Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Thanh Nghiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Thanh Nghiên. Hiển thị tất cả bài đăng

Mừng trong nước mắt thảm sầu!

Mạc Văn Trang - Nguyễn Kim Chi

Tối hôm 13/4 vợ chồng tôi đang nghe Đọc truyện Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn thì đột ngột nghe điện thoại của Phạm Thanh Nghiên: Mẹ ơi, con đang transit ở Doha, tranh thủ báo tin cho bố mẹ, chúng con đã xuất cảnh đi Mỹ rồi… Nghiên khóc nấc… Bố mẹ tha lỗi, chúng con không kịp chào bố mẹ trước lúc ra đi… Tiếng khóc thổn thức… Không biết bao giờ chúng con mới có thể về thăm quê, thăm bố mẹ…

Kim Chi cũng trào nước mắt. Con ơi, bố mẹ mừng lắm. Đi được là mừng rồi. Vì tương lai bé Tôm… Rồi Kim Chi cũng sụt sịt… Đi đi! Đến nơi thì nhắn tin cho bố mẹ yên tâm…

Chuyện Kim Chi làm mẹ đỡ đầu của Thanh Nghiên cũng thật cảm động. Đầu năm 2016 Thanh Nghiên ra tù được 4 năm (tù vì tội chống Trung Quốc, đòi đuổi Formosa…) và duyên số làm sao lại yêu Huỳnh Anh Tú ở Sài Gòn, người ở tù 14 năm (về tội “chống chính quyền”), cũng mới ra tù được 4 năm.

Sắp đến Lễ ăn hỏi và đám cưới, Thanh Nghiên bỗng thấy bơ vơ vì bố mẹ đã mất cả, dù anh em bạn bè vẫn đông đủ. Thế là Thanh Nghiên tha thiết mời Kim Chi làm mẹ đỡ đầu cho đám cưới của con. Kim Chi từ chối, không dám nhận trách nhiệm quá lớn lao đó. Nhưng hai người cứ trao đổi qua lại và thấm đẫm tình cảm mẹ - con. Vậy là Kim Chi vội vã lo mọi thứ cho Thanh Nghiên đúng nghĩa một người mẹ lo ngày vu quy cho con gái. Từ đó tình cảm mẹ con ngày càng gắn bó sâu đậm qua bao nhiêu tâm tình và sự tận tình chăm sóc lẫn cho nhau.

Sau đám cưới, biết là không thể sống ở Hải Phòng được, dù Thanh Nghiên có nhà cửa, vì trước đó Nghiên luôn bị công an theo dõi, đã “mời” làm việc đến hơn 20 lần; nay Tú chưa xin được Chứng minh thư, chưa hộ khẩu, lại là “đối tượng nhạy cảm”, sao sống yên được.

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên: “Công an Hà Nội triệu tập tôi trong hoàn cảnh bất khả kháng”

RFA tiếng Việt

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên: “Công an Hà Nội triệu tập tôi trong hoàn cảnh bất khả kháng”

Công an Hải Phòng, vào ngày 26/7, đến tư gia của gia đình cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên và đưa giấy triệu tập cô làm việc với Công an Hà Nội vào ngày 28/7; trong khi cô đang trú ngụ tại Sài Gòn trong bối cảnh thành phố bị giãn cách xã hội nghiêm ngặt do dịch COVID-19.

Cô Phạm Thanh Nghiên có cuộc trao đổi ngắn với Đài RFA vào ngày 27/7. Trước hết cô chia sẻ về vụ việc thân nhân của cô ở Hải Phòng nhận giấy triệu tập một ngày trước đó.

Cô Phạm Thanh Nghiên: Khoảng 11 giờ trưa ngày 26/7/2021, gia đình của tôi ở Hải Phòng thông báo rằng Công an Hải Phòng đã đến nhà và đưa giấy triệu tập của Cơ quan An ninh Điều tra, Công an thành phố Hà Nội đến cho tôi. Lý do họ triệu tập là yêu cầu tôi đến đó để chịu thẩm vấn và làm việc về vấn đề liên quan vụ án của bà Nguyễn Thúy Hạnh. Cụ thể là để làm rõ việc họ thu giữ được quyển sách “Những mảnh đời sau song sắt” của tôi ở nhà bà Hạnh, trong quá trình họ khám nhà và bắt giữ bà Hạnh.

Bà Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt hồi đầu tháng tư, dưới cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Một chuyến thăm quê

Phạm Thanh Nghiên  

Phần 1: Thi bị bắt

Sau vụ nhà bị đập, vợ chồng tôi nhận được nhiều sự chia sẻ về vật chất lẫn tinh thần từ bạn bè khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại. Điều ấy mang lại sự an ủi lớn lao, xoa dịu phần nào nỗi đau đớn mà gia đình chúng tôi không may gặp phải. Song, một cách thành thật tôi phải thừa nhận rằng, những biến cố quá lớn trong thời gian qua (mà vụ đập nhà chỉ là một trong những điều tồi tệ thôi) ít nhiều khiến chúng tôi mệt mỏi, suy sụp. Quyết định về Bắc thăm nhà được vợ chồng tôi xem như một cách giảm bớt căng thẳng, tìm chốn bình yên bên người thân ruột thịt sau những tai ương, sóng gió.

*

Chuyến đi lần này, ít nhiều mang nỗi ám ảnh bị giết hụt của chuyến thăm nhà lần trước cách đây tròn hai năm. Tôi dùng từ “giết hụt” để mô tả hành động của gã thanh niên cao lớn bịt mặt bằng khẩu trang, cầm gậy sắt nhằm vào đỉnh đầu chồng tôi rồi giáng một cú chí mạng khi anh Tú vừa bước vào xe taxi. Kẻ ác kia đã rình sẵn đâu đó và đợi chúng tôi bước ra khỏi nhà của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa để thực hiện hành vi của hắn. Cho đến hôm nay, chúng tôi vẫn tin rằng kẻ chủ mưu không phải gã thanh niên đeo “rọ mõm”. Nó là một tội ác mang tên chế độ. Và anh Tú thoát chết trong tích tắc do sự che chở của Thiên Chúa.

Không có giấy tờ tùy thân, chồng tôi không thể đi máy bay. Tôi thì chẳng thể đi tàu lửa được vì chứng say xe, với lại bé Tôm còn quá nhỏ để chịu đựng suốt 32 tiếng đồng hồ trên tàu lửa. Có nghĩa là chúng tôi chẳng bao giờ được đi xa cùng nhau. Mẹ con tôi về Hải Phòng trước. Anh Tú và Nguyễn Ngọc Tường Thi (*) nhảy tàu lửa về sau. Cũng chỉ vì cái tội không có giấy chứng minh nhân dân (CMND) nên anh Tú phải nhờ một người khác mua vé giúp và đi cùng. Chúng tôi rủ Thi đi vì quý mến cậu ấy. Thi cũng coi vợ chồng tôi như người nhà. Vả lại, cùng cảnh tù đày, khổ sở nên dễ thông cảm cho nhau. Thi bảo “nghe nói đồ ăn Hải Phòng ngon lắm, người Hải Phòng mến khách nên em cũng muốn đi một chuyến cho biết”.

Sau bao trông ngóng, hồi hộp, rồi anh Tú và Thi cũng về tới nhà tôi an toàn. Các anh chị, các cháu tôi ai cũng nghèo, nhưng mến khách. Không khí gia đình đầm ấm làm Thi thấy thoải mái như ở nhà. Chỉ có điều, khí hậu miền Bắc khắc nghiệt khiến cậu ta hơi mệt. Thi là dân lao động, chạy xe Grap nên ở ngoài đường suốt, không quen ngồi một chỗ trong nhà. Cậu ta lượn ra ngõ, đi đi lại lại đến chóng cả mặt.

Tôi dặn:

- Em đừng ra ngõ nữa, loanh quanh ở đây thôi. Bọn côn an Hải Phòng khốn nạn lắm, nó rình bắt khách nhà chị luôn đấy.

- Đứng đây chắc không sao đâu chị. Với lại mình có làm gì đâu mà nó bắt.

Thi nói với tôi như thế. Rồi cứ ra ngoài cổng đứng chơi, hút thuốc, ngắm người qua lại. Tôi phải dặn người nhà để mắt đến Thi phòng khi cậu ấy bị lôi đi. Kinh nghiệm suốt ba năm bị quản chế khiến tôi nghĩ bất cứ ai đến thăm tôi cũng có thể bị bắt cóc, bị đánh đập.

*

Trong bữa cơm chiều, tôi nảy ra ý định thuê xe đi Cát Bà. Thế là các anh chị, các cháu tôi lên kế hoạch. Điện thoại gọi nhau í ới, hẹn hò rôm rả. Người thì thuê xe, kẻ thì được phân công mua đồ ăn, thức uống để chuẩn bị cho chuyến đi được ấn định vào hai ngày sau đó. Tôi muốn chồng tôi có một chuyến đi chơi ra trò. Chín năm sống phiêu bạt ở Thái Lan,14 năm ở tù, ra tù thì em trai và bố lần lượt qua đời. Rồi không chịu được cảnh bất công, lại lên tiếng, lại đấu tranh và tiếp tục bị khủng bố, bị đàn áp, bắt bớ, đánh đập. Chúng tôi lấy nhau, hạnh phúc nhân đôi đồng nghĩa với việc hiểm nguy sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Bé Tôm chào đời là một phép lạ, một niềm hạnh phúc ngoài sức tưởng tượng của hai vợ chồng. Thế rồi bao nhiêu vốn liếng tích cóp nhiều năm của cả hai vợ chồng, cộng với vay mượn thêm, chúng tôi mua một mảnh đất, xây căn nhà nho nhỏ ở Vườn rau Lộc Hưng (VRLH) để con gái có chỗ vui chơi, để nó không phải lớn lên trong cảnh thuê nhà trọ. Thế là quá đủ đầy, mãn nguyện rồi. Chuyện bắt bớ, đánh đập, tù đày trong bước đường tranh đấu tiếp theo, không phải là điều chúng tôi quá bận tâm hay sợ hãi. Vì ai mà chẳng gặp những chuyện như thế khi đối kháng với nhà nước này. Nhưng, (lại nhưng) căn nhà xinh xắn vừa mới hoàn thành, chỉ được ở duy nhất một đêm đã bị giật sập cùng tất cả các căn nhà khác ở VRLH. Biến cố này nằm trong một chuỗi những biến cố xảy đến cho gia đình chúng tôi, nhất là đối với cuộc đời của chồng tôi, anh Huỳnh Anh Tú. “Suốt gần 30 năm nay, anh chưa có ngày nào được sống bình yên. Lúc nào cũng ở tư thế phải đối phó, phải sẵn sàng đón nhận những điều tồi tệ”. Mỗi lần xảy ra chuyện gì, chồng tôi lại thở than như thế. Nghe não ruột. Nhưng từ khi nhà bị đập, anh ấy vốn ít nói lại càng trở nên lầm lỳ, thích ngồi một mình hơn. Sự thay đổi của chồng đôi khi khiến tôi sợ hãi.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn