Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Việt Nam cân nhắc khôi phục kế hoạch phát triển điện hạt nhân

BBC

13 tháng 9 2024

Việt Nam đang cân nhắc khôi phục kế hoạch phát triển điện hạt nhân để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, theo một văn bản của chính phủ mà Reuters được tiếp cận. 

Chụp lại hình ảnh: Mô hình một nhà máy điện hạt nhân của Nga. Nguồn hình ảnhGetty Images

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân

Nguyễn Ngọc Chu 

13-9-2024

1. Điện hạt nhân là một trong những nguồn năng lượng hiệu quả. Nhưng xây dựng nhà máy điện hạt nhân có thể đối mặt với những thảm hoạ tàn khốc. Dù là các quốc gia có nền công nghệ hạt nhân cao đến mức độ nào, được xây dựng với mức độ an toàn bao nhiêu đi nữa, thì thảm hoạ hạt nhân vẫn có thể xy ra. Từ khi nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ra đời cách đây 70 năm (1954), lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều thảm hoạ hạt nhân, mà tàn khốc nhất là 5 thm hoạ sau:

- Thảm họa hạt nhân Chernobyl (1986, Ukraina – Liên Xô, cấp độ 7).

- Thảm họa hạt nhân Fukushima (2011, Nhật Bản, cấp độ 7).

- Thảm họa hạt nhân Kyshtym (1957, Nga – Liên Xô, cấp độ 6).

- Thảm họa hạt nhân Windscale Fire (1957, Sellafield, Vương quốc Anh, cấp độ 5).

- Tai nạn hạt nhân đảo Three Mile (1979, Pennsylvania, Hoa Kỳ, cấp độ 5).

Ảo ảnh điện hạt nhân

Nguyễn Đăng Anh Thi

Chuyên gia Năng lượng và Môi trường

Nguyễn Đăng Anh Thi

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vừa được hủy thu hồi đất, hơn 1.000 hộ dân được trả lại quyền sử dụng đất sau hơn một thập kỷ “sống mòn” trong vùng quy hoạch.

Thông tin này thu hút sự quan tâm của một người làm việc lâu năm trong lĩnh vực quản lý công nghệ năng lượng sạch như tôi.

Bên cạnh niềm vui của người dân vùng dự án, tôi đọc được nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn nên phát triển điện hạt nhân. Lý do là điện hạt nhân hiện nay đã có "giá rẻ, an toàn, giúp ổn định lưới điện, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế, và Việt Nam không thể đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 mà không có điện hạt nhân". Năm ngoái, Ủy ban Kinh tế Quốc hộimột số chuyên gia cũng đề xuất xem xét phát triển điện hạt nhân.

Việt Nam nên ‘dẹp điện hạt nhân, nâng cao hiệu suất sử dụng điện’

14/06/2022

VOA Tiếng Việt

Lò phản ứng hạt nhân ở Pháp - quốc gia dẫn đầu châu Âu về điện hạt nhân

Lò phản ứng hạt nhân ở Pháp - quốc gia dẫn đầu châu Âu về điện hạt nhân

Việt Nam đừng nghĩ đến việc phát triển điện hạt nhân vào lúc này vì nó ‘quá rủi ro’ mà thay vào đó nên đầu tư vào việc giảm thất thoát sử dụng điện, một nhà kinh tế từ trong nước nói với VOA trong lúc vấn đề điện hạt nhân làm nóng nghị trường Quốc hội.
Việt Nam đã có chủ trương xây dựng phát triển điện hạt nhân vào năm 2009 khi Quốc hội lúc đó thông qua quy hoạch hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên đặt tại tỉnh Ninh Thuận thuộc duyên hải nam Trung Bộ với tổng số vốn đầu tư là 200.000 tỷ đồng.

Trung Quốc lần đầu thừa nhận nhà máy hạt nhân gặp sự cố

Phạm Nghĩa

Chính phủ Trung Quốc ngày 16-6 cho biết nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn gần Hồng Kông có 5 thanh nhiên liệu bị vỡ nhưng "không gây rò rỉ phóng xạ".

Theo AP, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh thừa nhận sự cố trên.

Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc cho biết trên tài khoản mạng xã hội rằng bức xạ phát ra bên trong lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn ở tỉnh Quảng Đông nhưng đã được ngăn chặn.

"5 trong số 60.000 thanh nhiên liệu của lò phản ứng đã bị hư hỏng. Không xảy ra rò rỉ phóng xạ ra môi trường. Bức xạ trong chất làm mát lò phản ứng tăng lên nhưng vẫn nằm trong phạm vi cho phép" - Bộ này khẳng định.

Chính quyền Hồng Kông tuyên bố họ đang theo dõi tình hình và yêu cầu các quan chức ở Quảng Đông cung cấp thông tin chi tiết.

Trung Quốc lần đầu thừa nhận nhà máy hạt nhân gặp sự cố - Ảnh 1.

Một lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng tại nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn năm 2013. Ảnh: AP

Trước đó, đồng sở hữu nhà máy Đài Sơn, công ty mẹ của Framatome, Electricite de France SA (EDF - Pháp), hôm 14-6 cảnh báo “lượng khí hiếm” tăng lên trong lò phản ứng tại nhà máy này. Đài CNN đưa tin Framatome sau đó gửi thư yêu cầu Bộ Năng lượng Mỹ hỗ trợ.

Tại sao Việt Nam không nên phát triển điện hạt nhân bằng mọi giá?

Lê Hồng Hiệp

Đến cuối năm 2019, tổng công suất phát điện lắp đặt của Việt Nam là 54,88 GW, bao gồm điện than (33,2%), thủy điện lớn (30,1%), dầu khí (14,8%), và thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo (20,3%). Việt Nam hiện đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất lên 130 GW vào năm 2030. Trong một kịch bản được trình bày tại hội thảo, Viện Năng lượng dự kiến tổng công suất lắp đặt của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng sau đó và có thể đạt mức 268 GW vào năm 2045.

Như vậy, nếu Việt Nam đạt công suất điện hạt nhân là 5 GW vào năm 2045, thì công suất này chỉ chiếm 1,9% tổng công suất lắp đặt dự kiến của Việt Nam vào thời điểm đó – một tỷ lệ không đáng kể.

Tại một hội nghị vào tháng trước về Quy hoạch Điện VIII ( 2021-2030) do Bộ Công Thương tổ chức, các chuyên gia Viện Năng lượng, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch phát triển năng lượng ở Việt Nam, đã đề xuất đưa điện hạt nhân vào cơ cấu năng lượng của Việt Nam sau năm 2040. Cụ thể, Viện dự kiến năng lượng hạt nhân sẽ đóng góp 1 gigawatt (GW) điện cho Việt Nam vào năm 2040 và 5 GW vào năm 2045.

Đến cuối năm 2019, tổng công suất phát điện lắp đặt của Việt Nam là 54,88 GW, bao gồm điện than (33,2%), thủy điện lớn (30,1%), dầu khí (14,8%), và thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo (20,3%). Việt Nam hiện đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất lên 130 GW vào năm 2030. Trong một kịch bản được trình bày tại hội thảo, Viện Năng lượng dự kiến tổng công suất lắp đặt của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng sau đó và có thể đạt mức 268 GW vào năm 2045.

Những hiểm họa và sự suy tàn không tránh khỏi của điện hạt nhân trước năng lượng tái tạo

“Sẽ có ngày con cháu ngạc nhiên trước việc chúng ta đã không biết những điều rõ ràng như vậy”

Nguyễn Khắc Nhẫn

Vào tháng 11 năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã sáng suốt từ bỏ chương trình điện hạt nhân. Tôi rất vui mừng khi nghe tin, bởi trong suốt 15 năm, tôi đã phản đối cuộc phiêu lưu nguy hiểm này thông qua những bài báo và phỏng vấn trên các đài BBC Londres, RFA Washington và RFI Paris (nguyenkhacnhan.blogspot.fr).

Nhưng niềm vui của tôi không kéo dài lâu, bởi thay vì đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo, Việt Nam lại tăng cường xây dựng nhiều nhà máy điện than.

Gần đây, dưới sức ép của các nhóm lobby, đã có tiếng nói trong nước kêu gọi khởi động lại chương trình điện hạt nhân! Điều này làm tôi hết sức lo lắng.

Bài trình bày này nhằm mang đến một cái nhìn mới về những hiểm họa và sự suy tàn của điện hạt nhân, về vai trò vô cùng to lớn của các nhà máy điện than đối với biến đổi khí hậu, và về sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo trên thế giới.

1. Điện hạt nhân trên thế giới

Các quốc gia có công suất đặt điện hạt nhân lớn là: Hoa Kì, Pháp, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Canada, Ucraina, Đức, Anh. Năm trong số này sản xuất 70% điện hạt nhân. Hoa Kì và Pháp chiếm 50% sản lượng.

Tính đến đầu năm 2019, điện hạt nhân dân sự bao gồm 450 lò phản ứng trên toàn thế giới, được phân bổ ở 31 quốc gia, với tổng công suất đặt là 397 GW.

Hiện nay, điện hạt nhân chiếm khoảng 11% trong tổng lượng điện sản xuất toàn cầu.

Năng lượng hóa thạch chiếm khoảng hai phần ba: than 41%, khí 22%, dầu mỏ 5%; các nguồn năng lượng ít carbon (hạt nhân, thủy điện, mặt trời, gió…) 32%.

- Hoa Kì:

Hiện nay Hoa Kì là nước có hệ thống sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới, với 97 lò phản ứng đang hoạt động, tập trung ở 58 nhà máy, và công suất đặt tổng cộng là 98,4 GW. Năm 2018, điện hạt nhân chiếm 19,3% trong tổng sản lượng điện của Hoa Kì.

- Pháp:

Năm 2018, tổng sản lượng điện của Pháp lên đến 550 TWh, với phân bổ như sau: hạt nhân (71,7%), thủy điện (12,5%), khí (5,7%), gió (5,1%), mặt trời (1,9%), năng lượng sinh học (1,8%), than (1,1%), fioul (0,4%). Pháp có tỉ lệ điện hạt nhân cao nhất thế giới. Hệ thống sản xuất điện hạt nhân bao gồm 58 lò phản ứng PWR (Pressurized Water Reactor).

Trong cùng năm này, Pháp xuất khẩu 86,3 TWh, nhập khẩu 26,1 TWh và tổng tiêu thụ điện của Pháp là 478 TWh.

2. Lò phản ứng thế hệ 3 - Sự thất bại của EPR (Evolutionary Power Reactor) ở Flamanville:

Được thiết kế trong những năm 90, lò phản ứng thế hệ 3 này (1650 MW) là một ác mộng của EDF và báo hiệu thời kì suy tàn của mô hình điện hạt nhân Pháp.

Thực tế, đã có hàng trăm chỉnh sửa trong quá trình thực hiện nhà máy này, vốn được bắt đầu vào năm 2007 và dự kiến hoạt động vào năm 2012.

Ngay từ đầu, việc xử lý các kết cấu bê tông (đáy, vách, hồ chứa nhiên liệu) đã gặp nhiều thách thức. Năm 2009, Cơ quan an toàn hạt nhân (ASN) của Pháp, Phần Lan, và Anh yêu cầu hiệu chỉnh hệ thống giám sát-điều khiển. Cuối năm 2011, EDF bắt buộc phải làm lại toàn bộ hệ thống dầm của trục chống đỡ (trục nằm dưới mái vòm của nhà chứa lò phản ứng). Rồi đến những tai tiếng về thép và đáy vòm của thùng lò 425 tấn. Năm 2007, EDF đã biết về mật độ carbon quá cao trên nắp đậy và đáy thùng (có thể làm tăng nguy cơ vỡ đột ngột). Bất chấp việc không tuân thủ các yêu cầu kĩ thuật của Creusot Forge, EDF vẫn lắp đặt lò vào năm 2014, xem như là việc đã rồi. Theo yêu cầu của EDF, ASN đã bật đèn xanh cho phép đưa vào sử dụng thùng lò của EPR Flamanville, với điều kiện là phải thực hiện chương trình giám sát sự suy giảm đặc tính do nhiệt độ. Nhưng điều này khó khả khi. Một sự cố nghiêm trọng khác: EDF đã lắp đặt những ống dẫn hơi đến turbine có hàng chục mối hàn không chuẩn. Đến nay, phần lớn các mối hàn này đã được sửa, nhưng vẫn còn tám mối hàn rất khó can thiệp. Gần đây, ASN yêu cầu EDF phải nhanh chóng sửa chữa.

Công trình đầy tai tiếng EPR Flamanville, với một loạt các sai sót, thực sự là một thảm họa về khía cạnh con người, tài chính và kĩ thuật. Người ta đã lên tiếng về một số người chết và nhiều người bị thương trong số hàng trăm công nhân nước ngoài. Chi phí tăng mạnh. Ban đầu dự trù là 3,3 tỷ euros, nay đã là 11 tỷ. Và con số này sẽ còn tăng!

Và thêm một lần trễ hạn nữa: EDF vừa thông báo việc đưa vào hoạt động của lò phản ứng thế hệ 3 này, được cho là biểu tượng của ngành công nghiệp hạt nhân Pháp, sẽ không diễn ra trước cuối năm 2022 (tức trễ 10 năm).

Công trình Flamanville đã khởi động trong khi thiết kế chưa hoàn thiện. Do đó, phải làm đi làm lại nhiều lần. EDF đã phạm một sai lầm chiến lược nghiêm trọng.

Nguyên nhân của việc chậm trễ và tăng chi phí chỉ một phần liên quan đến sự thiếu hụt về công nghệ của ngành hạt nhân Pháp. Phần lớn là do chi phí an toàn, sau những tai biến Tchernobyl và Fukushima. EPR có thiết bị đặc biệt để xử lý trường hợp chảy tâm lò và tường chắn bên ngoài để chịu đựng được một vụ rơi máy bay.

Sự khốn khó của Flamanville đã được dự báo từ nhiều năm. Và không ai chắc rằng có thể sửa được tám mối hàn mà không ảnh hưởng đến độ an toàn tổng thể.

Theo một nghiên cứu gần đây của ADEME (Cơ quan về môi trường và kiểm soát năng lượng), việc phát triển EPR sẽ không cạnh tranh được nếu ta lấy giá là 70 euros/MWh do EDF ước tính. Và sự tối ưu về kinh tế cho hệ thống điện của Pháp vào năm 2050 sẽ dựa trên 85% từ năng lượng tái tạo. Để bù vào việc giảm điện hạt nhân, Ademe ưu tiên sự linh hoạt các nguồn sản xuất điện (chuyển đổi điện thành khí, pin).

Theo PPE (Hoạch định nhiều năm về năng lượng), Pháp sẽ giảm tỉ lệ điện hạt nhân từ 72% xuống còn 50% vào năm 2035 (ban đầu dự kiến là 2025). Để đạt mục tiêu này, Chính phủ xem xét đóng cửa 14 lò PWR 900 MW, bắt đầu với nhà máy Fessenheim vào năm 2020.

Ta tự hỏi không biết tại sao Chính phủ Pháp vẫn tiếp tục ủng hộ lĩnh vực điện hạt nhân đang trên đường suy tàn?

- Hai lò EPR Trung Quốc:

Tháng 12 năm 2018, EDF và đối tác Trung Quốc, China General Nuclear Power Group (CGN) thông báo đưa vào khai thác thương mại EPR Taishan 1. Đây là EPR đầu tiên hoạt động trên thế giới, dù công trình bắt đầu vào năm 2009 (trễ 5 năm so với kế hoạch), và hai năm sau Flamanville. EPR Taishan số 2 được đưa vào khai thác thương mại vào tháng 9 năm 2019.

- EPR Phần Lan:

Năm 2005, EPR đầu tiên được bắt đầu xây dựng tại Olkiluoto, Phần Lan, do Areva và Siemens làm chủ thầu.

Cũng như ở Pháp, việc hòa lưới bị chậm trễ đáng kể - ít nhất 10 năm - do các vấn đề về công nghệ, bất thường, ngân sách. Chi phí cuối cùng cũng tăng rất cao.

- Hai lò EPR của Anh:

Sau những vấn đề lớn về chi phí và chậm trễ không dứt, ngày 29/9/2016, tại Luân Đôn, EDF cùng với đối tác Trung Quốc CGN đã kí hợp đồng xây dựng hai lò EPR ở Hinkley Point, phía Tây của Anh. Do những nhà máy hạt nhân đang hoạt động sẽ đóng cửa vào khoảng giữa năm 2023 và 2030, Chính phủ Anh muốn giữ tỉ lệ điện hạt nhân ở mức 20%.

Tổng đầu tư dự kiến là 22,7 tỷ euro (EDF vừa thông báo tăng thêm 3,3 tỷ). Lò EPR đầu tiên dự kiến hoạt động vào cuối năm 2025, với thời gian chậm trễ khoảng 15 tháng. EDF và CGN phải đảm bảo tài chính cho việc chậm trễ hay tăng chi phí.

- Dự án ở Ấn Độ:

EDF đã kí với đối tác Ấn Độ một thỏa thuận, nhưng chưa phê duyệt chính thức, về một siêu dự án với 6 EPR tại Jaitapur.

- AP1000:

Lò AP1000 của công ty Hoa Kì Westinghouse Electric Corporation là lò phản ứng nước áp suất thế hệ 3. Nó được thiết kế nhằm chống lại sự mất mát nhiệt độ lạnh tại tâm hoặc hồ lưu trữ nhiên liệu, trong trường hợp bị mất nguồn điện hay vỡ ống.

Lò AP1000 đầu tiên hòa lưới vào tháng 6/2018 là Sanmen 1 của Trung Quốc. Hai lò khác Sanmen 2 và Haiyang 1 đã đưa vào hoạt động vào tháng 8/2018.

Năm 2013, Hoa Kì khởi công xây dựng ba lò AP1000 (1 lò ở Vogtle và 2 lò ở Virgil Summer).

- Atméa 1:

Lò phản ứng thế hệ 3 Atméa 1 công suất 1100 MW, được Areva và Mitsubishi Heavy Industries (MHI), phát triển chung, chưa được xây dựng. Về lý thuyết, lò này có cùng độ an toàn với EPR (công suất lớn hơn nhiều: 1650 MW).

Hai nước quan tâm nhiều nhất đến Atméa 1 là Thổ Nhĩ Kì và Jordan.

Tổng kết dự án nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận

Đặng Đình Cung (kĩ sư tư vấn)

Trân trọng giới thiệu với bạn đọc một bài viết khá toàn diện, kĩ càng về vấn đề phát triển năng lượng hạt nhân ở Việt Nam. BVN chỉ mạn phép tác giả, sửa một vài lỗi chính tả, còn thì để nguyên văn nên lưu ý là sẽ có nhiều chữ được sử dụng đồng nghĩa và đúng nghĩa nhưng không thật thông dụng đối với bạn đọc trong nước. Ví dụ: phi cảng (cảng hàng không), dự án trưởng (giám đốc dự án), vũ khí tàn phá đại trà (vũ khí giết người hàng loạt)…

Bauxite Việt Nam

Từ Fukushima đến Duesseldorf

Xuân Thọ

Nếu như Chernobyl 26.4.1986 chỉ là một tiếng chuông cảnh tỉnh, thì thảm họa Fukushima ngày 11.3.2011 đã làm thay đổi nhận thức của nhân loại về con quái vật hạt nhân.

Liên Xô 1986 đang chìm ngập trong khủng hoảng kinh tế và niềm tin dễ làm người ta ngờ rằng, Chernobyl chỉ là một sự cố của sự cẩu thả Vodka, của một nền công nghệ lạc hậu kiểu xe Lada và đồng hồ Poljot. Nhưng Fukushima 2011 đã cho thấy một cường quốc Hightech và một dân tộc kỷ cương hàng đầu thế giới đã không thể làm chủ được con quái vật đó, một khi nó xổ chuồng.

Nuớc Nhật trước Fukushima sử dụng khoảng 25% năng lượng điện hạt nhân cho nhu cầu 984 tỷ KWh/Năm (Đức 600 tỷ KWh, Việt Nam khoảng 135 tỷ KWh) [1], sau đó đã phải lần lượt đóng tất cả các nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) để lên một kế hoạch thoái hạt nhân. Ngày 5.5.2012 nhà máy ĐHN cuối cùng của Nhật đã rời khỏi lưới điện quốc gia. Trong một thời gian vài tháng ròng, thực tế đã cho thấy nền kinh tế thứ 3 thế giới hồi đó hoàn toàn không cần đến ĐHN.

Tuyên bố từ bỏ điện hạt nhân chưa đủ

Thục-Quyên

Tôi đã không vui mừng như GS Nguyễn Khắc Nhẫn (1), GS Michiko Yoshii (2), nhà văn Inrasara, là những người tôi vô cùng quý mến, khi họ chia sẻ với tôi, từ tin đồn rồi cho tới tin chính thức là nhà nước Việt Nam ngưng dự án điện hạt nhân.

Có thể hiểu được sự vui mừng của họ. Tạm mừng, như anh Inrasara nói.

Viễn ảnh một Tcherfunith (Tchernobyl, Fukushima, Ninh Thuận) (3) thê thảm bi đát cho dân tộc Chàm tại Việt Nam, nếu bây giờ vì bất cứ lý do gì không còn kề cổ thì cũng đem tới một thở phào nhẹ nhõm. Còn GS Nguyễn Khắc Nhẫn với một đời kinh nghiệm trong ngành, cặm cụi suốt 13 năm viết hơn 60 bài về điện hạt nhân và năng lượng tái tạo để mong gióng chuông, chỉ cho Việt Nam tránh con đường chết, theo con đường sống, thì làm sao không hạnh phúc khi nghe nhà cầm quyền quyết định ngưng không đẩy dân tộc xuống hố diệt vong? Nhưng tương lai không đơn giản theo một lời tuyên bố. Sống còn hay không là tùy thuộc ở sự hiểu biết và quan tâm của chúng ta, mọi người Việt trong và ngoài nước. Vì sự dốt nát, thiếu hiểu biết, thiển cận của mình, chính là sức mạnh của kẻ khác.

GS Nguyễn Khắc Nhẫn: Ngưng điện hạt nhân, còn gì hạnh phúc bằng

Gia Minh, RFA

Cũng có thể Chính phủ lo sợ về vấn đề tài chính: Tìm đâu ra hàng chục rồi hàng trăm tỷ đô la để xử lý chất thải phóng xạ, tháo gỡ nhà máy, chưa kể kinh phí khổng lồ cần thiết khi có tai biến?” – Nguyễn Khắc Nhẫn.

Chúng tôi sống ở trong chăn, chúng tôi đoán biết nguyên nhân mà GS nêu trên đây là nguyên nhân “đầu tiên”, thưa GS Nguyễn Khắc Nhẫn. Phải nói thẳng, Nhà nước này đã không còn kiếm đâu ra tiền. Mà không phải kiếm ra tiền để “xử lý chất thải phóng xạ, tháo gỡ nhà máy” khi gặp sự cố đâu. Nghĩ theo hướng nhân đạo thế này thì GS nhầm mất rồi. Thực tế là họ không vay nổi tiền để xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, vì tính lại nợ đã ngập tới cổ, vay nữa thì không ai cho vay với lãi suất có thể còn có “đồng ra đồng vào”. Chúng tôi thừa hiểu, phải bỏ đi một mối lợi cho đám con ông cháu cha sân sau của các thành viên CP có tiền xây lâu đài hoặc mang ra nước ngoài mua nhà định cư là người ta tiếc đứt ruột ra đấy. Chứ với DÂN thì có thể nói, từ lẩu lâu thể chế này đã đặt DÂN lên bàn thờ mà khấn vái, nghĩa là trọng thì có trọng, rất trọng nữa là khác, nhưng chuyện sống chết của dân thì người ta đã chọn một mục tiêu rất “thiết thực”: nhiều lắm cũng chỉ một nắm tiền đô-la giả và mấy thẻ hương là xong thôi. GS cứ xem, bọn tội phạm Formosa thải chất độc xuống biển miền Trung và lén lút mang đi chôn ở khắp nơi trên đất nước, đầu độc cuộc sống dân tộc ở cái nơi “chó ăn đá gà ăn muối” này và đầu độc không chỉ thế hệ hôm nay mà còn biết bao nhiêu thế hệ tới, ai mà không đau đớn, phẫn uất. Vậy mà từ ông Tổng bí thư đến các thành viên cao cấp trong CP đối xử với tên tội phạm ấy thế nào kể từ tháng Tư cho đến tận hôm nay? Tìm đủ mọi cách che chắn cho nó cũng như diễn nhiều trò trí trá để lừa dân, đặc biệt là hoàn toàn ngoảnh mặt làm lơ trong việc xử lý môi trường biển trên suốt một dọc dài hơn 400 km... Một sự thờ ơ vô trách nhiệm đến thế thì chắc GS cũng có thể luận ra được quan điểm cơ bản của họ đối với dân là như thế nào rồi. Vậy mà nào đã xong đâu. Họ còn chính thức đưa dự án xây nhà máy thép Cà Ná vào kế hoạch nữa chứ, và đưa ra ngay sau lúc phát hiện sự cố tày trời của Formosa. Có phải là trong mắt họ, chỉ có tiền đô thứ thiệt mới là mục tiêu hay không, còn thứ tiền đô giả đặt trên bàn thờ thì họ sẵn sàng dâng cho dân hưởng. Chúng tôi nói Nhà nước này trọng dân-vì dân là như vậy. Nói như ông Tổng Trọng: “Trọng, trọng, trọng đến thế là cùng”!

Bauxite Việt Nam

Điện hạt nhân: nhiều nhược điểm chưa có giải pháp

TS. Đinh Văn Nguyên, Cộng hòa Ireland

Tác giả viết bài này để tưởng nhớ 30 năm thảm họa hạt nhân Chernobyl (Liên Xô cũ) và 5 năm thảm họa hạt nhân Fukushima (Nhật Bản). Ngoài những nhược điểm của bản thân công nghệ như chưa có hệ thống làm nguội tối ưu, chưa có giải pháp bền vững cho chất thải phóng xạ và nhiễm xạ, bài viết này sẽ trình bày nhiều nhược điểm khác chưa có giải pháp của điện hạt nhân. Một số kết luận và kiến nghị được đưa ra ở cuối bài viết.

1. Nguy cơ gây thảm họa cao và ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài khi có sự cố

Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Liên Xô cũ) phát nổ vào rạng sáng ngày 26/04/1986 đã gây ra các đám mây phóng xạ lan rộng tới Nga, Belarus và Ukraina, và nhiều nước châu Âu như Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova, Litva, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Áo, Séc, Slovakia, Slovenia, Thụy Sĩ, Đức, Italia, Pháp và Anh. Thậm chí ngày 27/04/1986 các công nhân làm việc tại Forsmark (Thụy Điển) cách Chernobyl gần 1.100 km đã phát hiện thấy các hạt phóng xạ từ Chernobyl trên quần áo của họ. Đến năm 2006, Bộ Y tế Ukraina cho rằng hơn 2,4 triệu người Ukraina, trong đó có 428.000 trẻ em, gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan tới thảm hoạ Chernobyl [1]. Tổ chức Green Peace cũng đã báo cáo rằng sẽ có thêm 270 nghìn ca ung thư có liên quan tới vụ Chernobyl và rằng 93 nghìn người trong số đó sẽ ở mức nguy hiểm, và chỉ riêng tại Belarus và Ukraina thảm họa có thể gây ra khoảng 200 nghìn cái chết nữa trong giai đoạn 1990 và 2004.

Vì sao khai tử điện hạt nhân Ninh Thuận?

Nam Nguyên, phóng viên RFA

clip_image002

Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Courtesy dienhatnhan.com.vn

Quốc hội Việt Nam sẽ chính thức biểu quyết khai tử dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào ngày 22/11/2016 sắp tới theo Nghị quyết do Chính phủ đệ trình.

Báo chí dòng chính mô tả việc dừng điện hạt nhân Ninh Thuận là quyết định dũng cảm, trong bối cảnh dự án đã tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng cho việc lập dự án tiền khả thi, giải phóng mặt bằng và đưa hàng trăm người đi đào tạo ở nước ngoài.

Dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: có thật chính phủ CSVN ‘dũng cảm, sáng suốt’?

Lê Dung

clip_image002

Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Courtesy dienhatnhan.com.vn

Điều kỳ lạ là cho tới tận lúc này, chính quyền Việt Nam vẫn sẵn sàng nhận danh hiệu “dũng cảm, sáng suốt”, chỉ bởi việc phải dừng những dự án lớn thuộc loại “không biết tìm đâu ra tiền”.

Ý kiến chuyên gia về việc xây dựng nhà máy Điện Hạt Nhân ở Việt Nam (2)

Nhân Chính phủ Việt Nam trình Quốc hội dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, BVN dành hai kỳ để xin đăng lại ý kiến của TS Phùng Liên Đoàn, một chuyên gia về điện hạt nhân, tác giả của hơn 100 công trình nghiên cứu và phúc trình về sự an toàn và giá thành của ĐHN so với các nguồn tạo điện khác, từng tham gia thiết kế 4 nhà máy điện hạt nhân và nguyên là cố vấn cho Bộ Năng Lượng (Department of Energy - DOE) và Cơ Quan Giám Định Luật Lệ Hạt Nhân (Nuclear Regulatory Commission - NRC) của Mỹ.

Bauxite Việt Nam

Tài liệu 4:

Tám lý do Việt Nam sẽ có lợi nếu chính phủ hoãn xây nhà máy điện hạt nhân

Phùng Liên Đoàn

Chuyên viên an toàn, môi trường và kinh tế Điện hạt nhân đã làm việc tại Mỹ 40 năm

Nước Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng trên thế giới là phải hết sức thận trọng trong việc xây nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) vì hai lý do chính: ĐHN có rủi ro gây tai nạn phóng xạ, và ĐHN rất đắt tiền. Việc đi ngược lại xu hướng này không phải vì Việt Nam có một nền kinh tế mạnh hoặc một đội ngũ chuyên viên ĐHN chuyên nghiệp như Nga, Nhật, Đức, Mỹ, Pháp… mà vì lãnh đạo ta có một quyết tâm chính trị rất cao và có quyền không cần tham khảo ý dân. Quí vị lãnh đạo ta biết hết, lại tin vào lời báo cáo của cấp dưới là trong tương lai ta rất thiếu điện và ĐHN thế hệ lò thứ ba rất an toàn. Ngay sau biến cố Fukushima lãnh đạo ta vẫn khẳng định mạnh mẽ hơn thủ tướng Đức và thủ tướng Nhật là Việt Nam vẫn tiến tới việc xây nhà máy ĐHN.

Ý kiến chuyên gia về việc xây dựng nhà máy Điện Hạt Nhân ở Việt Nam (1)

Nhân Chính phủ Việt Nam trình Quốc hội dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, BVN dành hai kỳ để xin đăng lại ý kiến của TS Phùng Liên Đoàn, một chuyên gia về điện hạt nhân, tác giả của hơn 100 công trình nghiên cứu và phúc trình về sự an toàn và giá thành của ĐHN so với các nguồn tạo điện khác, từng tham gia thiết kế 4 nhà máy điện hạt nhân và nguyên là cố vấn cho Bộ Năng Lượng (Department of Energy - DOE) và Cơ Quan Giám Định Luật Lệ Hạt Nhân (Nuclear Regulatory Commission - NRC) của Mỹ.

Bauxite Việt Nam

Tài liệu 1:

PAI PAI CORPORATION

116 Milan Way

Oak Ridge, Tennessee 37830 Telephone: (865) 483-0666 · Fax: (865) 481-0003

Kính gửi Đại Sứ Việt Nam tại Mỹ

Đại Sứ Quán Việt Nam
1233 20th St NW, Suite 400 - Washington, DC 20036

V/v Xây nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) tại Việt Nam

Chính phủ trình Quốc hội dừng điện hạt nhân Ninh Thuận, chuyên gia điện hạt nhân tại Hoa Kỳ nói gì?

Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên được TKV – tập đoàn Than khoáng sản trực thuộc Chính phủ Việt Nam – chính thức khởi công vào tháng 5 năm 2009 mà không thông qua Quốc hội do “sáng kiến” ranh ma của các vị lãnh đạo TKV – nghe nói được sự mách nước của một nhân vật rất cao trong tứ trụ – chia nhỏ thành nhiều hạng mục để số lượng tài chính đổ vào từng hạng mục không vượt ngưỡng phải trình cho Quốc hội, đã làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ mà kiến nghị phản biện của ba người: Nguyễn Huệ Chi – Phạm Toàn – Nguyễn Thế Hùng chỉ trong mấy ngày đã thu được hàng ngàn chữ ký của trí thức và nhân dân trong ngoài nước làm chấn động dư luận, dẫn đến việc trang Bauxite Việt Nam ra đời, trở thành diễn đàn phản biện đối với nhiều chính sách sai lầm, khiếm khuyết của Nhà nước Việt Nam cũng như những hoạt động vụ lợi làm mất lòng dân của các nhóm lợi ích sân sau của các quan chức cỡ lớn trong các bộ ngành của Chính phủ.

Tiếp sau dự án khai thác bauxite, khi dư luận bất bình đang ở mức cao trào chưa kịp hạ nhiệt, thì dự án xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận lại được EVN – Tập đoàn Điện lực trực thuộc Chính phủ Việt Nam – trình ra, như muốn ganh đua với TKV trong việc tiêu tiền nhà nước, trút gánh nặng lên đầu dân mà không tính toán thấu đáo lợi hại về sau như thế nào. Diễn đàn Bauxite Việt Nam đương nhiên lại phải đảm đương trọng trách phản biện một cách kịp thời để những cái đầu “say dự án” – hay là say tiêu tiền – vô tội vạ kịp tỉnh ngộ ra, cũng như giúp Chính phủ tham khảo những kiến giải thấu đáo của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành, nhằm nhìn lại một cách đầy đủ và sáng suốt trước khi có quyết định cuối cùng có thể mang lại hạnh phúc hoặc gây thảm họa tày trời cho đất nước. Trong số các chuyên gia viết bài theo lời mời của chúng tôi, có GS Phạm Duy Hiển (trong nước) và Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn (ở Hoa Kỳ) và một số người khác, là những cộng tác viên gần gũi, cố vấn tin cậy của BVN trên vấn đề này.

Bảy năm qua đi. Trong khi dự án khai thác bauxite Tây Nguyên được TKV nhanh chóng triển khai ở Tân Rai và Nhân Cơ và cũng nhanh chóng gây ra nhiều hệ lụy đáng sợ, hứa hẹn một sự thua lỗ và thoái hóa môi trường không thể lấy gì bù đắp, thì dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cũng được EVN âm thầm chuẩn bị từng bước, làm cho dân chúng cả nước, nhất là nhân dân Ninh Thuận, sống trong một không khí nơm nớp không yên. Bỗng nhiên vài ngày nay, bất ngờ có tin Chính phủ vừa trình lên Quốc hội xin dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận lại, chưa tiến hành trong giai đoạn này. Sau rất nhiều sự cố dồn dập về biển chết, về lụt lội... từ tháng Tư 2016 đến nay, làm cả nước xiêu liêu vì hậu quả thất nghiệp của nghề đánh bắt, nuôi hải sản, nghề làm muối, sự tan hoang đồng điền, nhà cửa cũng như vô số cái chết thương tâm của nhân dân miền Trung nghèo khó mà nguyên nhân cũng chính là những dự án dính dáng đến bàn tay lợi ích của quan chức chế độ – từ Formosa Vũng Áng đến các thủy điện như Hố Hô Hà Tĩnh, Sông Cầu Phú Yên... – thì đây là một tin quả hết sức đáng mừng. Dù vì bất cứ lý do gì, cạn tiền, không vay được tiền theo chế độ ưu đãi, hay đã nhìn thấu sự nguy hại của một dự án vẽ ra theo mơ hơn là dựa trên yêu cầu tính toán kỹ thuật nghiêm túc, thì dừng lại việc xây điện hạt nhân trong lúc này là một phúc lớn cho nhân dân Việt Nam.

Nhân tin “dừng điện hạt nhân Ninh Thuận” đang được các báo chí nhà nước loan tải gây náo nức cho dư luận, BVN có mời Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn – người có hơn 50 năm xây dựng điện hạt nhân cho Chính phủ Hoa Kỳ – đánh giá tổng quát lại những gì ông đã kiên trì góp ý với Nhà nước Việt Nam trong nhiều năm qua về việc nên hay không nên tiến hành xây dựng điện hạt nhân trong điều kiện kinh tế-xã hội hiện tại của nước ta; không nên vì lẽ gì và nếu buộc phải tiến hành thì cần tiến hành theo phương thức cẩn trọng từng bước như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế và bền vững về môi trường cho Việt Nam. Cũng nhân đây, để khôi phục lại những bài viết của TS Phùng Liên Đoàn từng đăng trên BVN mà giờ đây không thể tìm lại do các trang BVN cũ đã bị ai đó cố tình đánh sập, chúng tôi có xin lại các bài ông đã viết và xin đăng lên cùng lúc thành một chùm, làm một trang chuyên mục dành riêng cho vấn đề Điện Hạt Nhân trong số báo ra trong một vài ngày tới, nhằm giúp bạn đọc xa gần nhìn lại tường tận một quá trình bảy năm phấn đấu vì mục tiêu dừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhằm giảm bớt một nguy cơ gây thêm gánh nặng nợ nần vốn đã ngập tới cổ, và quan trọng hơn là nguy cơ gây thêm những tai họa khủng khiếp về môi trường khó lòng cứu vãn không chỉ riêng cho vùng đất Ninh Thuận.

Bauxite Việt Nam

Bước chân chữ bát trên lộ trình dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận

Inrasara

[Bùi Giáng: Bước chân chữ bát chày chày…]

Với Việt Nam, cộng đồng Cham ở một vị trí khiêm tốn, khiêm tốn mươi lần hơn Việt Nam so với thế giới, triệu lần hơn vị thế của trái đất giữa mênh mông vũ trụ vô cùng.

Dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận được lên kế hoạch không tính đến Cham, là phải; dự án ngưng, cũng không có nguyên do nào xuất phát từ Cham, cũng đúng luôn.

Vì sinh mạng Cham ư? – Không.

Vì văn hóa Cham gầy dựng hơn 2000 năm nguy cơ bị mất trắng ư? – Không.

Vì cộng đồng Cham phản ứng ư? – Càng không nốt.

“Lộ trình” này được vẽ ra như một ghi nhận [những chi tiết liên quan đến Cham], không bình luận không phê phán – theo kiểu Phê bình Lập biên bản Văn học của tôi. Để qua/ từ đó, người Cham ý thức về mình hơn, biết lo cho sinh phận mình hơn. Để sống, yêu thương, làm việc và sáng tạo.

Inrasara

clip_image002

Việt Nam, cũng như Pháp, cần phải đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tao

GS Nguyễn Khắc Nhẫn

Đối với đất nước chúng ta, sự lựa chọn điện hạt nhân là một chiến lược tự sát. Thực tế, điện hạt nhân, nguy hiểm và đắt tiền, không phải là một dạng năng lượng sạch!

Giới thiệu

Hệ thống năng lượng hiện tại của thế giới, dựa trên năng lượng lưu trữ (như than, dầu mỏ, khí, uranium), đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, nếu không muốn nói là một cuộc cách mạng. Đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố liên quan đến dân số, kinh tế, khí hậu, khoa học và công nghệ.

Từ «chuyển tiếp năng lượng» quá yếu! Các nguồn năng lượng luồng (énergies de flux) miễn phí và có mặt khắp nơi – như thủy điện, mặt trời, gió, sinh khối, năng lượng biển, địa nhiệt… – từ nay sẽ đóng vai trò thay thế.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn