Hiển thị các bài đăng có nhãn Mặt thật của CSVN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mặt thật của CSVN. Hiển thị tất cả bài đăng

Ước mơ bị đánh cắp

Phạm Minh Vũ

Hình ảnh có thể có: bầu trời, đêm, nhà và ngoài trời

Hôm nay, đọc bài viết của Nhạc sỹ Tuấn Khanh với tựa bài có 2 câu hỏi HỌ LÀ AI? SAO GIÀU VẬY?

Nhạc sỹ chia sẻ rằng người bạn của Nhạc sỹ là ‘’môi giới BĐS’’ ở Mỹ cho biết đây là một ngôi nhà ở trên con đường dài dẫn ra biển Hungtington Beach, Quận Cam, có cả khu nhà như thế này, sở hữu nó hầu hết là người Việt. Người bạn đó cho biết những ngôi nhà đó được mua rất nhanh trong khoảng vài năm gần đây – mỗi căn từ 1 triệu cho đến vài triệu USD.

Ở Úc bang Queensland, hay Âu Châu, Canada và những quốc gia dân chủ phát triển, đều có cảnh tương tự những năm trở lại đây. Số tiền của những người Việt được tuồn khỏi đất nước VN có lẽ là không thể thống kê hết để tậu những căn nhà như vậy, mà không chỉ mua nhà, còn mua cả những cơ sở làm ăn khác bằng số tiền rất rất lớn.

Tôi có một Anh bạn, làm VIP trong Cục Hải Quan ở Saigon, tuổi mới khoảng 40 hơn và tương lai rất rộng mở, nhà ở Saigon có 3 căn hộ cao cấp, cũng có 2 miếng đất một ở Phú Quốc, một ở Nha Trang, trong một lần mời tôi đến dự tiệc sinh nhật đứa con trai 7 tuổi anh ấy, khi tôi hỏi Anh là đảng viên, là quan chức làm 8 tiếng như người ta sao lắm tiền vậy, anh ấy có chút men nên cũng chẳng ngại chia sẻ là tài sản của anh ấy có được cũng đều từ ‘’nghiệp vụ’’ của ngành. Ở Hải Quan chỉ ký một tờ khai thông quan một mặt hàng có khi có vài chục ngàn đô la là chuyện bình thường, một ngày ký vài tờ là ít. Chính vì thế chỉ hơn 10 năm làm trong ngành anh có khối tài sản kha khá.

Noel năm ngoái Anh đã cho vợ sang Pháp để du lịch, nhưng thực tế đã qua thăm dò chuyện mua nhà, và nếu thuận lợi sẽ bán hết đất và nhà ở đây cho vợ con sang Pháp sống trước, và anh ấy sẽ qua khi sắp xếp ổn hết mọi thứ ở bên kia, để giữ lại một căn hộ khi về VN có nơi ở.

Phản biện ông Phùng Hữu Phú

Nguyễn Đình Cống

Ông Phú, sinh năm 1948, GS-TS,  là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Trung ương Đảng, là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.  Như vậy mọi suy nghĩ, mọi phát biểu của ông có tính quan trọng đều phải chặt chẽ, chính xác, khoa học. Thế nhưng ngày 10 tháng 6 năm 2020, trong Báo cáo về những điểm mới trong Dự tháo văn kiện trình ĐH 13 của ĐCSVN ông Phú đã đưa ra một  đoạn kết luận gồm 3 câu mà nội dung chủ yếu là phản khoa học:

“1- Không còn thừa nhận chủ nghĩa Mác - Lênin tức là không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng;

2- Các đảng phái sẽ mọc lên như nấm và quốc gia sẽ bước vào thời kỳ thập nhị sứ quân, rối loạn;

3- Đó là lý do quan điểm chỉ đạo của báo cáo chính trị nhấn mạnh số 1 việc vững vàng tư tưởng Mác – Lênin…”.(số 1; 2; 3 không có trong BC, do tôi ghi để dùng khi nhắc lại)

Phải chăng ông dùng Tam đoạn luận. Không phải. Đó chỉ là sự suy diễn võ đoán, mang tính lừa dối, ngụy biện để hù dọa những người kém lý luận, nhẹ dạ cả tin.

Andre Menras: ‘Việt Nam có một chế độ lạ đời’

VOA Tiếng Việt

Ông Andre Menras thăm nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, tháng 4/2019. Photo Facebook Andre Menras

Từng ủng hộ phong trào chống Mỹ của Mặt trận Giải phóng Miền nam Việt Nam từ năm 1970 và gắn bó với chính quyền Cộng sản sau 1975, nhưng nhà văn và đạo diễn phim tài liệu người Pháp André Menras nay đã nhận ra rằng giới lãnh đạo Việt Nam đã “hành xử lạ đời” đối với chính người dân của họ và với bản thân ông. Ông là người nước ngoài đầu tiên nhập quốc tịch Việt nhưng đã trở thành “đối tượng” bị theo dõi của an ninh.

Vào năm 1970, khi sang Việt Nam dạy tiếng Pháp, thầy giáo Menras ở tuổi đôi mươi đã tham gia rải truyền đơn và treo cờ Mặt trận Giải phóng Miền nam Việt Nam trên tượng thủy quân lục chiến trước Hạ nghị viện của Việt Nam Cộng hòa để lên tiếng về quyền con người trong Chiến tranh Việt Nam. Và nay, sau gần 45 năm kể từ cuộc chiến kết thúc, ông một lần nữa lên tiếng bênh vực cho người Việt Nam, trước sự vi phạm “trắng trợn” và “lạ đời” của chính quyền Cộng sản.

Năm 2002, ông André Menras quay lại Việt Nam, lập Hiệp hội Phát triển - Trao đổi sư phạm Pháp - Việt. Và từ năm 2004 đến nay, ông đều đặn sang Việt Nam trao tặng học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, làm phim tài liệu Hoàng Sa – Việt Nam: Nỗi đau mất mát để gây quỹ hỗ trợ ngư dân miền Trung... Ngày 13/11/2009, ông André Menras chính thức trở thành công dân Việt Nam với tên Hồ Cương Quyết trong khi giữ được quốc tịch gốc.

Sau đây là nội dung trao đổi giữa VOA và ông Andre Menras, 74 tuổi, khi ông vừa quay về Pháp sau chuyến thăm đến Việt Nam.

Vài lời với ông Trương Tấn Sang

Nguyễn Đình Cống

1. Giới thiệu

Nhân kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước có bài viết: Tìm chọn hiền tài (1).

Ông Sang nêu việc các triều đại phong kiến rất quan tâm tìm chọn, đào tạo, sử dụng hiền tài, ca ngợi việc Hồ Chí Minh đã chọn và dùng được nhiều hiền tài.

Thế rồi đã xẩy ra “Những bài học đau xót”, về việc giới thiệu cán bộ không đủ phẩm chất và năng lực nhưng là cánh hẩu, là họ hàng, là đổi chác… và cũng không loại trừ việc đút lót tiền bạc, của cải để được vào các vị trí trọng yếu… Ông than thở: “Cho đến nay, mặc dù công tác cán bộ đã được đổi mới nhiều, nhưng trên thực tế vẫn không tránh khỏi còn những sai sót nghiêm trọng là kẽ hở để những kẻ tham lam, cơ hội, kém đức kém tài chui vào bộ máy, tạo dựng bè cánh, gây nên những tác hại nghiêm trọng”,

Tiếp theo, ông Sang đề xuất ý kiến: Không thể để tồn tại những kẻ kém đức kém tài, vô liêm sỉ, chạy chức chạy quyền ở trong bộ máy. Rồi ông hiến kế, phải nâng cao cơ chế trách nhiệm, phải rà soát quy trình để chọn được những cán bộ có đủ đức tài làm rường cột quốc gia, đáp ứng được sự mong mỏi của nhân dân.

Chống chủ nghĩa trí thức: ĐCSVN tự xây lâu đài quyền lực trên cát?

Hoa Nghi dịch
Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và giới lãnh đạo ĐCSVN không tìm thấy sự hỗ trợ trong giới tinh hoa để thu hẹp khoảng cách mà thay vào đó là chèn ép (sách nhiễu) họ, thì có khả năng những nỗ lực nhằm khôi phục quyền lực của Đảng ở một quốc gia bị tham nhũng phá hoại có thể giống là xây lâu đài… trên cát.

Hà Nội siết chặt tự do học thuật

Với bộ sậu chính trị mới, Hà Nội đang đánh vào uy tín của những người chỉ trích chính quyền, và giới học giả cũng như sinh viên đang chống lại chiến dịch này, Alexandre Sisophon cho biết từ Việt Nam.
Vào chiều muộn tháng Mười, 2018, trên đường Nguyễn Xí (Hà Nội), nằm ở góc Quảng trường Tràng Tiền, cách hồ Hoàn Kiếm biểu tượng vài trăm mét, một người đàn ông ngoài 40 tuổi đang dọn dẹp gian hàng sách của mình. Trong số nhiều cuốn sách ông đã trưng bày có bản dịch tiếng Việt về “Dân chủ và Giáo dục” của John Dewey và “Nhận diện quyền lực” của Noam Chomsky. Vài ngày sau, những cuốn sách đã được bán giảm giá, và cất giữ bên trong tủ.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhX3kjU0EuKLhAbWm5Tg8fSHOAbpnx_ZMD1fbUoR67VOJgSFK7aq2o80WaEntlu8_pxFhRwCbnmgZygKrK6syv6sijhDDPL9deSVyxSHvaPIGSo4snLBGDAoD7y26FBZAaS7sy2FTj1C4A/s640/2018-11-02T103738Z_605890633_RC18002F0650_RTRMADP_3_VIETNAM-SECURITY-ACADEMIC.JPG

Giáo sư Chu Hảo.

Giáo sư Chu Hảo, một học giả đã nghỉ hưu và là người đứng đầu nhà xuất bản sách được thông báo rằng ông sẽ phải đối mặt với một thủ tục kỷ luật, theo quyết định của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chu Hảo sinh năm 1940. Ông là cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (1996 - 2005) và là một trí thức nổi tiếng, ông gắn với vai trò là người đứng đầu Trung tâm Công nghệ Quốc gia cũng như cam kết của ông về sự tăng cường giáo dục trong nước. Ông làm việc tại Nhà xuất bản Tri Thức kể từ khi rời chính trường vào năm 2005. Khi được cảnh báo rằng ông có thể bị loại khỏi tổ chức ĐCSVN, ông đã quyết định trả lại thẻ đảng.
Trong một thông cáo báo chí đề cập đến trường hợp của Chu Hảo được xuất bản vào ngày 25 tháng Mười, Ủy ban Trung ương ĐCSVN đã bày tỏ mối quan ngại về ‘suy thoái tư duy chính trị’ ở nước này.
Một bức thư ngỏ đã được ký bởi hơn 200 thành viên ĐCSVN và 81 học giả quốc tế về nghiên cứu Việt Nam, bao gồm tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Việt - người đạt giải Pulitzer năm 2016 Việt Thanh Nguyễn, bày tỏ ‘sự bất đồng sâu sắc của họ với những lời buộc tội nhắm vào Chu Hảo’.
Vào tháng 11, việc loại ông Chu Hảo ra khỏi hàng ngũ tổ chức Đảng đã được hoàn tất. Ông Tổng Bí thư ĐCSVN - Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố vào ngày 24 tháng Mười một rằng, đó là phương cách ‘kỷ luật một vài người để cứu muôn người’. Chu Hảo là một vật tế thần: ĐCSVN muốn gửi một dấu hiệu cảnh báo cho giới tinh hoa (trí thức).

Vì sao Đảng cứ im lặng mãi, không dám lên tiếng?

Nguyễn Đăng Quang

Tác giả – cựu Đại tá CA Nguyễn Đăng Quang – nêu lên một câu hỏi, cũng là một vấn đề có ý nghĩa then chốt, trong việc nhìn nhận thực chất giá trị và quyền lực của đảng cầm quyền đến nay còn hay mất trong con mắt và nỗi lòng đang cuộn sóng của dân chúng, nhằm chất chính những người có quyền thế và trách nhiệm trong bộ máy Đảng. Nếu cảm nhận được tình thế cực kỳ tế nhị nói trên đã trở thành bầu không khí ngờ vực lan rộng trong tâm thức mấy mươi triệu người Việt Nam, cũng như thực sự còn chút tỉnh táo, hẳn các vị không thể từ chối, tránh né một câu trả lời thật khách quan, dẫu rằng trên trang mạng RFA gần đây, một cây bút có tên Kami có hé lộ cho biết chính mình có liên quan đến việc truyền lan câu chuyện “Mật ước Thành Đô” này (http://www.rfavietnam.com/node/4590) – tuy nhiên bản thân lời nói của một người cầm bút không ai biết là người thế nào chưa có chút gì thuyết phục, vì sự kiện Thành Đô vốn là một cái mốc hiện thực đã xẩy ra năm 1990 để sau đó có câu nói nổi tiếng của ông Nguyễn Cơ Thạch: Một thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu.

Không biết các vị có hiểu được ý nghĩa sấm sét tích tụ trong mấy câu thơ của nhà thơ Thái Bá Tân:

Không thể nào tin nổi.

Nhưng nếu đúng, thì đây

Là tội ác cực lớn,

Loại ngựa xéo, voi dày!

Câu hỏi của ông Nguyễn Đăng Quang lần này, theo ý chúng tôi, cũng là một hình thức thông báo trực diện, không còn tính cách xã giao úp mở, rằng: đường lùi của các vị đã không còn nữa.

Bauxite Việt Nam

Hội nghị Thành Đô (3-4/9/1990) và các thỏa thuận ký kết giữa lãnh đạo 2 Đảng và Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc đến nay đã đúng 28 năm, song vẫn là một bí mật lạnh lùng! Không chỉ nhân dân thế giới mà ngay cả người dân Việt Nam cũng như người dân Trung Quốc đều bị lãnh đạo của họ giấu biệt, không hé lộ một lời về những gì họ đã thỏa thuận với nhau tại Hội nghị này cách đây 28 năm về trước!

TĐ1.png

(Giang Trạch Dân và Lý Bằng hồ hởi chào đón các lãnh đạo ĐCSVN chiều 3/9/1990. Nguồn: Internet)

Cách đây hơn 4 năm, ngày 28/7/2014, 61 đảng viên tâm huyết của ĐCSVN đã ký “Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên ĐCSVN” (gọi tắt là “Thư ngỏ 61”). Mời đọc tại đây: https://anhbasam.wordpress.com/2014/07/29/thu-ngo-gui-bch-trung-uong-va-toan-the-dang-vien-dang-csvn/. “Thư ngỏ 61” kiến nghị ĐCSVN thực hiện 2 yêu cầu cấp thiết và trọng yếu của đất nước:

Một: “ĐCSVN cần thay đổi cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa”.

Hai: “Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như Thỏa thuận Thành Đô 1990, các thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và trên Vịnh Bắc bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v”...

Trong 61 đảng viên ký Thư ngỏ này có 1 quân nhân kỳ cựu, 1 “anh bộ đội cụ Hồ” đích thực, đó là Thiếu tướng Lê Duy Mật (1927-2015), cựu Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu II, cựu Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang (1979-1984). Tướng Lê Duy Mật là người rất cương trực, tính khí khẳng khái, là một vị tướng can trường trận mạc, trải khắp các chiến trường A, B, C, K qua 3 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và Tàu xâm lược! Một chi tiết không phải ai cũng biết, một tuần trước khi đấy, ngày 20/7/2014, ông đã gửi TBT Nguyễn Phú Trọng, BCT và BBT một Tâm thư với nội dung rất mạnh mẽ và quyết liệt, đó là yêu cầu Đảng phải công khai hóa Thỏa hiệp Thành Đô, đồng thời phải cho Tổng kết cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược (Xem tại đây).

Đặc biệt, trong Tâm thư trên, tướng Lê Duy Mật đã trích dẫn nguyên văn một Điều khoản trong Thỏa hiệp Thành Đô do Tân Hoa xã và Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc tiết lộ: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng CNCS, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa 2 nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa 2 Đảng và nhân dân 2 nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp trong quá khứ. Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... Phía Trung Quốc đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam 30 năm (1990-2020) để ĐCSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Hoa” (hết trích).

Về hai lời tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng

Bùi Tín(*)

Do tính chất nghiêm trọng của vấn đề, xin công bố rộng rãi đến công luận quốc tế và trong nước về hai (2) tuyên bố của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời gian gần đây:

1- Vào tháng 1-2018, trước Quốc hội và đông đảo các nhà báo, ông Trọng phát biểu: “những đảng viên đòi đa nguyên đa đảng, từ bỏ xã hội chủ nghĩa, đòi thực hiện Tam quyền phân lập là bị tác động bởi bọn phản động, phải bị khai trừ ra khỏi Đảng”.

2- Trong tháng 7, ông Trọng lại tuyên bố: “những kẻ đòi đa nguyên đa đảng, từ bỏ CNXH, đòi Tam quyền phân lập, đều là bọn bất hảo” (có nghĩa là bọn trộm cắp, lừa bịp, đĩ điếm, gian manh…).

Đây là hai lời phát biểu nghiêm trọng của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mang tính chất đe doạ, chụp mũ, vu cáo một số lớn đội ngũ các đảng viên cao cấp, trí thức đòi tự do dân chủ, nhân quyền là những quyền phổ quát của nền văn minh chính trực của nhân loại tiến bộ.

Ông là một con người nổi tiếng giáo điều, cổ hủ, kiêu ngạo và tự mãn. Nhưng cũng là một người không che đậy khát vọng tiêu diệt mọi xu thế cải cách tiến bộ cho xã hội Việt Nam.

TẠI SAO MẤT GẠC MA

Nguyễn Đình Cống

Sách “Gạc Ma-Vòng tròn bất tử” được nhiều người dân đón nhận, hoan nghênh, nhưng làm cho một số người quằn quại như đỉa phải vôi. Người ta vu cáo những người làm sách là phản động xấu xa, là thủ đoạn thâm độc nhằm chia rẽ nhân dân và quân đội với cấp trên, là nhát dao đâm sau lưng lãnh đạo ĐCSVN, là phá hoại tình hữu nghị quốc tế vô sản Trung Việt vô cùng quý giá. Họ suy luận ra mọi thứ, dựa trên câu lệnh “không được nổ súng trước” trong trận hải chiến chứ không phải “không được nổ súng”.

Thực ra ngày 14/3/1988 tại Gạc Ma không có trận hải chiến nào cả, chỉ có vụ giặc Tàu thảm sát 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam và cướp đảo. Hôm ấy, dù cho có hay không có lệnh cấm nổ súng trước (hoặc cấm nổ súng) thì Gạc Ma vẫn bị cướp, tàu vẫn bị bắn chìm, quân ta vẫn bị tiêu diệt. Chỉ khác nhau là, nếu không có lệnh cấm… quân ta có đánh trả thì đó là sự hy sinh anh dũng, xứng với tên gọi Vòng tròn bất tử.

Tại sao lại xẩy ra nông nỗi ấy trong khi từ đầu năm 1988 lãnh đạo Nhà nước VN đã biết rõ âm mưu cướp đảo của giặc Tàu, đã lập kế hoạch CQ-88. Thế nhưng phân tích những sự kiện thực tế thấy rằng, có lẽ CQ-88 chỉ là hình thức trên giấy và để tuyên truyền, còn thực chất lãnh đạo cao cấp của VN, ngoài mồm thì to tiếng nói về tôn trọng hòa bình và đại cục, thực hiện Công ước quốc tế về Luật biển, tránh bị khiêu khích, nhưng trong lòng thì run sợ, không dám đụng đến giặc Tàu, hoặc tệ hơn là sẵn sàng hy sinh xương máu chiến sĩ và dâng đất cho Tàu.

Nếu quyết tâm giữ đảo thì tại sao không có kế hoạch chiến đấu bảo vệ mà chỉ huy động 3 tàu vận tải, một số công binh với xà beng, cuốc xẻng và chưa đến 20 chiến sĩ có khả năng chiến đấu, nhưng vũ khí chủ yếu được cất giữ trong hầm tàu. Tuyên truyền rằng lực lượng quá chênh lệch, nhưng phải chăng chính lãnh đạo của VN cố tình tạo ra sự chênh lệch ấy. Thử hỏi, vào tháng 5/1964, khi chiến hạm của Mỹ vào tuần tiễu Vịnh Bắc bộ, chúng ta dám đem tàu phóng lôi ra tấn công, mà nay lại chỉ đem tàu vận tải ra hứng đạn của giặc?

Phân tích hành động của giặc Tàu ở Gạc Ma sáng 14/3 tôi thấy ban đầu chúng chỉ thăm dò, rồi thấy dễ nuốt quá nên đã dùng kế “Thuận thủ khiên dương” mà tiêu diệt quân ta để chiếm lấy.

Khách sạn Rex ‘che bản đồ Việt Nam’ khi bí thư Sài Gòn tiếp lãnh đạo Trung Quốc

T.K.

https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/07/Khach-san-VN_quan-chuc-TQ.jpg?resize=696%2C462&ssl=1

Khách sạn Rex ở Sài Gòn Hình: Website Khách sạn Rex)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – “Nhân viên khách sạn Rex lúc đầu đã phản đối lệnh của Sở Ngoại vụ thành phố Sài Gòn về việc phải dùng một chậu cây lớn để che và tắt đèn gần vị trí đặt tấm bản đồ cho thấy Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhưng Giám đốc Sở Ngoại vụ (Lê Quang Long) đã khiển trách và buộc khách sạn phải làm theo lệnh trước khi ông Hoàng Khôn Minh xuất hiện”, một viên chức ngành du lịch đề nghị ẩn danh, nói với nhật báo Người Việt hôm 8 Tháng Bảy, 2018.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn