cách Borneo 336km).

Tuy Trung Quốc biết càng gây sức ép với Việt Nam thì càng xô đẩy Việt Nam gần với Mỹ hơn, nhưng họ vẫn không dừng. Nay Trung Quốc định bắt nạt Malaysia như họ đã bắt nạt Việt Nam tại bãi Tư Chính (năm 2019). Chắc họ muốn ép chính phủ mới của ông Muhyiddin Yassin phải từ bỏ ý định muốn “thoát Trung” của chính phủ ông Mahathir Mohamed.

Về Công hàm Phạm Văn Đồng: Nói thẳng với Phan Đăng

Yến Phương

Anh có biết là vừa rồi, khi Trung Quốc lại nhắc lại cái “Công hàm” Phạm Văn Đồng 1958 làm cả nước xôn xao không anh? Anh biết vì sao mà người ta lại cãi nhau ỏm tỏi như vậy không? Đó là niềm tin giữa những người dân với Đảng và Nhà nước của anh đã cạn kiệt rồi. Mà không cạn sao được. Đảng và Nhà nước của anh nào là vụ Đồng Tâm, Văn Giang, Tiên Lãng… toàn “đánh úp” người dân thôi. Thế thì làm sao mà họ tin vào Đảng và Nhà nước được? Vì lỡ tin, lại có một cái Hiệp ước Thành Đô nữa hay sao?

Thêm nữa, Đảng và Nhà nước của anh, từ Chính phủ đến quân đội, công an, đều tham nhũng đầy mình, đều là những bầy sâu nhung nhúc, ăn của dân không chừa thứ gì. Ngay cả đại dịch Covid mới đây nè, mua cái máy xét nghiệm có 2 tỉ thì kê lên 10 tỉ, thế thì với những đại tướng tham nhũng như Phùng Quang Thanh, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, hay Trung tướng Trần Việt Tân, Bùi Văn Thành… Những người đó mua tàu ngầm Kilo hay tàu chiến Gerard về, lấy gì để đảm bảo họ không kê giá, không ăn bớt? Và những vũ khí đó, liệu có còn xài được không hay chiến sự nổ ra mới hiện nguyên hình là những đống sắt vụn?

Chưa kể, với những người tham tiền như thế thì Trung Quốc họ thiếu gì tiền, họ tìm cách hối lộ cho các anh hàng tỉ đô la như cái vụ Bô xít Tây nguyên… Lỡ các anh bán nước thì làm sao tụi dân đen như tụi em có thể biết được?

***

Bạn trẻ Yến Phương nói rất đúng! Hèn và nịnh hót là bản chất của cảnh sát tư tưởng dưới sự chỉ huy của Trọng Thưởng. Tội ru ngủ giới trẻ của đất nước là tội trời không dung, đất không tha.

Nguyễn Quang A

Những ngày này, người dân Việt Nam ở trong nhiều tình cảm xáo trộn, khi thấy “giặc” Trung Quốc đang ngày đêm uy hiếp nước ta. Nỗi lòng của người dân cả nước, trong đó có em – một người con nước Việt, luôn tự vấn lòng mình, “ta phải làm gì cho Tổ quốc hôm nay”?

Xin tự giới thiệu với anh Phan Đăng, em chỉ là một nữ sinh Sài Gòn, sinh năm 1995, mới tốt nghiệp Đại học Luật, chuyên ngành luật quốc tế được 3 năm. Kiến thức của một cô gái nhỏ như em, chắc chưa theo kịp với một nhà báo tiếng tăm tầm cỡ như anh. Nhưng em mạo muội  nói thẳng với anh một số vấn đề.

Cũng như nhiều bạn trẻ khác, em cũng rất say mê chương trình “Lẩm Bẩm 24h” của anh Phan Đăng trên kênh Youtube. Thế nhưng, khi nghe anh Phan Đăng “lẩm bẩm” trên trang Youtube của anh ấy về đề tài Biển Đông – kiện hay không kiện, em từ kinh ngạc chuyển sang phẫn nộ.

Clip này, anh Phan Đăng nói khoảng hơn 38 phút, em đã phải nghe ít nhất là 5 lần, để hiểu được vì sao Việt Nam “không chịu phát triển” và trở nên yếu hèn như vậy? Vì sao giới trẻ Việt Nam nhiều người không yếu ớt về thể chất, nhưng lại bạc nhược về tinh thần? Vì có những con người như anh, Phan Đăng ạ.

Trong bài nói chuyện gần 40 phút này,  luận điểm chính của anh Phan Đăng là:

Để trả lời cho câu hỏi, có nên kiện Trung Quốc hay không, anh Phan Đăng nói là giới trẻ Việt Nam cần phải trả lời 3 câu hỏi của anh ấy trước đã. Đó là 1) Kiện toà nào?; 2) Kiện cái gì?; 3) Và sau khi kiện sẽ làm gì?

Trong lúc hùng biện, anh Phan Đăng đã dẫn chứng rất nhiều kiến thức từ luật quốc tế, lịch sử Việt Nam cũng như quan hệ quốc tế hiện đại để dẫn chứng cho các luận điểm của anh ấy.

Và chốt lại, anh Phan Đăng trả lời giùm là “các bạn trẻ cứ yên tâm đi, Đảng và Nhà nước đã biết hết các nỗi lo của các bạn rồi, Đảng và Nhà nước đã có phương án hết cả rồi. Và chúng ta cũng không cần kiện Trung Quốc đâu. Các bạn cứ tin tưởng vào Đảng và Nhà nước đi”.

Bài viết của em để đáp lại lời anh, chia thành hai phần chính. Một là trả lời 3 câu hỏi của anh về chuyện kiện. Hai là trả lời cho luận điểm hãy yên tâm đi, mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo rồi.

Và bây giờ, em sẽ xin nói thẳng với anh Phan Đăng từng vấn đề một.

Vấn đề 1

Thứ nhất, anh Phan Đăng không phải là chuyên gia luật quốc tế, mà anh ấy cũng tự nhận, những cái anh ấy nói, các cụ các bác biết hết cả rồi. Tuy vậy, thực tế là kiến thức của anh ấy không có chuyên môn về luật quốc tế. Nhưng anh lại nói chuyện kiện tụng quốc tế. Như vậy thì rõ ràng anh ta nói về một thứ anh ta không nắm chắc. Mà không nắm chắc thì chắc chắn thông tin anh ấy cung cấp không đầy đủ. “Một nửa cái bánh mì là một nửa cái bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải sự thật”. Đó là em chưa trích câu nói của Lê nin – thầy của Đảng anh là “sự nhiệt tình cộng với sự ngu dốt thành một sự phá hoại”. Chính vì thế, nếu anh không rõ về luật quốc tế, thì “để Mị nói cho mà nghe nè”:

Về Công hàm Phạm Văn Đồng: Này, ông tướng Tuấn

Phạm Đình Trọng

MỘT

 Tháng Chín, năm 1958 Tàu cộng giăng ra cái bẫy khi phát đi Tuyên bố ngày 4.9.1958 của người đứng đầu Chính phủ Tàu cộng Chu Ân Lai về chủ quyền lãnh thổ của Tàu cộng ở Biển Đông:

“1. Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Taiwan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Dongsha, quần đảo Sisha, quần đảo Zhongsha, quần đảo Nansha, và các đảo khác thuộc Trung Quốc…”

Quần đảo Sisha chính là quần đảo Trường Sa và quần đảo Nansha chính là quần đảo Hoàng Sa. Hai quần đảo đã được các triều đại nhà nước Việt Nam quản lí, khai thác và có trong hệ thống hành chính, có trong bản đồ Việt Nam, có trong lịch sử Việt Nam từ thời nhà Lê thế kỉ 15. Điều này một học sinh trung học ở Đất Mũi, Cà Mau hay ở Đồng Đăng, Lạng Sơn không đến nỗi dốt lịch sử cũng biết.

Cái bẫy ở chỗ tuyên bố của Chu tưởng như chỉ xác định bề rộng lãnh hải Tàu cộng 12 hải lí. Chỉ đòi hỏi lãnh hải 12 hải lí thì quá khiêm nhường, bình thường, lương thiện, có gì mà không tán thành. Nhưng không. Sau đó tuyên bố mới liệt kê một loạt lãnh thổ để Tàu cộng xác định lãnh hải, trong đó có Trường Sa; và Hoàng Sa của Việt Nam. Tuyên bố không ghi tên các quần đảo theo phiên âm quốc tế thông thường, quen thuộc mà ghi theo âm Tàu lạ hoắc, lại liệt kê tới tấp một loat tên na ná nhau. Quần đảo Trường Sa không ghi Spratly Islands mà ghi Sisha. Quần đảo Hoàng Sa không ghi Paracel Islands mà ghi Nansha, giữa những Dongsha, Zhongsha rối mù.

Ông Chủ tịch nhà nước cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh, ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng và cả Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có ông Ba Duẩn được tuyện truyền cộng sản tâng bốc là có trí tuệ sáng láng như ngọn đèn hai trăm nến nhưng đều mụ mẫm, chỉ biết có giai cấp, chỉ biết thứ giáo điều sai trái và lừa dối “bốn phương vô sản đều là anh em”, không biết đến Tổ quốc, không biết đến cương vực lãnh thổ cha ông để lại, không biết đến lịch sử nước nhà. Trong cái mụ mị giai cấp, các ông đã để cho ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngây thơ, mau mắn chui vào cái bẫy của Tàu cộng khi ngày 14.9.1958 ông Thủ tướng Đồng sốt sắng kí công hàm giấy trắng, mực đen, con dấu đỏ phúc đáp “ghi nhận”, “tán thành” và “tôn trọng” Tuyên bố chủ quyền của Tàu cộng với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của tổ tiên các ông.

Với ý đồ giăng bẫy, chắc chắn Bắc Kinh không chỉ đăng Tuyên bố trên Nhân dân Nhật báo, không chỉ đọc trên đài Phát thanh Bắc Kinh mà Tuyên bố lãnh thổ Trung cộng 4.9.1958 còn được Bắc Kinh gửi cho Hà Nội cùng những lời đề nghị êm tai, mùi mẫn. Dù vậy, nếu là những người lãnh đạo nhà nước đủ tầm, xứng đáng đại diện cho trí tuệ và khí phách Việt Nam, các ông phải tỉnh táo thấy rằng không có thông lệ, phép tắc quốc tế nào bắt phải phúc đáp một tuyên bố như vậy của Tàu cộng. Muốn tỏ lòng trân trọng nước lớn đàn anh đã hào phóng chi viện súng đạn giúp các ông giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Pháp vừa qua, các ông chỉ cần cảm ơn quí quốc, cảm ơn quí đồng chí đã thông báo cho biết, là đủ.

Nhưng các ông đã yêu nước đàn anh Tàu cộng vượt chỉ tiêu của Tàu cộng. Các ông đã dâng lãnh thổ thiêng liêng của tổ tiên các ông để lại vượt mong đợi của Tàu cộng. Không những “tán thành”, “tôn trọng” Tuyên bố của Tàu cộng vơ cả Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam vào lãnh thổ Tàu cộng, các ông còn nhiệt thành, triệt để dâng Trường Sa, Hoàng Sa cho Tàu cộng đến mức hứa hẹn với Tàu cộng rẳng sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước Việt Nam có trách nhiệm triệt để tôn trọng lãnh hải 12 hải lí của Tàu cộng và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng trở thành lãnh thổ của Tàu cộng để vạch lãnh hải!

30/4/1975 - Sài Gòn những ngày cuối tháng 4 năm 1975

Nguyễn Quang Duy

Sau trận Phước Long ngày 6/1/1975, Hoa Kỳ im lặng, Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát Đình chiến bất lực, cuộc chiến đã đến hồi chấm dứt.

Ngày 10/3/1975, Thị xã Ban Mê Thuột bị tấn công và thất thủ sau hai ngày chống cự, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân, cao nguyên Trung phần lọt vào tay cộng sản.

Ngày 8/3/1975, quân Bắc Việt bắt đầu tấn công vào Quảng Trị. Quảng Trị mất, rồi các tỉnh miền Trung lần lượt mất theo.

Bao vây Sài Gòn

Quân Bắc Việt bị cầm chân tại Xuân Lộc hơn 10 ngày nên tẽ sang các ngã khác, tiến về Sài Gòn.

Tối 21/4, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên Đài Truyền hình tuyên bố từ chức, Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay. Phía Cộng sản tuyên bố chỉ nói chuyện với Đại tướng Dương Văn Minh, phía miền Nam chấp nhận, Tổng thống Trần Văn Hương thu xếp từ chức.

Ngày 14/4/1975, miền Bắc ra chỉ thị mọi cánh quân phải tập trung quanh Sài Gòn vào ngày 26/04, khởi sự tấn công ngày 28/4/1975. Cũng đúng ngày, đó Đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố nhậm chức Tổng Thống.

Sáng 29/4/1975, Đại tướng Dương Văn Minh gởi Tối Hậu Thư buộc người Mỹ phải rút khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Người Mỹ di tản

Ngay từ đầu tháng 4/1975, những công dân Mỹ, những người lập gia đình với Mỹ, những người làm việc cho Mỹ và thân nhân được đưa vào Tân Sơn Nhất để rời khỏi Việt Nam.

Ngày 23/4, phát biểu tại Đại học Tulane, tiểu bang Louisiana, Tổng thống Gerald Ford cho biết, Bắc Việt sẽ chiến thắng và chiến tranh Việt Nam đã kết thúc.

Ngày 25/4, Dân biểu Đảng Cộng Hòa tiểu bang Michigan, ông William Broomfield cho biết, phía Hoa Kỳ đã có một thỏa thuận ngầm, Bắc Việt sẽ không tấn công Sài Gòn trước ngày thứ hai 28/4/1975 để Mỹ có đủ thời gian di tản khỏi Việt Nam. Ngoại trưởng Kissinger phủ nhận nguồn tin.

Khoảng 6 giờ chiều ngày 28/04/1975, Bắc Việt sử dụng 5 phi cơ A37 từ phi trường Phan Rang, tấn công Tân Sơn Nhất và đêm hôm đó pháo binh cộng sản từ Cát Lái đã pháo kích vào phi trường.

Đặc công cộng sản cũng đã vào sát phi trường nên các phi cơ chở người di tản không thể cất cánh.

Hoa Kỳ cấp tốc mở chiến dịch di tản bằng trực thăng tại hai địa điểm chính là Trụ sở cơ quan DAO (Defense Attache Office) bên trong phi trường Tân Sơn Nhất và trên nóc Tòa Đại sứ Mỹ.

Đến 7 giờ 30 tối 29/4/1975, Mỹ đã di tản tất cả nhân viên DAO, mang theo những tài liệu quan trọng, rồi đặt mìn giật sập trụ sở DAO, phá hủy máy móc và hồ sơ còn sót còn lại.

Cao trào nhân bản hóa toàn cầu

Nguyễn Đan Quế

Cuối tháng 3, đầu tháng 4-2020 Hà Nội gởi ba công hàm cho Liên Hiệp Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 17-4-2020, Trung Quốc đệ trình Liên Hiệp Quốc tài liệu cáo buộc Việt Nam “đưa quân xâm lược và chiếm đảo, đá, thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc hòng tạo ra tranh chấp”. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho tàu khảo sát địa chất HD8 đi dọc sát bờ biển miền Trung xuống vùng biển Mã Lai.

Ngày 18-4 Trung Quốc thông báo thành lập quận Tây Sa (Hoàng Sa) và quận Nam Sa (Trường Sa) thuộc thành phố Tam Sa tỉnh Hải Nam.

Ngày 19-4 Trung Quốc công bố “tên tiêu chuẩn” cho 25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý dưới biển. Trong đó, nhiều bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thậm chí chỉ cách bờ chưa đầy 60 hải lý. Gọng kìm kinh tế - Biển Đông duy trì và xiết dần!

***

Ngày 30-4-1975: Mỹ rút, miền Nam sụp đổ. Trước và sau ngày này, thật ra đã bắt đầu có những bất ổn ở biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam với Campuchia, đều do bàn tay Trung Quốc.

Biến cố này khai pháo cho Đối đầu Đông - Tây chuyển sang Hợp tác Bắc - Nam toàn cầu, chủ yếu về kinh tế: Giải thể khối hợp tác quân sự CS Warsava, khối quân sự tư bản NATO mất tầm vóc, thống nhất nước Đức, Liên Xô và Đông Âu sụp đổ; Đông - Tây nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao, buôn bán, đầu tư.

Mới đây, Mỹ vừa làm suy yếu thêm NATO, vừa xa rời đồng minh Liên Âu và cả Đông Bắc Á. Lấp ló quan hệ quốc tế khác, trong đó Mỹ không còn dẫn đầu.

Hà Nội ‘lội’ ngay giây phút đầu vô Sài Gòn: Bắt sĩ quan đi học tập, đưa dân đi kinh tế mới, phá hại nền kinh tế miền Nam, đánh tư sản, càn quét văn hóa cũ, đàn áp tôn giáo…

Đầu năm 1979, nổ ra trận biên giới Việt - Trung; tiến quân vào Campuchia. Bị quốc tế cấm vận.

Năm 1986, đổi mới, xoá bỏ kinh tế bao cấp. Cải cách ‘giá - lương - tiền’, nới lỏng quản lý giá cả hàng hoá, đổi tiền và cải cách tiền lương. Năm 1989 rút khỏi Campuchia.

Năm 1990, hòa Trung Quốc (mật ước Thành Đô). Năm 1995 nối lại quan hệ với Mỹ. Mỹ và Trung Quốc trở lại với Việt Nam hoàn toàn khác trước, là đối tác (partnership), thuận mua vừa bán, đầu tư kiếm lợi nhuận. Trung Quốc chi phối 80% kinh tế Việt Nam. Tiếp theo đòn ‘dậy cho Việt Nam một bài học’ là đòn kinh tế cộng với đòi chủ quyền ‘lưỡi bò’ 90% Biển Đông.

Năm 1995, Việt Nam xin gia nhập Asean, tổ chức hợp tác vùng để phát triển kinh tế - văn hóa.

Năm 2007, Việt Nam chính thức được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia toàn cầu hóa. Kinh tế phát triển. Nhóm lợi ích cấu kết với giới cầm quyền lũng đoạn cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thiểu số ‘tư bản đỏ’ giầu sụ, còn đa số dân đều nghèo.

Hoà hợp hoà giải: ngôi nhà xây dở

Hiền Vương

VNTB – Hoà hợp hoà giải: ngôi nhà xây dở
Hòa hợp, hòa giải không phải xóa bỏ cái khác biệt, mà là chấp nhận cái khác biệt.

Đây là một câu chuyện cũ ở tờ báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, một ấn phẩm đã phải đóng cửa, và số báo cuối cùng khép lại chặng đường 16 năm, được ghi ngày phát hành là 28-6-2019, số báo thứ 809.

Tháng Tư năm 2010, nhóm thực hiện tờ Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần đã tổ chức một cuộc tọa đàm tại Press Café vào một chiều tháng Tư, với sự tham dự của bảy khách mời từng là chứng nhân lịch sử của giai đoạn 30-4-1975 trong những cương vị khác nhau.

Đó là kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn, người lính Điện Biên năm xưa, năm 1975 vào Nam với mục đích tiếp quản. Là ông Lê Hiếu Đằng (1944 - 2014), nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, năm 1975 là Phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam. Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, những năm trước 1975 là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, một trong những lãnh tụ của phong trào đấu tranh đô thị ở miền Nam. Ba người - luật sư Nguyễn Ngọc Bích, chuyên viên kinh tế Huỳnh Bửu Sơn và giảng viên Chương trình Fulbright Phan Chánh Dưỡng, trước năm 1975 là những công viên chức, giáo viên của chế độ cũ. Sau 1975, luật sư Bích đi học tập cải tạo trong 12 năm, còn ông Sơn và ông Dưỡng sớm làm việc trong chế độ mới. Họ gặp nhau khi cùng sinh hoạt chung trong nhóm nghiên cứu kinh tế Thứ Sáu.

Người cuối cùng, trẻ nhất, là ông Trần Sĩ Chương, sang Mỹ du học từ năm 1973, chứng kiến sự kiện 30-4-1975 từ nước Mỹ.

Xin trích ghi lại buổi cà phê hội luận kể trên - tháng Tư của năm 2010, bởi giờ cũng là tháng tư, và những trăn trở hồi nào vẫn thời sự đến tận hôm nay.

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích là người ‘khai cuộc’ với những bông đùa: “Nếu cuộc nói chuyện này lùi lại ba mươi lăm năm, chắc chắn anh Đằng, anh Mẫm hay anh Huấn sẽ là người nói, còn chúng tôi sẽ phải ngồi yên mà nghe. Nay các anh vui vẻ cho tôi nói trước, chứng tỏ chúng ta đã hiểu nhau, quý nhau, thực sự hòa hợp. Đây là dịp tốt để chúng ta chia sẻ những suy nghĩ, mong mọi người cũng sẽ đạt được sự hòa hợp như vậy (…)

“Theo tôi, hòa hợp dân tộc phải do người chiến thắng chủ động tiến hành, trước hết là hòa hợp với người đã khuất. Thế nhưng chúng ta làm việc này chậm quá. Mãi gần đây chúng ta mới dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa, nơi chôn cất tử sĩ Việt Nam cộng hòa” - ông Bích nhận xét.

Về Công hàm Phạm Văn Đồng: Đánh giá 6 lập luận liên quan đến Công hàm 1958

Nguyễn Quốc Tấn Trung

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng Công hàm 1958 để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Và chúng ta cần chuẩn bị sẵn tâm lý rằng họ sẽ còn một số văn bản khác trong giai đoạn 1955 – 1975 phục vụ cho mục tiêu độc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Với nền tảng thông tin về Công hàm 1958 đã được phân tích rất chi tiết trong bài viết “10 điều cần biết về Công hàm Phạm Văn Đồng”, chúng ta hãy cùng điểm lại những lập luận phổ biến nhất hiện nay đang được sử dụng nhắm đến mục tiêu loại trừ khả năng Công hàm 1958 bị phía Trung Quốc lợi dụng.

Cùng lúc đó, bài viết cũng hy vọng chỉ ra những điểm yếu trong các lập luận nói trên (nếu có), cùng một số đề xuất riêng, hy vọng giúp cho việc chuẩn bị các lập luận và biện pháp pháp lý chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc hiệu quả, thống nhất và rõ ràng hơn trong tương lai.

Lập luận thứ nhất:

“Chức danh Thủ tướng không đủ thẩm quyền quyết định các vấn đề lãnh thổ. Chủ quyền tối cao đưa ra các quyết định lãnh thổ thuộc về Quốc hội Việt Nam.” 

Không đủ thẩm quyền – đây là một lập luận khá kinh điển để phủ nhận các cam kết, nghĩa vụ quốc tế do một chức danh nhà nước ký kết.

Dưới phương diện pháp luật và khung chính trị quốc gia, chúng ta có thể hoàn toàn thống nhất về tính khả thi của việc áp dụng lập luận này. Quốc hội Việt Nam là cơ quyền lực nhà nước cao nhất tại Việt Nam, là cơ quan duy nhất đại diện quyền lực nhân dân trong bộ máy chính trị Việt Nam. Có thể nói đùa rằng, chỉ cần cơ quan này muốn, họ có thể lộn ngược cả hệ thống pháp luật quốc gia.

Tuy nhiên, pháp luật quốc tế không nhất thiết ủng hộ lập luận trên. Ở bình diện này, có ba chức danh nhà nước luôn được công nhận là đại diện đương nhiên của một quốc gia trong quá trình đàm phán, thông qua, xác thực nội dung của một văn bản pháp lý quốc tế, hay chấp nhận hoặc thừa nhận sự ràng buộc của quốc gia đó đối với một nghĩa vụ quốc tế nhất định.

Ba chức danh đó là: nguyên thủ quốc gia (head of state, chẳng hạn tổng thống hay chủ tịch nước), người đứng đầu chính phủ (head of government, thường là chức danh thủ tướng) và bộ trưởng bộ ngoại giao (foreign minister). Đây là một tập quán pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, và được pháp điển hóa tại Điều 7, Công ước Vienna 1969 về Luật Điều ước Quốc tế (Công ước Vienna 1969).

Hiển nhiên, các loại hình cơ quan lập pháp như Quốc hội sẽ có tiếng nói quyết định trong việc phê chuẩn (ratification) các loại hiệp định, điều ước quốc tế có yêu cầu hình thức này. Nhưng không phải mọi loại quan hệ và cam kết quốc tế đều phải viện đến thẩm quyền của Quốc hội, cho dù đó là những cam kết, công nhận liên quan đến lãnh thổ. Một số ví dụ cụ thể sẽ được giới thiệu với bạn đọc ngay ở phần sau.

Một điểm đặc biệt quan trọng khác chúng ta cần phải lưu ý là mối liên hệ giữa pháp luật quốc gia và quốc tế.

Những người ủng hộ lập luận này thường sử dụng quy định của pháp luật quốc gia Việt Nam để lý giải cho những sai lầm mang tính thủ tục của Công hàm 1958 (dù thật ra theo pháp luật của Việt Nam thì Công hàm này cũng không có sai phạm thủ tục, nhưng chúng ta tạm thời bỏ qua ở đây), và từ đó phủ nhận nghĩa vụ quốc tế phát sinh. Tuy nhiên, đây là một hành vi không được chấp nhận.

Ghi nhận cụ thể tại Điều 7 và Điều 46 của Công ước Vienna 1969, một quốc gia không thể cho rằng nghĩa vụ mà nó cam kết là vô hiệu chỉ dựa trên quy tắc thẩm quyền của pháp luật quốc nội.

Một số ngoại lệ hiếm hoi, dành cho trường hợp quốc gia này chứng minh được rằng sai phạm đó quá rõ ràng (violation was manifest) và vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc gia trong nước (fundamental importance).

Đây sẽ là hai luận điểm mấu chốt mà chúng ta cần quan tâm nếu Việt Nam quyết tâm theo đuổi lập luận này.

Tiêu chuẩn để chứng minh một sai phạm về thẩm quyền là “quá rõ ràng” và “vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc gia trong nước” là rất cao. Như đã nói, việc thủ tướng của một quốc gia gửi công hàm ngoại giao thừa nhận tuyên bố chủ quyền của một quốc gia đã là thông lệ của quan hệ ngoại giao thế giới.

Và trong nhiều án lệ quốc tế nơi mà tuyên bố của một bộ trưởng bộ giáo dục cũng bị xem là có hệ quả ràng buộc pháp lý đối với quốc gia, Trung Quốc sẽ rất dễ phản pháo định hướng lập luận này.

Điểm đánh giá: 2.5/5. Khả dĩ nhưng nội dung những yêu cầu pháp lý cần phải chứng minh là rất cao.

Lập luận thứ hai:

“Tuyên bố của Việt Nam không có hiệu lực pháp lý vì chỉ là tuyên bố đơn phương.”

Tiếp nối luận điểm đầu tiên, nhiều học giả cho rằng Tuyên bố của Việt Nam không có hiệu lực pháp lý vì nó chỉ là tuyên bố đơn phương. Hoặc cũng có cách diễn đạt khác là, vì chỉ là tuyên bố đơn phương nên không tạo nên nghĩa vụ ràng buộc.

Trước tiên, người viết không hiểu căn cứ pháp lý của lập luận này là ở đâu.

Các tuyên bố đơn phương của một quốc gia hoàn toàn có thể là nền tảng để quốc gia đó thừa nhận hoặc phủ nhận một hệ quy chuẩn pháp luật quốc tế nhất định. Bạn đọc có thể tham khảo thêm về hiệu lực pháp lý của các tuyên bố đơn phương được phân tích trong Báo cáo Liên Hiệp Quốc về các hành vi đơn phương trong quan hệ quốc tế, do Báo cáo viên đặc biệt Victor Rodríguez Cedeño tổng hợp từ những năm 2000.

Từ tuyên bố của Ai Cập đối với kênh đào Suarez cho đến việc Jordan tuyên bố từ bỏ chủ quyền của mình đối với lãnh thổ dải Bờ Tây (West Bank)… tất cả đều được xem là những tuyên bố đơn phương có hiệu lực pháp lý quốc tế và ràng buộc trách nhiệm dành cho chủ thể tuyên bố.

Không chỉ vậy, tuyên bố của Việt Nam lại càng không thể xem là tuyên bố đơn phương bởi nó trực tiếp đối thoại với tuyên bố về chủ quyền hải phận của Trung Quốc trước đó. Nội dung của hai văn bản này là gắn liền với nhau và thể hiện sự ràng buộc quyền – nghĩa vụ với nhau. Quyền và nghĩa vụ song phương như thế nào thì nội dung của Công hàm 1958 nói rất rõ.

Các tiền lệ pháp lý, như án lệ Qatar v Bahrain (1991), do Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) xét xử, cũng cho thấy việc trao đổi công hàm giữa hai bộ trưởng ngoại giao có giá trị pháp lý thậm chí là tương tự như một điều ước quốc tế.

Trong bản án, Qatar cho rằng giữa họ và Bahrain có tồn tại quan hệ pháp lý ràng buộc. Riêng Bahrain thì phủ nhận giá trị pháp lý của những công hàm trao đổi giữa hai bên vốn dẫn đến một biên bản ghi nhớ vào năm 1990. Họ lập luận rằng chúng đơn thuần chỉ là những ghi chú chính trị, và không thể được xem là điều ước quốc tế và từ đó phát sinh nghĩa vụ giữa các bên. Lập luận này rất giống với lập luận của một số học giả Việt Nam hiện nay.

ICJ nghiêng về phía Qatar, khẳng định các thỏa thuận pháp lý quốc tế có thể tồn tại ở rất nhiều thể dạng và tên gọi khác nhau, và không thể từ chối công nhận một số nghĩa vụ pháp lý có thực chỉ vì nó có tên gọi hay thể dạng bất thường. Vấn đề ở chỗ, cần xem xét nội dung và tình huống pháp lý thực tế dẫn đến việc trao đổi những công hàm, biên bản nói trên.

ICJ từ đó đi đến kết luận, biên bản ghi nhớ, công hàm, hay thư từ trao đổi giữa các chủ thể có thẩm quyền (mà ở đây chỉ là bộ trưởng bộ ngoại giao) của Qatar và Bahrain có ghi nhận rõ quyền và trách nhiệm của các bên. Vì vậy, chúng làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý bắt buộc giữa hai quốc gia.

Với một án lệ rõ ràng và có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử pháp luật quốc tế như Qatar v Bahrain, lập luận pháp lý về hình thức của Công hàm 1958 rất khó qua mặt được các học giả quốc tế.

Điểm đánh giá: 0/5. Không thể sử dụng  

Lập luận thứ ba:

“Công hàm không đề cập trực tiếp đến việc từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.”

Các loại văn bản ngoại giao ngắn như diplomatic note (công hàm), joint communique (thông cáo chung) đã được Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), thông qua các án lệ (như án Qatar v. Bahrain ở trên), và các học giả quốc tế thừa nhận là có thể hình thành nên nghĩa vụ quốc tế dành cho một quốc gia. Trao đổi những văn bản này vì vậy có ý nghĩa rất lớn.

Anh có quyền im lặng trước Tuyên bố của Trung Quốc, nhưng khi anh đã gửi công hàm đồng ý thì hoặc là đồng ý toàn phần, hoặc là phải ghi nhận rõ mình bảo lưu (reservation) hay phản đối (protest) phần nào của tuyên bố. Tuyên bố của Trung Quốc có đề cập cụ thể và minh thị việc xác lập hải phận của họ tại Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng ta đồng ý mà không thể hiện rõ bất kỳ lập trường nào khác tức là chúng ta chấp nhận toàn bộ các yêu sách.

Có tranh chấp, phía Trung Quốc chỉ cần dựa vào tập quán giải thích công ước quốc tế (General Rule of Interpretation) với các thành tố về good faith (thiện chí), ordinary meaning (ý nghĩa gốc) và context of purposes (hoàn cảnh của mục tiêu văn bản) thì chắc chắn không thể cãi lại họ.

Các “thực thể địa lý” Trung Quốc mới đặt tên

Phan Văn Song

Ngày 19/4/2020 Bộ Tài nguyên Thiên nhiên thuộc Bộ Dân chính Trung Quốc ra thông báo v/v đặt tên “chuẩn” cho các 25 đảo, rạn đá và 55 thể địa lí dưới đáy biển ở Biển Đông (http://gi.mnr.gov.cn/202004/t20200419_2509115.html).

Chắc chắn, Trung Quốc sẽ coi đây là một ‘hành động thực thi chủ quyền’ của họ ở Biển Đông. Tuy nhiên, xét theo luật lệ quốc tế thì hành động này hoàn toàn không có ý nghĩa nếu như dùng làm chứng cứ trước Toà án Quốc tế vì toà sẽ không chấp nhận bất kì hành động nào phát sinh sau ngày nổ ra tranh chấp, thuật ngữ pháp lí là “critical date”. Hơn nữa, ngay cả được gọi là ‘đảo’ và ‘đá’ nhưng hầu hết các thể địa lí này đều nằm dưới mặt biển khi triều cao, do đó theo quy định của UNCLOS không thể đòi quyền sở hữu.

Dù vậy, các nước liên quan quanh Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam (80 vị trí này chủ yếu dính với Việt Nam) phải lên tiếng, dù chỉ là “cực lực phản đối...” hay tương tự, vì nếu không thì sẽ bị coi “làm thinh = đồng ý” (acquiescence), từ bỏ chủ quyền khi kiện tụng sau này.

Phần sau đây xin giới thiệu rõ hơn vị trí của các ‘thể địa lí’ này so với vùng biển của Việt Nam mà có lẽ nhiều người muốn biết.

1. VỊ TRÍ 25 ‘ĐẢO’, ‘ĐÁ’

(phần này chủ yếu lấy từ một tweet của Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch biển châu Á AMTI)

25 tên mới đặt này là cho các “đảo (岛)” và “đá (礁: tiều)”, đúng ra chỉ là các thể địa lí ngầm (LTE), với 12 ở Hoàng Sa và 13 ở Trường Sa.

*Ở Hoàng Sa, trong 12 tên mới đặt thì có 11 tên ở cụm Trăng Khuyết phía Tây mà Trung Quốc cướp từ tay miền Nam Việt Nam hồi tháng 1/1974 và 1 tên ở cụm An Vĩnh phía Đông, cụ thể như sau:

三峙仔 Sanzhizai (Tam Trĩ Tể : Gò Nhỏ 3). Một dải cát nhỏ giữa các đảo Nam và Trung (và là cái thứ 3 trong nhóm nếu bắt đầu đếm ở đảo Bắc) thuộc cụm An Vĩnh.

金银东岛 Jinyin Dongdao (Kim ngân Đông đảo: đảo Kim Ngân Đông), như có thể đoán, là một dải cát nhỏ ở phía đông đảo Money (Quang Ảnh). Ngần ấy năm sau đó mà Trung Quốc tiếp tục bày tỏ lòng tôn kính đối với ngài William Money, thuyền trưởng & dân biểu Anh, người mà hòn đảo thực sự được đặt tên.

30/4/1975: 30 tháng Tư - Ngày nói thật

Đỗ Thành Nhân

Từ sau năm 1975, cứ đến ngày 30 tháng Tư là chính quyền cả nước tổ chức làm lễ kỷ niệm “ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, tùy năm tròn, chẳn lẻ mà quy mô lớn nhỏ khác nhau.

Sau khi câu nói của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 2004 “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn” được báo chí đăng tải, thì nhiều người nhìn nhận lại ngày 30 tháng Tư.

Rõ ràng ngày 30/4/1975 không thể quên được trong lịch sử, nhưng phải gọi là ngày gì để không gợi lại những đau thương, chia rẽ của dân tộc đã từng đoàn kết giữ nước suốt chiều dài với hơn 4000 năm lịch sử.

(Hình: ngày 30/4/1975 không thể quên được trong lịch sử, nhưng phải gọi là ngày gì để không gợi lại những đau thương, chia rẽ của dân tộc)

30 tháng Tư: là ngày gì?

Khi mạng xã hội phát triển có nhiều người còn đặt vấn đề và tranh luận công khai nên gọi “ngày 30 tháng Tư” là ngày gì cho phù hợp. Tổng hợp một số ý kiến trên mạng xã hội vào bài viết này:

1. Ngày GIẢI PHÓNG

Khái niệm "giải phóng" thì hơi bị mơ hồ. Giải phóng cái gì, ai giải phóng ai; chẳng lẽ nói miền Bắc giải phóng miền Nam?

Từ khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam 1973 đến trước 11 giờ ngày 30/4/1975 miền Nam là một chính thể độc lập, có bị nô lệ ai đâu mà phải cần giải phóng.

Còn sau ngày “giải phóng” đến nay: các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội, giáo dục… hai miền Nam - Bắc, miền nào thay đổi (theo bên kia) nhiều hơn: để xác định chủ thể và đối tượng “giải phóng” đúng với ý nghĩa ngôn ngữ.

2. Ngày THỐNG NHẤT

Gọi là ngày “thống nhất” thì cũng rất khiên cưỡng, bởi lẽ:

- Về địa lý: non sông Việt Nam chưa thực sự thuộc về cho dân tộc Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa vẫn còn bị Trung Quốc chiếm giữ.

- Về chính trị: miền Nam là của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lật đổ Chính phủ đương nhiệm Việt Nam cộng hòa. Còn miền Bắc thuộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đến ngày 25/4/1976, họp Quốc hội sáp nhập và đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam như ngày nay.

- Về con người: bắt đầu cho một thời kỳ ly tán, di dân lớn nhất trong lịch sử dân tộc; hàng triệu người từ Nam ra Bắc tìm cách rời bỏ đất nước. Và thế giới có thêm từ “thuyền nhân - boat people” xuất phát từ Việt Nam.

30/4/1975: Những suy nghĩ của một người “bên thua cuộc”

Lâm Vĩnh Thế

Hàng năm cứ đến ngày 30-4, người Cộng sản lại tổ chức lễ mừng chiến thắng vinh quang của năm 1975, và người Việt hải ngoại lại tổ chức tưởng niệm Ngày Quốc Hận khiến họ phải bỏ nước ra đi. Cùng một sự kiện nhưng rõ ràng có hai cách nhìn trái hẳn nhau. Ở trong nước, trong rất nhiều gia đình, hai cách nhìn này đều có hết, và người ta cứ phải sống chịu đựng nhau như vậy chứ không có cách nào giải quyết được mâu thuẫn này. Và như thế trong 45 năm rồi. Chả trách ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã phải nói ra câu nói bất hủ sau đây về ngày 30-4: “Đây là ngày có triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn”.

Năm 2012, tác giả Huy Đức cho xuất bản tập sách “Bên thắng cuộc”. Với tựa đề như vậy, tác giả đã dứt khoát xác định “ai thắng ai thua” rất rõ ràng. Bên Cộng sản, tức là miền Bắc, là bên thắng cuộc, và bên Quốc gia, tức là miền Nam, là bên thua cuộc. Thế nhưng, ngay trong phần mở đầu, đề tựa là “Mấy lời của tác già”, tác giả lại viết như sau: “Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975 - ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc”. Là một người miền Nam, tôi chấp nhận là mình thuộc về “bên thua cuộc”. Tôi không hãnh diện gì với nhận xét trên đây của tác giả Huy Đức, vì, suy cho cùng, chuyện “ai giải phóng ai”, nếu có đúng như Huy Đức ghi nhận, thì cũng là chuyện “xảy ra sau khi chúng ta, những người Quốc gia ở miền Nam, đã thua cuộc rồi”. Nhớ lại chuyện mấy trăm năm trước ở bên Trung Hoa: người Hán dù cho có hãnh diện vì họ đã Hán hóa được người Mãn đi nữa thì họ cũng bị người Mãn thống trị gần 300 năm. Người Quốc gia ở miền Nam chắc không nên tự hào đã “giải phóng” được người Cộng sản ở miền Bắc và chấp nhận bị Cộng sản thống trị thêm 255 năm nữa.

Những suy nghĩ mà tôi ghi ra sau đây là của một người thuộc về phía “bên thua cuộc” trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, 1954-1975. Tôi xin nói ngay là, không giống như những gì tôi đã từng viết ra trước đây luôn luôn được ghi chú rất rõ ràng vì đó là những công trình thuộc loại nghiên cứu, những suy nghĩ lần này, tuy cũng xuất phát từ kiến thức thu thập được từ những công trình biên khảo đúng đắn, được ghi ra một cách tự nhiên theo dòng suy nghĩ, hoàn toàn không bận tâm về việc ghi chú xuất xứ theo lối kinh viện.

Suy nghĩ đầu tiên của tôi là về bản chất và tên gọi của cuộc chiến. Miền Bắc xem đây là một cuộc “chiến tranh giải phóng”, giải phóng miền Nam khỏi Đế quốc Mỹ và chủ nghĩa thực dân mới. Miền Nam thì xem đây là một cuộc “chiến tranh tự vệ” có chính nghĩa để chống lại xâm lược do miền Bắc gây ra, nhằm thôn tính miền Nam để áp đặt chủ nghĩa Cộng sản lên cả nước Việt Nam. Một số người miền Nam cũng xem đây là một cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, giống như thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, như Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đưa vào bản nhạc “Gia tài của Mẹ” của ông: “hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Người Mỹ thì gọi nhiều cách khác nhau: khi thì là “Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhì” (Second Indochina War), khi thì là “Tranh chấp Việt Nam” (Vietnamese Conflict) khi thì là “Chiến tranh Việt Nam” (Vietnam War) mà họ chỉ đến để giúp miền Nam chống lại ý đồ thôn tính của miền Bắc; điều này rõ nét nhứt là dưới thời Tổng thống Nixon khi ông áp dụng chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh”. Những người có tầm nhìn rộng hơn, quốc tế hơn thì cho rằng đây là một cuộc “chiến tranh ý thức hệ” giữa hai phe Tư bản (hay Tự do) và phe Cộng sản. Cũng có người trong nhóm này gọi đó là một cuộc “Chiến tranh Ủy nhiệm” (Proxy war), miền Bắc đánh thay cho phe Cộng sản, và miền Nam đánh thay cho phe Tư bản. Dĩ nhiên, những nhóm người này đều có những luận cứ mà họ tin là đứng đắn để chứng minh cho cái nhìn và nhận định của họ về cuộc chiến. Bản thân tôi cũng không thể đi ra ngoài điều này. Tôi cũng có những luận cứ mà tôi cho là đúng đắn để biện minh cho cái nhìn của tôi. Và cái nhìn đó là như sau.

NHÂN DỊP KỶ NIỆM 30.04.1975: ÔN LẠI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRONG LỊCH SỬ TỊ NẠN VIỆT NAM TỪ 1975

Lê Xuân Khoa

Tháng Tư 1975, sau khi chiến thắng Việt Nam Cộng hòa và kết thúc cuộc nội chiến 20 năm, cộng sản miền Bắc đã mau chóng giải tán Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và áp đặt chế độ độc tài toàn trị trên cả hai miền đất nước. Chính sách bóc lột và trả thù tàn ác của cộng sản đối với nhân dân miền Nam là nguyên nhân chính đã khiến trên hai triệu dân phải bỏ hết tài sản và sự nghiệp để chạy ra nước ngoài cũng trong 20 năm liên tiếp với khoảng 300,000 người thiệt mạng trên đường mạo hiểm tim kiếm tự do.

Theo các con số của Liên Hiệp Quốc, cho tới khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn Việt Nam năm 1995, tổng số người ra đi lên tới 2,164,000 người, liệt kê theo từng loại như dưới đây:

Đợt 1 (cuối tháng Tư 1975) : 140,000

Đợt 2 (1975-1979) : 327,000

Đợt 3 (1980-1989) : 450,000

Đợt 4 (1990-1995) : 63,000

Số người gốc Hoa bị đẩy về Trung Quốc : 260,000

Chương trình ODP (1979-1995) : 624,000

Số người chết hay mất tích trên đường tị nạn : 300,000

Trong tổng số 2,164,000 kể trên, ngoài 140,000 người được chính phủ Mỹ di tản trong đợt đầu và 624,000 đi theo diện ODP, có khoảng 840,000 người đã vượt thoát bằng đường biển hay đường bộ trong ba đợt sau tới các trại tạm trú ở Hong Kong và một số quốc gia Đông Nam Á. Trong số này, 750,000 được nhận định cư tại Mỹ và các nước khác. Như vậy, số người không được công nhận là tị nạn và bị kẹt lại ở các nước tạm dung (first asylum countries) là 90,000, nhưng trên thực tế năm 1995 chỉ còn lại khoảng 40,000. Điều đó cho thấy là trong sáu năm từ Hội nghị quốc tế Geneva lần thứ 2 về tị nạn Đông Dương (1989) đến năm Liên Hiệp Quốc chính thức chấm dứt các chương trình tị nạn (1995), đã có khoảng 50,000 người hồi hương do tình nguyện hay bị cưỡng bách. Số 40,000 còn lại phải tiếp tục trở về nước, hầu hết bị cưỡng bách hay không chống đối (non-objectors), trước khi trại tị nạn cuối cùng được đóng cửa năm 1997.

So với các nhóm tị nạn và di dân tới Mỹ và các nước khác trong thế kỷ 20, lịch sử người Việt gốc tị nạn[1] có it nhất năm đặc điểm:

1. Việt Nam có số dân tị nạn bỏ nước ra đi đông nhất và phải trải qua những tình trạng bi thảm nhất thế giới trong thế kỷ 20 với số người bỏ mình trên đường tìm tự do lên tới khoảng 300,000 người.

2. Các chính sách và chương trình định cư tị nạn Việt Nam ở Mỹ phức tạp nhất gồm nhiều tên gọi khác nhau: Bốc Trẻ Mồ côi (baby lift), Trẻ em lai (Amerasians), Trẻ em Không Người đi kèm (unaccompanied minors), Ra đi Trật tự (ODP) gồm các diện: đoàn tụ gia đình, tù cải tạo (H.O và ROVR), nhân viên chính phủ Mỹ (U11), và nhân viên các hãng tư cùa Mỹ (V11).

3. Chính nghĩa của người tị nạn, chỉ ít năm sau khi định cư ở nước ngoài, đã được chính các lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN nhìn nhận và kêu gọi “khúc ruột xa ngàn dặm” trở về hợp tác thay vì lên án và nguyền rủa như trong những năm đầu.

4. Người tị nạn có tiếng nói và vai trò ảnh hưởng tới các chính sách chấp nhận và định cư tị nạn, tham gia các hoạt động cứu vớt và bảo vệ thuyền nhân, và cuối cùng đã thật sự giúp cho Hoa Kỳ và quốc tế giải quyết vấn đề tị nạn được công bằng và nhân đạo.

5. Khi trở thành công dân của quốc gia định cư, người cựu tị nạn lại có vai trò quan trọng trong các quan hệ giữa quê hương mới và quê hương gốc, trên cả hai bình diện chính quyền và dân sự.

Qua hàng trăm cuốn sách về tị nạn Việt Nam, hầu hết các tác giả Việt Nam và ngoại quốc đã trình bày rất đầy đủ về những sai lầm và tội ác của cộng sản và những cuộc vượt thoát gian nan bi thảm của người tị nạn. Mặt khác, lịch sử tị nạn cũng cho thấy khả năng hội nhập mau chóng của người Việt Nam vào xã hội dòng chính và họ đã tạo được nhiều thành tích đáng kể trên các lãnh vực kinh tế, khoa học, nghệ thuật và ngay cả chính trị. Tuy nhiên, dường như chưa có tác giả nào làm nổi bật chính nghĩa tị nạn như được nêu ra trong điểm số 3 trên đây, là đặc điểm then chốt giúp cho người tị nạn chuyển bại thành thắng, khôi phục những giá trị của tự do, dân chủ trước sự suy đồi của chủ nghĩa cộng sản. Cho đến nay, chính nghĩa ấy mới chỉ được hàm ngụ gián tiếp trong những lời tố cáo những hành động chiếm đoạt và trả thù tàn nhẫn của cộng sản đối với nhân dân miền Nam để giải thích nguyên nhân tị nạn. Điểm số 4 cho thấy ảnh hưởng tích cực của công dân Mỹ gốc tị nạn đối với các nhà làm chính sách trong những cuộc vận động cứu trợ và định cư tị nạn. Đáng tiếc là giữa những tổ chức cộng đồng có những vụ công kích nhau chỉ vì nghi ngờ hay ngộ nhận về cách làm việc khác nhau nhưng cùng chung mục đích, tệ hại nhất là những trường hợp tung tin thất thiệt hay trình bày sự kiện sai lạc chỉ cốt đạt được lợi ích cá nhân. Điểm số 5 liên quan đến tình hình chính trị phức tạp ở Việt Nam về cả hai mặt đối nội và đối ngoại từ sau 1995 đến nay, có ảnh hưởng tới quan hệ giữa người Việt Nam ở nước ngoài với chính quyền và nhân dân trong nước. Lý do vì từ sau 1995, cộng đồng người Việt hải ngoại không chỉ có thêm người tị nạn chính trị, do tự ý hay bị trục xuất, mà còn có số đông là di dân trong đó có không ít thân nhân xa gần của đảng viên cộng sản cao cấp hòa nhập vào cộng đồng cựu tị nạn nhưng cũng đang làm biến đổi các quan hệ giữa trong và ngoài nước.

Trong phạm vi của một bài viết nhân dịp kỷ niệm lần thứ 45 ngày 30/4/1975, tôi không thể viết về tất cả 5 đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam. Do đó, tôi sẽ chỉ ôn lại đặc điểm số 3 (chính nghĩa của tị nạn) và số 4 (tiếng nói và vai trò của người tị nạn) vì đây là hai điểm quan trọng chưa được chú ý đúng mức hay còn thiếu những thông tin cần được ghi nhận như những sự kiện lịch sử. Chính nghĩa tị nạn đã tạo cơ hội cho người tị nạn đóng góp đáng kể cho các chương trình cứu giúp, bảo vệ và định cư tị nạn, vận động thành công cho sự ra đời các đạo luật ủng hộ tị nạn, và đặc biệt là tham gia đắc lực vào các nỗ lực quốc tế giải quyết những cuộc khủng hoảng về thuyền nhân tị nạn kéo dài 20 năm ở Hong Kong và các nước ĐNÁ. Ngày nay, những công dân nước ngoài gốc Việt lại có vai trò đáng kể trong sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đặc biệt trước mối hiểm họa chung là Trung Cộng. Đây cũng là những quan tâm lớn đối với tất cả những di dân và công dân ngoại quốc gốc tị nạn Việt Nam.

CHÍNH NGHĨA CỦA TỊ NẠN VIỆT NAM

Như trên đã nói, hàng trăm ngàn trang sách, bài vở và vô số hình ảnh đã trình bày lịch sử tị nạn Việt Nam như một tấn thảm kịch về chính sách cướp đoạt và trả thù độc ác của cộng sản đối với nhân dân miền Nam, những cuộc vượt thoát vô cùng bi thảm của người tị nạn, đời sống khổ cực của họ trong các trại tạm trú, nhất là phản ứng tuyệt vọng của những người bị bác bỏ quyền tị nạn và bắt buộc phải hồi hương. Tấn thảm kịch 20 năm đó cần phải được ghi chép trung thực và đầy đủ để muôn đời sau còn lưu lại tên tuổi của những kẻ chịu trách nhiệm gây nên thảm họa không từng thấy trong lịch sử dân tộc.

Tuy nhiên, tị nạn Việt Nam không chỉ là một chuỗi dài bi kịch trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa và những câu chuyện thương tâm trong những cuộc hành trình gian khổ của người tị nạn. Đây cũng là lịch sử một cuộc ra đi có chính nghĩa của hàng triệu người Việt Nam phải rời bỏ quê hương, tài sản và sự nghiệp chỉ vì muốn thoát khỏi chế độ hà khắc của độc tài cộng sản. Chính nghĩa của cuộc ra đi không tiền khoáng hậu này đã được chứng tỏ bằng những khoản ngoại tệ (hay kiều hối) được chuyển về nước giúp cho thân nhân, bằng hữu hay đầu tư kinh doanh, những chương trình giúp đỡ nhân đạo và cải thiện xã hội đang thực hiện khắp nước của các tổ chức phi chính phủ, không kể số lượng nhân tài chưa thể trở về giúp cho Việt Nam mau chóng trở thành một quốc gia phát triển hàng đầu trong khu vực.

Đáng ghi nhớ là chính nghĩa này đã được chính các nhà lãnh đạo cộng sản công khai thừa nhận từ giữa thập kỷ 1980 khi họ bừng tỉnh trước tình hình suy sụp mau chóng của các nước cộng sản Đông Âu, do đó đã quyết định “đổi mới hay là chết”. Nhân dân miền Nam không còn bị lên án là “ngụy” hay “phản động” và người tị nạn cũng hết bị nguyền rủa là “ma cô, đĩ điếm”. Một chính sách mới về “Việt kiều” được thiết lập, xoay 180 độ sang ca ngợi cộng đồng người Việt hải ngoại bằng những cụm từ hoa mỹ như “khúc ruột ngàn dặm”, “nguồn nội lực quan trọng” hay “bộ phận không thể tách rời” của dân tộc. Về điểm này, tác giả bài này đã nhấn mạnh trong lời kết bài thuyết trình tại Đại học Columbia, New York, nhân dịp kỷ niệm 20 năm tị nạn Việt Nam: “Hai mươi năm trước, chúng ta là những kẻ thất trận trong thời chiến. Ngày nay, năm 1995, chúng ta đã vươn lên thành những người thắng cuộc trong thời bình.”[2] Đặc biệt hơn nữa là gần 20 năm sau, nhà báo Huy Đức nổi tiếng ở trong nước cũng thẳng thắn phát biểu trong lời mở đầu cuốn sách Bên Thắng Cuộc“Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc.”[3]

Chính nghĩa tị nạn 1975 càng sáng tỏ hơn sau khi hai quốc gia Việt, Mỹ thiết lập quan hệ bình thường năm 1995. Do sự tan rã của các nước cộng sản Đông Âu và Liên bang Xô-viết, cộng sản Việt Nam phải quay về núp bóng cộng sản Trung Quốc để duy trì chế độ nhưng không khỏi lo sợ nguy cơ đất nước bị Trung Quốc chiếm đoạt. Bởi vậy, Việt Nam cũng quyết định trông cậy vào sức mạnh kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ để có thể tồn tại độc lập và trở thành một quốc gia giàu mạnh và phát triển. Sự chuyển hướng chiến lược này đương nhiên nhìn nhận vai trò quan trọng của cộng đồng công dân Mỹ gốc Việt trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Điều này đã được những lãnh đạo cao cấp nhất ở Việt Nam long trọng xác nhận trong cả hai cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Washington, DC, giữa Tổng thống Obama với Chủ tịch Trương Tấn Sang năm 2013 và với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015.

Ngày 25.7.2013, trong cuộc họp báo công bố bản Tuyên bố Chung, khi TT Obama khẳng định “nguồn sức mạnh giữa hai quốc gia là những công dân Mỹ gốc Việt sống ở Mỹ nhưng có nhiều ràng buộc chặt chẽ với Việt Nam, và những quan hệ giữa người dân trong và ngoài nước chính là chất keo sơn gắn bó sự hợp tác mạnh mẽ giữa hai nước.” CT Trương Tấn Sang “cám ơn Hoa Kỳ đã giang tay đón nhận người Việt Nam tới định cư và nay họ đã trở thành công dân Mỹ đang đóng góp vào công cuộc phát triển chung của nước Mỹ.”

Ngày 7.7.2015, sau cuộc họp với TBT Nguyễn Phú Trọng, TT Obama lại cho giới truyền thông hay là khi đề cập đến những hoạt động hợp tác giữa người dân hai bên với nhau, TBT Trọng đã nhận định rằng “nước Mỹ có nhiều công dân gốc Việt và Việt kiều hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới và họ đã đóng góp lớn lao cho xứ sở này. Chúng tôi muốn mở rộng những trao đổi như vậy gồm cả những chương trình thông qua Đại học Fulbright đã được chấp thuận và sắp sửa khai mạc.” Tiếp theo, ông Trọng ngỏ lời chào mừng và thăm hỏi thân tình cộng đồng người Việt ở Mỹ, hi vọng rằng mối quan hệ giữa hai nước sẽ gia tăng hơn nữa.

Trong chuyến đi Mỹ lần này, TBT Nguyễn Phú Trọng đã đề cao vai trò quan trọng của người Mỹ gốc Việt nhiều hơn CT Trương Tấn Sang hai năm trước. Ngoài phát biểu trong bản Tuyên bố chung, lần đầu tiên “nhìn nhận sự thành công của người Việt Nam tại Hoa Kỳ và nhiều đóng góp của họ đối với sự phát triển của Việt Nam và Hoa Kỳ”, TBT Trọng còn có bài diễn văn tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trong đó ông đã dùng những từ “đặc biệt” và “hết sức quan trọng” để nói về “cộng đồng đông đảo người Việt Nam tại Hoa Kỳ” mà ông định nghĩa chính xác và thân thiện là “công dân Hoa Kỳ và cũng là đồng bào của chúng tôi”. Dù lãnh đạo cộng sản nổi tiếng về nói dối và lợi dụng cơ hội, những lời phát biểu chính thức này cho thấy họ không phủ nhận được chính nghĩa yêu nước của người tị nạn.

Cũng cần nói thêm rằng chính nghĩa của người tị nạn không chỉ được chứng tỏ bằng tinh thần yêu chuộng dân chủ và nhân quyền mà các lãnh đạo cộng sản đã phải nhìn nhận, dù miễn cưỡng, như một sự khác biệt cần được tôn trọng. Chính nghĩa đó còn được thể hiện như một thông điệp của người tị nạn nhắc nhở Hoa Kỳ về trách nhiệm đối với Việt Nam Cộng Hòa, một cựu đồng minh đã phải hy sinh quá lớn về tài sản và nhân mạng trong vai trò “tiền đồn của thế giới tự do” trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thông điệp này được gửi đi trong bản điều trần của IRAC trước Thượng Viện Mỹ ngày 22.9.1981. Khi đó, tác giả bài này đang là Phó Giám đốc Trung tâm Tác vụ về Tị nạn Đông Dương (Indochina Refugee Action Center, IRAC)[4] lần đầu tiên ra điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ. Đó cũng là lúc đang có một luồng dư luận trong giới chính trị gia bảo thủ cho rằng tị nạn Việt Nam chỉ là di dân kinh tế và nước Mỹ đã mệt mỏi tình thương (compassion fatigue). Bản điều trần của IRAC kịch liệt phản bác luận điệu sai lầm này, nhấn mạnh rằng trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ đói kém hay loạn lạc, nhưng chưa bao giờ nhân dân Việt Nam rời bỏ quê hương ra sinh sống tại nước ngoài cho đến khi bị cai trị bởi chế độ độc tài cộng sản. Sau khi chứng minh chính nghĩa của tị nạn Việt Nam và triển vọng đóng góp cho xã hội Hoa Kỳ, tác giả kết luận bài điều trần bằng một sự kiện đau thương nhằm thức tỉnh lương tâm các nhà lãnh đạo Mỹ: “Xin đừng để các dân tộc trên thế giới phải đồng tình với cố thủ tướng Cam-bốt Sirik Matak khi ổng viết những dòng chữ cuối cùng cho Đại sứ Mỹ, từ chối sang Mỹ tị nạn và chấp nhận bị Khmer Đỏ sát hại. Ông viết: ‘Lỗi lầm duy nhất của chúng tôi là đã đặt niềm tin vào nước Mỹ’. Xin hãy tiếp tục duy trì truyền thống bày tỏ tình đoàn kết và lòng quảng đại của nước Mỹ đối với những nạn nhân của chế độ bạo tàn. Là một quốc gia và một nền kinh tế thịnh vượng, Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ không bao giờ phải hối tiếc về sự mở vòng tay đón nhận “những người đang khao khát được hít thở không khí tự do.” [5]

Chủ tọa buổi điều trần là Thượng nghị sĩ Alan K. Simpson (R-Wyoming) lập tức nhận định rằng đây là “một bài thuyết trình đầy sức mạnh” (a very powerful presentation).[6] Từ đó, ông có thái độ cởi mở hơn đối với người tị nạn từ ba nước Đông Dương.

TIẾNG NÓI VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI TỊ NẠN

Ngoài việc thể hiện chính nghĩa yêu nước theo lý tưởng quốc gia, chống lại chủ nghĩa và chế độ độc tài cộng sản, những người tị nạn may mắn định cư ở những nước dân chủ đã sớm góp phần đáng kể vào các nỗ lực quốc tế cứu vớt người vượt biển, chống nạn hải tặc, giúp đỡ tị nạn còn kẹt trong các trại tạm trú. Khi thuyền tị nạn bị đẩy ra khơi, họ đã lên tiếng vận động các nước giải quyết những cuộc khủng hoảng về tình trạng tị nạn tạm trú và được chấp thuận định cư. Vì không đủ thông tin và dữ kiện về tình hình tị nạn ở các nước, tác giả sẽ chỉ viết về lịch sử người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ với giả định là vấn đề tị nạn Việt Nam trên thế giới về cơ bản có nhiều điểm giống nhau mà Hoa Kỳ là điển hình về mọi mặt. Ngoài ra, do những điều kiện thuận lợi của cá nhân và tổ chức do mình chịu trách nhiệm, đã đến lúc người viết phải nhắc đến những kinh nghiệm bản thân trong các nỗ lực chung của nhiều cá nhân và tổ chức trong cộng đồng người Việt ở Mỹ. Nhờ được đào tạo về sư phạm và nghiên cứu, người viết luôn cố gắng giữ thái độ khách quan, khoa học, tường thuật và nhận định trong tinh thần tôn trọng sự kiện có thật hay có nguồn dẫn chứng cụ thể. Lịch sử tị nạn là một phần của lịch sử Việt Nam, của Hoa Kỳ và các nước định cư, do đó cần phải được ghi chép chính xác và đầy đủ hầu tránh được những thiếu sót hay ngộ nhận, nhất là những sự kiện quan trọng đã bị vô tình hay cố ý trình bày sai sự thật về các hoạt động bảo vệ người tị nạn đã diễn ra mấy chục năm về trước.

Cuộc tị nạn bi thảm nhất thế kỷ 20 của thuyền nhân Việt Nam đã gây chấn động thế giới và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã hai lần phải triệu tập hội nghị quốc tế tại Geneva, lần đầu để giải quyết cuộc khủng hoảng về tị nạn tạm trú khi thuyền nhân Việt Nam bị các nước ĐNÁ xua đuổi (1979), và lần thứ hai để tìm kiếm giải pháp tốt nhất có thể chấm dứt những cuộc ra đi cực kỳ nguy hiểm (1989). Như trên đã nói, người tị nạn và công dân Mỹ gốc Việt đã có tiếng nói và vai trò đáng kể trong cuộc vận động Hoa Kỳ và quốc tế ngay từ sau hội nghị Geneva lần đầu, sôi nổi nhất là những hoạt động trong thập kỷ 1980 dẫn tới hội nghị Geneva lần thứ hai, và cuối cùng đã giúp quốc tế khai thông được tình trạng bế tắc của Kế hoạch Hành động Toàn diện (CPA). Điều này cũng cho thấy giải pháp thật sự cho vấn đề tị nạn Việt Nam là giải pháp chính trị, tức là thỏa hiệp bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 1995. Sau đó, cộng đồng Mỹ gốc Việt vẫn không ngừng vận động định cư cho những người tị nạn còn sót lại ở Hong Kong và Phi-líp-pin, và những người đối kháng chế độ bỏ chạy sang Thái Lan.

Những hoạt động của người Mỹ gốc Việt tị nạn, từ công tác cứu giúp và bảo vệ thuyền nhân, cung cấp các dịch vụ định cư đến những cuộc vận động chính phủ Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và các quốc gia tạm dung trong mấy chục năm qua rất đa dạng và đem lại nhiều kinh nghiệm thực tế cho những nhà làm chính sách trước những đợt di dân và tị nạn càng ngày càng gia tăng trên thế giới. Rất nhiều đóng góp của người gốc tị nạn trước và sau 1995, như Ủy ban Báo nguy Giúp Người Vượt Biển (BPSOS) của GS Nguyễn Hữu Xương ở San Diego[7] hợp tác với các con tàu nhân đạo quốc tế cứu vớt và giúp định cư được trên 3,000 thuyền nhân, cuộc vận động định cư tù cải tạo rất thành công của Hội Gia đình Tù nhân Chính trị và các Hội Cựu Tù nhân Chính trị, Hội nghị 14 quốc gia về Khủng hoảng Tị nạn Tạm trú do IRAC tổ chức tại Washington DC năm 1988 dọn đường cho Hội nghị quốc tế Geneva lần thứ hai, cuộc vận động của VOICE giúp cho 2,000 người tị nạn còn sót lại ở Phi-líp-pin trong tình trạng không hoàn toàn hợp pháp được định cư Mỹ, 300 tại Canada (phối hợp với Liên hội người Việt Canada), và 200 người tại Na Uy. Tất cả những đóng góp này cùng nhiều hoạt động đáng kể khác là những dấu mốc lịch sử trên chặng đường dài cứu trợ, bảo vệ và tìm kiếm giải pháp nhân đạo cho thảm kịch tị nạn Việt Nam (1979-1995). Trong khung cảnh giới hạn của một bài báo, tác giả chỉ có thể chú trọng vào một số trường hợp điển hình trong đó có những thông tin ít được biết đến hoặc đương thời không thể đưa ra công khai, do đó có sự kiện đã gây dư luận nghi ngờ hay chống đối vì ngộ nhận. Trong giới hạn đó, tác giả rút ra một phần nội dung của bản thảo cuốn sách chưa hoàn tất, thu gọn thành một bài viết có chủ đề riêng để làm sáng tỏ những sự kiện lịch sử mà đáng lẽ phải viết ra từ lâu. Dưới đây là bốn dấu mốc điển hình cho sự tham gia đắc lực của người tị nạn vào việc giải quyết các vấn đề tị nạn:

1. Phái đoàn tị nạn đi thăm các trại tạm trú

30/4/1975 - Bao giờ nước mắt có thể “lay lòng gỗ đá”

Huy Đức

Hai bức ảnh chụp cách nhau 13 năm, đều nói về ngày đoàn tụ của hai người tù, hai người cùng một mẹ Việt Nam, nhưng từng bị đặt ở hai bên chiến tuyến.

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang đứng

Bức ảnh thứ nhất, chụp ở ga Hòa Hưng năm 1988. Người đàn ông râu tóc bạc phơ trong ảnh, được xác định, là Đại tá VNCH Nguyễn Công Vĩnh. Ông từ trại cải tạo theo đường xe lửa trở về, được vợ và anh trai (chứ không phải là con trai - theo một người thân của gia đình cho biết), ra sân ga đón [không rõ ai là tác giả bức ảnh tuyệt vời này].

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, ngoài trời

Bức ảnh thứ hai được nhà báo Lâm Hồng Long chụp ngày 4-5-1975, người đàn ông trong ảnh là Lê Văn Thức, tử tù Côn Đảo, khóc trên vai mẹ, bà Trần Thị Bính, quê ở xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông Thức được cài vào Quân lực VNCH, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Thủ Đức, được chính quyền Sài Gòn đưa đi học khóa "tình báo tác chiến" tại Malaysia. Về nước, với lon thiếu úy. Tháng 4-1968, Lê Văn Thức bị Tòa án binh vùng 4 chiến thuật tuyên tử hình vì tội "hoạt động nội tuyến cho Cộng sản".

Đoàn tụ chắc chắn đều là mong ước của mọi gia đình. Nhưng họ khóc. Thật khó để nói, đó là những “giọt nước mắt vui” hay là những giọt nước mắt tức tưởi. Ngày 30-4-1975, gia đình thiếu úy Lê Văn Thức nằm trong số “triệu người vui”; gia đình đại tá Nguyễn Công Vĩnh nằm trong số “triệu người buồn”. Thật trớ trêu, cả hai sau đó đều không có ai được hưởng ân huệ của hòa bình cả. Đại tá Nguyễn Công Vĩnh bị đưa đi cải tạo suốt 13 năm. Chỉ cần nhìn những chiếc răng rụng của người vợ một thời xinh đẹp của ông, đủ thấy họ đã cơ cực thế nào kể từ khi “miền Nam giải phóng”.

Nhưng, nếu như giọt nước mắt ở ga Hòa Hưng năm 1988 của gia đình đại tá Nguyễn Công Vĩnh đã khép lại một bi kịch kéo dài hơn một thập niên. Thì, giọt nước mắt của mẹ con thiếu úy Lê Văn Thức lại mở ra những ngày buồn trước mắt. Bức ảnh mang lại cho nhà báo Lâm Hồng Long nhiều vinh quang nhưng không thể hóa giải tính khắc nghiệt của chiến tranh hằn lên nhân vật.

“Với lý lịch ‘thiếu úy ngụy’, kể từ ngày hòa bình trở về, Lê Văn Thức không được bố trí công tác mới. Mãi sau này, khi một cán bộ công tác ở UBND huyện Châu Thành, Bến Tre tình cờ đọc được những bài báo viết về nhân vật trong bức ảnh ‘Mẹ con ngày gặp lại’(1991), đã tìm đến nhà anh Thức phỏng vấn và viết bài ‘Viên thiếu úy mang bản án tử hình’ (đăng trên báo Đồng Khởi thứ Bảy). Nhiều người ở địa phương mới biết đến các hoạt động trong quá khứ của anh. Và các cơ quan chức năng mới nhiệt tình vào cuộc để rồi công nhận những đóng góp, hy sinh có thực của Lê Văn Thức”[Theo Hoàng Bình Minh, báo CAND].

30/4/1975 - Phút cuối của tướng Lê Văn Hưng

Tuấn Khanh

Từ trái sang phải : Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, và Đại Tá Trần Văn Nhựt tại chiến trường An Lộc hôm 7 Tháng Bảy, 1972. (Hình: Flickr manhhai)

Trải qua cuộc nội chiến, phía Bắc vẫn ca ngợi những anh hùng của mình. Miền Nam cũng có những anh hùng trong trí nhớ của người dân. Đó là lịch sử. Và lịch sử thì sừng sững, có thể được nhìn từ nhiều hướng nhưng không ai có thể vin vào lý lẽ nào để xóa đi.

Dưới đây là chuyện kể của bà Kim Hoàng, vợ của tướng Lê Văn Hưng, mở ra một góc khuất của lịch sử. Xin đặt lại nơi đây, nhân tưởng niệm 45 năm cuộc tương tàn.

----------------

Phút cuối của tướng Lê Văn Hưng

Bây giờ 7 giờ 30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh: "Hoàng, em đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ. "

Quắc đôi mắt sáng, Hưng nhìn tôi dằn giọng: "Em phải sống ở lại nuôi con." Tôi hoảng hốt: "Kìa mình, sao mình đổi ý?" "Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con." "Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay mình làm chuyện đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta cùng chết một lúc." "Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van mình. Chịu nhục, cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quý vinh hoa địa vị hãy đề phòng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ, giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi lòn, nhục nhã để nuôi con và cũng nuôi luôn ý chí để có ngày còn phục hận cho đất nước chúng ta."

"Nếu vì con, mình thương con, sao mình không đi ngoại quốc?" Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nhìn tôi trách móc: "Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?" Biết mình vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi: "Xin mình tha thứ. Chẳng qua vì quá thương mình nên em mới nói thế."

*

Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh: "Nghe anh nói đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không bao giờ trốn chạy. Mấy ngàn binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ tìm sống riêng mình sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa, vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng nào."

Thông cáo báo chí của 6 Hội đoàn hỗ trợ cho 7875 nạn nhân thảm họa môi trường kiện Công ty Formosa tại Đài Loan

Họp Báo về việc kháng án lần thứ hai của vụ kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh

∙ “Đài Loan giúp được thì Tòa án Đài Loan cũng giúp được!”

∙ Tòa án Đài Loan có thể xử những vụ kiện xuyên quốc gia!

Giáo sư Nguyễn Duy Vinh biên dịch (Hình ảnh của EJA)

LGT: Ngày 17 tháng 4, 2020 vừa qua, giữa lúc cả thế giới đang oằn mình trong cơn đại dịch, Đài Loan là một quốc gia đã thành công trong việc ngăn chặn đại dịch đã khiến trên 2 triệu người bị nhiễm bệnh và trên 100 ngàn người trên thế giới đã tử vong, khoảng 30 đại diện của 6 tổ chức tranh đấu cho môi trường và nhân quyền của người Việt hải ngoại và Đài Loan đã đeo khẩu trang tổ chức cuộc họp báo trước Tòa Thượng thẩm Đài Loan tại Đài Bắc để phản đối tòa này đã bác đơn kháng án của 7875 nạn nhân đã nộp tại đây vào ngày 24 tháng 10, 2019. Sau những lời phát biểu phản đối phán quyết cứng ngắc và thiếu nghiên cứu tận tường về luật quốc tế cũng như luật nhân quyền của Đài Loan. Phái đoàn sau đó đã tuần hành sang Tòa án Tối cao Pháp viện chỉ cách Tòa Thượng thẩm chừng 5 phút đi bộ để nộp đơn kháng án của tòa án cao nhất Đài Loan.

Tại đây, các tổ chức cũng đã lớn tiếng kêu gọi Tối cao Pháp viện Đài Loan hãy xét lại quyết định từ chối xét xử của Tòa Sơ thẩm vào ngày 14 tháng 10, 2019 cũng như của Tòa Thượng thẩm vào ngày 20 tháng 3, 2020 vừa qua. Đại diện 6 tổ chức tranh đấu cho môi trường và nhân quyền đã nêu ra những nguyên tắc pháp lý của Đài Loan và của quốc tế, hoàn cảnh đặc biệt của những nạn nhân Việt Nam đã không thể kiện tại bản xứ vì đã đi kiện nhưng bị đàn áp thô bạo bởi chính quyền CSVN, về những án lệ của Đài Loan cũng như nhiều tòa án trên thế giới đã xét xử những vụ án tương tự. Họ đã dùng khẩu hiệu của chính TT. Thái Anh Văn gửi cho toàn thế giới đang điêu đứng vì đại dịch rằng “Taiwan can help”. Xin dịch là “Đài Loan có thể giúp” và tiếp nối bằng lời kêu gọi Tòa án Đài Loan cũng có thể giúp những nạn nhân VN khốn khổ qua khẩu hiệu được hô to nhiều lần “Taiwan can help, so can Taiwan Court”. Xin dịch là: “Đài Loan giúp được, thì Tòa án Đài Loan cũng giúp được”.

Buổi họp báo đã thu hút được trên 20 cơ quan truyền thông, địa phương cũng như quốc tế và ngay ngày hôm sau, nhiều bài báo, truyền thanh và truyền hình bằng tiếng Trung, tiếng Anh và Việt đã tường thuật vụ họp báo và đơn kháng án của các nạn nhân với khẩu hiệu:’ Taiwan can Help, so can Taiwan Court”trên những hàng tít lớn. Nhân dịp này 6 tổ chức hỗ trợ vụ kiện của các nạn nhân đã ra một Thông Cáo Báo Chí rất chi tiết bằng tiếng Hoa và Tiếng Anh. Bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt đã được Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Duy Vinh tại Canada phiên dịch. Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả sau đây:

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn