Nhờ dung hoà vào phút chót Hội nghị G20 kết thúc với tuyên bố chung

Vũ Ngọc Yên

Từ ngày 30.11 tới ngày 1.12.2018 Đại diện 20 quốc gia thành viên của Nhóm G20 đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 13 tại Buenos Aires , thủ đô nước Argentina. Sau 50 tiếng thương thảo căng thẳng về các vấn đề thương maị, biến đồi khí hậu và di dân, các vị nguyên thủ cuối cùng đã đồng ý thông qua một bản tuyên bố chung.

Nhóm G 20 quy tụ Liên minh Âu châu (EU) và 19 quốc gia phát triển kinh tế  (Mỹ, Trung Hoa, Nhật, Đức, Pháp, Brazil, Anh, Ý, Nga, Canada, Ấn Độ, Úc, Mexico, Nam Hàn, Nam Dương, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Argentina và Nam Phi). Thành phần tham dự Hội nghị ngoài các nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch Hội đồng liên minh EU, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Âu châu, các Bộ trưởng Tài chính và các Thống đốc ngân hàng quốc gia thành viên, thành viên còn có Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế  (IMF), Chủ tịch Ngân hàng thế giới cũng như Chủ tịch Tổ chức hợp tác và phát triền kinh tế (OECD). Đại diện Chile, Jamaika, Hoà Lan, Ruanda, Senegal, và Singapore cũng được mời  dự Hội nghị lần này.

G20-Gruppenbild - ohne Merkel

Từ năm 1999 , Nhóm G20 hoạt động như một diễn đàn hợp tác kinh tế và tài chính. Nhóm đại diện 2/3 dân số thê giới, trên 85%  tổng sản lượng nội địa (GDP) toàn cầu cũng như 3/4 lượng thương maị thế giơi.

Dung hoà bất ngờ trong nhiều vấn đề

Cài cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Kết quả tích cực  được ghi nhận trong tuyên bố là các quốc gia thành viên cam kết xúc tiến cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Mỹ vả Liên minh EU cáo buộc Trung cộng đã không mở cửa thị trường nội địa và bao cấp doanh nghiệp nhà nước trái với các quy định của WTO.

Biến đổi khí hậu

Ngoại trừ Mỹ, các quốc gia thành viên khẳng định cam kết trong thoả ước khí hậu Paris 2015 là giới hạn nhiệt độ toàn cầu ít hơn 2 độ.

Tranh cãi áp thuế

Tại hội nghị, Trung cộng, Nhật và các quốc gia Âu châu đã chỉ trích Mỹ theo đuổi  đường lối bảo hộ  kinh tế và đơn phương áp thuế nhập cảng để bào vệ các doanh nghiệp trong nước. Sau các lời cáo buộc nhau, các bên đòi hỏi các nước tìm cách tránh khỏi “cuộc chiến tương tàn” này.

Cuộc xung đột Ukraine

Tại hội nghị nhiều nước đã chỉ trích Nga giam giữ  3 tàu hải quân và 24  thuỳ thủ Ukrain sau cuộc đụng độ trên biển Ayov. Việc làm có tính toàn của ngài nguyên thủ Nga cựu tình báo KGB gây cú sốc ngay trước thềm hội nghị, gây lo ngại cho nhiều nước, bởi không chỉ quan hệ Nga-Ukrain vốn đã căng thẳng càng thêm nóng mà còn có thể là tiền lệ cho họ Tập Tàu Cộng đẩy mạnh hơn các hoạt động trơ tráo ở biển Đông. Bởi thế Donald Trump dù rất muốn bắt tay thân thiện với Putin để có lợi cho mình mà vẫn phải ngó lơ không nhìn mặt vì sợ dư luận ngay trong nước Mỹ, thậm chí trước hội nghị đã lên tiếng hủy bỏ cuộc gặp Putin với lý do Nga còn giam giữ  các thuỳ thủ Ukrain. Thủ tướng Đức bà Angela Merkel đề nghị  Đức sẽ trung gian tổ chức đàm phán cấp cố vấn an ninh và đối ngoại giữa Pháp, Đức, Nga và Ukrain để tìm giải pháp  hòa bình cho cuộc xung đột Ukrain.

Xét lại hệ thống thuế quốc tế

Vì các đại công ty Mỹ như Amazon hay Apple đạt nhiều lợi nhuận ở Âu châu nhưng lại trả rất ít thuế, Liên minh EU đòi phải thay đổi tình trạng này. Tuyên bố chung ghi nhận sẽ tìm giải pháp đồng thuận cho vấn đề nói trên.

Quỹ tiền tệ và nạn gian lận thuế

Nhóm G20 nhìn nhận gia tăng trao đổi dữ liệu tài chính  để chống nạn gian lận thuế cũng như tăng cường hỗ trợ Quỹ tiền tệ quộc tế IWF trong việc  ngăn ngừa khủng hoảng tài chính.

Trường hợp Khashoggi

Hoàng tử Mohammed bin Salman, đại diên nước Saudi Arabia tham dự hội nghị đã khiến mọi người kinh ngạc vì ông bị cáo buộc ra lệnh thủ tiêu ký giả đối lập Jamal Khashogi bằng một thủ đoạn man rợ mà thế giới đều kinh hoàng. Các quốc gia Âu châu đòi hỏi Salman phải để quốc tế theo dõi, quan sát các cuộc điều tra về án mạng này.

“Đình chiến” trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Hoa

Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20 được xem là một tín hiệu  đưa tới ”đình chiến” trong cuộc chiến thương mại của hai cường quốc kinh tế. Phó thủ tướng đặc trách thương mại Lưu Hạc lạc quan nói hai bên có thể đạt thoả thuận chậm dứt căng thẳng trong tháng sắp tới. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cũng có nhận định tương tự. Trung Cộng lại có cơ thoát khỏi đòn trừng phạt của Donald Trump ít nhất là trong vòng 3 tháng, đủ thì giờ tìm cách biến tướng những mưu ma chước quỷ của họ trong “giấc mộng Trung Hoa” nhằm mở rộng chủ nghĩa bành trướng ra khắp thế giới theo một phương cách ít khua chiêng gõ mó hơn, cốt sao không làm “ngứa mắt” đàn anh Hoa Kỳ.

Một hội nghị thành công

Trước ngày Hội nghị thượng đỉnh G20 khai mạc, dư luận lo ngại cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Hoa có thể biến diễn đàn G20 thành G2  và cuộc xung đột Nga-Ukraine sau biến cố trên biển Ayov sẽ tác động tới sự đồng thuận của Hội nghị. Hơn nữa, cũng trong năm nay Hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 của các qùốc gia kỹ nghệ tiên tiến diễn ra tại Canada và Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế Á châu Thái Bình Dương (APEC)  tại Papua New Ginea đều chấm dứt mà không có tuyên bố chung. Nên  Hội nghị G20  tại Buenos Aires  cuối cùng với một tuyên bố kết thúc  được xem như thành công. Hội nghị kế tiếp sẽ được tổ chức từ ngày 28 -29.06.2019 tạ Osaka, Nhật Bản.

V.N.Y.

Tác giả gửi BVN