Hiển thị các bài đăng có nhãn Chống tham nhũng & Phe phái trong đảng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chống tham nhũng & Phe phái trong đảng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chuyện bình thường và bất thường xung quanh vụ Võ Văn Thưởng bị phế truất

Jackhammer Nguyễn

22-3-2024

Võ Văn Thưởng bị cách chức, Võ Văn Thưởng chủ tịch nước trẻ nhất, Võ Văn Thưởng chủ tịch nước ngắn nhất…

Đại loại là như vậy, cái tên Võ Văn Thưởng thống lĩnh dư luận tiếng Việt trong và ngoài nước vài tuần lễ qua, một sự thống trị mà ông Thưởng chắc chắn chẳng mong muốn. Đảng cộng sản Việt Nam, mà trong đó ông Thưởng nằm trong tứ trụ triều đình cũng không muốn. Báo chí “lề Đảng” đưa tin về ông Thưởng rất thẽ thọt, im ắng, trong cơn ồn ào sôi động, hỉ nộ ái ố, đủ cả của dư luận.

Thế nhưng tôi thấy chuyện này đâu có gì đâu mà ầm ĩ.

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

RFI & Benoît de TréglodéViện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM)

Chưa đầy hai năm, Việt Nam lại tìm chủ tịch nước lần thứ ba. Ông Võ Văn Thưởng, người được ông Nguyễn Phú Trọng che chở, không thoát khỏi chiến dịch “đốt lò”, dù trước đó ông đã được tổng bí thư “cứu” một lần. Trái với người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Thưởng ra đi với những lời chỉ trích gay gắt của Đảng: Những vi phạm, khuyết điểm của ông “đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân”

Vụ Mobifone: thách thức Nguyễn Phú Trọng, chạy tội Nguyễn Tấn Dũng?

TS Luật Cù Huy Hà Vũ

Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng CSVN, Chủ tịch nước đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, được mệnh danh “Người đốt lò” với tuyên bố chống tham nhũng nổi tiếng: “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”. Cũng vị này không dưới một lần khẳng định: "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” trong cuộc chiến chống quốc nạn này ở Việt Nam. Việc ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng, các Tướng, Thứ trưởng Công an Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành, cựu phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh… và hàng chục cán bộ cao cấp của Đảng cộng sản và chính quyền bị bãi chức rồi bị điệu ra tòa về các tội tham nhũng trong thời gian qua là những minh họa sinh động.

Thế nhưng, vụ xử sơ thẩm Nguyễn Bắc Son và các đồng phạm tham nhũng trong vụ Tổng công ty viễn thông Mobifone (gọi tắt Mobifone) mua cổ phần Công ty cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (gọi tắt AVG) vừa kết thúc tại Tòa án Hà Nội, nơi chỉ cách tổng hành dinh của “Người đốt lò” không đầy hai ki - lô - mét, lại đe dọa chôn vùi các tuyên bố trên của ông. Thực vậy, đã có những nỗ lực chạy tội cho cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chính các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó Tòa án giữ vai trò then chốt.

Tài sản của Nhà nước bị đục khoét trong thương vụ xảy ra vào tháng 12 năm 2015 tròm trèm 6500 tỷ đồng (280 triệu USD), một kỷ lục tham nhũng! Vụ “con voi chui lọt lỗ kim” này tự động đưa đến nhận định Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng thời kỳ đó, là “trùm” vụ cướp ngày lịch sử này. Cần nhắc lại rằng chính nhân vật này đã bị Bộ chính trị và đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng CSVN khóa 11 kỷ luật do gắn với các vụ tham nhũng khủng ở Vinashin, Vinalines… và ở các tập đoàn kinh doanh, tổng công ty Nhà nước khác do y lập ra (1). Thế nhưng thể chế quyền lực nhất Việt Nam này bị tha hóa đến cực độ đã “tha bổng” Nguyễn Tấn Dũng, khiến Tổng bí thư Trọng đã phải khóc nấc.

Vậy các cơ quan tiến hành tố tụng chạy tội cho cựu Thủ tướng Dũng như thế nào.

‘Việt Nam không tự do, làm sao chống tham nhũng?’

Quốc Phương - BBC Tiếng Việt

https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/720x405/p079d1h8.jpg

TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trở lại sau một tháng vắng bóng

Nhà nước Việt Nam khó có thể chống tham nhũng trong tình hình thể chế như hiện nay, một nhà hoạt động nói với BBC Tiếng Việt trong cuộc hội luận hôm 16/5/2019, trong dịp Đảng Cộng sản đang nhóm họp Hội nghị Trung ương 10 khóa XII.

Trong khi đó một bình luận khác tại cuộc tọa đàm cho rằng người lãnh đạo chiến dịch "đốt lò" chống tham nhũng này cần nêu gương, đi đầu trong việc công khai về kê khai tải sản.

Nhưng việc mà họ xử nhau để mang lại độ tin cậy nào đấy, cái làm người dân tin, thì tôi nghĩ cũng là tốt, không phải là xấu. Tôi ủng hộ việc mà họ xử như thế.

Nguyễn Quang A

Trước hết, bình luận với Bàn tròn thứ Năm từ London về Hội nghị Trung ương 10 của ĐCSVN diễn ra từ ngày 16-18/5/2019, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói:

"Tôi cũng phải nói thẳng ngay là chuyện người ta gọi là chống tham nhũng thực sự là đấu đá nội bộ thôi. Không thể chống tham nhũng ở trong thể chế như thế này.

"Trong thể chế mà không có tư pháp độc lập, không có tự do báo chí và tòa án xử theo lệnh của Đảng.

"Bản thân bộ máy này đẻ ra tham nhũng, hay nói là cái lò này là lò đẻ ra tham nhũng thì phải vứt cái lò đẻ ra tham nhũng này đi, chứ không phải là đốt những kẻ tham nhũng, bởi vì không bao giờ đốt hết được cả, hết tên này thì nó sẽ sinh ra tên khác.

"Cho nên nói một cách thẳng thắn là như vậy. Nhưng việc mà họ xử nhau để mang lại độ tin cậy nào đấy, cái làm người dân tin, thì tôi nghĩ cũng là tốt, không phải là xấu. Tôi ủng hộ việc mà họ xử như thế.

iệt Nam 

Lãnh đạo chủ chốt của nhà nước và ĐCSVN họp hôm 14/5/2019. Ảnh: GETTY IMAGES

"Nhưng nhiều khi họ xử, tôi nói như là ông nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, về chủ trương kiểu như thế tôi nghĩ phải xử hết từ chóp bu trở xuớng, bởi vì chủ trương các ông đều hỏng cả, hoặc không chính xác cả. Tôi nghĩ rất khó nói ở đây thực chất nó là gì. Muốn thực chất là phải sửa đổi hệ thống, chống tham nhũng từ chỗ đó".

Bình luận về người được cho là dẫn dắt công cuộc "đốt lò" chống tham nhũng đang diễn ra ở Việt Nam từ đầu Đại hội XII của ĐCSVN tới thời điểm này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói tiếp:

"Tôi nghĩ thực sự muốn chống tham nhũng là phải thay đổi những cái ở trong hệ thống, và chỉ thay đổi những cái đó trong một quá trình mà xã hội đang chuyển động như thế này, thì hiện tượng tham nhũng xảy ra là một chuyện bình thường.

"Bây giờ muốn để chống tham nhũng về dài hạn là phải thay đổi luật lệ, phải thay đổi cơ cấu của nhà nước và quan trọng nhất là tư pháp phải độc lập và phải có tự do báo chí. Chứ còn tất cả các báo chí đều hô là 'đốt lò', thì ai cũng hoan hô đốt lò, và nhiều báo chí hoan hô đốt lò thì người dân cũng rất là tin," ông Quang A nói.

So sánh với Trung Quốc

iệt Nam

Tiến sỹ Nguyễn Quang A không tin rằng Đảng CSVN có thể chống tham nhũng thực sự và hiệu quả trong thể chế như hiện nay. Ảnh: GETTY IMAGES

‘Đốt lò’ chuyển sang giai đoạn 3? (Phần 1)

Phạm Chí Dũng

Có phải một ai đó đang nhắm đến nhân vật ngồi hàng sau bên tay trái - Lê Thanh Hải?

Có phải một ai đó đang nhắm đến nhân vật ngồi hàng sau bên tay trái - Lê Thanh Hải?

Mùa thu năm 2018, vài dấu hiệu bất thần nổi trội cho thấy chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng có thể đang chuyển sang giai đoạn 3.

Không còn ‘vùng cấm thời gian’

11 tháng sau vụ khởi tố bắt giam Ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng vào tháng Mười Hai năm 2017, vụ án ‘MobiFone mua AVG’ được ‘xới’ lại sau một thời gian im ắng bất thường. Vào lần này, Cao Duy Hải - cựu Tổng giám đốc MobiFone - và cựu cấp phó của MobiFone là Phạm Thị Phương Anh đã cùng chung số phận với một cựu Tổng giám đốc khác của MobiFone là Lê Nam Trà đã bị khởi tố và bắt giam trước đó ít tháng.

Có một độ chênh khác hẳn nhau trong 11 tháng qua: vụ bắt Đinh La Thăng xảy ra sau Hội nghị trung ương 6 và kỳ họp Quốc hội tháng 11/2017, còn vụ ‘bắt thêm’ ở MobiFone lại diễn ra cùng lúc với kỳ họp Quốc hội tháng 11/2018.

Độ chênh đó có ý nghĩa gì?

Phải chăng sau khi chính thức trở thành Chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp Quốc hội cuối năm 2018, Nguyễn Phú Trọng muốn phát đi thông điệp ‘không có vùng cấm thời gian’?

‘Vùng cấm’ là khái niệm mà giới quan chức được xem là ‘chống tham nhũng’ thường hô hào về tâm thế ‘quân pháp bất vị thân’, nhưng thực tế của những vụ án lớn lại rất thường chỉ dừng ở việc xử lý cấp cán bộ trung và thấp mà ít đụng chạm được số cán bộ cao cấp, hoặc có tỏ ra ‘pháp luật nghiêm minh’ như đối với trường hợp Đinh La Thăng thì lại mang dáng dấp một vụ ‘đốt củi rừng’ chứ không phải là ‘củi nhà’.

Còn ‘vùng cấm thời gian’ là quan niệm không phải được đưa ra bởi giới ‘đốt lò’ mà bởi giới quan chức tham nhũng. Những quan chức ăn đậm này, cùng với đội ngũ dư luận viên của họ, đã tuyên truyền theo cách rỉ tai nhau rằng chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng không thể làm liên tục mà phải tránh những sự kiện chính trị quan trọng của đảng như các hội nghị trung ương và các kỳ họp Quốc hội…

Nhưng vào lần này, vụ ‘bắt thêm’ ở MobiFone rõ ràng đã phạm vào ‘vùng cấm thời gian’. Họp cứ họp, bắt vẫn bắt.

Cùng lúc, dư luận xã hội rộ lên một số đồn đoán có cơ sở ‘biện chứng lịch sử’ về khả năng sắp tới, thậm chí ngay trong thời gian Quốc hội còn họp, cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son - kẻ bị cho là đã ăn đậm đến hàng ngàn tỷ đồng trong vụ AVG - sẽ phải tra tay vào còng. Đồng thời, vụ ‘ăn đất Thủ Thiêm’ đang có chiều hướng ‘cẩu đầu trảm’ đối với một số quan chức cao cấp ở Sài Gòn như Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải. Chỉ ít ngày sau vụ ‘bắt thêm’ ở MobiFone, một cựu Phó chủ tịch chính quyền TP.HCM là Nguyễn Hữu Tín bị khởi tố thêm tội danh, còn Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận sai phạm ‘rất nghiêm trọng’ - tín hiệu chính thức mở màn cho chiến dịch ‘đốt lò’ ở thành phố này.

Không biết vô tình hay hữu ý, toàn bộ những động thái mới mẻ và ngày càng sôi sục trên diễn ra chỉ khoảng 2 tháng sau cái chết đột biến của nhân vật Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Thời ‘Hậu Quang’ có vẻ đang bắt đầu. Sau ‘tang thương’ là đắc thắng.

Chiếc lò vĩ đại của Tổng Bí thư có thật vĩ đại?

BBC Tiếng Việt

https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/176-corruption_crackdown/assets/app-project-assets/img/portraits/bg_800.png?v=1.3.0

Hình portrait minh họa Nguyễn Phú Trọng

Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy - Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam

Trong suốt hai năm qua, truyền thông trong nước đã không ngừng đưa tin về các vụ đại án tham nhũng và cố ý làm trái gây chấn động như vụ Ngân hàng Đại dương Oceanbank, Vụ Tập đoàn Dầu khí PVC-PVN, vụ đường đánh bạc công nghệ cao Rikvip v.v…

Kéo theo đó là những tên tuổi của hàng loạt các quan chức cấp cao, xử lý cả một thành viên trong Bộ Chính trị - một nhóm hội đồng tưởng chừng như ‘không để đụng đến’.

Đây là những vụ đại án, những khúc củi to nhất trong chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư và nay Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Kể từ khi khởi động vào sau Đại hội Đảng thứ 12 vào cuối 2016, với sự ra đi của đối thủ chính trị Nguyễn Tấn Dũng, có thể nói ông Trọng đã đạt được thế thiên thời địa lợi nhân hòa để tiến hành một trong những chiến dịch chống tham nhũng quy mô nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chiến dịch ‘đốt lò’ này được các nhà quan sát cho là một nỗ lực của Đảng trong việc giành lại quyền lực và uy thế cũng như củng cố lòng tin của người dân vào chính quyền và sự dẫn dắt sáng suốt của Đảng.

Truyền thông trong nước không ngừng ca ngợi về quy mô về sự thành công của chiến dịch chống tham nhũng vẫn đang tiếp diễn một cách mạnh mẽ.

Phía trước Nguyễn Phú Trọng là cả một đại dương gầm thét

Phạm Chí Dũng/ Người Việt

https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/08/Pham-Chi-Dung-Thu-Thiem.jpg?zoom=1.5&fit=800%2C533&ssl=1

Vụ người dân Thủ Thiêm, Sài Gòn, bị cướp đất, cướp nhà, có dấu hiện Nguyễn Phú Trọng để cho chìm xuồng. (Hình: Pháp Luật TP.HCM)

Dù chiến dịch “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng đã xử được một số quan chức tham nhũng, dù cũng giống như Tập Cận Bình đánh vào khu vực công an và cả khu vực quân đội, nhưng vẫn đang tồn tại một sự bất xứng và thiên vị giữa các khu vực.

Và giữa “củi nhà” với “củi rừng.”

Một cuộc chiến thiên vị

Dư luận đang cho rằng trong cuộc chiến “chống tham nhũng”, Nguyễn Phú Trọng thiên về đốt “củi rừng” nhiều hơn hẳn đốt “củi nhà.”

Trong vụ Đà Nẵng vào cuối năm 2017, trong khi Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Ủy viên Trung ương Đảng, thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huỳnh Đức Thơ – bị cho là có rất nhiều sai phạm về mặt đất đai – vẫn bình chân như vại và chỉ nhận một cảnh cáo nhẹ nhàng từ phía Chính phủ.

Còn ở Sài Gòn, một quan chức cao cấp của Thành ủy thành phố này là Phó Bí thư Thường trực Tất Thành Cang đã cố ý làm trái trong việc ký thông qua chủ trương bán đất công giá bèo cho Quốc Cường Gia Lai, bán 32 hécta đất ở Nhà Bè, nhưng cho tới giờ Tất Thành Cang vẫn chưa hề bị kỉ luật, và vụ việc này đang có nhiều dấu hiệu chìm xuồng.

Nhưng ở Sài Gòn còn một vụ lớn hơn nhiều – một Thủ Thiêm đẫm máu, đẫm nước mắt cùng những cái chết tự treo cổ phẫn uất của dân oan đất đai khi bị cưỡng chế. Sau nhiều hứa hẹn của cơ quan chức năng, vẫn không có bất kỳ kết luận thanh tra nào của Thanh tra Chính phủ công bố về vụ Thủ Thiêm.

Rất nhiều người dân đang cho rằng khi lần mò vào vụ Thủ Thiêm, Nguyễn Phú Trọng thấy đụng phải quá nhiều quan chức nên ông ta muốn làm ém nhẹm hoặc cho chìm xuồng vụ này.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn