Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

EU hồi âm về kinh tế phi thị trường của Việt Nam

VNTB

EU đã xóa bỏ sự phân biệt giữa “nền kinh tế thị trường” và “nền kinh tế phi thị trường” trong bối cảnh các cuộc điều tra chống bán phá giá.

Dựa trên thông tin rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ/đã gửi yêu cầu Liên minh Âu Châu xóa Việt Nam khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường, các tổ chức người Việt Quốc gia đã gửi một bản phân tích dựa trên quyết định gần đây của Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục phân loại Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế PHI thị trường. Dưới đây là thư hồi âm của Ủy ban Âu Châu.

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: còn rất nhiều việc phải làm

TS. Võ Duy Nghi (*) 

.

Câu chuyện về hạ tầng thu hút đầu tư này không phải chỉ là câu chuyện của một tỉnh.

“Mô hình khu thương mại tự do đã được các nước trên thế giới thử nghiệm thành công từ thập niên 1970”; “Thực tế, một số nước trong khu vực đã ban hành bộ luật về khu thương mại tự do từ rất sớm như Malaysia (1990), Singapore (1966)…”. 

Vậy mà, nửa thế kỷ sau Việt Nam vẫn đang dò đường “thí điểm” chỉ ở vài địa phương với zero thể chế đi kèm.

Chắc cách đi của nền “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” nó thế! 

Chưa “sánh vai” được với các nước khu vực ASEAN, nói gì “với các cường quốc 5 Châu”.

Bauxite Việt Nam

.

Việt Nam vận động ráo riết cho quy chế kinh tế thị trường

Nguyễn Quốc Khải

Cố gắng của Việt Nam gặp hai trở ngại to lớn. Một, kinh tế Việt Nam tiếp tục lệ thuộc nhiều vào nhà nước. Hai, chống đối mãnh liệt của các nghiệp đoàn công nhân Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (thứ ba bên phải) và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken (thứ hai bên trái) tại Washington DC ngày 25/3/2024. Quy chế kinh tế thị trường là một đề tài thảo luận. Nguồn ảnh: TTXVN

Hàng chục ngàn doanh nghiệp buộc phải rút khỏi thị trường trong hai tháng

RFA

2024.03.04

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP PHOTO

Tổng cục Thống kê Việt Nam mới đây cho biết, bình quân 1 tháng có gần 31.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Như vậy số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 2 tháng đầu năm 2024 là khoảng 63.000 doanh nghiệp.

Triển vọng kinh tế toàn cầu và Việt Nam năm 2024

Trần Quốc Hùng

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng chậm lại bởi nhiều yếu tố rủi ro bất định, nền kinh tế Việt Nam còn tồn tại những khó khăn riêng cản trở sự phát triển.

Còn đó những rủi ro bất định toàn cầu

Nền kinh tế toàn cầu bước vào năm 2024 với nhiều khó khăn tồn tại và thử thách nghiêm trọng. Mức tăng trưởng sẽ chậm lại, thấp hơn so với các thập kỷ trước vì nhiều lý do. 

Việt Nam không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2023

Anh Khoa dịch từ Nikkei Asia Reviews – Vietnam’s 5% economic growth for 2023 misses official target

(VNTB) – Tăng trưởng GDP Việt Nam bị ảnh hưởng do đơn hàng xuất khẩu giảm.

Con số GDP - Tổng sản phẩm quốc nội hàng năm mới nhất hoàn toàn trái ngược với năm 2022 khi Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8,02%, cao nhất trong vòng 25 năm, khi xuất khẩu và doanh số bán lẻ trong nước phục hồi sau khi chính phủ dỡ bỏ tất cả các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn đại dịch.

Việt Nam là một trong quốc gia tăng trưởng nhanh nhất khu vực, nhưng tốc độ đã chậm lại trong năm nay do nhu cầu toàn cầu yếu hơn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 sẽ chỉ đạt 4,7%.

Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: Động lực kinh tế và chiến lược

Lê Hồng Hiệp

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, với ước tính khoảng 22 triệu tấn, chiếm khoảng 19% trữ lượng được biết đến của thế giới. Tuy nhiên, bất chấp nhiều nỗ lực nhằm phát triển ngành đất hiếm, bao gồm cả việc hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản vào đầu những năm 2010, vẫn chưa có nhiều tiến triển và Việt Nam vẫn chưa triển khai thành công ngành đất hiếm của mình.

Nhưng mọi thứ dường như đang thay đổi nhanh chóng. Vào tháng 7, Chính phủ Việt Nam đã công bố quy hoạch tổng thể ngành khoáng sản với mục tiêu khai thác và chế biến hơn 2 triệu tấn quặng đất hiếm vào năm 2030 và sản xuất 60.000 tấn oxit đất hiếm mỗi năm. Ngày 18/10, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức một hội thảo bàn về phát triển ngành đất hiếm. Việt Nam cũng đã lên kế hoạch đấu giá quyền khai thác một số khu vực ở Đông Pao, mỏ đất hiếm lớn nhất cả nước, trước cuối năm nay.

Không giống như các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khác như dầu khí hay than đá, ngành đất hiếm dù có tầm quan trọng chiến lược nhưng vẫn còn tương đối nhỏ. Theo Research Nester, thị trường kim loại đất hiếm toàn cầu năm 2022 trị giá khoảng 10 tỷ USD và được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ gộp hàng năm là 8% để đạt tổng doanh thu 20 tỷ USD vào năm 2035. Nếu phát triển thành công ngành đất hiếm để chiếm 10% thị trường toàn cầu vào thời điểm đó, Việt Nam có thể tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, lợi nhuận tiềm năng có thể thấp hơn đáng kể nếu tính đến tất cả chi phí sản xuất. Những lợi ích kinh tế tương đối khiêm tốn này, cộng với việc thiếu công nghệ phù hợp và những lo ngại về tác động môi trường, có thể đã trì hoãn những nỗ lực phát triển ngành này trước đây của Việt Nam.

Do đó, những nỗ lực phát triển ngành đất hiếm gần đây của Việt Nam có thể được lý giải tốt hơn bằng những lợi ích chiến lược mà Việt Nam hy vọng đạt được, đặc biệt là tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của nước này đối với các cường quốc trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng khốc liệt.

Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (Phần C)

 Vũ Quang Việt

Tóm tắt 

Phần A. Sự khác biệt giữa số liệu GDP mới và cũ của Việt Nam

Phần B. Những nét lớn trong chính sách công nghiệp hóa ở Việt Nam

Phần C. Những vấn đề lớn cần giải quyết để phát triển

C. NHỮNG VẤN ĐỀ LỚN CẦN GIẢI QUYẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN 

Kinh tế Việt Nam trước mắt có một vấn đề lớn, đó là nợ của doanh nghiệp phi tài chính quá cao, thuộc loại cao nhất thế giới, ở mức 822 tỷ US, bằng 237% so với GDP vào năm 2020, vượt mức 150% của Trung Quốc, chỉ khoảng 100% của Nhật và Châu Âu, và 85% ở Mỹ. [1]  Mặc dù cả hai nước có tỷ lệ nợ nước ngoài thấp, chỉ khoảng 30-40% GDP và dự trữ ngoại tệ cao; vấn đề nợ của doanh nghiệp phi tài chính Việt Nam cần giải quyết còn tệ hơn Trung Quốc hiện nay.  Việc trả nợ sẽ khó khăn khi lãi suất tăng và sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển trong thời gian tới (coi thêm Phụ Lục 1 về số liệu nợ). Thông tin mới nhất vào tháng 6 năm 2023, lãi suất cho vay bình quân là 8.9% so với lạm phát 2% là quá cao. Nếu tiếp tục kinh tế Việt Nam khó có khả năng tăng cao, thậm chí khu vực xây dựng sẽ suy thoái nặng và mất khả năng trả nợ.

Nếu nhìn về dài lâu, Việt Nam đang có 3 vấn đề lớn:  lương bổng của công chức viên chức, đất thuộc sở hữu nhà nước và vấn đề giáo dục.

Intel gác lại kế hoạch tăng gấp đôi sản xuất chip tại Việt Nam, theo nguồn tin của Reuters

07/11/2023

Reuters

An Tôn - VOA

Nhà máy của Intel ở Khu Công nghệ cao Sài Gòn, Tp.HCM, Việt Nam.

Hãng Intel của Mỹ quyết định gác lại khoản đầu tư đã được lên kế hoạch ở Việt Nam, Reuters đưa tin hôm 7/11, dẫn lời một người được nghe thông báo về kế hoạch. 

Theo Reuters, kế hoạch đầu tư đó lẽ ra có thể tăng gần gấp đôi hoạt động của Intel ở Việt Nam, nhưng việc nó bị dẹp sang một bên giờ đây giáng một đòn mạnh vào tham vọng ngày càng lớn của Việt Nam trong ngành công nghiệp chip.

Sai lầm khiến Phú Quốc trả giá

Mai Sơn 

TheLEADER – Giám đốc Savills Hotels Châu Á-Thái Bình Dương Mauro Gasparotti cho rằng vấn đề của Phú Quốc không phải là dư cung khách sạn mà là sai lầm trong phát triển sản phẩm.

Giám đốc Savills Hotels Châu Á - Thái Bình Dương Mauro Gasparotti. Ảnh: NVCC

Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (Phần A)

Vũ Quang Việt

Phần A. Sự khác biệt giữa số liệu GDP mới và cũ của Việt Nam

Ứng phó với một thế giới đầy biến động khó lường

Phương Linh 

TheLEADER– Thừa nhận những khó khăn rất lớn của thực tại, song theo GS. Phan Văn Trường, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay chính là thời cơ để các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam tái cấu trúc toàn diện, chuẩn bị vững chắc cho chu kỳ phát triển tiếp theo.

GS. Phan Văn Trường, tác giả của ba cuốn sách “Một đời thương thuyết”, “Một đời quản trị” và “Cơn lốc quản trị”

Đây là vấn đề mà ông Trường cho rằng, "dù có cuộc khủng hoảng này hay không thì sớm hay muộn, chúng ta cũng phải thực hiện. Việc tái cấu trúc cần hoàn thành càng sớm càng tốt, nếu muốn phát triển bền vững và tránh được những rủi ro".

Việt Nam chưa sẵn sàng khi nhiều hãng Mỹ muốn tăng đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn

VOA Tiếng Việt 

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp các lãnh đạo hàng đầu của hãng NVIDIA ở Mỹ, 18/9/2023.

Thủ tướng Việt Nam mới đây mời chào các hãng Mỹ tăng đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn và nhận lại một số cam kết cũng như những kiến nghị về cải thiện thủ tục, môi trường kinh doanh. Một doanh nhân kỳ cựu và một chuyên gia uy tín đánh giá với VOA rằng Việt Nam còn cần phải làm nhiều để tận dụng hiệu quả các khoản đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực nêu trên, hiện đang ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Xung đột Nga - Ukraine sẽ không ảnh hưởng nặng tới kinh tế Việt Nam

Hồng Ngọc – Trần Hoàng

Theo giám đốc của Viện Tài chính Quốc tế IIF Washington, xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ không ảnh hưởng quá sâu rộng đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Tiến sĩ Trần Quốc Hùng - Giám đốc điều hành của Viện Tài chính Quốc tế IIF ở Washington. Ảnh: ANTARA.

“Trong bối cảnh thị trường toàn cầu bắt đầu chuyển dịch do tác động của cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine, Việt Nam có khả năng lớn kêu gọi được đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp tiềm năng, tiên tiến. Theo đó, bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam có thể thay đổi trong vòng 10-20 năm tới”, tiến sĩ Trần Quốc Hùng, Giám đốc điều hành của Viện Tài chính Quốc tế IIF ở Washington D.C., phát biểu về tác động của xung đột Nga - Ukraine đối với doanh nghiệp Việt Nam hôm 11/3.

Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (Phần 1)


Bùi Mạnh Thành

Năm 2020 là năm trăng mờ gió thảm, đại dịch Covid 19 nổ ra, phơi bày mọi sự yếu kém của mô hình quản trị toàn cầu. Hội đồng bảo an với tư cách là trung tâm quyền lực thế giới, không thực hiện được đầy đủ chức năng, vai trò duy trì đảm bảo hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết các cuộc xung đột, đứng ra điều phối giữa các quốc gia vượt qua đại dịch. Không những vậy, mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, báo hiệu một chu kỳ khủng hoảng mới của trật tự thế giới, mang dáng dấp như thời kỳ khủng hoảng chính trị ở Châu Âu vào những năm cuối thế kỷ 19.

Việt Nam sau 35 năm tiến hành Đổi mới, áp dụng thành công mô hình phát triển Đông Á, mang lại nhiều chuyển biến tích cực và thành tựu đáng tự hào trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Nền kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phấn, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Đời sống của người dân liên tục nâng cao, an sinh xã hội được đảm bảo, vị thế, sức mạnh quốc gia được giữ vững.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn