Tôi xin gửi file có ba bài (của Tran Văn, Nguyễn Lương Hải Khôi và Vũ Kim Hạnh – BVN chú thích) về tình hình hiện nay:
1. Dân chạy bỏ về quê và người dân địa phương tự động viên nhau tổ chức giúp đỡ.
2. Chính quyền đang ra sức đe nẹt bằng cách kiểm soát các tổ chức thiện nguyện, điển hình là điều tra Thủy Tiên xem có đưa tiền quyên phân phát cho dân không.
Hiện nay dân đói phải bỏ chạy về quê, và khả năng là sẽ đưa lây nhiễm nhanh chóng đi khắp nơi.
Đây là một vài thông tin thống kê tôi thu thập và phân tích.
Lây nhiễm vẫn tăng nhưng tốc độ tăng cả nước đã giảm, thấp hơn trước (dưới 1 là tốc độ tăng giảm).
Tuy thế có thể do dân bỏ chạy về quê, tốc độ lây nhiễm ở miền Bắc và một số tỉnh như Tiền Giang, Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang, Bình Thuận và Hà Nam tăng cao hơn trước.
Daily change index (7 day average )
Tỷ lệ cả nước
10/1/2021
10/2/2021
10/3/2021
10/4/2021
10/5/2021
10/6/2021
10/7/2021
10/8/2021
10/9/2021
9-Oct
Tổng 4 tỉnh
92.9%
0.97
0.96
0.95
0.93
0.94
0.93
0.92
0.91
0.91
TPHCM
51.5%
0.96
0.95
0.94
0.93
0.97
0.95
0.93
0.92
0.92
Bình Dương
27.8%
1.00
0.97
0.95
0.91
0.90
0.89
0.88
0.87
0.88
Đồng Nai
6.8%
0.99
0.97
0.98
0.99
0.98
0.97
0.97
0.97
0.99
Long An
4.2%
0.95
0.94
0.93
0.93
0.92
0.92
0.92
0.92
0.92
Tiền Giang
1.8%
0.90
0.91
0.89
0.92
0.95
0.95
0.96
0.98
1.00
Kiên Giang
0.8%
0.91
0.91
0.91
0.93
0.94
0.95
0.96
0.99
1.01
An Giang
0.8%
0.98
0.99
1.03
1.04
1.01
1.05
1.04
1.04
1.06
Tây Ninh
1.0%
0.97
0.97
0.99
0.94
0.93
0.95
0.99
1.01
1.03
Bình Thuận
0.5%
1.11
1.15
1.18
1.18
1.18
1.17
1.14
1.11
1.11
Hà Nam
0.1%
1.24
1.11
1.05
1.03
1.04
1.02
0.99
0.97
0.97
Cả nước
100.0%
0.97
0.96
0.95
0.94
0.95
0.94
0.93
0.93
0.93
Miến Nam
99.0%
0.97
0.96
0.95
0.94
0.95
0.94
0.93
0.93
0.93
Miền Bắc
1.0%
1.06
1.06
1.04
1.07
1.09
1.07
1.04
1.03
1.01
Rõ ràng vấn đề chính vẫn là phải sống với dịch và phải sản xuất. Các nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ sự lo ngại bằng cách gửi thư cho Thủ tướng và một số công ty như Nike có 50% hàng sản xuất từ VN, đã phải chuyển đơn đặt hàng sang TQ vì phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng vào dịp giáng sinh sắp tới. Giá cổ phiếu đã giảm trên thị trường vì quá dựa vào VN: Những trở ngại ở Việt Nam kéo theo hàng loạt rắc rối khác của chuỗi cung ứng, từ việc thiếu container vận chuyển hàng hóa đến các cảng tồn đọng và số lượng tài xế xe tải hạn chế. một nỗ lực để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ và tránh thuế quan - đã đi xa hơn khi nói rằng họ đang đưa sản xuất trở lại Trung Quốc. [điều này sau đó Hội sản xuất da giày VN cho biết Nike làm rõ là chỉ chuyển đơn đặt hàng sang TQ]
https://www.cnbc.com/2021/09/16/coronavirus-restrictions-retailers-reconsider-vietnam-manufacturing.html https://en.vietnamplus.vn/lefaso-rejects-rumours-on-nikes-moving-production-out-of-vietnam/209202.vnp
Tình hình kinh tế như TCTK đã công bố số ước đoán của là Quí III vừa rồi GDP âm -6.17% và tính 9 tháng đầu năm so với 9 tháng năm ngoái thì GDP tăng 1.42%. chỉ có công nghiệp là tăng 3.6%, và nông nghiệp là 2.7%, tất cả các ngành khác đều giảm. Điều này đã đánh bạt các ước đoán của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Á châu cho rằng tăng GDP của VN sẽ rất tượng trong năm nay (họ đoán vào tháng 4 là 6.6%, và cuối tháng 8 là 4.8%).
https://www.worldbank.org/en/country/vietnam/overview#1
Ngay cả con số của TCTK mới đưa cũng có thể chưa nói lên hết vấn đề vì hàng công nghiệp làm ra nhưng mức xuất ra nước ngoài rất khó khăn, chắc là phải tồn kho và họ sẽ phải giảm sản xuất sau đó. Điều này phản ánh rõ con số nhập siêu, -2.1 tỷ US, lần đầu trong rất nhiều năm. Nhưng quan trọng không kém là chênh lệch âm này lên đến -21 tỷ là ở khu vực kinh tế trong nước. Tuy vậy ngay cả khu vực FDI xuất siêu cũng giảm hẳn.
Đặc biệt ở quí III, xuất khẩu của khu vực trong nước đã giảm 3% (chứ không tăng như trong 9 tháng). Xuất khẩu của FDI đã giảm tăng từ trên 20% xuống 8%.
Sắp tới nếu không tăng được sản xuất và đẩy mạnh được xuất khẩu thì tình hình chênh lệch xuất nhập khẩu sẽ tăng hơn nữa. Vốn đâu để bù đắp chênh lệch xuất nhập khẩu, nhất là đối với các công ty trong nước.
Làm sao tiếp tục sản xuất được là vấn đề? Phải làm sao ưu tiên tăng cường chích ngừa miễn phí cho dân lao động, và muốn giữ họ lại, thì chính phủ cần chi ngân sách hỗ trợ để bảo đảm đời sống tối thiếu cho công nhân. Ngay những người lao động không có hợp đồng, nhưng rất cần cho việc lưu thông hàng hóa như buôn bán ngoài chợ thì để tránh họ về quê ồ ạt, chính phủ cũng cần ưu tiên chích ngừa cho họ và trợ cấp tối thiểu. Việc hỗ trợ này chỉ cần tập trung ở một số tỉnh chứ không phải cả nước. Tôi đã đưa ra ý kiến này với một số người trước đây, nhưng điều này hiện nay chỉ là nói chơi thôi chứ có lẽ hơi muộn rồi.
Tôi vừa coi bài viết của chị Kim Hạnh (xem bài 3) thì thấy có nhận xét quan trong này rút ra từ điều tra của nhóm chị ấy:
“Mấy ngày qua, tôi tự đi tìm hiểu để có dữ liệu thực tế nhằm hiểu rõ hơn về tương lai nhân sự cho các nhà máy hoạt động lại. Tôi tổ chức khảo sát lại gần 50 khu lưu trú công nhân ở gần các khu công nghiệp hay khu dân cư đông đúc các quận ven mà đa số, chương trình Vòng tay Việt đã đến cứu trợ. Kết quả có số liệu rất cụ thể là: hầu hết các nơi này, trung bình chỉ 10% công nhân đã bỏ về đồng bằng. Riêng hai khu nhà trọ công nhân, khu lưu trú số 19 ở xã Long Thới và khu lưu trú trong Khu công nghiệp Hiệp Phước mà tôi trực tiếp đến thăm chỉ hai tuần trước, nay kiểm tra lại lần nữa thì tỷ lệ số công nhân bỏ về chỉ 5%. Tỷ lệ ấy rất thật mà lại làm cho tôi rất đắn đo.
Lý do công nhân hai khu lưu trú này không về, chính công nhân nói là họ vẫn đang đi làm, dù “ba tại chỗ”, thì chủ nhà máy có trợ cấp cho số thợ bị nghỉ ở nhà và chủ nhà trọ miễn tiền thuê cũng như xã, ấp có cứu trợ khá. Họ hi vọng sẽ sớm đi làm lại nên dù rất khó khăn họ cũng còn “bám trụ”.
Chưa thể nói tỷ lệ người về đồng bằng mấy hôm nay, bao nhiêu là công nhân, bao nhiêu là người lao động tự do hay thời vụ. Con số khiến chúng ta cũng cần nghĩ nhiều là con số 60% người dự định sẽ quay lại các tỉnh, thành phố trước đây tìm việc, sau một thời gian dưỡng quân vì cơn “ác mộng” 4 tháng trời bị giam trong điều kiện thiếu đói và nhiều nguy cơ nhiễm bệnh khiến họ “chịu hết xiết””.
Vũ Quang Việt
Bài 1 trên: https://baotiengdan.com/2021/10/08/co-tin-vui-giua-gio-tuyet-vong/
“Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng”
Trân Văn
8-10-2021
Dẫu nhiều nơi mưa như trút, rồi gió, giông,… nhưng nhiều ngàn người Việt, kể cả người già, trẻ con, thậm chí không ít sơ sinh vẫn lầm lũi đi tới vì chưa về đến nhà… Đợt di tản khỏi các đô thị, trung tâm công nghiệp đã kéo dài hơn một tuần, chưa biết bao giờ mới chấm dứt. Đã có những người vĩnh viễn nằm lại dọc đường như mẹ con chị Hà Thị Vuông gốc Quảng Xương, Thanh Hóa (1), anh Giàng A Chìa gốc Phù Yên, Sơn La (2),… hoặc đói khát, kiệt sức nên nửa đêm ngã xuống mương, may mắn có người phát giác, đưa đưa đi cấp cứu và đang nằm bệnh viện như Nguyễn Đức Mỹ, Nguyễn Đình Phương gốc ở Lộc Hà, Hà Tĩnh (3),…
May mắn là bên cạnh những thông tin, hình ảnh đau lòng về thảm cảnh hồi hương đó còn có những thông tin, hình ảnh khác như tin vui giữa giờ tuyệt vọng – tên nhạc phẩm mà Trầm Tử Thiêng viết hồi tháng 8/1996, thời điểm người Việt tha hương cùng nhau đóng góp, xây dựng làng Việt Nam trên đất Philippines cho những đồng bào kém may mắn hơn: Đã thoát khỏi Việt Nam đến Philippines nhưng không thể đi định cư tại quốc gia thứ ba: Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng. Một vòng tay vừa mới mở ra. Cứu anh em những đời mạt vận. Ðường mơ đi càng bước càng xa… Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng. Bao sinh linh nhận phép giải oan. Siết tay nhau cúi đầu gạt lệ. Tạ ơn trên. người vẫn thương người (4)!
***
Đó là câu chuyện Thuan Kieu kể về những gì đã diễn ra ở chợ Cống Đôi, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng sau khi nạn dân lũ lượt lên đường tìm về nhà: Bốn giờ sáng ngày 2/10/21 được tin hàng ngàn người đang kẹt ở chốt đầu tỉnh Sóc Trăng, cả chợ xôn xao… Ai đó thốt lên: Mua bánh mì cho họ! Toàn bộ bánh mì tại chợ Cống Đôi bị mua hết. Tất cả được mang về nhà ông Phó Sơn. Có bánh mì thì có thịt quay, có chả lụa… Cả xóm nhà lồng chợ góp của, góp sức, chưa đầy một tiếng hơn ngàn ổ bánh mì được phát cho bà con nhưng vẫn còn nhiều người chưa có…
Thế là một cuộc hội ý nhanh: Cần nấu cơm tiếp tế cho họ… Như cái máy đã được lập trình, mỗi người một tay nên chưa đầy một giờ đã có hơn trăm hộp cơm đến tay đồng bào về quê... Thông tin lan nhanh, cả chợ mới họp ngày đầu tiên sau Chỉ thị 16, ai có gì cho nấy, hơn 30 con người lại tiếp tục. Lúc đầu ông Phó Sơn cho 1 bao gạo ST25, một bao Tài Nguyên nhưng đến giờ đã có hơn 10 bao gạo… Gia đình anh Hiển cho bốn con heo 100 ký làm sẵn. Một người chưa biết tên, lúc 2 giờ sáng 3/10/2021 gởi 20 con gà cho 100 phần ăn. Sáng nay nhận thêm hơn 1.000 trứng gà, vịt của anh Hai Tường và anh Công.
Chia lửa với bà con chợ Cống Đôi, gia đình chị Hạt gần nhà thờ Nam Hải nhận nấu cơm. Đến 9 giờ sáng 3/10/2021 đã nấu hơn 100 ký gạo do ông bà Uân giúp đỡ và chưa từ chối nấu tiếp. Cả xóm chợ, người lớn tuổi nhất là chị Loan – 70 tuổi – vẫn có mặt trong suốt 30 tiếng qua… Chưa một lời kêu gọi nhưng vẫn có hơn chục triệu tiền mặt, gần một tấn gạo và hàng tấn thịt, rau củ, trứng đã trao cho xóm chợ. Sáng nay cả ngàn người đổ về, mấy trăm phần cơm từ ba nơi vẫn không đủ, thế là toàn bộ các quán bún, cháo, hủ tíu, bánh mì lại một lần nữa lên đường tiếp tế, họ mang đi cho, không bán. Sáng hôm qua trời mưa toàn bộ áo mưa ở chợ Cống Đôi đã được mang ra phát cho bà con.
Chiều hôm qua tôi theo anh em mang cơm đến chốt phát mà bùi ngùi… Mấy trăm con người nhếch nhác, mệt mỏi, thấy cơm họ mừng mà mình lại thấy rưng rưng. Đêm qua tôi trằn trọc khi thấy đoàn người vẫn ùn ùn về quê. Sáng nay khi qua xóm chợ chợt thấy hàng quán đua nhau đi cứu trợ, thay vì bán, hàng ngàn ổ bánh mì, cả trăm phần hủ tíu, bún, cơm cứ ào ào lên chốt. Tôi tự hỏi trong hàng ngàn con người đó có ai là thân nhân của họ không mà tại sao họ có thể thức suốt đêm để phục vụ và vui vẻ như làm tiệc đãi bà con xa về? Tất cả đều đọng lại hai tiếng ĐỒNG BÀO thật quí giá (5)!
Đó là rất nhiều những video clip mà nội dung na ná như video clip được giới thiệu trên trang facebook của Đức Nguyễn làm người xem vừa muốn ứa nước mắt, vừa muốn mỉm cười: Một người đàn ông lam lũ chạy một chiếc xe hai bánh gắn máy, phía sau kéo một cái thùng gỗ tự chế, đang giúp ba cha con anh Trần Văn Liêm đi bộ về Thốt Nốt, Cần Thơ leo vào bên trong để đưa họ đến Bến Lức, Long An – nơi nghe nói là sẽ có xe đưa họ đi tiếp… Sau chiếc thùng gỗ có dòng sơn nguệch ngoạc: Xe 0 đồng! Nghe người ghi video clip hỏi thăm mới biết chủ xe cũng… 0 đồng nhưng muốn góp sức. Ông gốc ở Bình Phước, đến Sài Gòn làm mướn rồi mắc kẹt, chưa về quê vì có cái thùng gỗ… có thể tiếp sức cho người cô thế, thiếu phương tiện đi thêm được cây số nào hay cây số đó (6)!
Đó là miền Nam, ở miền Trung, Nguyễn Nguyên mô tả quanh cảnh Hải Vân Quan và tâm trạng khi phải chứng kiến cảnh tượng này: Một đoàn xe bán tải đợi sẵn ở Hải Vân Quan để đợi đoàn người thiên di từ Nam về Bắc, người lớn tuổi, hay xe có trẻ em sẽ được ưu tiên chuyển cả người và xe qua đèo. Một chốt phát đồ ăn và xăng 0 đồng đợi suốt ngày đêm ngay cửa ngõ Hải Lăng để tiếp sức cho đoàn người về… Tất cả, vẫn là dân.
Những ngày qua có tới chín vạn người tháo chạy về quê hương từ vùng tam giác kim cương nhưng chẳng ai thấy các cấp lãnh đạo cúi đầu xuống để nhìn xem dân thống khổ thế nào. Nhà nước có đầy đủ phương tiện di tản nhưng đâu có đoái hoài, từng đoàn người đạp xe hàng ngàn cây số, từng đoàn người đi bộ hàng trăm cây số cũng như một cơn gió lướt qua mắt các vị. Mà cũng đúng, nếu họ thật sự nghĩ tới dân dù chỉ một lần thì đâu có những thảm cảnh này xảy ra, đâu có chuyện những cửa hàng 0 đồng mọc lên.
Không giúp nhưng họ đang làm việc gì khi ăn thuế của dân? À! Thừa Thiên – Huế dọa ai về sẽ phạt tất tay. Còn trong Bình Dương mấy hôm nay họ bận xử lý ai lên mạng lập đoàn về quê. Từ bao giờ kêu gọi thành đoàn đi cùng nhau mà lại gán cho cái danh “đối tượng”? Từ bao giơ đoàn người tha hương đã đến hồi hấp hối muốn tìm sự sống bị gắn cho là hành vi kích động? Ai mới kích động? Ai đã làm cho gần 90.000 doanh nghiệp lặn không sủi tăm? Ai, ai mới kích động làm cho FDI tháo chạy? Những người này ư? Hay chính sách chống dịch cực đoan thiếu trí tuệ nhưng thừa lưu manh?
Những hình ảnh chân thật chỉ có dân giúp dân những ngày qua đẹp nhưng buồn, buồn tới nao lòng. Đẹp là vì không có mùi “diễn xuất”, không giơ tay “quyết thắng”, không ngôn ngữ “truyền thông”, không hô hào “vĩ đại” không màu hồng “quang vinh ngạo nghễ”. Nó thật tới tận cùng bản chất sự việc nên đã chạm đến trái tim mỗi người. Buồn vì nó phản ánh không gì trần trụi hơn sự bất tài của một thể chế vô dụng, một hệ thống chính trị vô nhân, tham lam, tàn nhẫn với chính đồng bào mình. Quan chức chẳng bao giờ cúi đầu nhìn đến người dân một lần để ra quyết sách nhân đạo. Chính phủ gì mà cứ mỗi nghị quyết ban ra hay thay đổi chính sách là một lần dân tháo chạy, vậy là vì dân hay vì chính bản thân các vị quan chức?
Dịch dã trên toàn thế giới suốt hai năm nay, tất cả các dân tộc trên địa cầu phải gánh chịu. Nhưng chẳng biết có nơi đâu khổ hơn dân nước Việt? Chẳng biết nơi đâu dân lại lầm than như thế kia? Hôm nay họ quyết ra đi, những giọt nước mắt và dư chấn suốt bốm tháng qua đủ để họ có động lực hồi hương, trong tâm thế đầu không ngoảnh lại, lỗi này ai kích động?
Nhìn trên Hải Vân Quan mưa giăng khắp lối, trắng xoá như một bức tranh đầy nét chấm phá, hoạ lên một thảm cảnh buồn vô tận cả không gian và thời gian, như nói lên nỗi lòng của từng người đang đầy bão tố.
Dân bế tắc, hoang mang, đoạn đường dài thênh thang chỉ biết kêu trời – mà trời cũng chỉ biết khóc. Trên đỉnh Hải Vân, mưa giăng kín, nhìn đoàn người thiên di lầm lũi lướt qua, nối từng đoàn rồng rắn như mang hình hài cả Việt Nam trước mắt. Người ta cứ chạy, phía trước chẳng còn ai nhìn thấy tương lai (7).
***
Những tấm bảng “không đồng”: Nước… không đồng! Cơm… không đồng! Xăng… không đồng!… đã được dựng trên nhiều nẻo đường khắp Việt Nam. Xuan Bình Nguyen cảm thán: Trong thảm họa nhân đạo, chính quyền không điều động nổi vài đoàn tàu hỏa, vài trăm quân xa giúp dân cùng cực vượt đường dài, băng qua nắng nóng, mưa bão,… để về quê! Trong hoạn nạn chỉ còn có dân tự chăm lo, đùm bọc nhau? Trên đất nước đã có hơn 70 năm lâm vào đại nạn, chỉ có những tấm biển “KHÔNG ĐỒNG” là đáng giá (8)!
Chú thích
(1) https://congan.com.vn/giao-thong-24h/hai-me-con-tu-vong-khi-tren-duong-ve-que-tranh-dich_121111.html
(4) https://www.youtube.com/watch?v=6Ca3m3K5ThQ&ab_channel=AsiaEntertainmentOfficial
(5) https://www.facebook.com/100021610994456/posts/948810085849349/
(6) https://facebook.com/story.php?story_fbid=4750907491595393&id=100000285671991
(7) https://www.facebook.com/minhchau.troidong/posts/6276259452447792
(8) https://www.facebook.com/529185933/posts/10160131045790934/
Bài 2 trên: https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-san-sang-khung-hoang-tuong-lai/6264171.html
Việt Nam - để sẵn sàng cho những khủng hoảng trong tương lai (Phần 1)
Nguyễn Lương Hải Khôi
Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ những lỗi hệ thống thuộc về “hệ điều hành" của Việt Nam, cho thấy Việt Nam không thể chỉ sửa chữa những chi tiết bề nổi mà phải sửa chữa căn bản ở tầm cấu trúc.
Đại dịch Covid 2020-2021 này sẽ không phải là lần cuối cùng. Ở thời đại bất ổn và thay đổi khôn lường ngày nay, sẽ còn nhiều đại dịch khác, nhiều cuộc khủng hoảng khác đang chờ Việt Nam ở phía trước.
Nếu không cải cách, Việt Nam không thể sẵn sàng khi đối diện với những khủng hoảng tiếp theo.
Cải cách đầu tiên Việt Nam phải thực hiện ngay từ bây giờ là thừa nhận và thúc đẩy cho xã hội dân sự đích thực phát triển.
Vai trò của xã hội dân sự ở Sài Gòn trong 4 tháng phong toả
Ca sĩ Thủy Tiên trao hàng cứu trợ cho nạn nhân lũ lụt ở miền trung, 15/10/2020. Một số địa phương, nơi nhận được hỗ trợ của Thuỷ Tiên năm ngoái, hiện đang phải thu thập các chứng cứ hoạt động từ thiện của ca sỹ năm 2020 tại đây để báo cáo Bộ Công An.
Mùa hè 2021, lãnh đạo Tp. HCM chống dịch bằng cách khoá chặt mọi tuyến đường giao thông. Họ không tính toán xem cái gì sẽ thay thế cho mạng lưới cung ứng nhu yếu phẩm cho đại đô thị 10 triệu dân (số người cư trú thực tế là khoảng 14 triệu) này.
Mạng lưới chuỗi cung ứng này vốn thường ngày hoạt động liên tục không ngừng nghỉ, nay bỗng dưng bị vô hiệu hoá. Lương thực ở Miền Tây, Tây Nguyên thừa mứa, phải vứt bỏ trong khi Sài Gòn bị đói.
Chính trong hoàn cảnh này, Sài Gòn chứng kiến vai trò của xã hội dân sự đối với sự tồn vong của thành phố.
Hàng trăm hội nhóm thiện nguyện tự động xuất hiện, tự quyên góp và tổ chức giúp đỡ đồng bào. Có những nhóm thiện nguyện trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, vốn chạy khỏi Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau sau ngày 30/4/1075, đã quyên góp ở bên ngoài để gửi về giúp các nhóm thiện nguyện hoạt động tại Sài Gòn. Họ giúp đỡ theo nguyên tắc “thà cho nhầm còn hơn bỏ sót", cứ thấy đói là giúp.
Tháng 7, tháng 8, khi các bệnh viện quá tải mà không có thêm bệnh viện mới, khi số bệnh nhân F0 trở nặng tại nhà và số người tử vong ở Sài Gòn tăng vọt, hàng loạt nhóm tình nguyện cung cấp Oxy tại nhà đã ra đời.
Trong số đó, Trạm Ô Xy Cộng đồng Sài Gòn là nhóm hoạt động mạnh nhất, cung cấp Ô Xy cho khoảng 500 bệnh nhân F0 tại nhà mỗi tuần, dưới sự hướng dẫn của các nhân viên y tế. Trạm có hàng trăm tình nguyện viên tham gia. Trạm ngừng hoạt động đầu tháng 10, sau khi Sài Gòn gỡ phong tỏa.
Nếu Sài Gòn trước đó không có một xã hội dân sự sơ khai thì không xuất hiện được những nhóm như vậy.
Muốn có một xã hội dân sự phát triển lành mạnh, bền vững, giúp cho kinh tế xã hội tiến bộ, từng công dân phải có một không gian mở về mặt xã hội - chính trị để rèn luyện các kỹ năng xã hội và lãnh đạo, để những người có cùng mối quan tâm, cùng một hệ giá trị có thể kết nối với nhau, thực hiện những dự án xã hội họ cho là cấp thiết cho sự phát triển chung.
Người sáng lập Trạm Ô Xy Cộng đồng Sài Gòn kể trên không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Chị từng là một trong 200 nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc châu Á - Thái Bình Dương của chương trình Obama Foundation Leaders Asia - Pacific (xem báo Thanh Niên, 2019), sáng lập Saigon Compass hoạt động bảo vệ môi trường, sáng lập Cộng đồng Vườn giun đất để thúc đẩy các phương pháp canh tác bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Và ngay khi Sài Gòn bị phong toả, trước cảnh dân bị nhốt sau những hàng rào kẽm gai không có tiếp tế, chị sáng lập nhóm “Chuyến rau vui vẻ" để cung cấp thực phẩm miễn phí cho người dân Sài Gòn khi bị phong toả.
Không có một quá trình hoạt động xã hội và dấn thân như vậy, người sáng lập “Trạm Ô Xy Cộng đồng Sài Gòn” không thể một sớm một chiều thành lập được nhóm thiện nguyện ấy, thu hút được hàng trăm tình nguyện viên, nhận được sự tin cậy đóng góp của các nhà hảo tâm, sự tư vấn của các chuyên gia y tế, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, và hẳn sẽ chưa có đủ năng lực, kinh nghiệm để điều hành một công việc phức tạp như vậy.
Xem facebook của các thành viên của Trạm Ô Xy Cộng đồng Sài Gòn, chúng ta thấy một “nghịch lý” là họ luôn bày tỏ lòng biết ơn đối với cuộc đời, với người khác, trong khi chính họ đang cứu người.
Cái “nghịch lý" này là “common sense" (“lẽ thường”, “lương tri lương năng", “lương thức") ở những con người dấn thân như họ, vốn phổ biến ở tất cả các nền văn hoá và xã hội khác nhau.
Chưa rõ Việt Nam có cần một chính quyền mạnh hay không, nhưng chắc chắn cần một xã hội mạnh. Điều ấy đã rõ ràng ngay cả khi không có đại dịch. Đại dịch ập đến, điều ấy càng rõ hơn.
Một xã hội mạnh là một xã hội tự do để sinh ra những người dấn thân. Xã hội nào có được một ít tự do thì cũng sẽ có được một ít người dấn thân, càng nhiều tự do thì càng nhiều người dấn thân. Xã hội toàn trị sẽ không còn người dấn thân.
Sức mạnh của mỗi quốc gia nằm ở số lượng những con người dấn thân vì cộng đồng như thế.
Các tổ chức “dân sự - nhà nước hoá" trong đại dịch
Việt Nam một mặt kiểm soát xã hội dân sự, một mặt đầu tư ngân sách cho các tổ chức chính trị xã hội, về bản chất phải thuộc về xã hội dân sự, nhưng lại bị hành chính hoá, trở thành một phần của bộ máy nhà nước.
Theo một nghiên cứu năm 2016, ở Việt Nam, ngân sách nhà nước tốn khoảng 14 ngàn tỷ đồng để trả lương cho công chức các tổ chức “xã hội dân sự" do nhà nước nuôi này.
Vậy trong gần 4 tháng Sài Gòn phong tỏa, các tổ chức chính trị xã hội “dân sự" nhưng bị nhà nước hoá này đã đóng góp những gì cho người dân thành phố?
Xem trên website của Mặt trận Tổ quốc Tp. HCM, Hội Phụ nữ Tp. HCM, Hội Nông dân Tp. HCM, Công đoàn Tp. HCM, Đoàn Thanh niên Cộng sản Tp. HCM, ta thấy các tổ chức này vẫn chỉ làm những công việc như những ngày thường, thăm hỏi, “giám sát", tặng quà, “động viên", “dân vận".
Riêng Đoàn Thanh niên Cộng sản nói là thành lập nhiều đội tình nguyện hỗ trợ chống dịch, làm những công việc như hỗ trợ khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm, hỗ trợ vận chuyển thực phẩm từ các chốt gác vào nhà dân, trực chốt khu cách ly, trực các chốt giao thông…
Mặc dù không loại trừ khả năng nhiều nhóm tình nguyện vốn xuất hiện tự phát, sau đó được “đăng ký" như là nhóm do Đoàn Thanh niên Cộng sản tổ chức, cũng không loại trừ khả năng nhiều hoạt động trong báo cáo đã lấy “thành tích” của “cán bộ” là “thanh niên” ở các cơ quan khác gộp vào thành tích của mình, với lý do người thực hiện ở các cơ quan khác cũng là “Đoàn viên" “thanh niên” (một kiểu báo cáo phổ biến của Đoàn Thanh niên), nhưng các hoạt động mà cơ quan này báo cáo đều là những việc làm đáng trân trọng, khi người dân thành phố rơi vào cơn bão đại dịch.
Không thể nói rằng những việc làm của các tổ chức “xã hội dân sự" được nhà nước nuôi trong bối cảnh đại dịch là vô ích. Tôi cũng không muốn nói rằng cán bộ nhà nước của các tổ chức “dân sự" này không tận tâm. Nhiều người trong số họ đã làm việc nhiệt tình.
Tuy những tổ chức dân nuôi tốn 14 ngàn tỷ tiền thuế mỗi năm này làm được nhiều việc có ích cho dân trong đại dịch, những việc có ích này không đáng gì so với chi phí mà thuế máu của dân phải bỏ ra để nuôi.
Công đoàn là một tổ chức về bản chất là thuộc xã hội dân sự, phi nhà nước, nhưng bị nhà nước hoá trở thành một bộ phận của chính quyền. Chúng ta thấy gì từ đóng góp của tổ chức này đối với công nhân Sài Gòn, Bình Dương trong suốt 4 tháng phong toả?
Cho đến nay, tổ chức Công đoàn vẫn đang đem 29 ngàn tỷ đồng gửi ngân hàng thương mại để kiếm lời (Xem báo Thanh Niên, 23/9/2020). Cũng năm ngoài, Kiểm toán Nhà nước của Việt Nam phải yêu cầu Tổng liên đoàn Lao động “chấm dứt mang tiền công đoàn đi góp vốn và cho vay" (VietnamNet, 9/9/2020).
Tổng thu tài chính của tổ chức công đoàn Việt Nam trong 7 năm, từ 2013 đến 2019, lên đến hơn 100.353 tỷ đồng (gần 4,5 tỷ dollars). Nhưng chính Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra, trong tổ chức này, “dưới cơ sở thiếu tiền hoạt động, bên trên đem tiền gửi ngân hàng”.
Đó là cách hoạt động của tổ chức “dân sự" nhà nước hoá này trong những ngày thường.
Còn trong đại dịch, khi công nhân Sài Gòn và Bình Dương bị khoá chặt trong các khu dân cư bao quanh các các khu công nghiệp, tổ chức này làm gì?
Vẫn thế: “thăm hỏi”, “tặng quà”, “động viên”, “giúp đỡ”, “vận động"…, làm những việc có tính hình thức, phong trào, của những công chức hành chính.
Chúng ta thấy gì việc chính quyền và bản thân các tổ chức “dân sự" nhà nước hoá, đặc biệt là Công đoàn, đã hoàn toàn bất ngờ và bị động trước việc hàng vạn dân làm công nhân ở Sài Gòn, Bình Dương quyết tâm về quê bằng tất cả những phương tiện mình có, xe đạp, xe máy, và đôi chân trần, ngay sau khi gỡ phong tỏa vào đầu tháng 10?
Sự kiện đó cho thấy một điều đã rất cũ, lâu nay ai cũng biết. Các tổ chức “xã hội dân sự" bị nhà nước hoá, hành chính hoá này chưa bao giờ là những người đại diện cho dân.
Ngay cả khi “giúp dân” trong hoạn nạn, họ chỉ làm việc như những công chức nhà nước đang làm công ăn lương.
Họ không có tinh thần của xã hội dân sự đích thực, dấn thân giúp đời bằng nỗi đau của chính người mình giúp, giúp dân mà luôn mang tình cảm biết ơn một cách chân thành.
Những tổ chức “xã hội dân sự" bị hành chính hoá này luôn biết báo cáo những con số làm lãnh đạo nhà nước yên lòng, nói những điều lãnh đạo nhà nước muốn nghe.
Nhưng họ không có khả năng báo cáo những con số mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần biết, không thể nói những điều mà bất cứ nhà nước nào trong hoàn cảnh của Sài Gòn 4 tháng qua cũng cần phải lắng nghe: bao nhiêu dân đang đói, những người dân đói thực sự muốn gì, cần phải làm gì để chống dịch mà không dồn dân vào bước đường cùng.
“Xã hội dân sự” của cá nhân
Việt Nam không có nhiều những tổ chức dân sự được cấp phép. Việc thành lập một “tổ chức xã hội" ở Việt Nam là điều vô cùng khó khăn vì nó làm chính quyền thấy “nhạy cảm".
Ông Trần Đăng Tuấn, từng là Phó Giám đốc Đài Truyền hình Quốc gia (tức là trong hệ thống chính trị Việt Nam, ông mang hàm thứ trưởng, có vai vế và nhiều mối quan hệ trong hệ thống), đã phải rất vất vả mới có thể xin được pháp nhân cho “Quỹ Cơm có thịt" (Quỹ trò nghèo vùng cao) để giúp trẻ em miền núi.
Năm 2012, với uy tín xã hội của mình, ông có thể viết thư ngỏ gửi Bộ Nội vụ thông qua một tờ báo nhà nước, để phàn nàn về việc chưa thể xin được pháp nhân cho tổ chức từ thiện của mình. Sau đó ông nhận được giấy phép cho “Cơm có thịt".
Nếu người Việt Nam ai cũng phải có vai vế xã hội cỡ như ông Trần Đăng Tuấn mới có thể xin được pháp nhân cho tổ chức của mình sau hơn một năm chờ đợi mòn mỏi, xã hội Việt Nam không thể ứng phó được trước các khủng hoảng vượt tầm khả năng của nhà nước, như các đợt bão lũ lớn ở miền Trung hằng năm hay khủng hoảng y tế - xã hội hiện nay.
Nếu không xin được pháp nhân cho nhóm, những con người dấn thân sẽ phải làm việc với tư cách cá nhân. Khi từng cá nhân không đủ sức, phải liên kết với nhau thành nhóm để giải quyết công việc, họ sẽ thành “tổ chức" nhưng không khác gì “hoạt động chui", mà trong hoàn cảnh Việt Nam, nhiều khi dễ dàng bị dán nhãn là “bất hợp pháp".
Mặt khác, hoạt động với tư cách cá nhân, hoặc với tư cách nhóm nhưng không có pháp nhân, phải làm chui, thì các cá nhân hay “nhóm chui" này sẽ không được xã hội kiểm soát, không được nhà nước kiểm toán về mặt thu chi tiền bạc.
Khi các nhóm phải có pháp nhân chính thức, có tài khoản ngân hàng của tổ chức thay vì sử dụng tài khoản cá nhân, thì xã hội mới có thể theo dõi và giám sát các nhóm này, nhà nước mới có thể kiểm toán thu chi của họ.
Bản thân các nhóm nếu phát triển ở quy mô đủ về tài chính, có thể thuê nhân viên tài chính chuyên nghiệp để minh bạch về thu chi, tránh mắc phải sai sót do không đủ kỹ năng quản lý tài chính liên quan đến những hoạt động phức tạp và có quy mô lớn.
Ngược lại, dấn thân vào hoạt động xã hội với tư cách cá nhân ở quy mô lớn rất dễ mắc phải sai lầm, và giả sử nếu gặp sai lầm vì kỹ năng quản lý tài chính còn yếu thì người hoạt động xã hội cũng không có khả năng tự bảo vệ mình trước tấn công của các bên khác, thậm chí có thể vướng vào vòng lao lý.
Bộ Công an Việt Nam đang điều tra các hoạt động từ thiện của ca sỹ Thuỷ Tiên năm ngoái tại miền Trung. Một số địa phương như tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, nơi nhận được hỗ trợ của Thuỷ Tiên năm ngoái, hiện đang phải thu thập các chứng cứ hoạt động từ thiện của ca sỹ năm 2020 tại đây để báo cáo Bộ Công an. Đó là một việc ai cũng thấy là không thể làm chính xác vào thời điểm này. Và quan trọng hơn, nó có thể khiến người dân vùng lũ ở đây không còn thấy các đoàn từ thiện cá nhân đến với họ trong các mùa lũ tới.
Một diễn biến khác vào đầu tháng 10 năm 2021: trong lúc Bộ Công an điều tra vấn đề tài chính của hoạt động từ thiện của một số cá nhân ở miền Trung năm ngoái, thì Công an Tp. HCM điều tra hoạt động của các nhóm xã hội dân sự từ thiện từ 2020 đến nay, để “rà soát, đánh giá tình hình các cá nhân, tổ chức hoạt động từ thiện tự phát, kêu gọi từ thiện trên địa bàn từ năm 2020 đến nay. Có những thống kê cụ thể, gồm: tên cá nhân, tổ chức, quy mô, cơ cấu tổ chức, mục tiêu hoạt động, cơ sở pháp lý.” (VietnamNet, 2/10/2021)
Khi nhà nước bất lực trước số phận hàng vạn công nhân trong bước đường cùng, Sài Gòn bùng nổ hoạt động từ thiện “tự phát" trong những tháng phong tỏa. Họ giúp người khác trong những ngày khó khăn, rồi chấm dứt hoạt động khi không còn “giãn cách xã hội". Làm cách nào công an điều tra cho hết những hoạt động này?
Liệu có cần điều tra “cơ sở pháp lý" của những hoạt động này, khi mà cứ hai người hợp tác với nhau là thành “tổ chức”, trong khi đó, ai cũng biết không “tổ chức” nào có giấy phép cả?
Nếu mở rộng ra toàn quốc thì sao? Làm sao chính quyền có thể nắm hết các nhóm thiện nguyện trong cả nước khi Việt Nam đang bùng nổ các hoạt động từ thiện của xã hội dân sự trước một cuộc khủng hoảng y tế - xã hội to lớn như vậy? (Xem Tuổi trẻ: “Dịch bệnh đảo lộn tất cả nhưng tình người thì không”)
Công an rất nên điều tra để tìm ra những người lợi dụng hoạt động từ thiện để trục lợi, giống như họ cần điều tra tham nhũng của quan chức vậy.
Nhưng có một điều quan trọng hơn là phải tạo điều kiện cho một xã hội dân sự phát triển vững mạnh.
Điều đó sẽ giúp cho công an không cần phải điều tra xem ai đang làm từ thiện, ai đang kêu gọi người khác góp tiền từ thiện để rồi bỏ túi riêng.
Xã hội dân sự vững mạnh với các nhóm tổ chức dân sự được công nhận chính thức một cách dễ dàng, cũng giúp nhà nước nắm rõ có những tổ chức nào đang hoạt động, kiểm toán được hoạt động thu chi của họ.
Điều đó cũng giúp mọi người trong xã hội nói chung dễ dàng giám sát các tổ chức mình đóng góp tài chính.
Xã hội dân sự vững mạnh cũng giúp người dân tự giải quyết các vấn đề của mình khi xã hội đối diện với những khủng hoảng ở quy mô lớn đến mức những nhà nước hùng mạnh nhất cũng bất lực.
Đó là điều hiển nhiên ở tất cả các nước phát triển.
N.L.H.K.
Bài 3 trên: https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52/posts/10160007861116122
Quá đuối, về quê, rồi sao?
7-10-2021
Tôi viết vội bài này trên đường tiếp tục đi thăm các cháu học sinh mồ côi vì Covid, hôm nay là quận 7. Sáng sớm, các số liệu tôi nhận được từ tỉnh Đồng Tháp (vừa công bố chiều qua) lại thôi thúc tôi chia sẻ nhanh ở đây.
Đồng Tháp tiếp nhận 22.000 người về, không phải là tỉnh tiếp nhận nhiều nhất lao động về đồng bằng trong mấy ngày qua. Nhiều nhất vẫn là Sóc Trăng (50.000 người) và An Giang (37.000 người). Trong số 22.000 người về Đồng Tháp, có 65% là công nhân từ 18 tới 40 tuổi và 26% là lao động tự do. Đáng chú ý, số người từ TP.HCM về không phải là đông nhất (có 30%) trong khi đó, người về từ Bình Dương mới là nhiều nhất (36,5%) còn lại là từ Long An (là 15%) và từ Đồng nai (9%).
Nguyện vọng về quê, họ cho biết ngay lúc tới quê nhà là: 34,7% muốn ở lại địa phương làm việc và 60,3% sẽ quay lại các tỉnh thành (mà họ ra đi) tìm việc làm tiếp khi dịch ổn định.
Cũng trong số này, 17% đã tiêm 2 mũi vaccine, 46% đã tiêm một mũi; còn số chưa được tiêm mũi nào: 29% và có 8% là F0 đã điều trị xong. Và cũng có 151 người dương tính, tức 0,6% tổng số người về.
Tôi chú ý tỷ lệ người về từ Bình Dương và nhớ lại câu nói cửa miệng của người đồng bằng: đi Bình Dương. Tôi cũng rất chú ý dự định thẳng thắn của hơn 60% số người – vừa bằng mọi cách trở về – là khi ổn dịch, thì sẽ trở lại tìm việc làm ở các tỉnh thành phố họ ra đi.
Cách đây mấy ngày tôi đọc một bài của một nhà báo kinh tế của Đồng Tháp, anh viết: dân Đồng Tháp đi bán mồ hôi kiếm sống, phải ở nhà trọ chật chội cuộc sống thiếu thốn mà tỷ lệ được tiêm vaccine chưa được 10% (theo anh ghi nhận lúc đầu, chưa có thống kê của nhà chức trách) thì cũng chỉ là công dân hạng 2 như vậy thì “người ơi, đừng ở, hãy về”. Tôi đọc vậy thì rất đau lòng và cũng tự hỏi, liệu có nhầm lẫn gì ở đây khi tỷ lệ tiêm chủng cho công nhân ở TP.HCM khá cao. Bây giờ thì thấy rõ hơn…
Mấy ngày qua, tôi tự đi tìm hiểu để có dữ liệu thực tế nhằm hiểu rõ hơn về tương lai nhân sự cho các nhà máy hoạt động lại. Tôi tổ chức khảo sát lại gần 50 khu lưu trú công nhân ở gần các khu công nghiệp hay khu dân cư đông đúc các quận ven mà đa số, chương trình Vòng tay Việt đã đến cứu trợ. Kết quả có số liệu rất cụ thể là: hầu hết các nơi này, trung bình chỉ 10% công nhân đã bỏ về đồng bằng. Riêng hai khu nhà trọ công nhân, khu lưu trú số 19 ở xã Long Thới và khu lưu trú trong Khu công nghiệp Hiệp Phước mà tôi trực tiếp đến thăm chỉ hai tuần trước, nay kiểm tra lại lần nữa thì tỷ lệ số công nhân bỏ về chỉ 5%. Tỷ lệ ấy rất thật mà lại làm cho tôi rất đắn đo.
Lý do công nhân hai khu lưu trú này không về, chính công nhân nói là họ vẫn đang đi làm, dù “ba tại chỗ”, thì chủ nhà máy có trợ cấp cho số thợ bị nghỉ ở nhà và chủ nhà trọ miễn tiền thuê cũng như xã, ấp có cứu trợ khá. Họ hi vọng sẽ sớm đi làm lại nên dù rất khó khăn họ cũng còn “bám trụ”.
Chưa thể nói tỷ lệ người về đồng bằng mấy hôm nay, bao nhiêu là công nhân, bao nhiêu là người lao động tự do hay thời vụ. Con số khiến chúng ta cũng cần nghĩ nhiều là con số 60% người dự định sẽ quay lại các tỉnh, thành phố trước đây tìm việc, sau một thời gian dưỡng quân vì cơn “ác mộng” 4 tháng trời bị giam trong điều kiện thiếu đói và nhiều nguy cơ nhiễm bệnh khiến họ “chịu hết xiết”.
Tuy nhiên, dù họ là công nhân hay lao động thời vụ, tự do, dù họ từ TP.HCM hay Bình Dương hay Đồng Nai trở về, phải công nhận là thời gian qua, họ vẫn bị coi là người ngụ cư chứ không phải nhập cư. Chính sách cho người lao động còn ở trên giấy quá nhiều và những gì gọi là chăm lo cho họ đều được “cân ke kỹ quá”. Mấy ngày qua, cuộc bỏ phiếu bằng chân của họ đã cho chúng ta quá nhiều bài học sâu sắc về giai cấp lãnh đạo là công nông.
Tự nhiên ngẫm về con số hơn 60% người lao động vừa về nhà đã bộc bạch dự tính là sau thời gian nghỉ ngơi, lấy lại sức, bớt nhớ thương “QUÊ NHÀ” sau cơn ác mộng ập đến quá nhanh mà lại kéo quá dài, tới 4 tháng bị “phế võ công” ngồi một chỗ, lại quay về chốn cũ để tìm việc làm lại.
Một số chuyên gia than phiền là chúng ta để bị lệ thuộc FDI, họ lạm dụng sức lao động của công nhân Việt, tôi cho rằng nói vậy thì ai nói cũng được, nói thì dễ nhưng phải nghĩ, muốn thay đổi cách sống bám vào gia công này là cả một bài toán khó tổng hợp về chiến lược kinh tế và phát triển…
Nhưng dù nghĩ thế nào, chúng ta vẫn không khỏi thoát được niềm ray rứt đau xót từ “cuộc di dân khổng lồ” lại là của người lao động gắn bó bao năm với mình. Vang lên câu nhắc nghiêm khắc và quen thuộc của cha ông xưa: ”Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.
V.K.H.