Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiểm duyệt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiểm duyệt. Hiển thị tất cả bài đăng

Phim Xích lô - Đạo diễn Trần Anh Hùng từng bị cấm chiếu vì không đúng hiện thực xã hội?

Thái Kế Toại

Có lẽ một cái bị “tiểu nông” không thể chứa đủ mọi lỗi lầm của một thể chế mà sinh tồn của nó là phải bịt thật chặt mọi ánh mắt hướng đến tự do của người dân đâu Toại ơi. Phải can đảm mà nhìn thẳng vào sự thật thôi.

Huệ Chi

clip_image002

Tháng 8-2010

Ngoảnh đi ngoảnh lại từ khi phim Xích lô bị cấm chiếu ở Việt Nam đã 16 năm. Mười sáu năm gần như là khoảng cách một thế hệ, nhiều đồng nghiệp trẻ trong làng điện ảnh thì hầu như không biết đến chuyện này. Một số đồng nghiệp già thì không biết đầy đủ. Mấy người biết đầy đủ thì im lặng. Trong mấy năm vừa rồi tôi có nêu lại việc này với Cục Điện ảnh. Những người lãnh đạo cũ trong cuộc thì đã nghỉ hưu. Người mới thì dường như cảm thấy mình không có trách nhiệm trả lời về một vụ án oan trong làng điện ảnh đã thuộc về quá khứ.

Cấm MV Sơn Tùng: Một cái nhìn khác về kiểm duyệt của Việt Nam

Tuấn Khanh

MV Tùng Sơn và câu chuyện về nhận thức

Nay, rảnh, có cô em gửi cho xem MV của cu cậu Tùng Sơn cùng quê và xem thử. May quá, cu cậu hát bằng tiếng Anh, chứ hát tiếng Việt là mình ghét. Hát tiếng Anh thì mình đếch hiểu gì, chứ tiếng Việt câu được câu chăng thì càng cáu. Quả thực, xem video, không hiểu gì nội dung lời bài hát, nhưng hình ảnh thì mình hiểu hết. Thực sự rất xúc động. Đó là câu chuyện về một cậu bé, nuôi dưỡng trong cô đơn nơi tu viện, lớn lên nơi bãi rác, không có người thân. Hình ảnh đó đại diện cho cả vạn đứa trẻ mồ côi, cha mẹ bỏ rơi, ăn mày, nhặt rác... đầy rẫy xã hội. Chúng thiếu tình thương bố mẹ, thiếu sự đồng cảm xã hội, chúng tổn thương và lệch lạc khi lớn lên. Đã có những nghiên cứu tâm lý, phần lớn trẻ lớn lên thiếu cha mẹ, môi trường, giáo dục tốt, đều tổn thương và lệch lạc như vậy. Đứa trẻ, hay cậu thanh niên đó cần chỗ dựa, nhưng chúng ta hắt hủi, bỏ rơi chúng. Và, chúng nổi loạn, chứng tỏ mình. Nhưng, rốt cuộc vẫn là nỗi cô đơn và tuyệt vọng. Chẳng ai quan tâm đến chúng cả. Và, kết cục là chúng tìm đến cái chết.

Cái chết với chúng không phải sự đớn hèn, mà, đó là cách kết thúc sự đau khổ, cô đơn trong sâu thẳm tâm hồn đã vụn vỡ. Đó là lời cảnh tỉnh rất chính xác, rất chuẩn và thực tế. Đó là hiện thực không thể chối bỏ. Hiện thực đó nó vả vào sự vô tâm của con người, của xã hội này. Nhìn vào đó, để chúng ta có bài học, chúng ta hiểu về tâm sinh lý con người. Chỉ có vài hình ảnh, mà nó rất sinh động ám ảnh.

Khán giả chúng ta, các nhà bình luận, quản lý điện ảnh... khuôn phép trong nhận thức điện ảnh, thông điệp, nên chỉ thích môtip có hậu. Kiểu như, đứa trẻ đó, từ đói khát, cô đơn, sẽ có nghị lực vươn lên, thành công, hạnh phúc... Rồi thì, đứa bé ngồi khóc, Bụt hiện lên cho cục vàng. Toàn tào lao cổ tích, chỉ kích thích trí tưởng bở, không mang lại bài học giá trị gì, không giáo dục được cái gì sất. Cuối cùng, quan điểm cá nhân, của người nghiên cứu khá kỹ tâm hồn con trẻ, tôi nhận thấy video này chả có tác động tiêu cực gì đến bọn trẻ, mà nó cảnh tỉnh các bậc phụ huynh một cách ám ảnh, giật mình.

Phạm Dương Ngọc

Ca sĩ Sơn Tùng trong MV mới vừa bị cấm ở Việt Nam.Hình chụp video từ YouTube

Kiểm duyệt khoa học trong mùa dịch và xã hội sau Covid

GS Nguyễn Tuấn

Phong toả có hiệu quả không? Câu hỏi đó tưởng chừng đơn giản và thuộc vấn đề khoa học nhưng hoá ra trong mùa dịch này thì nó trở thành gần như là một chủ đề cấm kỵ. Ai nói khác những phát biểu và chủ trương của các giới chức y tế là có thể bị ảnh hưởng đến sự nghiệp. Chưa bao giờ tôi chứng kiến sự kiểm duyệt (và tự kiểm duyệt) trong khoa học ghê gớm như ngày hôm nay.

1. Người của Hội và cá nhân

Hôm qua tôi xem một video clip về buổi phỏng vấn một giáo sư dịch tễ học đã nghỉ hưu và một bác sĩ đại diện cho hiệp hội AHPRA [Australian Health Practitioner Regulation Agency]. Chủ đề phỏng vấn xoay quanh câu hỏi phong toả (lockdown) có hiệu quả giảm dịch hay không và có nên mở cửa trường học.

Ông giáo sư trả lời dứt khoát là nên mở cửa trường học, và ông lý giải rằng phong toả lâu dài không có hiệu quả. Nhưng những gì xảy ra vài phút sau đó mới thú vị.

3 chiêu thức kiểm duyệt Internet của Trung Quốc

Vi Yên

…vào năm 2013, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã ra một phán quyết rằng “các tin nhắn hoặc bài viết trên mạng có thể bị coi là vi phạm pháp luật ‘nghiêm trọng’ nếu nội dung sai phạm được nhấp vào hơn 5.000 lần hoặc được chia sẻ hơn 500 lần”. Hình phạt cho tội này lên tới ba năm tù.

Khắt khe hơn, vào tháng 5 năm ngoái, CAC phát hành một bộ quy tắc quản lý, theo đó chỉ các cổng thông tin trực tuyến được chính phủ phê duyệt mới được phép xuất bản hợp pháp các báo cáo hoặc các bình luận. Đây không khác gì một lệnh cấm, rằng công dân không được sử dụng mạng xã hội để báo cáo hoặc phân tích các diễn biến chính trị, thiên tai, hoặc bất cứ sự kiện chính trị nào mà chính quyền có thể quy là nhạy cảm.

Không chỉ vậy, CAC còn ban hành Quy định quản lý dịch vụ Internet, yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải cắt mạng của những ai không xác minh danh tính bằng số điện thoại, nhận dạng, chứng minh thư. Cùng với đó, người dùng sẽ được xếp hạng về mức độ tuân thủ các quy định của nhà nước, và chính quyền có quyền truy cập vào các xếp hạng này.

Từ năm 2012, Sina Weibo đã là ứng dụng đầu tiên cập nhật hệ thống xếp hạng. Người dùng sẽ có 80 điểm, và nếu bài đăng của họ vi phạm các nguyên tắc kiểm duyệt thì họ sẽ bị trừ điểm dần dần.

Những hệ thống này không chỉ nhằm kiểm soát hành vi con người, mà còn mang đầy tham vọng trong việc theo dõi tư tưởng công dân bằng điểm số, từ đó liên kết điểm số này với các phúc lợi xã hội mà công dân có thể nhận được. Chẳng hạn, nếu điểm thấp, một công dân có thể bị đóng tài khoản ngân hàng, không được kinh doanh thương mại, không được đi tàu lửa và mua vé máy bay, vân vân. Chính những nỗi lo sợ bị cô lập khỏi xã hội như vậy sẽ triệt tiêu mầm mống tự do trong mỗi công dân.

… Người Trung Quốc đang bị đặt vào một tình thế bức bách hơn bao giờ hết. Đáng nguy là, tình cảnh thê thảm này rất có thể chính là một tương lai mơ mịt cho chính cư dân mạng Việt Nam chúng ta, khi chính quyền Việt Nam lúc nào cũng chăm chăm học theo những trò xảo thuật của quốc gia phương Bắc.

Việt Nam muốn thắt chặt kiểm duyệt trên Facebook, Google

Vũ Quốc Ngữ (VNTB)

Một cuộc đấu tranh về luật Internet ở Việt Nam khi Chính phủ muốn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với một số công ty công nghệ của Mỹ trong khi các công ty này đang cố gắng chống lại những quy định mới, những quy định sẽ gây bất lợi nhiều nhất cho giới bất đồng chính kiến ở quốc gia này.

Dự thảo luật an ninh mạng, theo dự kiến, sẽ được quốc hội thảo luận và bỏ phiếu thông qua vào cuối tháng này. Với luật này, Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích áp đặt các yêu cầu pháp lý mới đối với các công ty Internet, và cứng rắn hơn trong việc kiểm duyệt sự bất đồng chính kiến ​​trực tuyến.

Việt Nam tăng cường kiểm soát Internet theo kiểu Trung Quốc

http://regionalcreations.com/main/wp-content/uploads/2009/04/censorship.png

Ian Timberlake

01-07-2010

HÀ NỘI - Blogger Nguyễn Huệ Chi đã bị kẻ tấn công bí ẩn trên mạng săn đuổi, mà nhiều người tin là Chính phủ.

Ông Chi và đồng nghiệp của ông đã lập một loạt các trang web và blog để kiến nghị với Chính phủ về các chính sách trong năm qua, nhưng chúng đã bị tấn công và bị ngăn chặn.

Trung Quốc nhắm tới việc kiểm soát máy photocopy ở Tây Tạng



Sharon La Franiere/The New York Times
http://www.treehugger.com/468_great-copy-machine-epidemic-launch-photo.jpgVề mặt cứng cổ, người Việt Nam chắc chắn là hơn Tây Tạng rồi. Bị đô hộ đến hơn 1000 năm mà người Việt vẫn vùng dậy đòi lại đất đai lãnh thổ bị chiếm của mình và đòi bằng được. Vậy thì, có thể có cái viễn cảnh máy photocopy sẽ bị kiểm soát ở Việt Nam không và đến bao giờ (thật ra trước đây khoảng mươi năm đã bị kiểm soát chặt nhưng nay được âm thầm bãi bỏ)? Chưa thể nói trước. Cũng có thể bị kiểm soát bằng chính những người... gốc Việt cũng nên. Dẫu sao thì từ nay, bằng trăm tai nghìn mắt, xin đồng bào hãy soi xét thật kỹ lưỡng mọi hành vi “đi đêm” bất kỳ là của ai, đừng để nước đến chân mới nhảy.

Bauxite Việt Nam

Bộ máy kiểm duyệt của Trung Quốc tấn công và vấp ngã trên mạng Internet

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
Từ The New York Times


Một quán cà phê internet ở Bắc Kinh. Nhiều quán cà
phê và trường học sử dụng phần mềm kiểm duyệt
internet, và một phiên bản dành cho điện thoại di
động của phần mềm này đang được phát triển...
BẮC KINH - Hãy thử nhập các ký tự Trung Quốc cho chữ "cà rốt" vào công cụ tìm kiếm của Google ở Trung Quốc đại lục, bạn sẽ được một phần thưởng không phải là một danh sách các nối kết mạng, mà là một màn hình trống trơn.

Tuy nhiên, đừng đổ lỗi cho Google, lỗi này thuộc về sự kiểm duyệt của Trung Quốc - đất nước này đang không ngừng trở nên một mô hình cho các quốc gia trên thế giới muốn kiểm soát mạng internet không giới hạn.

Kể từ cuối tháng Ba, khi Google chuyển các hoạt động tìm kiếm của mình ra khỏi Trung Quốc đại lục tới Hong Kong, mỗi yêu cầu tìm kiếm của một công dân Trung Quốc sẽ được giải quyết tại biên giới các máy tính của nhà nước, được lập trình sẵn để kiểm duyệt bất kỳ thông tin bị cấm có thể hiển thị lên với Google.
Từ ngữ "Củ cà rốt" - nói theo tiếng Trung quốc "huluobo" – nghe có vẻ vô thưởng vô phạt. Nhưng từ này có chứa cùng các ký tự Trung Quốc với họ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Và các máy tính, từ lâu đã đưọc lập trình dài để ngăn chặn các tìm kiếm tiếng Trung về người lãnh đạo nhà nước, đã lập tức chuyển đổi thành một thông báo lỗi cho kết quả tìm kiếm trước khi nó có thể lẻn vào một máy tính ở đại lục.

Hai web site được ưa chuộng ở Việt Nam bị chặn



Thứ Năm, 11 tháng 2 2010

Hai web site đi tiên phong trong việc phá vỡ những giới hạn đối với quyền tự do diễn đạt ở Việt Nam cho biết họ bị tin tặc tấn công và đóng cửa, chỉ vài tháng sau khi chính quyền cộng sản ngăn chận trang mạng xã hội Facebook.

Theo tường thuật hôm thứ năm của hãng thông tấn AP, trang bauxitevietnam và trang blogosin đều có nội dung phê phán các chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, nhưng giọng điệu của cả hai web site này nói chung là có chừng mực và không hề cổ xướng cho việc chấm dứt chế độ độc đảng.

Những khó khăn của hai trang web này đã xuất hiện trong lúc diễn ra đợt trấn áp mới nhất nhắm vào những tiếng nói bất đồng, trong đó có tới 16 nhân vật tranh đấu cho dân chủ bị bỏ tù chỉ trong vòng hơn ba tháng.

Chính phủ Việt Nam chưa phúc đáp những câu hỏi về hai trang web mà hãng tin AP đã nêu lên hồi đầu tuần này.

Phe nước mắt

Tản mạn của Phạm Toàn


Được đọc các bài "Trung Quốc ngạc nhiên khi Google dọa rút" và "Trung Quốc phản ứng với Google" trên trang BBC thứ tự các hôm thứ năm, 14 tháng 1, 2010 và thứ sáu, 15 tháng 1, 2010, thấy rất thú vị vì cái nết ngây thơ của người Trung Quốc.

Nói "Người Trung Quốc" đây dĩ nhiên không phải là vơ đũa cả nắm trọn vẹn cái lục địa đầy những người là người ấy! Một tập đoàn người thôi. Không nhiều. Nhưng là "những con người làm nên lịch sử". Tức là những con người có khả năng bóp méo (hoặc bóp bẹp) lịch sử.

Cỡ như người bạn to lớn đứng giữa Hà Nội dạy dỗ người Việt Nam muốn giải quyết những xung đột thì cần dựa trên đại cục. Lẽ ra ông ấy định làm nên lịch sử và nói "đại Hán cục" kia đấy! Nhưng ông ta lại tìm cách nói nhịu đúng vào lúc cần nói nhịu, và ông đã kịp dừng để chỉ nghĩ và nói đến "đại cục".

Tương ứng với hành vi đi lại nghênh ngang kia, thì cái guồng máy đào tạo ra các thái thú cũng biết cách giả vờ tròn mắt ngạc nhiên trước "vụ Google".

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn