Hiển thị các bài đăng có nhãn Úc-Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Úc-Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Australia siết chặt quan hệ với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc

John Lee
Phan Nguyên dịch

Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Reynold sẽ gặp các đồng cấp người Mỹ của mình vào thứ Ba, ngày 28/7 tại Washington trong khuôn khổ các cuộc họp thường niên được gọi là Ausmin. Sau đó, họ sẽ bay về Úc và chịu cách ly trong hai tuần để phòng Covid-19, một yêu cầu bắt buộc đối với những người công du nước ngoài về.

Thật đáng chú ý khi hại bộ trưởng của Úc sẵn sàng chịu đựng hai tuần bất tiện để gặp Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper. Các cuộc họp trực tuyến giờ là chuyện bình thường. Quyết định tự mình tới Mỹ do đó cho thấy tầm quan trọng của Mỹ đối với an ninh và thịnh vượng của Úc cũng như mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra cho cả hai nước.

Nó cũng là bằng chứng cho thấy cách chính quyền Trump làm việc với các đồng minh, ít nhất là ở Châu Á và Thái Bình Dương, có nhiều điều đáng khen ngợi hơn những gì các nhà phê bình muốn thừa nhận. Đúng là các đồng minh trung thành như Nhật Bản và Úc có phần bất an về phong cách khó đoán của Tổng thống Trump. Nhưng nếu mục tiêu là thuyết phục các đồng minh bước lên và cáng đáng nhiều hơn, thì đó chính là những gì Úc đang làm.

Giống như nhiều quốc gia ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bị lẫn lộn bởi thực tế, Úc đã có một hành trình đi cùng đường với Trung Quốc. Đại dịch đã khiến người ta tập trung suy nghĩ về việc phải làm gì. Đảng Cộng sản TQ dưới thời Tập Cận Bình tuyệt đối trở thành một đảng sùng bái nguyên tắc Lê-nin-nít đó là: Dò đường bằng lưỡi lê và nếu gặp phải bùn thì đâm tới, còn nếu gặp thép thì rút dao lại. Thiện chí hầu như không có tác dụng gì. Sự rụt rè yếu đuối sẽ càng khiến Bắc Kinh đòi hỏi sự phục tùng lớn hơn.

Từ cuộc chiến Covid-19 đến thương chiến: Úc tuyên bố ‘thoát ly Trung Quốc’

Tâm An

Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Canberra chính thức bắt đầu từ việc chính quyền Úc kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Điều này khiến Úc nhận phải “đòn trả đũa” về kinh tế từ Bắc Kinh, cuối  cùng nước Úc cũng đã nhận ra rằng con đường tốt nhất là... “thoát Trung”.

Trả đũa kinh tế Úc: bản chất ‘sói chiến’ của chính quyền Trung Quốc trong cuộc chiến Covid-19

Theo The Guardian, Trung Quốc coi Úc là “đạo quân tiên phong” trong việc cố ý cô lập, lên án và bôi nhọ Bắc Kinh, rằng mọi kế hoạch về cuộc điều tra được thiết kế và hậu thuẫn bởi Washington. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không ngần ngại sử dụng “cuộc chiến ngôn từ” với những lời dọa nạt về việc làm tổn hại lợi ích nền kinh tế Úc.

Thủ tướng Úc Scott Morrison nói chuyện với giới truyền thông tại một cuộc họp báo công bố ngày bầu cử tại Tòa nhà Quốc hội vào ngày 11/4/2019 tại Canberra, Úc. (Ảnh: Tracey Nearmy/Getty Images)

“Khách du lịch có thể có những suy nghĩ khác. Có lẽ phụ huynh của các học sinh cũng sẽ nghĩ rằng liệu nơi này, nơi mà họ thấy không thân thiện, thậm chí là thù địch, có thể là nơi tốt nhất để gửi con cái họ đến học. Và ngoài ra, có lẽ những người bình thường sẽ nghĩ tại sao họ nên uống rượu Úc hay ăn thịt bò Úc?”, Đại sứ Trung Quốc tại Úc là ông Thành Cánh Nghiệp đe dọa “trả đũa” Úc.

Vào tháng 5/2020, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thịt bò từ bốn lò mổ ở NSW và Queensland, đánh mức thuế 80% vào các nhà sản xuất lúa mạch của Úc. Cách thức “giết gà dọa khỉ” này được cho là phản ứng của Bắc Kinh đối với Úc, nhằm “răn đe” các quốc gia khác.

Vào ngày 21/5/2020, ông Hồ Tích Tiến, chủ bút Thời báo Hoàn Cầu tiếp tục đe dọa:

"Trung Quốc có đủ sức mạnh để làm tổn thương đến kinh tế Úc".

Úc phải lãnh chịu phản ứng hung bạo nhất từ Bắc Kinh, nhưng chính nhờ vậy người Úc có thể thức tỉnh và đồng lòng "thoát Trung", một bài học đáng chú ý cho các nước khác. Dân biểu đảng Quốc gia George Christensen đánh giá: "Với Úc kinh doanh là thương mại, còn với Trung Quốc mọi thứ đều là chính trị".

Ngoại trưởng Úc Marise Payne thẳng thắn cho biết Úc sẽ không chấp nhận các biện pháp trừng phạt kinh tế: "Bây giờ là lúc cần hợp tác toàn cầu. Sự minh bạch và trung thực về đại dịch này là rất quan trọng".

Bê bối chính trị tại bang Victoria, Úc và chuyện “Vành đai và Con đường”

Nguyễn Quang Duy

Những bằng chứng mua bán chức quyền vừa được báo The Age và Chương trình 60 Minutes của đài ABC phanh phui, khiến Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews phải sa thải một bộ trưởng, hai bộ trưởng xin từ chức và nhiều chính trị gia Đảng Lao Động tại Victoria đang bị cảnh sát và Ủy Ban chống tham nhũng điều tra.

Ban điều hành Đảng Lao Động toàn quốc phải đề cử 2 cựu chính trị gia có uy tín lãnh đạo một cuộc điều tra nội bộ, đồng thời trong vòng 3 năm tới các chi bộ tại Victoria mất quyền đưa người ra tranh cử.

Chính phủ bang Victoria (với 6,3 triệu dân) đã ký kết các biên bản nghi nhớ và hợp đồng riêng tham gia dự án "Vành đai và Con đường" với Bắc Kinh, và đang bị chính phủ Liên bang phản đối.

Điều này khiến dư luận, gồm nhiều cử tri Úc gốc Việt đặt câu hỏi rằng việc xảy ra tại bang Victoria có ảnh hưởng gì đến các ký kết với Trung Cộng hay là không?

Phe cánh trong Đảng Lao Động tại bang Victoria

Xin giải thích một chút về chính trị tại Úc.

Ở Úc đi bầu là bắt buộc và phiếu bầu được phân phối theo thứ tự ưu tiên (được gọi là two-party preferred vote) nên hầu hết các ứng cử viên hoặc của Đảng Lao Động hoặc của Liên minh Tự do Quốc gia sẽ thắng cử ở Hạ Viện và bên nào có nhiều dân biểu hơn sẽ đứng ra thành lập nội các.

Đảng Lao Động tại Victoria chia làm 2 cánh tả và hữu, cánh hữu chia làm 2 phe đối nghịch nhau, phe thiểu số ủng hộ đưa ông Daniel Andrews thuộc cánh tả lên làm Thủ hiến.

Những tài liệu vừa phanh phui cho thấy ông Adem Somyurek thuộc cánh hữu phe đa số mặc dù được thu xếp làm Bộ trưởng Bộ Chính quyền Địa phương, vì phe ông có đến 5,000 đảng viên nên rất coi thường Thủ hiến Andrews và muốn lật đổ ông.

“Branch stacking”

Với phương cách bầu cử nói trên các khu vực có đa số dân lao động và người sắc tộc thường là các đơn vị chắc chắn Đảng Lao Động sẽ thắng cử, các phe cánh ào ạt kết nạp đảng viên để có số phiếu cao nhất đưa người trong phe cánh ra tranh cử.

Nhiều đảng viên sắc tộc được kết nạp theo kiểu quen biết và chiêu dụ, nên đảng viên thường rất ít hiểu biết về chính trị, ngay cả tên dân biểu đại diện cho khu vực hay tên thủ hiến còn không biết.

Gian lận xảy ra khi các đảng viên được kẻ mối lái đóng niên liễm cho, hay sử dụng tên người không cư ngụ trong khu vực, hay thậm chí sử dụng tên người đã chết để ghi danh.

Các gian lận này chỉ xảy ra trong nội bộ Đảng Lao Động nên không bị luật pháp Úc kềm chế, ước tính ra có tới một phần tư số đảng viên Lao Động tại bang Victoria là đảng viên ma hay đảng viên không hề sinh hoạt.

Gần đây một số đảng viên Đảng Tự do tại Victoria cũng sử dụng “branch stacking” để đưa người ra tranh cử.

Nước Úc 'thoát Trung' thời viêm phổi Vũ Hán.

Nguyễn Quang Duy

Thời gian qua các nhà ngoại giao Trung cộng hung hăng tấn công bất cứ nước nào nghi ngờ về sự minh bạch và thành công của Trung cộng trong xử lý đại dịch do virus corona gây ra.

Thủ tướng Úc ông Scott Morrison lại đề nghị tiến hành điều tra về nguồn gốc và cách thức các quốc gia xử lý đại dịch, nên nước Úc lãnh chịu phản ứng hung bạo nhất, nhưng chính nhờ vậy người Úc mới thức tỉnh đồng lòng “thoát Trung”, một bài học đáng giá để chúng ta học hỏi.

Thế giới đồng thuận…

Theo báo The Australian, vào ngày thứ hai 18/5/2020 trong hội nghị của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), Úc cùng 136 nước khác trong số 194 các nước thành viên cùng đệ trình một Bản Dự thảo Nghị quyết mở cuộc điều tra.

Bản Dự thảo đã không bị bất cứ quốc gia nào phủ quyết, một việc chưa từng xảy ra trong bang giao quốc tế, nó nói lên sự chính đáng để có một cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra đại dịch, cách xử lý của từng quốc gia và rút ra bài học tránh thảm họa cho nhân loại.

So với ý tưởng ban đầu của Thủ tướng Scott Morrision, Bản Dự thảo có đôi chỗ thay đổi.

Úc đề nghị tiến hành một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), còn Liên minh Châu âu đề nghị cuộc điều tra sẽ do WHO chịu trách nhiệm, nhưng việc đầu tiên là phải điều tra cách xử lý đại dịch của chính cơ quan WHO.

Mặc dù Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình đồng ý tiến hành cuộc điều tra, nhưng Đại sứ Trung cộng tại Úc, ông Thành Cảnh Nghiệp tuyên bố cuộc điều tra “hoàn toàn khác” với những gì mà Chính phủ Úc mong muốn, nếu Úc xem kết quả tại Hội nghị Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) là minh chứng cho lời kêu gọi mở cuộc điều tra thì “chẳng khác gì một trò đùa”.

Trung cộng không biết đùa…

Vào cuối tháng 4/2020, Đại sứ Trung cộng ông Thành Cảnh Nghiệp đe dọa nếu Úc tiếp tục muốn điều tra, “nhân dân” Trung cộng không xem Úc là bạn hàng tốt, không uống rượu vang Úc, không ăn thịt bò Úc, không du lịch nước Úc và không cho con cái đến Úc du học.

Ông Nghiệp ám chỉ Trung cộng sẽ tẩy chay hàng hóa Úc, sẽ cấm dân uống rượu vang Úc, cấm dân ăn thịt bò Úc, cấm dân đi du lịch Úc và cấm dân cho con cái sang Úc du học.

Để chứng minh Trung cộng không biết nói đùa, tuần rồi họ tuyên bố ngưng mua thịt bò từ bốn hãng thịt của Úc, đồng thời đánh 80% thuế lên lúa mạch nhập cảng từ Úc, và hăm dọa ngưng nhập cảng nhiều mặt hàng khác.

Ông Hồ Tích Tiến, chủ bút Hoàn Cầu Thời báo, hôm 21/5/2020, nêu quan điểm cuộc điều tra “hoàn toàn khác” với những gì mà Chính phủ Úc mong muốn, và tiếp tục đe dọa “Trung cộng có đủ sức mạnh để làm tổn thương đến kinh tế Úc”.

Trung cộng từ chối trả lời đề nghị đàm phán thương mại từ phía Úc, một hành động được Dân biểu đảng Quốc gia George Christensen đánh giá:

“…với Úc buôn bán là thương mại còn với Trung cộng mọi thứ đều là chính trị.”

Tư bản Úc bán “xiềng” cho Trung Cộng “xích” nước Úc.

Nguyễn Quang Duy

Tư bản sẽ bán cho chúng ta sợi dây thòng lọng để treo cổ chúng”, Chủ bút Peter Hartcher của tờ The Sydney Morning Herald hôm 1/5/2020 trích câu nói của Lenin mở đầu bài bình luận “Tiền hay chủ quyền của chúng ta: Trung Cộng không cho chúng ta sự chọn lựa.”

Ông Hartcher áp dụng lời nói của Lenin vào trường hợp của nhà tư bản hầm mỏ Úc Andrew Forrest, đang nối giáo cho Trung Cộng bán đứng chủ quyền nước Úc: “Tư bản bán cho chúng ta quặng sắt để chúng ta rèn xiềng xích chúng lại”.

Điều tra nguồn gốc virus corona 

Virus corona giết chết hàng trăm người Úc và hơn 250 ngàn người trên thế giới, vì thế Chính phủ Úc mới kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập để hiểu rõ nguồn gốc của virus corona và nguyên nhân căn bệnh này bùng phát trên toàn thế giới.

Cuộc điều tra sẽ giúp nhân loại rút ra bài học, giúp tránh được những thảm họa có thể xảy ra trong tương lai, nhưng lại bị Trung Cộng phản đối, và hăm dọa trừng phạt kinh tế Úc.

Đại sứ Trung Cộng tại Úc, ông Cheng Jingye đe dọa nếu Úc tiếp tục muốn điều tra, thì nhân dân TQ sẽ không xem Úc là bạn hàng tốt, sẽ không uống rượu vang Úc, sẽ không ăn thịt bò Úc, sẽ không du lịch nước Úc và sẽ không cho con cái đến Úc du học!

Nói trắng ra, nếu Úc tiếp tục muốn điều tra thì nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh sẽ cấm dân uống rượu vang Úc, cấm dân ăn thịt bò Úc, cấm dân đi du lịch Úc và cấm dân cho con cái sang Úc du học.

Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại giao Úc bà Marise Payne tuyên bố việc Trung Cộng đe dọa kinh tế sẽ không ngăn cản được cộng đồng quốc tế điều tra về nguồn gốc và sự lan tỏa của virus corona, bởi:“…đây là nguy cơ toàn cầu mà trước đây chưa từng có, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế, và xã hội”.

Vì tiền bán chủ quyền đất nước…

Bắc Kinh tung tiền thao túng chính trị Úc

Nguyễn Quang Duy

 

Thấy bài viết có tên tác giả quen thuộc và tin cậy, chúng tôi quyết định đưa lên trang nhà. Nghĩ rằng đây là đề tài liên quan tới chủ đề về vấn đề Luật Đặc khu đang sôi động, để cùng tô đậm thêm chủ đề mà trang nhà cũng đã đăng một bài dẫn từ báo Dân trí về “lý do Malaysia đột ngột ngừng dự án đường sắt 20 tỷ USD với Trung Quốc”. Không ngờ, lại phát hiện rằng những bài báo nói về vấn đề Trung Quốc thao túng chính trị Úc đã là đề tài được chính các báo “quốc doanh” quan tâm khai thác từ lâu rồi.

Này là báo Tuổi trẻ ngày 6 – 6 – 2017 đã viết: “Chính quyền Úc đang cân nhắc thay đổi Luật Gián điệp, cấm tiệt các khoản quyên góp chính trị có nguồn gốc nước ngoài do quan ngại Bắc Kinh dùng tiền mua ảnh hưởng”; rồi cũng trên báo ấy, ngày 11 – 6 – 2017 đưa tin: Cơ quan tình báo Úc (ASIO) đã ra một báo cáo và danh sách khuyến nghị các đảng ở Úc cảnh giác trước các khoản quyên góp từ những cá nhân người Trung Quốc (kể cả công dân Úc gốc Hoa).

Ngày 22 – 2 – 2018 báo ấy lại cho biết: có một cuốn sách sắp xuất bản ở Úc với tựa đề “Trung Quốc đã biến Úc thành con rối như thế nào?”. Sách nêu rõ: hàng ngàn điệp viên Trung Quốc đang len lỏi từ Nghị trường đến Nhà thờ, trong cả các trường đại học và các cơ quan báo chí Úc…

Báo Mới.com ngày 14 – 2 – 2017 thì viết: “Các quốc gia phương Tây như Mỹ, Anh, Đức cũng đã từng bày tỏ mối quan ngại về các hoạt động gián điệp và tuyên truyền của Trung Quốc”. Đối với Úc, tuy là một nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu của Trung Quốc thì việc công khai lên án TQ có thể là một hành động mạo hiểm, nhưng ông Thủ tướng Malcolm Turbull vẫn phải nói: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, đối tác thương mại nổi trội của chúng ta không phải là đối tác an toàn”… (và báo này cũng còn nhiều tin về sự cảnh cáo của Thủ tướng Úc với những hành động “can thiệp chính trị trắng trợn” của TQ).

Điều khó tưởng tượng nhất là tờ báo Công an, tờ báo của lực lượng “còn đảng còn mình”, ngày 7 – 6 – 2017 cũng đưa những tin như: “TQ bị tố dùng tiền thao túng nền chính trị Úc. Trong khi Mỹ đang điều tra xem liệu Nga có can thiệp vào cuộc bầu cử năm ngoái (2016) hay không, thì tại Úc, truyền thông đang nóng lên với những tranh luận về mức độ ảnh hưởng của nước ngoài đến nền chính trị nước này. Trong đó TQ nổi lên là nghi phạm số một đứng sau can thiệp vào chính trường Úc”.

“TQ vung tiền đăng tuyên truyền Biển Đông trên báo Úc”.

“Úc là một ‘mục tiêu’ đăc biệt được TQ nhắm đến vì vị trí địa chiến lược của nước này ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”…

Các tờ báo thuộc dòng chính thống nói trên khai thác chủ đề đó với động cơ gì? Để chứng tỏ sự sắc sảo nhạy bén trong quan sát tình hình thời sự thế giới chăng? Hay muốn nhắn nhủ gì với lãnh đạọ Việt Nam một cách xa xôi bóng gió về nguy cơ TQ can thiệp chính trị trắng trợn thông qua những đồng tiền của các nhà tỷ phú cũng như chính phủ TQ? Bất cứ với động cơ nào đi nữa thì việc đó đáng ra cũng phải có chút tác dụng đối với những người cầm quyền nước ta chứ. Nhưng hình như không có tác dụng gì đáng kể. Không được như ở Úc hay Malaysia. Vấn đề ở đây là: Bất kể là Úc hay Malaysia, người ta có thể chế đa đảng, đảng này sai thì đã có đảng khác kiềm chế. Ông Thủ tướng này sai thì có ông Thủ tướng khác sửa ngay (đến như ông Mahathir Mohamad 92 tuổi còn trở lại chính trường để sửa lại sai lầm của ông Najib Razk). Nước người thì “nó lú chú nó khôn”. Nước mình thì nó lú mà nó lại không biết là mình lú. Chú cháu nhà nó hóa ra… cùng một duộc với nhau cả. Than ôi!

Bauxite Việt Nam

Tập Cận Bình lên nắm quyền với chiến lược dùng tiền ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế và xã hội từng quốc gia để từng bước khuynh đảo thế giới. Trong đó có cả việc họ tung tiền tài trợ cho các đảng chính trị tại Úc, mua chuộc các chính trị gia, giới khoa bảng, tài trợ truyền thông ảnh hưởng đến dư luận,… nói chung là lũng đoạn cả hệ thống chính trị ở Úc.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn