Hiển thị các bài đăng có nhãn Quyền lực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quyền lực. Hiển thị tất cả bài đăng

Giới thiệu sách mới

Lê Anh Hùng

Chùm hai bài viết dưới đây (của Nguyễn Quang A và của Lê Anh Hùng) đều do Lê Anh Hùng  một tù nhân lương tâm vừa ra khỏi nhà tù  gửi cho BVN, nhưng vì một hiện tượng bất thường BVN nhận được chậm nên đăng muộn mất 3 hôm. Rất mong tác giả và bạn đọc thứ lỗi.

Bauxite Việt Nam

Hôm nay là ngày 5/7/2024, tròn 6 năm kể ngày tôi bị bắt (5/7/2018) và tròn 1 năm kể từ khi tôi được trả tự do (5/7/2023). Để kỷ niệm sự kiện đáng nhớ này, hôm nay tôi xin được công bố tác phẩm mới của mình – cuốn sách mang tên Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội.

Quyền lực & Sách vở

Huy Đức

16-5-2024

Omega vừa gửi tặng tôi hai cuốn sách quý, Leadership của Henry Kisssinger và Hiến Pháp Mỹ Được Làm Ra Thế Nào của Nguyễn Cảnh Bình. Kissinger thì ở nơi nhiều người ghét ông nhất người ta vẫn đọc sách và học ông. Nguyễn Cảnh Bình thì, dù rất mâu thuẫn, vẫn là đại diện của một thế hệ khát khao thay đổi.

Dân chủ và quyền lực

Triệu Tử Long

Đời người có hạn và ai cũng có riêng tư, lòng tham, sự thiên vị, nể nang… Lấy cái gì bảo đảm rằng người này “liêm khiết”, lấy “đức” trị dân ?

Lấy con chuột ra khỏi bồ lúa…

Có ý kiến: công tác “luân chuyển cán bộ” trong Đảng, với góc nhìn đa chiều, có thể là lấy con chuột này ra khỏi bồ lúa, vì con này đã mập ú rồi, sau đó bỏ con chuột khác vào thay thế (!?). Do vậy, nếu không có cơ chế nào kiểm soát được quyền lực của nơi đưa ra quyết định “luân chuyển cán bộ”, thì dễ tạo đối kháng giữa yêu cầu “dân chủ” và “quyền lực” của phe nhóm trong chính nội bộ đảng chính trị.

Cụm từ “quyền lực quốc gia”, hay còn gọi là “quyền lực nhà nước”, thuộc về nhân dân. Người dân trao “quyền lực” này cho những người đại diện lãnh đạo họ, trong một nhiệm kỳ thời gian đã xác định trước, qua một thể thức bầu cử tự do. Quyền lực như vậy vừa “chính danh”, vì được sự ủy thác của người dân, vừa bị “kiểm soát” bởi chính người dân, bằng lá phiếu của họ, cũng như bằng các định chế quyền lực khác như lập pháp, tư pháp cấu thành quyền lực quốc gia.

Ở Việt Nam có khác biệt: Đảng đưa ra danh sách những người sẽ là đại diện và người dân cũng như các đảng viên cứ vậy mà “trao quyền lực”. Đơn cử ở đại hội đảng cấp tỉnh, thành đã diễn ra trong nửa cuối năm 2020, tất cả các người ‘đắc cử’ chức vụ Bí thư đều là sự nhất trí của ‘danh sách một’ để ‘bỏ phiếu chọn một’.

Quyền lực và bầu cử

Nguyễn Đình Cống

Trong NQ của ĐCSVN về cán bộ có nội dung chống lại những người có tham vọng quyền lực và chạy chức chạy quyền (gọi chung là tham quyền). NQ yêu cầu loại bỏ ra khỏi cơ quan lãnh đạo người tham quyền, không bầu cho người có biểu hiện tham quyền. Nghe qua tưởng là hay, là đúng, nhưng thực chất đây là sản phẩm của những đầu óc quá kém trí tuệ, chỉ thấy một phần hiện tượng mà không hiểu bản chất. Đây là một quy định phản khoa học. Họ đã đồng nhất tham quyền với những hành động xấu xa, bỉ ổi là lợi dụng quyền lực để vinh thân phì gia, để thực thực hiện những mưu đồ đen tối. Người ta không thấy được mặt tốt, tích cực của việc “mong ước có được quyền cao chức trọng”.

Nếu lên án tham quyền thì những nhân vật chính trị lớn của thế giới, những người tranh cử làm tổng thống, thủ tướng ở các nước đều có lòng tham đó. Ở các nước dân chủ phát triển không nơi nào lên án tham vọng đó, không người nào có lương tri chống lại tham vọng đó. Gần đây nhất ở Malaysia, ông Mahathir ngoài 90 tuổi còn ra tranh cử chức thủ tường và thắng cử (2018), ở Mỹ, ông Trump, trên 70 tuổi, là doanh nhân thành đạt, trước năm 2016 chưa tham chính bao giờ, năm 2016 tranh cử tổng thống và thắng cử, năm 2020 tiếp tục tranh. Ở Nga, ông PuTin, năm 2020 vận động thông qua sửa đổi hiến pháp, bỏ điều khoản hạn chế nhiệm kỳ TT. Họ là những dẫn chứng điển hình về mong ước có quyền cao.

Ở VN người ta cố tình dùng chữ THAM, chữ CHẠY để làm mờ mắt và ù tai những người yếu bóng vía. Thực ra tham vọng là sự nối tiếp của mong muốn, mong ước, thích thú, ham thích, nguyện vọng, ước mơ. Để làm được việc gì quan trọng, có được thành công người ta phải có ước mơ mạnh mẽ, ước mơ cháy bỏng, kiên trì với ước mơ đó. Tham vọng chẳng qua là một cách nhìn khác của ước mơ mạnh mẽ và kiên trì.

Cho rằng tham quyền là xấu, vậy phải chăng bản chất quyền lực là xấu. Không phải! Bản chất quyền lực không tốt cũng không xấu. Tốt hay xấu là do phẩm chất của con người sử dụng nó và do cơ chế vận hành. Có phương châm rất hay rằng: “Muốn biết phẩm chất một người hãy trao cho họ quyền lực và xem cách họ dùng nó”

Với những kẻ cơ hội, có sẵn lòng tham lam và nhiều thủ đoạn, gặp được cơ chế độc quyền toàn trị thì họ sẽ ra sức chuyên quyền thống trị, tham nhũng công quỹ, bòn rút và áp bức dân lành, ra sức làm giàu cá nhân bằng mọi thủ đoạn. Phải chống, phải loại bọn này.

Hàng rong và chính trị của đường phố

Nguyễn Quốc Tấn Trung

Ảnh: Pinterest/Chưa rõ nguồn.
Ảnh: Pinterest/Chưa rõ nguồn.

Hàng rong (street vendor) là một đặc sản của nền kinh tế cá thể và hộ gia đình. Di động và uyển chuyển, hàng rong là nguồn sống của một bộ phận không nhỏ các gia đình Việt Nam. Nhưng đi cùng đó là những tranh cãi gay gắt về vai trò xã hội, tiêu cực cảnh quan và đối thoại giàu nghèo.

Cần hạn chế cái nhìn tiêu cực về hàng rong

Một trong những sai lầm dễ gặp nhất khi bàn về các gánh hàng rong là sự ghét bỏ nặng lời của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam.

“Cứ viện cái nghèo ra để vi phạm pháp luật” – họ thường nói.

Quan điểm này không sai. Đúng là chúng ta không thể viện dẫn hiện trạng kinh tế của một cá nhân để giải oan cho mọi hành vi mà người này thực hiện. Mọi việc nghe thật dễ dàng. Cứ ai bán hàng rong là xử lý, bắt gọn. Cảnh quan đô thị chẳng mấy chốc mà được bảo toàn.

Hiện thực không đơn giản như vậy. Nhìn từ góc độ quản lý vĩ mô, bất kỳ chính quyền nào cũng không thể phủ nhận vai trò kinh tế mà các gánh hàng rong mang lại.

Tại Việt Nam, chỉ mới vào năm 2017 đây thôi, các gánh hàng rong lộn xộn, manh mún nói trên đóng góp đến hơn 10% tổng nền kinh tế Việt Nam. Đúng vậy, bạn đọc không sai, những chuyến xe đẩy, những gánh hàng “bạ đâu đậu đấy” chiếm 1/10 giá trị của nền kinh tế vài trăm tỷ Mỹ kim của Việt Nam.

Không chỉ vậy, đối mặt với làn sóng nhập cư hàng triệu người mỗi năm tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… hàng rong tiếp tục là một trong những “ngành” tuyển dụng nhiều lao động nhất. Điều này càng dễ hiểu hơn khi cân nhắc trình độ học vấn và năng lực tài chính của đại đa số người nhập cư.

Báo “Phụ Nữ TP” như đang tứ bề thọ địch!

Trương Quang Vĩnh

3-10-2019

Báo chí cách mạng Việt Nam từ lâu đã không còn phục vụ cho độc giả, mà phục vụ cho các doanh nghiệp cá mập và chế độ độc tài đảng trị, qua đó, phục vụ cho chính cái “nồi cơm” của các phóng viên tờ báo. Khi báo Phụ Nữ TP HCM có loạt bài lên tiếng về tập đoàn Sun Group, hầu hết các tờ báo quốc doanh đều im lặng mà nhà báo Thu Trang, người thực hiện loạt bài này, gọi là “sự im lặng đáng sợ”.

Báo Phụ nữ TP đang cô đơn trong trận chiến chống lại Sun Group, nhóm lợi ích đang tàn phá đất nước, bởi sự im lặng đáng sợ của các nhà báo. Rồi đây toàn bộ tài nguyên của đất nước sẽ rơi vào tay các các nhà tài phiệt và các quan chức đang ăn chia với họ. Sẽ chẳng còn gì sót lại cho người dân, kể cả con cháu của những nhà báo đang im lặng trong lúc này.

Bài viết sau đây của ông Trương Quang Vĩnh, cựu Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, đã phải thốt lên rằng: Báo Phụ Nữ TP như đang tứ bề thọ địch! Trong bài, ngoài chuyện phê phán sự im lặng của các tờ báo, ông Vĩnh cũng có những bình luận khen, chê về loạt bài của phóng viên Thu Trang và báo Phụ nữ TP. Đây chỉ là ý kiến cá nhân của ông Vĩnh, kính mời quý độc giả tham gia bình luận.

Tiếng Dân

Bản đồ họa của báo Người Đô thị.

Lần thứ 2 tôi làm cái tựa trên như để góp ý lại anh em, đồng nghiệp về nghề nghiệp!

– Sau loạt bài về Sungroup (sau đây gọi tắt là Sun), ngày 30/09/19 đã có cái đơn tố cáo gửi Bí thư, Chủ tịch và một số cơ quan chức năng TP Hà Nội, liên quan đến em Thu Trang (là PV chính của loạt bài trên). Thư có đề tên (tên thật hay giả, tôi chưa có điều kiện kiểm tra).

– Ngày 01/10/19, Sun đã có đơn khiếu nại gửi lên Cục Báo chí cho rằng báo Phụ Nữ “thông tin sai sự thật”. Đơn kèm tập tài liệu 252 trang.

– Ngày 01/10/19, Sở Thông tin truyền thông Đà Nẵng cũng khiếu nại lên Cục Báo chí cho rằng báo Phụ Nữ vi phạm Luật báo chí.

– Hôm qua, ngày 02/10/19, đã có 3 cơ quan báo chí đã lên tiếng phê phán cái quán của em Thu Trang (nội dung đúng-sai xin miễn bàn ở đây). Nhưng tôi đọc, nội dung đã cũ, không có tính thời sự nên xuất hiện ngay lúc này là hơi bất thường!

– Trên FB, cũng có 2 thái độ phản ứng khác nhau-đồng ý hoặc không đồng ý.

Bên cạnh những lời khen, những lời chúc tụng, động viên-chủ yếu trên FB. báo Phụ Nữ và em PV đang phải chịu áp lực rất lớn-từ dư luận cho đến các yếu tố pháp lý cần giải quyết.

Tôi không có ý định tham gia cùng các em báo Phụ Nữ để giải quyết những vấn đề trên, vì rất nhiều chuyện tôi chưa rõ đúng-sai. Tôi viết bài này vì lời hứa trước đây liên quan đến nghiệp vụ nhưng tôi đã ẩn bài viết trong lúc “dầu sôi lửa có thể bỏng”. Hôm nay xuất hiện lại và có bổ sung.

Vì sao đung đến SUN lại tạo dư luận lớn đến vậy?

Nhiều người, đặc biệt trong anh em báo giới cho rằng Vin, Sun-trong nhiều năm nay là những thành trì “bất khả xâm phạm”. Anh em nói, báo chí gần như không ai dám nói về họ, ngoại trừ các tin, bài ca ngợi họ!

Sau khi nghe giải thích thì tôi hiểu, không hẳn Ban Tuyên Giáo hay Bộ 4T lúc nào cũng chỉ đạo, mà nó “bất khả” hay “không bất khả” là do các BBT, BGĐ đài vì các “hợp đồng truyền thông” có điều kiện.

Với hầu hết các báo, đài tự chủ tài chính thì nguồn nuôi chính từ trước đến giờ vẫn là quảng cáo. Nhưng thời trước, với lý tưởng nghề nghiệp, và thời của các doanh nghiệp ăn nên làm ra, nên các báo có thể chọn quảng cáo cho đơn vị A hay B mà nó vẫn đảm bảo vừa có cái ăn cái mặc vừa giữ được bút sáng lòng trong.

Liệu ông Trọng sẽ nới lỏng quyền lực tuyệt đối?

Khánh Anh dịch

Ông Trọng luôn đề cao việc lãnh đạo không tham quyền cố vị. Ngay cả khi có sự ủng hộ mạnh mẽ trong Đảng, ông Trọng có thể sẽ thể hiện lòng tự trọng bằng việc rút lui khỏi chính trường tại Đại hội Đảng tiếp theo.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjxv8oXOxkDn8lXH9pVTOd92E_YE31cdSIcvFAc8x5ZK7v9CHneyGLAvul1c35_rYAtU5DUxVHGvZW7A_cgjlmvU8Ql9VNlEEgWHAePoXS6PmRSfBKpGGnT9VOQciE6axQyAb1uiXEN9z0/s640/2018-10-03T150526Z_2081320362_RC177F59EB10_RTRMADP_3_VIETNAM-POLITICS-1044x783.jpg

Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 13 dự kiến được tổ chức vào đầu năm 2021. Chắc chắn hội nghị sẽ bầu một người khác để tiếp nối vị trí Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng đã 75 tuổi. Ông Trọng là người đứng đầu ĐCSVN trong gần 10 năm nay. Năm ngoái, ông cũng lên nắm quyền lãnh đạo nhà nước Việt Nam sau cái chết đầy bất ngờ của Chủ tịch nước đương nhiệm Trần Đại Quang. Trọng là nhà lãnh đạo có quyền lực nhất ở Việt Nam trong thời hậu Hồ Chí Minh.

Với những công dân Việt Nam bình thường, đặc biệt là những người trẻ tuổi quan tâm đến chủ nghĩa tư bản thị trường và tích lũy của cải hơn là lý tưởng cộng sản, Trọng có thể nổi tiếng nhờ những nỗ lực chống tham nhũng và vì đã cho cách chức cũng như trừng phạt các quan chức tham nhũng cấp cao. Với Trọng, lợi ích quốc gia là quan trọng nhất và cứu Đảng khỏi bị suy thoái là điều mấu chốt. Trọng có biệt danh là người đốt lò vĩ đại, sau khi so sánh cuộc chiến chống tham nhũng với một cái lò đốt được cả củi tươi lẫn khô - quan tham.

Trong khi ông Trọng đầy quyền lực và được kính nể nhờ chiến dịch chống tham nhũng, Việt Nam đã bị quốc tế chỉ trích ngày càng cứng rắn giới hoạt động dân chủ và các nhà hoạt động xã hội dân sự. Trước thềm Đại hội Đảng sắp tới, dường như đã có những đồn đoán về việc ông Trọng tiếp tục ở lại nắm quyền. Đúng, ông ta có thể được bầu lại làm người đứng đầu nhà nước, nhưng tình trạng sức khỏe sẽ không cho phép ông ta đảm nhận công việc này. Năm nay, đặc biệt là đã nhiều những tin đồn và quan ngại về sức khỏe của người đứng đầu Đảng.

Khi Trọng được bổ nhiệm làm Tổng Bí thư ĐCSVN năm 2011, ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm Thủ tướng được 5 năm. Trong thời gian này, ông Dũng đã xây dựng mạng lưới bảo trợ chính trị và củng cố quyền lực của mình. Ông Dũng và phe cánh nhiều khi đã qua mặt Đảng và Quốc hội; do đó gây thất thoát hàng tỷ đô la tài sản nhà nước. Tham nhũng tràn lan và được ông Dũng dung túng khi là người đứng đầu Ủy ban chống tham nhũng của Chính phủ. ông Dũng tự biến mình thành Thủ tướng quyền lực nhất kể trước giờ và đề cao chủ nghĩa cá nhân hơn là đồng thuận tập thể.

Trọng đã nhận thức đầy đủ về những điểm yếu của Đảng do tham nhũng tràn lan và kỷ luật Đảng lỏng lẻo. Khi đã ở vị trí cao nhất trong Đảng, ông Trọng đã phát động các cuộc tấn công vào cả hai điều này. Ngay từ đầu, Trọng đã xác định Dũng sẽ là mục tiêu đầu tiên. Mặc dù ông Trọng đã không kỷ luật và cách chức ông Dũng vì quản lý kinh tế sai lầm trong hội nghị Đảng vào năm 2012, ông Trọng đã gửi một thông điệp rõ ràng cho ông Dũng và phe cánh về quyết tâm chống tham nhũng và kiềm chế các quan chức bằng kỷ luật của Đảng. Kể từ đó, ông Trọng đã dần củng cố quyền lực và tăng cường nỗ lực làm trong sạch Đảng.

Tính đến đầu năm 2019, theo Ủy ban Nội chính Trung ương, hơn 53.000 quan chức Chính phủ và đảng viên, trong đó 60 người chịu sự giám sát trực tiếp của cấp Trung ương, đã bị kỷ luật. Tổng cộng có 643 vụ liên quan đến 1579 cá nhân đang bị điều tra và truy tố liên quan đến tham nhũng và quản lý kinh tế. Đáng chú ý, một ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm, hai ủy viên Trung ương Đảng, một cựu phó Thủ tướng, bốn cựu Bộ trưởng, một tá Thứ trưởng (bao gồm cả những người thuộc ngành quốc phòng và công an), và các Bí thư, Chủ tịch và Phó Chủ tịch từ các tỉnh bị kỷ luật, bị khai trừ khỏi Đảng hoặc bị bắt giam.

Nhiều quan tham trong số này có mối quan hệ mật thiết với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chưa bao giờ trong lịch sử ĐCSVN có việc quan chức cấp cao của Chính phủ và Đảng bị kỷ luật và trừng phạt nhiều như vậy. Hiện tại, công chúng đang theo dõi để xem ông Trọng sẽ làm gì với Lê Thanh Hải, một Bí thư đảng kỳ cựu và đã nghỉ hưu với biệt danh là ‘bố già mafia thành phố Hồ Chí Minh’, đã dính líu đến dự án phát triển bất động sản quy mô lớn.

Nỗ lực chống tham nhũng của ông Trọng được xem phần nào nhằm làm trong sạch Đảng. Các tiêu chuẩn về tư tưởng và lối sống đã được đặt ra để ngăn chặn các “hoàng tử” và quan chức quá tham vọng trèo lên cao hơn. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này cũng đã được sử dụng để dập tắt chỉ trích. Vài năm gần đây có sự gia tăng đàn áp tự do học thuật và trí thức là đảng viên nhưng đã có những lời nói và tuyên bố được coi là không phù hợp với chính sách của Đảng. Tự do ngôn luận đã bị hạn chế hơn nữa ở sau khi luật về an ninh mạng được thông qua tại Quốc vào năm ngoái và đã có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019.

Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho ông Trọng về việc đàn áp sâu rộng bất đồng chính trị. Trên thực tế, các chế độ độc đoán đàn áp bừa bãi bất kỳ phe đối lập nào để giữ quyền lực. Các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội dân sự không nên mong đợi sự nới lỏng kiểm soát của ông Trọng, một người già yếu - một người cộng sản già nua - người tin vào vai trò không thể thiếu của ĐCS trong thành công của đất nước.

Trọng có quyền lực tuyệt đối và giữ hai vị trí quyền lực nhất: Tổng Bí thư ĐCS và Chủ tịch nước. Ngoài ra, là Chủ tịch Quân ủy Trung ương và thường trực Ban Thường vụ Trung ương Đảng ủy Công an, ông Trọng kiểm soát cả quân đội và lực lượng an ninh. Mặc dù đôi khi gạt bỏ quan niệm tập trung quyền lực tuyệt đối vào một cá nhân, nhưng giờ đây rõ ràng Trọng là là ông chủ lớn.

Năm 2017, ông Trọng đã ký một văn bản, được gọi là Quy định số 90, đưa ra các tiêu chí cho Tổng Bí thư và Chủ tịch nước trong đó có quy định tuổi tác và sức khỏe. Kinh nghiệm và sự liêm chính của Trọng có thể đã giúp ông ta vượt qua quy tắc tuổi tác để được đề cử là ‘trường hợp đặc biệt’ một lần nữa vào năm 2016. Trọng đã là người đứng đầu Đảng trong hai nhiệm kỳ liên tiếp và do đó, không thể được bầu lại một nhiệm kỳ thứ ba vì quy tắc Đảng. Tuy nhiên, ông có thể được cài cắm lại làm nguyên thủ quốc gia.

Nhưng có vẻ như tuổi già sức yếu không ủng hộ ông ta. Ông Trọng luôn đề cao việc lãnh đạo không tham quyền cố vị. Ngay cả khi có sự ủng hộ mạnh mẽ trong Đảng, ông Trọng có thể sẽ thể hiện lòng tự trọng bằng việc rút khỏi chính trường tại Đại hội Đảng tiếp theo.

Nguồn bản gốc

CỜ BẠC VÀ QUYỀN LỰC: CÂU CHUYỆN THIỆN, ÁC, TÀ

Nguyễn Hồng Lam

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, kính mắt và cận cảnh  

1. Tháng 8 - 2008, tại khách sạn Caravelle TP Hồ Chí Minh, một buổi hội thảo quốc tế về khả năng hợp pháp hóa thị trường cá cược và các hình thức đánh bạc khác đã diễn ra, có sự tham dự của quan chức Bộ VHTT, Bộ Tài chính, Bộ Công an và CA TPHCM. Những con số khảo sát thống kê mà Hãng cá cược Ladbrokes (Anh) đưa ra đã khiến tất cả cử tọa có mặt phải sửng sốt. Nó là những số tiền quá khổng lồ nằm ngoài hình dung của tất cả mọi người, kể cả những người máu me và liều lĩnh nhất.

Theo nghiên cứu của Ladbrokes, đến cùng thời điểm, mỗi năm người dân Việt Nam chi 4.8 tỷ USD cho riêng các khoản cá cược và cờ bạc, phần lớn là cá độ bóng đá, từ V.League cho đến các trận đấu quốc tế. Tất cả các hoạt động cá cược, bài bạc này đều bị xem là bất hợp pháp. Bất chấp mọi sự cấm đoán và trừng phạt của luật pháp, số tiền chi cho đỏ đen vẫn không hề giảm, chỉ tăng tịnh tiến theo thời gian.

Bằng kinh nghiệm tổ chức kinh doanh cá cược lâu năm, Ladbrokes cho biết, chỉ xấp xỉ 40% số tiền con bạc bỏ ra cá cược quay trở lại túi dân chơi thắng cược. Trong điểu kiện luật pháp cấm đoán, khâu trung gian nhiều, chi phí tăng, số tiền chi cho mọi khâu dịch vụ, đến tận người phát hành “phơi” (ghi nhận đặt cược)… cùng lắm cũng chỉ chiếm 20% tổng số tiền. Nếu tổ chức tốt, nhà cái sẽ ẵm gọn 40% tổng số tiền đặt cược dưới mọi hình thức.

Để tối ưu hóa lợi nhuận, các hãng cá cược cả quốc tế lẫn đám ma đầu hang cùng ngõ hẻm đều dùng một chiêu thức giống nhau: đẻ ra càng nhiều hình thức cá cược càng tốt. Nhà cái sẽ hưởng lợi nhuận nhiều vòng hơn từ tỷ lệ chiết khấu. Một trận đấu, từ trước khi bóng lăn đến phút mãn cuộc, tổng cộng Ladbrokes có 42 loại kèo khác nhau. Đến tận áp giây cuối cùng của quả pennalty cuối cùng trong loạt sút luân lưu của trận cuối cùng tranh chức vô địch giải đấu, dân cá cược vẫn có thể tiếp tục bắt kèo với hy vọng đã thắng cược, họ lại tiếp tục thắng thêm kèo nữa. Cứ cho là tỷ lệ thắng thua là 50 - 50, nhà cái vẫn hưởng thêm được 5-10% hoa hồng cho kèo “hốt cú chót” này, móc ra từ hầu bao của những người thắng cuộc. Tuy nhiên, nhiều khả năng, những kèo “nhả ăn xương”, “bẻ kèo”, “ngược kèo”, “đảo lai (like - chọn)” cuối trận, dân thắng cược trước đó sẽ nướng hết số tiền mà họ đã thắng và dân thua kèo trước thì sẽ thua thêm kèo nữa, rồi kèo nữa…

Một ít trong số tiền khổng lồ rụng lại ở các khâu trung gian cò con, gọi là tiền tráng nhựa hoặc tiền lót đường. Một số khác, không nhỏ về con số, nhưng rất nhỏ nếu so tỷ lệ được gọi là bôi trơn để những gì là bất hợp pháp trở nên vô thanh và vô hình, để đường dây hình gân lá của trò cá cược cứ thế mà lan khắp mọi hang cùng ngõ hẻm.

Cụ Tổng hay câu chuyện nhà Golden?

Ánh Liên (VNTB)

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng được truyền thông nhà nước ca ngợi là ‘Người đốt lò vĩ đại’, một số khác gọi ông là ‘Người cộng sản cuối cùng’ vì những chỉ đạo và hành vi gộc giáo điều.

Tuy nhiên, khi HN T.Ư 7 kết thúc, dư luận nhận ra ông Tổng Bí thư dù sao cũng là một cá nhân, và thực tế ông đã già. Những giả thuyết hay luận thuyết âm mưa trong một nền chính trị không minh bạch với sự ‘ngã ngũ’ của nhân vật này và sự đi lên của nhân vật kia đổ vỡ, và tất cả trả về 0.

TUYÊN BỐ VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI, CHÙA LIÊN TRÌ, NHÀ THỜ VÀ TU VIỆN DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở THỦ THIÊM

(Đợt 1 và đợt 2)

SỰ VIỆC VÀ NHẬN ĐỊNH

Tuần qua việc bạch hóa thông tin về tình hình giải tỏa đất đai ở bán đảo Thủ Thiêm suốt 20 năm qua đã khiến toàn xã hội choáng váng. Giữa thành phố lớn nhất nước, lợi ích thiết thân của hàng ngàn cư dân là quyền sống, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo đã bị xâm phạm nghiêm trọng.

Chính quyền ở một thành phố trực thuộc trung ương ngang nhiên bác bỏ hiệu lực của một văn bản lập quy của Thủ tướng Chính phủ. Điều đó không chỉ bộc lộ rõ nạn vô pháp trong thể chế độc tài toàn trị của nhà nước đương quyền, mà còn một lần nữa phơi bày rõ gốc rễ của vấn đề là đất đai bị đặt dưới chế độ sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Theo đó, những dự án đầu tư phát triển đô thị trở thành cơ hội cho quan chức hối mại quyền thế, làm giàu bằng tước đoạt đất đai của người dân với giá đền bù rẻ mạt.

Dân tộc bị mắc lừa và bị nhầm quá nặng

Nguyễn Đình Cống

Những điều do bị nhầm và bị lừa […] đã được một số không nhỏ lợi dụng, chiếm được quyền lực, tạo ra các nhóm lợi ích, trở thành ông nọ bà kia, giàu có, trở thành tập đoàn thống trị mới, nhưng lại đẩy nhân dân vào cảnh huynh đệ tương tàn, phá nát giang sơn, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiểm môi trường, đạo lý suy đồi, nợ nần chồng chất. Trong khi một số đông người bị nhầm hoặc bị lừa thì có một số không bị, họ nhận ra bản chất của CS, bản chất của Trung cộng, họ bị chính quyền kết tội phản động, là thế lực thù địch cần tiêu diệt…

Bức cung tư tưởng?

Ánh Liên (VNTB)

‘Bức cung tư tưởng’ tại Việt Nam tồn tại ở nhiều thể dạng và mức độ khác nhau,...

Là Thủ Thiêm với khu nhà tạm cư, nơi mà người dân mất đất dưới mác ‘vì sự phát triển’ của thành phố phải ở đó 10 năm, mỗi căn phòng ‘bé như lỗ mũi hơn chục mét vuông, phủ tôn thiếc giống cái phòng xông hơi khổng lồ’ mà nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã phẫn nộ gọi khu đó là giống ‘Trại súc vật’.

Cũng theo nhà báo này, mục đích nhốt dân vào đây là ‘làm người dân mất luôn ý chí phản kháng bởi sự kiệt quệ về tinh thần, sức khỏe lẫn kinh tế.

Vài điều luận về quyết tâm của ông Trọng

Bùi Quang Vơm
Tôi và rất nhiều bạn bè của tôi, người thân của tôi ủng hộ ông, có một chút cảm ơn ông, nhưng thú thật, không tin vào thực tâm của ông.

Nhiều người nói ông Trọng, Tổng Bí thư đảng cầm quyền hiện nay, là người có nhiều bệnh. Lại cũng nhiều người tỏ ra thông cảm, ông Trọng, đã 74 tuổi, đã thuộc diện “xưa nay hiếm”, nên bệnh là đương nhiên, “chả có gì khó hiểu” và cũng chẳng nên trách cứ ông ta làm gì”.

Vụ Thủ Thiêm: mượn ‘lò’ để tống tiền lẫn nhau?

Phạm Chí Dũng
Bản đồ Thủ Thiêm. (courtesy image of NamPhatLand)
Bản đồ Thủ Thiêm. (courtesy image of NamPhatLand)
Tháng Năm năm 2018. Trong tuần đầu tiên của vụ ‘khủng hoảng Thủ Thiêm’, đã có dấu hiệu khá rõ về ‘cả hệ thống chính trị vào cuộc’, không chỉ liên quan vụ biến mất Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, mà còn ‘hồi tố’ toàn bộ quá trình xây dựng quy hoạch, trình duyệt phê chuẩn và triển khai bồi thường, giải tỏa và cưỡng chế tại khu vực này.

Giờ đã là lúc không còn nhẫn nhịn được nữa rồi

Trần Đăng Khoa

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói điều gì cũng chí lý cả, duy có một điều ông tránh không nói: ai chấp nhận “4 tốt” và “16 chữ vàng” và tuân thủ triệt để các phương châm “tốt đểu” và “vàng dỏm” đó trong mối quan hệ “anh em” “môi hở răng lạnh” với Tàu Cộng xuyên suốt từ hàng chục năm nay, hoặc lùi sâu hơn nữa vào lịch sử quá khứ thì từ 1950 đến tận hôm nay? Sự chấp nhận trung thành ngu xuẩn ấy có phải là hành động rước giặc vào nhà hay không? Có tìm ra cái gốc sai lầm nguy hại này và xử lý triệt để nó thì mới mong cả dân tộc gắn bó lại cùng nhau trên một hướng, để hợp thành một sức mạnh thống nhất nhằm chống chọi một cách có bài bản với con sói phương Bắc mà sự nham hiểm ghê tởm đã đạt đến hàng thượng thặng trên trường quốc tế. Chứ giờ đây, khi người dân đồng thanh lên tiếng hoặc kéo nhau đi biểu tình chống Tàu Cộng xâm lược biển đảo thì bị ngay cả một đội quân cơ động vũ trang đến tận răng kéo đến dàn áp khốc liệt, hành hạ, bắt bỏ tù, khủng bố toàn diện từ tinh thần đến vật chất, thì làm cách nào mà nhóm dậy được sức mạnh chống kẻ thù xâm lược, dù bằng con đường hòa bình đi nữa, hở ông nhà thơ suốt đời “trung với Đảng ta”? Ông chỉ biết có kêu gọi “đoàn kết” từ trên xuống dưới trong khi nội bộ hàng ngũ cầm quyền đang phân rã ba bè bảy mối thì ông không biết, hay biết mà không dám lên tiếng đánh động- như một kiểu “be bờ” trước dòng lũ -, thì liệu lời kêu gọi tâm huyết của ông có làm cho những “con ngựa thành Troie” chúng run sợ hay không? Xin ông tự mình suy nghĩ một chút khắc hiểu, chúng tôi không dám nói gì thêm.

Bauxite Việt Nam

Bài học Thủ Thiêm

Nguyễn Quang Dy

Nếu tra Google từ khóa “Thủ Thiêm” chắc bạn sẽ thấy hàng trăm bài viết và hàng ngàn thông tin về những dấu hiệu của một vụ “đại án” với nhiều “củi to” sắp bị cho vào lò. Những khuất tất của nhóm lợi ích đã thao túng quy hoạch Thủ Thiêm để chiếm đoạt đất đai và đối xử bất nhân với người dân, thậm chí còn cố ý làm “mất bản đồ quy hoạch”, đang được báo chí trong nước lẫn ngoài nước, báo chí “chính thống” lẫn báo chí “lề dân” cùng vào cuộc ồ ạt như dòng nước lũ (chắc được lãnh đạo “bật đèn xanh”). Báo chí chính thống như chợt bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài (chắc bị “đèn đỏ” chặn họng) vì đụng vào “vùng cấm” của lãnh đạo (hay nhóm lợi ích). Để rút bài học, cần lý giải các biến số đang lật ngược bàn cờ Thủ Thiêm.

Ông Nguyễn Thiện Nhân có dính âm mưu chiếm đất Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm?

Thiền Lâm (Cali Today)

Vietnam - Cali Today news - ‘Hơn 15 năm trước tôi là người cực kỳ ái mộ, xem ông Nguyễn Thiện Nhân như thần tượng. Nhưng thời gian và hiện tình đất nước giúp tôi mở mắt. “Tôi nhận ra, một cá nhân dù có giỏi đến đâu, dù đạo đức cao vợi thế nào, nhưng nếu ở trong “tổ quỷ” lâu ngày rồi thì cũng phải thỏa hiệp để tồn tại, và như vậy dần biến chất đến mất chất. Nếu có tỉnh táo cố gắng giữ mình lương thiện để không hại dân hại nước thì sẽ chẳng làm được việc gì ra hồn, còn nếu dụng tâm chứng tỏ “năng lực”, leo cao luồn sâu trong bộ máy cai trị ấy thì chẳng chóng thì chầy, hắn sẽ tha hóa. Vì sao? Vì không có “người cộng sản tốt”; Chỉ có người tốt chọn nhầm cộng sản và khi đã chọn nhầm thì sớm muộn cũng thành người không tốt’ - lời tự bạch của một facebooker là Nguyễn Hồng.

Cơ cấu “quan” Đảng vẫn theo đường lối xưa cũ

RFA

Tổng bí thư ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng (thứ hai, phải), Nông Đức Mạnh (thứ nhất, trái) tại Hà Nội vào ngày 20 tháng 1 năm 2016.

Tổng Bí thư ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng (thứ hai, phải), Nông Đức Mạnh (thứ nhất, trái) tại Hà Nội vào ngày 20 tháng 1 năm 2016.

Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 vào ngày 12 tháng 5 kết thúc một tuần làm việc với 3 vấn đề: xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên, nhân sự cấp chiến lược của Đảng; cải cách tiền lương; và chính sách bảo hiểm xã hội, lương hưu.

Không có thứ hàng hóa nào lại dễ ăn dễ lãi như quyền lực

Phan Đình Diệu

Tưởng nhớ GS. Phan Đình Diệu, Bauxite Việt Nam xin trân trọng đăng lại phát biểu quan trọng của ông tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một phiên họp góp ý cho Hiến pháp 1992 được tổ chức ngày 12 tháng 3 năm 1992.

Bauxite Việt Nam

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi3ho7DfCb51tZmFr2MGjjK2xJ2686y_SKXB5hWw_c4xUJBhHPMpbzT_G69X315AW4KVNKWhrgN-toidthI6PEQJSFnFCQNnZArrjjIAEwn-BFDXPt_TId6QoJ9huyR33psqbkBT_PfRGo/s1600/images.jpg

Kính thưa Đoàn chủ tịch,

Kính thưa tất cả các vị đại biểu,

Tôi xin phép có một số ý kiến tham gia cuộc thảo luận kỳ này - tức là về dự thảo Hiến pháp.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn