Hiển thị các bài đăng có nhãn Liên minh chống Chinazi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Liên minh chống Chinazi. Hiển thị tất cả bài đăng

Tàu chiến châu Âu dồn dập vào Biển Đông

13/03/2021 10:35 GMT+7

Nhật Đăng

TTO - Sau loạt công hàm gửi Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách biển của Trung Quốc, các đồng minh của Mỹ tại châu Âu đã và đang đưa tàu chiến tới Biển Đông.

Đức đưa tàu chiến tới Biển Đông: Mỹ khen, Trung Quốc dọa nạt

Trung Quốc bắt đầu tập trận 1 tháng ở Biển Đông

Tàu chiến châu Âu dồn dập vào Biển Đông - Ảnh 1.

Tàu hộ vệ Prairial của hải quân Pháp tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - Ảnh: ĐSQ Pháp

Hôm 12-3, tàu hộ vệ trinh sát Prairial của hải quân Pháp đã rời cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, kết thúc chuyến thăm 4 ngày tới Việt Nam. Tàu Prairial trước đó đã xuất phát từ căn cứ của Pháp ở Tahiti ngày 15-1. Trong hành trình này, con tàu lớp Floréal đã dừng ở cảng quân sự Sasebo của Nhật Bản vào tháng 2, trước lúc đến Cam Ranh ngày 9-3.

Việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông, phù hợp với UNCLOS 1982 là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm, nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói về các hoạt động của tàu chiến châu Âu ở Biển Đông trong cuộc họp báo ngày 25-2.

"Cột mốc" ở Cam Ranh

Theo đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery, chuyến thăm ở cảng Cam Ranh "là sự kiện rất quan trọng của Pháp tại Việt Nam trong năm nay", cũng là thông điệp ủng hộ tự do hàng hải và hàng không của Pháp ở Biển Đông cũng như khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trả lời Tuổi Trẻ ngày 11-3, đại sứ Warnery nói chiến lược của Pháp trong khu vực đã được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm 2018, trong đó Pháp ủng hộ nỗ lực của các quốc gia trong khu vực về quan điểm bảo đảm tự do hàng hải, hàng không.

"Cũng phải nhấn mạnh thêm rằng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đó, ASEAN là trung tâm và Việt Nam là quốc gia hết sức quan trọng trong khu vực ASEAN" - đại sứ Warnery nói.

Bàn về hợp tác quốc phòng Việt Nam - Pháp, tùy viên quốc phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam Marc Razafindranaly cho rằng có thể nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết tàu Pháp thăm Việt Nam ít nhất 2 lần mỗi năm, vì Pháp ít khi chia sẻ thông tin này rộng rãi.

"Tuy nhiên, chúng tôi đặc biệt muốn truyền tải thông tin của chuyến thăm quan trọng này. Vì thứ nhất, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến nỗ lực của Việt Nam trong việc hỗ trợ chúng tôi trong điều kiện dịch bệnh. Hơn nữa, sự hỗ trợ của Việt Nam rất thiết thực về sửa chữa trang thiết bị và thủy thủ đoàn. Đó là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Pháp và Việt Nam" - trung tá Razafindranaly nói.

Tại cuộc trao đổi ở Hà Nội nêu trên, ông Razafindranaly đặc biệt lưu ý rằng chuyến thăm của tàu Prairial là một phép thử quan trọng cho khả năng hợp tác giữa hai nước trong tình hình dịch bệnh COVID-19. Kết quả tốt đẹp của lần này được xem là nền tảng cho các chuyến thăm sắp tới tại Cam Ranh, không chỉ của tàu chiến mà còn là máy bay.

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide

Nguyễn Quang Dy

19/10/2020

Ngày 16/9/2020, ông Suga Yoshihide (Chủ tịch đảng LDP) đã chính thức trở thành Thủ tướng Nhật Bản (với kết quả bỏ phiếu là 314/462). Ông là Thủ tướng thứ 99 của Nhật Bản (đến tháng 9/2021 sẽ phải bầu cử lại). Có thể nói, Chính phủ Suga là sự nối tiếp của Chính phủ Abe mà không có Abe. Ông Suga sẽ tiếp tục chính sách kinh tế của ông Abe (Abenomics) và chính sách đối ngoại của Chính phủ Abe: Nhật là đồng minh số một của Mỹ ở Đông Á, có quan hệ gắn bó với ASEAN theo tầm nhìn Indo-Pacific, và có quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc. Cũng như ông Abe, ông Suga cũng chọn Việt Nam là nước đầu tiên để đến thăm (18-20/10) với cương vị Thủ tướng. Nhưng tại sao Tokyo lại chọn Việt Nam và Indonesia?

Thứ nhất, ông Suga không thể đi thăm Mỹ vào lúc này khi có đại dịch và cuộc tranh cử đầy kịch tính bước vào giai đoạn cuối (showdown). Đi thăm ASEAN là lựa chọn tốt nhất lúc này, khi đối đầu Mỹ-Trung tại Biển Đông tăng lên. Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, có vị trí chiến lược quan trọng và nhạy cảm tại Biển Đông, trong khi Indonesia là nước lớn nhất ASEAN, và thành viên nhóm G-20. Việt Nam và Indonesia có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất trong ASEAN. Hai nước này là cái đê ngăn Trung Quốc bành trướng xuống phía Nam.

Thứ hai, chuyến thăm này của ông Suga tiếp theo cuộc họp Ngoại trưởng bốn nước “Bộ Tứ” (Quad) tại Tokyo (6/10) tập trung bàn về tình hình căng thẳng ở khu vực Indo-Pacific và trật tự quốc tế sau đại dịch Covid-19. Cuộc họp không có tuyên bố chung vì quan điểm các nước khác nhau, và “Bộ Tứ” chưa có cơ chế làm việc chính thức (informal). Đây là cuộc họp Ngoại trưởng “Bộ Tứ” lần thứ hai, sau cuộc họp lần đầu tại Washington (9/2019).

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn