Chuyện lao động Việt Nam hái quả tại Thụy Điển và chi nhánh Công ty tuyển dụng lao động TTLC

Những người đưa tin:

Jennie-Lie Kjörnsberg

Linda Tang

Nisse Schmidt

Kim Ramberg

Nguyễn Thị Thu Hiền

Hội Văn hóa VN tại Göteborg

Jan Norberg

Vào giữa tháng 7/2010 có khoảng 284 lao động (LĐ) Việt Nam được công ty TTLC đưa sang Thụy Điển làm công việc hái quả dâu rừng. Đến khoảng cuối tháng 9/2010, trong số đó chỉ còn lại ở Thụy Điển 4 người LĐ và 1 đại diện của lãnh đạo công ty TTLC là ông Nguyễn Văn Học. Mặc dù visa làm việc của 4 người LĐ này sẽ hết hạn vào ngày 11/10/2010, nhưng hiện họ đang cố gắng làm rõ sự việc với các nhà chức trách về chuyện họ bị gạt sang đây và chuyện việc thanh lý hợp đồng khi quay trở về nước không được Công ty TTLC thực hiện đúng như tờ thông cáo mà Giám đốc chi nhánh TTLC đã từng đưa ra sau ngày 19/8 qua sự làm việc giữa Ban lãnh đạo công ty TTLC (đại diện là bà Trần Thị Thu Hương và ông Nguyễn Văn Học), với Tham tán Công sứ (là ông Ngô Tiến Long và ông Đinh Ngọc Tường), cùng ông Stefan Liden – Quận trưởng Älvdalen, công an quận, đại diện cơ quan môi trườngan và , và một số đại diện của các ban ngành có liên quan.

Đúng như các báo chí đã từng đưa tin trước đây về việc đình công của các LĐ và việc 5 người lao động bị bắt giữ về tội hành hung và bắt nhốt người. Nhưng các tin đã đưa không viết rõ ràng nguyên nhân của hiện tượng, những gì xảy ra trước và sau các sự cố. Nay chúng tôi xin được trình bày cụ thể các vấn đề như sau:

Hợp đồng làm việc giữa công ty TTLC và các LĐ VN có tất cả là 6 trang (xem phụ lục bên dưới), trong đó viết rất rõ các điều khoản chung và riêng. Khi xem xét kỹ hợp đồng chúng tôi thấy có nhiều điều gian dối, hoặc dễ gây lầm lẫn.

– Trong mục 2 (đầu trang 2) thuộc Điều 1 (Điều khoản chung) viết rõ nơi làm việc là Công ty LOMSJÖ BÄR AB (LJB) IN SWEDEN, địa chỉ: Lingonstigen 10- 825 95 Enånger-Sweden. Khi sang Thụy Điển, các LĐ thì được bố trí ở SI-gården ở Särna, cách nơi làm việc 280 km. Trong hợp đồng ở mục 9 (trang 4) thuộc Điều 2, có đề cập đến việc tổ chức xe để đưa đón người LĐ đến nơi làm việc, nhưng hợp đồng không hề đề cập đến việc phải di chuyển qua một đoạn dường xa như vậy.

– Mục 9, Điều 2 nói về việc người LĐ được chia thành từng tổ, mỗi tổ 7 người và 1 xe ô tô. Công ty thu tiền thuê xe là 60 SEK/ngày/người, bất kể người LĐ có dùng đến xe hay không, vì chi phí này dù sao cũng đã tính vào trong tổng chi phí mà mỗi LĐ phải trả ít nhất là 145 SEK/ngày/người (căn cứ vào giá cả thị trường Thụy Điển). Tiền xăng thì tính riêng. Mặc dù LĐ đã phải trả lệ phí thuê xe, nhưng công ty LLTC lại giao cho họ sử dụng những loại xe bị cấm chạy do không qua kiểm định hàng năm. Điều này các LĐ biết được do họ vì phải chất quá tải và xe không đạt tiêu chuẩn an toàn nên đã một số lần gây ra tai nạn trên đường phố và cảnh sát giao thông đã kiểm tra, lập biên bản tai nạn, đồng thời phạt họ tội dùng xe loại cấm chạy. Việc này cho thấy công ty chỉ biết thu tiền mà không hề nghĩ gì đến sự an nguy của người LĐ.

Đây không phải lần đầu tiên công ty TTLC đưa người lao động sang Thụy Điển, nên không thể nào họ không rõ những điều trên, nhưng họ không thông báo rõ ràng mọi chuyện để người lao động tính liệu lợi hại trước khi sang nước ngoài lao động. Điều này đã từng được báo Pháp luật đề cập trong bài báo đăng ngày 16-10-2009 về vụ “lao động sang Thụy Điển lại về tay không”.

– Điều 2, mục A, khoản 1 (trang 2) viết rất hay việc kiểm tra đạt kết quả và cấp chứng chỉ cho việc tham gia khóa học ngoại ngữ, bồi dưỡng những kiến thức cần thiết. Thực tế công ty TTLC chưa hề kiểm tra kết quả và cấp chứng chỉ gì cả. Còn việc họ bồi dưỡng kiến thức thì toàn là những điều không thực được đưa ra. Thí dụ như một số hình ảnh về các loại dâu rừng được họ phóng rất to trên màn hình, quả to và rất đẹp, 15 quả dâu thì cân được một ký, dâu mọc ở cây cao bằng người dễ hái chứ không phải khom người xuống đất mới hái được, v.v.

– Tại điều 2, mục B, khoản 2 (trang 2) viết rõ: “Thời gian thử việc: 10 ngày kể từ ngày nhận việc tại Thụy Điển, nếu trong thời gian thử việc bên B không thực hiện được công việc theo hợp đồng đã ký với bên A thì bên B sẽ được công ty xem xét cụ thể, nếu không có khả năng thực hiện tiếp hợp đồng thì bên B sẽ phải về nước (VN), các chi phí của bên B được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Các LĐ cho biết, công ty đã thúc giục họ trả thêm 5,6 triệu đồng tiền mặt ngoài những gì ghi trong hợp đồng, để xin cấp visa gấp (khoản thu này không được công ty cấp hóa đơn), vì theo công ty, họ đã nhận được tin từ đối tác ở Thụy Điển là dâu đã chín và mọc rất nhiều. Việc này không chỉ xảy ra cho những người LĐ ở Särna mà cả với những LĐ VN ở các thành phố khác. Tất cả mọi người đều được công ty TTLC đưa qua Thụy Điển lao động một cách gấp gáp. Nhưng khi người lao động sang đến nơi thì không có dâu để hái vì quả chưa chín. Người LĐ phải ngồi ở nhà đợi mất hết 20 ngày, như vậy là đã qua thời hạn 10 ngày thử việc. Người LĐ nhận thấy rõ là họ sẽ không đạt số lượng dâu như trong hợp đồng đã ước tính nên họ lập tức xin quay về nước để khỏi tiếp tục thất lỗ tiền chi phí sinh hoạt, nhưng công ty không thực hiện giúp họ. Phải đợi đến khi các chính quyền bản xứ can thiệp thì họ mới đưa người của công ty là bà Trần Thị Thu Hương từ VN sang để thỏa hiệp mọi việc.

Việc họ không chịu đưa người về theo hợp đồng như họ đã tự đưa ra hoặc theo yêu cầu của người lao động thì không có gì là khó hiểu cả. Thứ nhất là vì họ đã thu của mỗi người LĐ tiền vé bay là khoảng 2200$, nhưng họ lại mua vé của Air Aeroflot (hãng Nga), loại vé không đổi được. Vì công ty không muốn xuất tiền mua vé mới cho lao động bay về nên đã tìm cách cầm cố họ lại. Thứ hai, khi giữ người LĐ lại thì công ty có thể thu thêm lệ phí sinh hoạt 145 SEK/người/ngày và sau đó trừ dần vào trong số tiền họ đặt cọc chống trốn trước khi đi lao động là 60 triệu đồng VN.

– Tại điều 2, mục B, khoản 4 (trang 3) có đưa ra định mức trung bình bên B hái được số kilogram berry (dâu)/ngày/người là: “a. Cloudberry 20 kg/ngày/người; b. Blueberry 50 kg/ngày/người; c. Lingonberry 90 kg/ngày/người”. Các con số định mức trung bình này dựa trên sự tưởng tượng không xác thực của phía công ty và đã cho vào hợp đồng để người LĐ bị lầm tưởng. Về việc này, ông Olle Andersson – người chung cổ phần của công ty Lomsjö Bär AB, đối tác với công ty TTLC – đã thốt lên lời ngạc nhiên về con số ảo đó. Ông ta cho biết một người hái dâu dù có kinh nghiệm lâu năm cũng không thể đạt được số lượng thu hoạch này, huống gì đây lại là những người chưa từng hái loại quả này bao giờ! Bà Trần Thị Thu Hương cũng đã từng thú nhận là đã quá sơ suất cho đại con số như thế. Sự việc lầm lẫn đó lẽ ra công ty phải gánh chịu tránh nhiệm chứ không thể bắt những người lao động vất vả mưu sinh phải chịu thất lỗ oan uổng vì việc công ty cố tình đưa các chi tiết sai vào hợp đồng.

– Tại điều 2, mục B, khoản 6 (trang 3), công ty bên A có hứa “cung cấp chỗ ở đảm bảo về an toàn và chất lượng cho bên B”. Thực sự, đây chỉ là một lời nói khoác, vì chổ ở của người lao động là một viện dưỡng lão cũ. Người LĐ phải ngủ ở những phòng trước đây dùng làm nhà kho. Phòng ở dành cho 2 người thì họ phải ở tới 7 người. Nhiều người bị ốm vì không khí ẩm thấp và thiếu hệ thống thông hơi. Ở đông người nhưng chỉ có mỗi 2 cái máy giặt, thiếu thiết bị sấy khô. Nơi nấu ăn thì không đảm bảo vệ sinh. Sự việc này đã khiến các cơ quan địa phương lưu ý, nên có lần cơ quan vệ sinh môi trường đã đến kiểm tra và đã đưa ra lệnh cấm tiếp tục ở và sinh hoạt tại đây. Từ sau ngày 20/8 người LĐ không có nước nóng để dùng cho đến ngày về nước, chỉ dùng toàn là nước lạnh. Trong những ngày ấy có hai ngày hoàn toàn không có nước để dùng, họ phải điện khẩn khoản lên đại sứ quán VN nhờ can thiệp. Có lẽ những điều này không có gì là lạ đối với cách sống của người VN tại VN, nhưng lại vi phạm luật lệ của Thụy Điển. Chiếu theo luật, công ty làm công việc đưa người LĐ ra nước ngoài phải am hiểu những luật lệ của nước đó. Công ty cũng đã nhắc nhở các lao động về việc chấp hành luật lệ của nước Thụy Điển, vậy tại sao bản thân họ lại cố tình lờ đi các luật lệ?

– Và cũng tiếp trong khoản này, ở phần “Ăn”, có viết: “Bên B được bên A trực tiếp tổ chức đưa kỹ thuật nấu ăn có kinh nghiệm sang phục vụ việc nấu ăn cho bên B”. Nghe qua thì thực thấy bên A quả là chu đáo. Nhưng người nấu ăn dù có kỹ thuật và kinh nghiệm đến cỡ nào đi nữa mà nguyên liệu thực phẩm chỉ toàn là trứng, chân gà, gạo, nước tương thì người LĐ sẽ được cung cấp dinh dưỡng ra sao khi họ cần sức lực tốt để làm việc? Người LĐ được ăn rau và thịt rất ít. Không có tiền và không được ăn uống đầy đủ nên có người đã phải nghĩ cách làm ná bắn chim ăn, và vào rừng tìm kiếm các loại rau, nấm để độn thêm vào các bữa ăn. Đài phát thanh Thụy Điển đã từng đến khảo sát khu ở của người LĐ VN và có thu thanh phỏng vấn những người dân Thụy Điển ở gần đấy, có những đoạn phỏng vấn nghe mà đau lòng. Một số người dân Thụy Điển thấy những LĐ VN đói khát, họ sợ người LĐ VN sẽ bắt chó hoặc mèo của họ làm thịt ăn! Phải chi người LĐ không trả tiền ăn thì công ty đối xử với họ như vậy. Nhưng công ty đã thu của họ ít nhất là 145 SEK/ngày/người, trong đó công ty cho mướn chỗ ở chỉ thu 40 SEK/ngày/người tiền chỗ ở. Trong thực tế tại địa phương đó, người LĐ chỉ cần bỏ ra mỗi người 20 SEK/ngày hùn lại với nhau thì họ sẽ được ăn khá ngon mỗi ngày. Sau ngày bạo loạn 10/8/2010, người LĐ đã không có thức ăn trong mấy ngày, nhưng họ đã được người dân Thụy Điển và cơ quan địa phương hỗ trợ.

– Điều 2, mục B, khoản 12 (trang 4) có viết: “thu nhập lương tháng của bên B được tính theo Công đoàn Thụy Điển, Cục nhập cư của Chính phủ Thụy Điển thì mức lương tối thiểu hàng tháng của bên B là 17.730 SEK/tháng/người. Nếu bên B nhanh nhạy, chịu khó và sức khỏe tốt, làm nhiều giờ, đi sớm về muộn thì sẽ đem lại hiệu quả thu nhập kinh tế rất cao trong thời gian hái dâu rừng 3 tháng tại Thụy Điển, đồng thời cũng phụ thuộc vào thời vụ mùa dâu rừng của năm thu hoạch và khả năng của bên B”. Ở đây cũng cho thấy họ đã gây lầm lẫn cho người lao động khi so với điều 2, mục B, khoản 4 (trang 3) đã viết rất rõ ràng về chế độ chi trả lương.

– Tại điều 3, mục B (Nghĩa vụ), khoản 2 (trang 5), có viết “đảm bảo để bên B được hưởng các quyền lợi theo điều 2 của hợp đồng này”. Nhưng như đã trình bày cụ thể ở một số khoản trong điều 2 như trên, thì công ty đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình tại điều 2, mục B, trong các khoản như 2, 4, 6,12.

– Tại điều 3, mục B (nghĩa vụ), khoản 3 (trang 5), có viết “giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh đối với bên B trong thời gian làm việc tại Thụy Điển”. Vậy khi người LĐ qua đến Thụy Điển, biết được là không có nhiều dâu rừng để hái, phải đổ xăng đi rất xa thì mới có thể tìm thấy ít quả chứ không phải hái tại nông trường, và được công ty cho biết lúc đó là họ sẽ không được trả mức lương như trong hợp đồng, mà chế độ lương sẽ được trả theo sản phẩm kilogram của những quả dâu rừng. Không có nhiều quả để hái mà phải ở lại để trả các khoản tiền phát sinh qua sinh hoạt hàng ngày; chế độ ăn uống và môi trường sinh hoạt tồi tệ mà lại phải trả 145 SEK/người/ngày đã khiến người LĐ đã không thể chịu đựng được. Người LĐ yêu cầu công ty cho quay về VN nhưng lãnh đạo công ty không giải quyết sớm. Họ lãng tránh những lần đàm phán nên đã dẫn đến sự phẫn uất của các LĐ. Ở đây cũng cho thấy phía công ty cũng đã không thực hiện được nghĩa vụ thông qua điều 3, mục B (nghĩa vụ), khoản 5 (trang 6).

Việc các LĐ gây bạo loạn và giải lãnh đạo công ty vào trong một phòng để dễ đàm phán thì không có gì là khó hiểu cả. Việc các báo chí viết là họ bị hành hung thì thật ra là 5 người của công ty bị áp đảo tại văn phòng, trong đó có ông Nguyễn Văn Học bị trói tay ở đằng phía trước người. Tất cả họ được giải xuống một phòng ở nhà hầm – nơi làm phòng ngủ của các LĐ. Họ bị nhốt ở đó, nhưng họ đã tự khóa cửa từ bên trong, còn bên ngoài thì các lao động đã chèn một cái tủ sắt nhẹ và một cây chổi quét bụi. Họ bị nhốt hay tự nhốt bên trong khoảng 30-40 phút thì có cảnh sát đến giải vây. Tại tòa xử, qua lời chứng của một vị cảnh sát giải vây thì cả quan tòa, công tố viên, và các luật sư của 2 bên đều thấy rất lạ là sợi dây trói rất lỏng, tại sao ông Nguyễn Văn Học lại không thể tự mở trói cho mình, và tại sao các bạn của ông lại không mở trói cho ông trong thời gian bị nhốt, và cả trong thời gian sau khi được giải vây đến một nơi an toàn khác. Ngoài ra, thời gian họ bị nhốt khoảng 30-40 phút qua lời tự khai và lời cung khai của bị cáo, không trùng với thời gian báo động bắt nhốt người theo như cảnh sát nhận được là khoảng 2 tiếng. Việc họ cùng tập trung nhận dạng và chọn ra 5 người hành hung và bắt nhốt họ đã không thể xác nhận chính xác, vì chiếu theo luật nhận dạng thì không thể thực hiện tập thể mà phải thực hiện từng người một. Phiên tòa đã xét xử thật kỹ vụ việc qua 3 ngày liên tục. Cuối cùng tòa đã đưa ra quyết định là tội danh không thể thành lập và liền lập tức phóng thích người. Bị cáo được bồi thường mỗi người khoảng 25000-30000 kr/người (SEK) do bị giam giữ oan ức.

Bên trên chúng tôi chỉ trình bày cho thấy rõ hợp đồng mà chi nhánh công ty TTLC đưa ra là dựa trên sự không hiểu biết về công việc hái dâu và sự thiếu tránh nhiệm nghĩa vụ của một công ty xuất khẩu lao động đối với các LĐ. Họ không thể nào đỗ lỗi cho LĐ là: “người LĐ cứ nghe thấy Thụy Điển là lao đi mà không nghĩ rằng thời vụ cũng rất vất vả”. Đó là những gì họ nói để che lấp cái sai của họ. Lẽ ra công ty đưa người đi như thế thì phải tìm hiểu kỹ công việc và đề cập điều đó trong hợp đồng về công việc, phải cho người LĐ biết tìm việc kiếm dâu rừng vất vả ra sao, phải đi thật xa mới hái được chứ không thể chỉ viết gọn lỏn nơi làm việc là ở Lomsjö Bär AB! Họ chỉ đưa ra những gì nghe sướng tai khiến người LĐ lầm lẫn và khổ sở về sau, còn công ty thì dù thuận mùa hay nghịch mùa điều không thiệt hại gì.

Chúng tôi cũng muốn đề cập đến giả thuyết là công ty LLTC đã đưa một số người LĐ làm vật thế thân trong phi vụ xuất khẩu lao động này. Những người LĐ này có thể là nạn nhân trong phi vụ kinh doanh người sang nước ngoài hợp pháp. Vì trong số 284 người LĐ (không tính người của công ty) được đưa sang Thụy Điển, giờ còn ở đó 4 người, 125 người được đưa về nước. Vậy số biến mất là 155 người. Số tiền mà công ty có được sẽ là bao nhiêu, nếu nhân số người biến mất này với khoảng 60 triệu VN tiền đặt cọc chống trốn, cộng với tiền bồi thường mà người nhà họ trả cho công ty 10000 $/người. Chúng tôi thắc mắc rằng không biết công ty này có đóng thuế gì cho nhà nước VN hoặc đền bù gì cho nhà nước Thụy Điển? Điều này chúng tôi sẽ điều tra thêm.

Chi nhánh công ty TTLC không những không hiểu biết về công việc hái dâu và thiếu trách nhiệm với người LĐ, mà còn tỏ ra coi thường đại diện nhà nước VN tại Thụy Điển và cơ quan chức năng Thụy Điển qua lần họp mặt để giải quyết chuyện người LĐ ngày 18/8.

Sau lần họp mặt giữa đại diện công ty TTLC, các LĐ, Tham tán công sứ, Trưởng huyện, công an và đại diện Ban môi trường, thì công ty đã đưa ra thông báo với các quyết định được Giám đốc chi nhánh công ty TTLC là ông Trương Bá Thu ký và xác nhận. Trong tờ thông báo có viết rõ: “công ty hỗ trợ cho mỗi LĐ xin về nước trước thời hạn hợp đồng với số tiền là 20 triệu VN. Công ty hỗ trợ tiền vé máy bay từ Thụy Điển về VN, tiền ăn, ở, xăng, dầu, xe ôtô đi lại trong thời gian làm việc hái dâu tại Thụy Điển. Khi về VN làm thủ tục thanh lý hợp đồng, người LĐ được nhận lại tiền đặt cọc chống trốn 100% và kể cả lãi suất”. Điều đó cũng có nghĩa là những người quay về VN sẽ nhận được ít nhất là 80 triệu VN, chưa tính lãi suất. Nhưng thực tế, công ty chỉ đưa ra thông báo để tạm thời êm chuyện và che mắt các nhà chức trách, còn sau đó thì người LĐ bị ép hết mức.

Khi LĐ trở về VN và đến công ty để thanh lý hợp đồng thì công ty không hỗ trợ số tiền 20 triệu VN, và vẫn trừ các khoản tiền ăn, ở, xăng, dầu, xe ôtô đi lại trong thời gian làm việc hái dâu vào trong số tiền đặt cọc chống trốn. Qua lần phỏng vấn đối tác của công ty TTLC, họ có cho biết rằng là công ty TTLC sẽ không thu nhận tiền chi phí sinh hoạt của LĐ tính từ ngày họ sang Thụy Điển cho đến 31/7 do không có việc làm mà phải ngồi ở nhà đợi chờ. Điều này cũng được ông Nguyễn Văn Học thông báo cho các LĐ biết. Nhưng hiện tại công ty vẫn trừ tất các khoản ấy vào trong tiền đặt cọc của những người LĐ đã quay về. Và khi thanh toán thì công ty không trình bày rõ những khoản gì họ trừ, và trừ bao nhiêu. Khi thanh lý, họ làm việc không rõ ràng như lúc họ nhận tiền. Như vậy thì làm sao mà nhà nước VN biết đâu là mức mà công ty cần phải đóng thuế và người LĐ cũng không nhận được quyền lợi rõ ràng để có thể thưa kiện nếu cảm thấy bất công. Không lẽ những chuyện như thế này lại không được đưa ra ánh sáng trước pháp luật để xét xử công minh và tỏ rõ quyền lực pháp lý VN?

Hiện nay đài phát thanh Thụy Điển đang khảo sát kỹ vụ việc này. Họ đã liên lạc với nhiều LĐ hiện đã trở lại VN. Những người LĐ này không được hoàn trả các khoản đúng như thông báo mà công ty đã đưa ra.

Sau đây chúng tôi muốn đưa ra thí dụ về một trường hợp đáng chú ý nhất là trường hợp của anh Nguyễn Văn Đoàn. Anh hiện nay vẫn còn đang ở lại Thụy Điển để tiếp tục đấu tranh. Từ lúc sang Thụy Điển, anh là người lúc nào cũng chấp hành những nội quy mà công ty đưa ra, nhưng do bất mãn về việc công ty không thanh toán đầy đủ cho các lao động như đã hứa, nên anh đã phải ở lại để lên tiếng kêu cầu các nhà chức trách giúp đỡ. Việc anh cố ở lại và gởi đơn từ khiếu nại đến các nơi đã làm cho công ty bực tức, họ đã báo cho chị Nguyễn Thị Tiếp vợ anh là họ sẽ không trả lại tiền đặt cọc chống trốn khi anh quay trở về. Vợ anh có than khóc chuyện này với phóng viên khi họ phỏng vấn chị qua điện thoại. Chiếu theo hợp đồng tại điều 2, mục B, khoản 14 (trang 4), thì anh không hề phạm lỗi gì trong các điều cấm mà công ty đã đưa ra. Hợp đồng đâu cấm anh gởi các đơn thưa đến các nhà chức trách, vậy tại sao họ dám tuyên bố là họ sẽ không hoàn trả gì cả cho gia đình anh Nguyễn Văn Đoàn? Không lẽ họ dùng phương pháp cưỡng bức tinh thần để người LĐ bé miệng yếu thế phải khuất phục họ?

Thật tội cho người lao động nghèo, chỉ vì muốn kiếm thêm để phụ giúp gia đình và tạo điều kiện tương lai cho các con, nên đã lầm lẫn nghe theo công ty LLTC, đã thế chấp đất đai nhà cửa, có người còn vay tiền với lãi suất rất cao. Đây có lẽ đúng như những gì mà mọi người dân vẫn thường nói đến là “người giàu thì càng thêm giàu, mà người nghèo thì càng nghèo đi”. Việc làm giàu dựa trên sự khốn khổ của người nghèo là sự làm giàu bất lương.

Ngày 2/8/2010, các LĐ có viết một bản tường trình gởi lên Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển nhờ sự can thiệp. Vào khoảng trước ngày 4/8/2010, cảnh sát được gọi đến chỗ ở của các LĐ vì có thông tin sắp có sự bạo loạn xảy ra. Nhưng thông tin đó không làm ông Nguyễn Văn Học lo lắng gì cả. Các phóng viên đã từng đến chỗ ở của những người lao động sau sự cố ngày 10/8/2010. Họ đã gõ cửa văn phòng làm việc và chạy theo trưởng nhóm của bên lãnh đạo công ty là ông Nguyễn Văn Học để xin phỏng vấn và tìm hiểu cụ thể sự việc nhằm giải quyết mọi chuyện phức tạp, nhưng lần nào cũng bị ông ta từ chối không tiếp. Gần đây nhất, sau khi phỏng vấn nhiều lao động trở về nước thì phóng viên có gọi điện trực tiếp vào số điện thoại mới nhất của ông Nguyễn Văn Học, ông ta nghe được vài câu, khi biết họ là phóng viên liền lập tức cúp máy. Việc không cho các phóng viên phỏng vấn và viết bài là cũng đủ chứng tỏ rằng công ty không đủ can đảm để đương đầu với các sự việc mình đã làm. Nếu việc họ làm công minh thì họ càng muốn có tiếng thơm về họ qua sự hỗ trợ phát thanh quảng cáo của đài. Nhưng đây có lẽ ông ta sợ “môi hở thì lạnh bụng hay vạch áo cho người xem lưng”.

Qua thư này, chúng tôi muốn cùng các LĐ VN cất lên tiếng nói tố cáo những bất công mà người LĐ phải gánh chịu. Theo chúng tôi, việc người LĐ chấp nhận số tiền hoàn lại như trên tờ thông báo mà công ty đưa ra thì thật là đã quá dễ dàng cho công ty, nhưng công ty đã dựa vào sự dễ dãi ấy mà đã lấn thêm một lần nữa qua việc chi trả không rõ ràng và không áp dụng theo đúng thông báo đưa ra. Điều đó cho thấy ngoài tội vi phạm hợp đồng, làm hợp đồng man trá, công ty đã phạm thêm một tội, là tội coi thường các cơ quan chức năng ở nước sở tại và người LĐ.

Nếu một doanh nghiệp nào đưa ra hợp đồng dựa trên sự lầm lẫn để thuyết thục đối phương thì hợp đồng ấy sẽ vô giá trị. Nên giờ đây các LĐ cần yêu cầu công ty hoàn trả tất cả các số tiền họ nộp cho công ty là khoảng 100 triệu + 5,6 triệu tiền làm visa gấp qua yêu cầu của công ty + lãi suất vay mượn tiền + tiền bồi thường thiệt hại mất thu nhập tại nước do đi lao động nước ngoài + các chi phí phát sinh trong thời gian ở tại Thụy Điển (tiền mua thẻ điện thoại, tiền gởi thư, tiền gởi fax, v.v.) + các chi phí phát sinh trong thời gian về lại VN trong việc đi lên nhiều lần gặp công ty để yêu cầu đền bù thỏa đáng (tiền xe đi lại, tiền thuê khách sạn, tiền ăn, v.v.) + một tháng lương theo hợp đồng đưa ra là 17730 SEK/người.

Chúng tôi là những người đã trực tiếp làm việc và tìm hiểu với các phóng viên báo chí, đài phát thanh Thụy Điển và ban tổ chức Hội Văn hóa Việt Nam tại thành phố Göteborg. Từng chứng kiến và thu thập thông tin qua lời kể của các LĐ. Chúng tôi rất mong mỏi có xem xét lại của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước đối với chi nhánh công ty TTLC. Một công ty làm việc như thế, không những gây mất danh tiếng cho tổng công ty TTLC mà còn là một điều tủi nhục cho đất nước VN. Nếu thật việc này đã rõ ràng như vậy mà các LĐ vẫn không nhận được sự xét xử công bằng thì pháp luật VN không được thực hiện đúng theo đúng ý nghĩa của nó. Chúng tôi xin cam đoan là tất cả chi tiết viết trên đều dựa trên những sự thực đã xảy ra.

J. K. – L. T. – N. S. – K. R. – N. T. T. H. – Hội Văn hóa VN tại Göteborg – J. N.

Các tác giả gửi trực tiếp cho BVN

PHỤ LỤC:

(1) MỘT SỐ TRANG WEB Ở THỤY ĐIỂN ĐÃ VIẾT BÀI VỀ NGƯỜI LĐ Ở SÄRNA

(2/8) (Tình trạng nổi loạn trong chỗ ở người hái dâu rừng ở tỉnh Dalarna)

http://www.dn.se/nyheter/sverige/upprorsstamning-i-barplockarlager-i-dalarna-1.1147283

(4/8) (Người hái quả rừng được đảm bảo có lương)
http://www.dtrang se/nyheter/alvdalen/article708397.ece

(4/8) (Bài viết về cảnh đói khát và việc tìm kiếm quả rừng hiếm hoi ra sao, việc cảnh sát lo lắng là sẽ sự bạo loạn sắp xảy ra, ) http://www.aftonbladetrang se/nyheter/article7567344.ab

(6/8) (Đại sứ quán biết rõ về nỗi lo âu)

http://www.dtrang se/nyheter/alvdalen/article709861.ece

(6/8) (Sự lo lắng không có nhiều dâu rừng để hái) http://www.dtrang se/nyheter/alvdalen/article709864.ece

(9/8) (Nhà trọ Lomsjo kiếm lợi to qua những người hái quả dâu rừng)

http://nyhetersweden.blogspotrang com/2010/08/lomsjo-vandrarhem-skor-sig-pa.html

(10/8) (Người LĐ biểu tình bên ngoài cơ quan xã hội, họ không phải là những LĐ như trong bài viết, mà ở một thành phố xa hơn, nhưng đồng cảnh ngộ) http://www.dn.se/nyheter/sverige/barplockare-tagade-till-nordmaling-i-protest-1.1151169

(10/8) (LĐ trói lãnh đạo)

http://www.aftonbladetrang se/nyheter/article7597566.ab

(10/8) (clip - nói tiếng Việt) http://svtplay.se/v/2102378/vietnamesiska_barplockare_strejkar

(11/8) (clip – người LĐ ở Särna biểu tình) http://svtplay.se/v/2103347/uppror_bland_barplockare_i_sarna

(11/8) (Người LĐ ở Särna biểu tình)

http://nyheter24.se/nyheter/inrikes/442800-barplockare-misshandlade-bas

(11/8) (5 người LĐ bị bắt nhốt vì bị tình nghi là có hành hung người)

http://hd.se/inrikes/2010/08/11/fem-barplockare-anhallna-i-dalarna/?from=rss

http://www.aftonbladetrang se/nyheter/article7600069.ab

(12/8) (5 người LĐ bị bắt nhốt vì bị tình nghi là có hành hung người) http://www.dn.se/nyheter/sverige/fem-barplockare-anhallna-for-misshandel-1.1151964

(13/8) (LĐ không chắc chắn về quyết định đưa ra sẽ ra sao)

http://www.dtrang se/nyheter/alvdalen/article714941.ece

(13/8) (Sự âu lo của LĐ về việc không có dâu để hái)

http://svtrang se/2.22620/1.2106073/desperata_barplockare_i_sarna

(14/8) (Người hái quả rừng đình công nên bị đưa về nước – đây là một nhóm LĐ khác ở thành phố Branäs cũng có liên quan tới công ty TTLC)

http://www.dn.se/nyheter/sverige/strejkande-barplockare-skickas-hem-1.930690

(16/8) (Trưởng huyện ra mặt yêu cầu hợp khẩn cấp để giải quyết việc người LĐVN) http://svtrang se/2.22620/1.2107751/fortfarande_oklart_for_barplockare

(17/8) (Công ty thu mua dâu rừng chỉ trích TTLC về việc đưa người qua quá sớm, sai về số lượng dâu thu hoạch trong hợp đồng, và tiền thu chi phí sinh hoạt của LĐ lại quá nhiều)

http://www.dtrang se/nyheter/alvdalen/article718833.ece

(17/8) (Särna không chỉ là mối lo đối với công ty TTLC)

http://www.dtrang se/nyheter/alvdalen/article718832.ece

(20/8) (Trưởng huyện muốn có sự giải quyết sớm cho các LĐ) http://www.dtrang se/nyheter/alvdalen/article721202.ece

(20/8) (Liệu cuộc hợp với đông đủ mọi người thế này, có giải quyết sự âu lo của người LĐ?)

http://www.dtrang se/nyheter/alvdalen/article721771.ece

(20/8) (clip – tin thông báo về số LĐ sẽ quay về nước và công ty TTLC sẽ phải tự trả tiền vé đổi hoặc mua vé mới) http://svtplay.se/v/2113095/barplockare_i_sarna_far_aka_hem

(23/8) (Người hái quả rừng được quay trở về)

http://www.ka.se/index.cfm?c=93699

(25/8) (Người hái quả bị bắt giam)

http://www.arbetaren.se/articles/inrikes20100825-12

(25/8) (Người LĐ rời khỏi Särna)
http://www.dtrang se/nyheter/alvdalen/article724672.ece?pageNavType=all

(26/8) (Công đoàn lao động: hỗ trợ những người hái quả bị bắt giam ở Särna) http://www.motkraftrang net/nyheter/3844

(28/8) (Bài viết về sự phẫn nộ trong rừng dâu + clip âm thanh) http://sverigesradio.se/sida/gruppsida.aspx?programid=1300&grupp=9035&artikel=3954150

(8/9) (Công tố viên yêu cầu hình phạt ngồi tù đối với những bị cáo)

http://svtrang se/2.33557/1.2137664/rattegang_mot_barplockare_inleds?lid=senasteNytt_1765014&lpos=rubrik_2137664

(10/9) (Những người hái quả được trả tự do) http://www.dtrang se/nyheter/mora/article741384.ece

(14/9) (Người quay về không nhận được đủ tiền)

http://www.dtrang se/nyheter/alvdalen/article744213.ece

(3/10) (Ari Hallikanen, đối tác với công ty TTLC đã biến mất)

http://vk.se/Article.jsp?article=382308

http://www.aftonbladetrang se/nyheter/article7889300.ab

2) BẢN TƯỜNG TRÌNH GỬI ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI THỤY ĐIỂN

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

(3) HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

clip_image010

clip_image012

clip_image014

clip_image016

clip_image018

clip_image020

(4) THÔNG BÁO CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TTLC TẠI BẮC GIANG

clip_image022

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn