Tăng giá điện 6,08%: Chính phủ và Bộ Công thương đã ‘đạo diễn’ như thế nào?

Thin Lâm

Bắt tất cả người dân trả nợ thay bằng hình thức tăng giá điện, tăng giá xăng, tăng thuế phí

Tăng giá điện để bù lỗ tỷ giá: https://tuoitre.vn/sao-lai-tang-gia-dien-vao-cuoi-nam-20171202083300674.htm.

Đúng là chuyện khó tin nổi nhỉ? Tăng giá điện tùy tiện không có sự phân tích và giải thích nào! Ôi thôi, nó không ngoài dự đoán của tôi là đã nhiều năm rồi và bây giờ vẫn thế.

Trong đoạn trích: “Cũng theo ông Lâm, việc tăng giá điện sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng là 0,1% và tăng trưởng GDP là 0,166% trong năm 2018”.

Đó là một lý giải liều lĩnh của cái thói tư duy xấc xược. Vì làm sao mà nói tăng giá điện lên 6,08% mà dám khẳng định dự báo chính xác cao độ “sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng là 0,1% và tăng trưởng GDP là 0,166% trong năm 2018” thì đúng là đỉnh cao trí tuệ. Vì cái thói đỉnh cao trí tuệ ấy mà kinh doanh thua lỗ nhiều năm do biến động tỷ giá hối đoái, là cái sơ đẳng nhất trong đầu tư mà làm không xong thì quả là chuyện ly kỳ của đất nước này có những kẻ lãnh đạo chứa đầy đất sét.

Lý luận như vậy có lẽ BoJ hay ECB họ sẽ học tập đơn giản trong việc điều chỉnh tăng trưởng GDP bằng thủ thuật tăng giá điện nhỉ?

Chuyện quái đản nữa là với lý luận của ông Võ Quang Lâm, phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam này, thì đồng nghĩa với việc phản bác lại cái tỷ giá hối đoái USD/VND, mà tỷ giá hối đoái này là tính từ đầu năm 2017 cho tới ngày tăng giá điện này thì tiền VND tăng giá được 0,25% so với đồng USD thì quả là chuyện lạ.

Tôi nghi ngờ việc tăng giá điện này, có lẽ do EVN đi vay nợ kỳ hạn đáo nợ dài hơn khi tỷ giá VND sụt giá mạnh so với USD trước đây.

Tôi nhắc lại chuyện bi hài kịch là trước đây: TQ phá giá đồng RMB, và NHNN VN cũng nhân cơ hội đó phá giá trước cho xong để khỏi mất mặt và có lý cớ đổ lỗi cho TQ phá giá tiền tệ thì ngay lập tức ba tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước này là Điện lực (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Dầu khí (PVN) ăn vạ là đồng loạt la làng kêu lỗ nhiều ngàn tỷ VND đồng do điều chỉnh tỷ giá hối đoái (thực chất là NHNN VN phá giá đợn vị tiền tệ VND vì dự trữ ngoại hối quá mỏng và sự bất ổn nền kinh tế). Động thái ấy khi tiền VND sụt giá thì ba tập đoàn kinh tế quốc doanh này đề xuất tăng giá điện để bù lỗ cho họ. Tức là bắt tất cả toàn dân gánh lỗ cho những cái đầu điều hành kinh doanh đỉnh cao trí tuệ này thì khó có thể tin nổi. Nếu như ba ông kẹ này đi kinh doanh và đầu tư ở nước ngoài thì làm sao nhỉ? Ai sẽ cứu họ nhỉ? Kinh doanh lời lãi thì không nói gì mà còn tăng lương khủng cho họ và được bằng khen của đảng chứ kinh doanh lỗ lã thì cào mặt ăn vạ đổ lỗi linh tinh và bắt tất cả người dân trả nợ thay bằng hình thức tăng giá điện, tăng giá xăng, tăng thuế phí đủ thứ.

Blogger Phương Thơ

http://morganstanleyphuongtho.blogspot.hk/2017/12/tang-gia-ien-e-bu-lo-ty-gia-httpstuoitre.html

*

Đánh úp

“Hơi bất ngờ”! Đây là chữ dùng của Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, trước tin giá điện tăng. Ngay cả một thành viên của Tổ công tác thẩm tra giá thành sản xuất điện mà còn “bất ngờ” thì người dân với doanh nghiệp kêu bị “đánh úp” là phải thôi.

Đánh úp, là bởi quyết định tăng giá đưa ra vào chiều 30.11 và chỉ 10 tiếng sau đó nó có hiệu lực.

Đánh úp, là bởi việc tăng giá tiến hành vào cuối năm, khi các DN đang phải gấp rút các đơn hàng chứ không còn quyền thỏa thuận giá nữa. Một đồng tăng giá thành sẽ là hơn một đồng chịu thiệt.

Đánh úp, còn bởi không chỉ ông Hùng, mà nhiều thành viên khác trong hội đồng thẩm tra cũng bất ngờ. Bất ngờ về thời điểm tăng giá và không rõ cả các yếu tố giá có chính xác hay không.

“Phương án giá điện hiện nay vẫn là "tài liệu mật"- ông Nguyễn Minh Đức, đại diện VCCI, một thành viên khác của tổ thẩm định cho biết. Trong khi đó, “hiện tại khâu quyết định mức giá điện chỉ có bên bán điện tham gia là EVN chứ chưa có bên mua điện tham gia”.

Tăng giá điện, vì năm 2016 ngành điện lỗ 600 tỷ (đối với mặt hàng điện), trong khi tổng thể vẫn lãi 2.700 tỷ, quả thực, rất khó chấp nhận trong hoàn cảnh người dân, doanh nghiệp đang phải tính đếm từng xu cắc cho sự tồn tại.

Chúng ta có những thực tế không dễ nuốt từ cú đánh úp của giá điện này. Đó là việc một mặt hàng không thể không dùng, không thể không mua, nhưng phải mua mà không được phép mặc cả (cứ thử thắc mắc xem, điện cắt liền). Một mặt hàng mà đơn vị kinh doanh lãi thì chia, thì thưởng, lỗ thì hạch toán giá thành, định giá bán, buộc hơn 90 triệu dân, buộc cả nền kinh tế phải chịu. Nếu là BOT, giá điện phải là thứ siêu BOT, tiền chẵn, tiền lẻ cũng hốt tất.
Giá bán điện đang dưới giá thành sản xuất, ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư ngành điện. Đó là một thực tế và cũng là lý do để phải tăng giá điện. Nhưng chắc chắn đó không thể là việc tăng giá theo kiểu đánh úp người dân, đánh úp doanh nghiệp.

Huống chi việc tăng giá thời điểm cuối năm, khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp tết nguyên đán chắc chắn sẽ khiến giá cả “té nước theo mưa”. Những điều đó ngành điện có tính đến không hay còn bận với những phương án chia thưởng cuối năm?!

ANH ĐÀO

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/danh-up-579451.ldo

clip_image002

“Bch tuc” Tp đoàn Đin lc Vit Nam và B Công Thương “đánh úp” giá đin đến 6,08% vào ngày 1/12/2017 khiến dân tình và báo chí không kp tr tay. nh: Phimx4.com

Vit Nam – Cali Today News – Chính phủ và Bộ Công thương đã có một “kịch bản hoàn hảo” – rất lạnh lùng và tàn nhẫn – khiến dân tình và báo chí không kịp trở tay vào ngày 1/12/2017 khi giá điện được “đánh úp” vọt đến 6,08%.

Mức tăng 6,08% lại nằm trong quy định “Bộ Công Thương được quyết tăng giá điện từ 5% đến 10%” – theo quyết định số 24/2017 do Thủ tướng Phúc ký phê duyệt cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Đối với nhóm lợi ích Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương mà từ rất lâu rồi người ta vẫn ví là “nhóm cá mập” hay “bạch tuộc,” chỉ cần được chính phủ bật đèn xanh tăng giá điện và tăng vài chục phần trăm mỗi năm đã đã đủ để “bù giá vào dân”.

Dĩ nhiên, nhóm này chẳng cần đến trường hợp phải tăng giá điện trên 10% mà theo đó Bộ Công Thương phải xin ý kiến chính phủ, mà cách “ngọt” nhất là tự quyết theo hai phương án:

Trong trường hợp “nhân đạo” nhất, EVN sẽ được quyền tự quyết định tăng giá diện dưới 5% và được tăng hai lần một năm.

Còn kém “nhân đạo” hơn, không phải EVN mà chính là Bộ Công Thương sẽ “trảm” dân. Nối tiếp truyền thống “đi đêm” và “bảo kê” từ thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, đương kim Bộ trưởng Trần Tuấn Anh của bộ này – nhân vật suýt thành công với người anh em cọc chèo Lê Phước Vũ trong dự án Thép Hoa Sen - Cà Ná ở Ninh Thuận, sẽ có hai lần tăng giá điện trong năm với biên độ gần 10%/lần, để “kết quả dân chúng” bằng tỷ lệ tăng cả năm lên đến gần 20%!

Và bây giờ là chính Bộ Công thương đã “trảm” dân.

Một tháng rưỡi trước ngày tăng giá điện, có một cuộc họp của Ban chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ. Trong cuộc họp này, khác hẳn với thái độ đầy nét dân túy vào đầu năm 2017 khi hứa hẹn trên mặt báo rằng về khả năng không tăng giá điện trong năm 2017, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã đổi giọng.

Trong cuộc họp trên, ông Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện phương án điều chỉnh giá điện trình Chính phủ quyết định. Trường hợp cần thiết phải tăng giá điện cần cân nhắc điều chỉnh ở mức thấp nhất có thể.

Nhưng điều kỳ lạ là Bộ Công thương đã “khẩn trương” đến mức trùng với thời điểm có yêu cầu trên của ông Vương Đình Huệ, bộ này đã hoàn thành phương án tăng giá điện với “kịch bản thấp nhất có thể” là giá điện sẽ tăng 6,08%.

Hơn 6% là một tỷ lệ tăng cao và hoàn toàn có thể kích thích lạm phát tăng vọt, trong bối cảnh kinh tế ngập ngụa suy thoái và đời sống người dân ngày càng khốn khó, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam ngày càng tăng cao.

Mặc dù giới lãnh đạo EVN và Bộ Công thương cho rằng việc tăng giá điện chỉ khiến chỉ số tiêu dùng (CPI) tăng chưa tới 0,1% và không làm giảm GDP, nhưng trong thực tế từ năm 2011, một nhóm chuyên gia đã dựa trên mô hình giá Leontief với hệ số được cập nhật năm 2007 để xác định nếu tăng giá điện 5% sẽ làm CPI tăng thêm khoảng 0,3% và khiến GDP giảm 0,04%.

Động tác Bộ Công thương đã hoàn thành phương án tăng giá điện với “kịch bản thấp nhất có thể” là giá điện sẽ tăng 6,08% – trùng với chỉ đạo của ông Vương Đình Huệ – để một tháng rưỡi sau đó đã bất ngờ công bố tăng giá điện đúng tỷ lệ 6,08%, cho thấy đây là một kịch bản đã được giới lãnh đạo ngành công thương, EVN và lãnh đạo chính phủ tính sẵn để đưa xã hội và người tiêu dùng vào thế đã rồi.

Vào quý 1 năm 2015, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải lần đầu tiên phải thừa nhận thế cùng quẫn của “đứa con hoang đàng” của mình: Nếu không tăng và thậm chí không tăng mạnh giá điện, EVN sẽ phá sản!

Nếu EVN phá sản, đó sẽ là thất bại ghê gớm đối với cơ chế độc quyền nhà nước “nói mãi vẫn không chuyển” và “ăn của dân không chừa thứ gì.” Nhưng trên tất cả, đó sẽ một sự báo oán lớp dân chúng cùng các đời con cháu của họ không biết làm gì nên tội.

Nếu không tăng giá “bù lỗ vào dân”, phá sản là chắc chắn. Bởi vào những năm 2007-2009, EVN đã trở thành tác nhân gây ra khoản lỗ khủng khiếp lên đến 30.000 tỷ đồng khi đầu tư trái ngành vào bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm. Cho đến năm 2017, hậu quả đầu tư lỗ lã và chôn vốn ấy vẫn chưa được EVN xử lý xong.

Cho đến năm 2017, một khoản nợ khổng lồ lên đến 9,3 tỷ USD của EVN được công bố. Chi tiết cần đặc tả không kém là vốn vay của EVN phần lớn là nợ vay được chính phủ bảo lãnh.

Nhưng 9,3 tỷ USD chưa phải hết. Kết luận của hãng kiểm toán Delotte Việt Nam, đơn vị kiểm toán cho EVN đã nhấn mạnh: Tổng nợ phải trả của tập đoàn này đã lên đến xấp xỉ 487 ngàn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Hiện thời, EVN chính là quán quân về “chúa chổm” trong tất cả các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.

T.L.

Nguồn: http://www.baocalitoday.com/viet-nam/tang-gia-dien-608-chinh-phu-va-bo-cong-thuong-da-dao-dien-nhu-nao.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn