Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật giáo dưới chế độ cộng sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật giáo dưới chế độ cộng sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Cúng dường và thói đạo đức giả

Thái Hạo 

Phật giáo hiện nay ở Việt Nam đa số là theo Tịnh Độ, mà Tịnh Độ thì có lẽ ít ai không lấy Hòa thượng Tịnh Không làm thầy, coi như một bậc cao tăng thạc đức. Vậy hãy xem ông dạy thế nào về cúng dường.

Trong bài giảng về phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện, hòa thượng Tịnh Không nói: “Chiếu theo lời Phật, Bồ Tát giáo huấn, sửa đổi cho đúng cách nghĩ, cách nhìn, cách nói, cách làm lầm lạc của chúng ta, đó gọi là "cúng dường bằng cách tu hành đúng theo lời dạy". Cúng dường bằng hương, hoa, nước, trái cây chỉ nhằm biểu hiện lòng cung kính của chúng ta mà thôi, Phật, Bồ Tát chẳng cần đến những thứ ấy đâu!”.

Ông cũng nhiều lần nhắc nhở rằng, không nên cung phụng tu sĩ vì sẽ khiến họ sa đọa trong sự hưởng thụ. Cùng lắm là giúp họ miếng ăn, chỗ ở, miễn làm sao đủ để họ sống mà tu hành. Mang tiền của đến cúng cho sư mua ô tô, xây nhà đẹp, sắm điện thoại vertu là đang tạo nghiệp chứ không ích lợi gì cả. Phật cũng dạy, người tu phải “lấy khổ làm thầy”. Sướng đến mặt mũi phì nộn bóng nhẫy lên như bây giờ thì tu cái gì!

Phóng sinh và hệ sinh thái thuỷ sinh

Lê Anh Tuấn

Phạm Lan Phương

Giáo sư Lê Anh Tuấn từ Đại học Cần Thơ viết một bài nói về chuyện phóng sinh.

Ở phần sinh hoạt văn hoá địa phương, tôi không cảm thấy hành vi này phản cảm, vì tôi tin rằng những lựa chọn tập quán có thời gian dài tồn tại nên được tôn trọng ở mức độ nào đó.

Nhưng sự giàu có quá trớn của đám thầy chùa (hãy hỏi anh buôn xăng lậu, anh cần tiền hối lộ để đúc chuông chùa các thím ạ), và sự hào phóng quá lố của những đệ tử thành kính khao khát tiêu tiền để giải mớ nghiệp tụ vành môi mà họ tạo ra đã được chuyển hoá thành bầy bầy lũ lũ cá bị phóng sinh cuồng loạn như trong cái clip tôi quay.

Sáng đó tôi đếm được hơn chục thùng cá như vậy, cá đủ loại, cỡ to hơn bắp chân người lớn, lươn nhỏ, cá vàng, cá điêu hồng, rùa... rào rào bay xuống kênh.

Nếu ngày nào đó bạn trót ước mơ chiều lòng đức Phật và hào phóng vung tiền phóng sinh, xin hãy đọc bài thầy Tuấn viết dưới đây.

Thế kỷ 21 rồi, dư tiền quá cũng không nên tiêu một cách ngu ngốc.

Thế kỷ 21 rồi, làm thầy chùa vui lòng đi học phổ thông trước khi làm thầy, kẻo làm cả thế hệ con nhang nó ngu theo, đức Phật e sẽ không vui đâu.

Thảm kịch của Phật giáo Việt Nam dưới chế độ độc tài toàn trị

Việt Dương

Các thầy chỉ có hai con đường: Theo hoặc chống. Các thầy theo, chúng tôi tạo điều kiện cho sinh hoạt. Các thầy chống, chúng tôi còn đủ xe tăng thiết giáp đó.

(Mai Chí Thọ, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh nói với Hoà thượng Trí Thủ)

“Năm 2007, nhân dịp các anh Lê Quốc Quân và Phạm Hồng Sơn đi tù về, tôi có dịp ra Hà Nội làm việc, tiện thể ghé thăm các anh. Anh Quân quen ông Từ gác một ngôi cổ tự bên bờ Hồ Tây, nên rủ chúng tôi đến viếng cảnh chùa đêm trăng rằm. Sân chùa vắng lặng, bốn người ngồi đàm đạo thế sự dưới ánh trăng. Khoảng 10 giờ khuya, sư trụ trì chạy xe Honda Wave về, dựng chân chống giữa sân chùa. Ông Từ già nhìn ra bảo “Hắn đi chơi gái mới về đấy”. Ba chúng tôi trố mắt nhìn nhau không hiểu. Ông Từ chậm rãi giải thích, thì ra chú sư ấy, khoảng ngoài 30 tuổi, là sĩ quan an ninh được Giáo hội Phật giáo Việt Nam “thuyên chuyển” về làm trụ trì độ hai năm trước. Khi thấy chúng tôi vẫn ngồi lại, sư thầy ra giữa sân chống nạnh, căng mặt nhìn lườm lườm. Chúng tôi liền đứng lên dọn dẹp đi về. Song không còn kịp, vì sư thầy đã nổi nóng, lớn tiếng văng tục mắng chúng tôi ra rả, với những tiếng ĐM. Ông Từ bực bội, nên mắng lại chú sư: Đồ mất dạy! Chú sư nổi xung thiên, tóm ngay một cây gậy dài, rượt ông Từ già chạy vòng quanh sân, mồm tụng tiếp: ĐM, tao đập chết mẹ mày! Ba chúng tôi lật đật nhảy vào can…”

LS Lê Công Định

“Có thể nói, sư trụ trì các chùa làng chưa bao giờ hư hỏng như bây giờ. Hầu hết đại đức được bổ nhiệm về còn ít tuổi, học hành lởm khởm, đi tu như một cách kiếm sống, chứ ít người xuất phát từ niềm tin và sự ngộ đạo. Công việc đầu tiên của một sư thầy mới về chùa là đòi mua ô tô. Không hiếm trường hợp chùa nhỏ, dân địa phương nghèo, khó đáp ứng nhu cầu vật chất, sư bỏ tự, về Tỉnh hội Phật giáo đòi chuyển đi nơi khác. Sinh hoạt của thầy chùa thời @ cũng hiện đại, khác xa các bậc cao tăng tu khổ hạnh ngày xưa. Ăn chay là ví dụ một tháng đôi ba lần cho phải phép. Tôi đã chứng kiến một đại đức trụ trì chùa Q S, phường B “thụ trai” như thế nào (Thầy đã bị dân địa phương làm đơn đuổi khỏi chùa, nhưng không biết vì sao Thầy vẫn ở lại). Buổi sáng, một vãi già (có hôm là vãi non) ra quán gần đấy mua cho thầy tô phở bò. Buổi trưa và chiều, các bà phân công nhau nấu cơm, đương nhiên thức ăn phải có thịt cá. Còn bia thì vô tư, lúc nào trai phòng cũng trữ sẵn vài két. Thầy dùng xong, một phật tử rửa bát, còn cô vãi non pha nước dâng lên.

Nói tóm lại, việc đời thầy rất sành, nhưng việc đạo thì ít khi mó tới tay, trừ những lúc liên quan đến hòm công đức. Chẳng hạn giờ thỉnh chuông, đã có hai ông già thay nhau chấp tác. Viết sớ, giao cho bọn bợm nhậu, mặt mũi gớm guốc, xăm trổ đầy mình. Đó cũng là đám đệ tử ruột của sư mỗi khi thầy ra thành phố hát Karaoke hay đóng cửa tăng phòng đánh phỏm ăn tiền.

Vị đại đức này có cái đức đáng quý nhất là rất thích xem Video “tươi mát”, thích chơi phỏm và năng lui tới các quán Karaoke. Sư trẻ mà các vãi, nhất là vãi non lại quá “sùng đạo”, tranh nhau chăm sóc thầy, sinh ra bất hòa vì ghen tức, đến nỗi sân chùa trở thành nơi khẩu chiến thường xuyên giữa các nữ thí chủ”.

Nhà văn Đặng Văn Sinh 

Theo dõi tấn thảm kịch của Phật giáo Việt Nam dưới chế độ cực quyền, chúng tôi có một số nhận định, xin ghi lại như sau:

I. Về chính sách của Đảng Cộng sản

Theo một số tài liệu và căn cứ vào những sự việc cụ thể, có thể nói từ 1954 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hủy hoại Phật giáo theo hai chính sách: Thứ nhất là huy diệt và thứ hai là biến Phật giáo thành công cụ.

1. Chính sách hủy diệt

Với cơ chế chuyên chính vô sản, việc huỷ diệt Phật giáo đã được thực hiện triệt để ở miền Bắc sau 1954, và dưới cơ chế cải tạo xã hội chủ nghĩa, Phật giáo đã bị tiêu huỷ dễ dàng.

Trước hết là quản thúc hoặc giết những vị sư chống lại chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản . Sách Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 3 của Nguyễn Lang (Thích Nhất Hạnh) đã ghi lại:

- Hòa thượng Thích Mật Thể theo kháng chiến cho đến năm 1961 thì mất. Trong thời gian từ 1957 đến 1961, vì chống lại chính sách tàn phá Phật giáo của nhà nước Cộng sản , ngài đã bị quản thúc, cô lập hoàn toàn ở Hà Tĩnh và Nghệ An.

- Thiền sư Tố Liên, người có công rất lớn trong việc xây dựng và phát triển cơ sở Phật giáo miền Bắc, và Thiền sư Tuệ Tạng, Thượng thủ Giáo hội Tăng già toàn quốc, đã bị quản thúc, cô lập ở Nam Định.

- Thiền sư Vĩnh Tường, trụ trì chùa Thần Quang, Hà Nội, người đã đúc pho tượng bằng đồng lớn nhất Việt Nam, đã bị bức tử, phải uống át xít tự tử năm 1955 tại chùa Thần Quang.

“Phật giáo tại miền Bắc, từ năm 1954 trở đi đã chìm vào bề sâu. Không tạp chí Phật giáo nào được xuất bản, không Phật học viện nào được mở cửa thâu nhận học tăng, không có kinh sách nào được xuất bản, trừ bộ kinh Lăng nghiêm của cư sĩ Tâm Minh. Phật tử chỉ được tổ chức lễ mỗi năm hai kỳ: Ngày Phật đản và ngày Vu lan. Tăng sĩ từ 30 tuổi trở xuống đều phải cới áo hoặc để đi vào quân ngũ hoặc đi vào mặt trận sản xuất. Các Phật học viện không còn học tăng. Mỗi tự viện chỉ còn lại một hoặc hai tăng sĩ lớn tuổi. Những vị này phải dùng phần lớn thì giờ của mình để làm công việc canh tác sản xuất. Ruộng đất của chùa được hiến cho nhà nước để làm cách mạng xã hội. Giáo hội không còn tài sản nào để làm cơ sở hành đạo”.

Sách Việt Nam Phật giáo sử luận chỉ ghi được mấy vị cao tăng nổi tiếng, với ít nét về sự hủy diệt trên. Còn sự thực thì con số tăng ni bị hủy diệt chắc phải rất lớn. Vì theo sự chứng kiến tại chỗ của Hòa thượng Quảng Độ trong thời gian Hoà thượng bị lưu đày ở Thái Bình, được ghi lại trong sách Nhận định về những Sai Lầm Tai Hại của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Dân tộc và Phật giáo”, thì từ 1954, Cộng sản tiếp thu Hà Nội, đã hoàn toàn làm chủ miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra, bắt đầu thực hiện chủ nghĩa Cộng sản , nhất là sau cuộc đấu tranh giai cấp, cải cách tố khổ, thì ở nông thôn, việc phá đình chùa, miếu mạo không còn phải e ngại gì nữa. Nhiều đình chùa bị trưng dụng làm nhà kho chứa thóc lúa, nông cụ, hoặc phá đi để lấy gạch, gỗ để làm nhà kho, sân kho, nhà nuôi lợn của Hợp tác xã. Còn ở thành thị thì chùa được trưng dụng làm cơ sở sản xuất công nghệ, làm trụ sở uỷ ban, làm nơi hội họp, cũng có chỗ làm nhà chăn nuôi.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải (tác giả Bão táp triều Trần) đã tổng kết:

“Phải nói chính quyền đã có khá nhiều biện pháp cứng rắn trong lãnh vực này (tôn giáo) như cấm các hội lễ, phá chùa, đập tượng, dỡ bỏ hoặc ngăn cấm các đền thờ Mẫu, đưa đi cải tạo, bắt giam các người làm nghề bói toán, đồng cốt nhảm nhí... Đảng viên, đoàn viên phải từ bỏ các tôn giáo mình theo. Trong các gia đình phần lớn không còn bàn thờ tổ tiên. Các chùa chiền ở nông thôn nếu còn sót lại thì hoang phế, quạnh hiu, các điện thờ Mẫu ở các gia đình không được phép tồn tại. Các chùa chiền, đền miếu còn sót lại ở đô thị cũng vắng tanh vắng ngắt. Một số người già lui tới các nơi thờ phụng này, gần như là một sự lén lút. Tưởng như chúng ta đã triệt bỏ được tận gốc của vấn đề”. (Hoàng Quốc Hải: Văn hóa phong tục, Hà Nội, Văn Hóa Thông Tin, 2001, trg 435”.

Và trong một bữa ăn tại nhà của nhà thơ, Tiến sĩ sử Phan Lạc Tuyên năm 1982 (Sài Gòn), ông Hoàng Quốc Hải và học giả Đào Duy Anh đã cho biết ở miền Bắc sau 1954, việc tận diệt tinh thần duy tâm với việc phá bỏ đình chùa, miếu, nhà thờ... đã trở thành một thứ thành tích của mấy ông quan Cộng sản bí thư, chủ tịch của các tỉnh, huyện.

2. Chính sách biến Phật giáo thành công cụ.

Sau khi chiếm miền Nam và thống nhất đất nước, Đảng Cộng sản tiến hành việc thống nhất Phật giáo thành một tổ chức chính trị do Đảng lãnh đạo. Ông Đỗ Trung Hiếu, một cán bộ Cộng sản ở miền Nam, đặc trách về tôn giáo và là cán bộ chủ chốt trong công tác thống nhất Phật giáo năm 1981, trong bài “Thống nhất Phật giáo”, viết năm 1994 đã cho biết việc thống nhất Phật giáo là thống nhất Phật giáo của Đảng gồm Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam ở miền Bắc và Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước ở miền Nam với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tiến trình thống nhất gồm những việc sau:

1. Chính quyền ép buộc:

Với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chính quyền chủ trương tranh thủ Hoà thượng Thích Đôn Hậu, Chánh thư ký Viện Tăng thống, Hoà thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa đạo, Thượng tọa Thích Trí Quang, Viện Hóa đạo. Còn Thượng tọa Thích Huyền Quang, Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo, Thượng tọa Thích Quảng Độ, Tổng Thư ký Viện Hóa đạo, Thượng tọạ Thích Thiện Minh, Cố vấn Viện Hóa đạo cương quyết chống lại việc thống nhất theo ý Đảng, nên được gọi là thành phần cực đoan quá khích, sẽ dùng chuyên chính vô sản giải quyết.

Gọi là tranh thủ những người có thể tranh thủ, nhưng thực sự là chính quyền đã ép buộc. Việc này Đỗ Trung Hiếu chỉ nói mấy điều về chính sách và không nói việc ép. Còn trong bài bài nói chuyện với tăng sinh tại chùa Từ Hiếu ở Huế năm 2002, Thượng tọa Tuệ Sỹ cho biết:

“Tôi nói cái nguyên nhân khai sinh ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam và từ khi Giáo hội ra đời. Đó là thời kỳ rất căng thẳng. Lúc đó Hòa thượng Trí Thủ làm Viện trưởng Viện Hoá đạo, và có hôm đi họp về Ôn kể lại với tôi việc tiếp xúc chính quyền. Hồi đó Mai Chí Thọ làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chi Minh, và ông Mai Chí Thọ nói thế này: “Các thày chỉ có hai con đường: Một là theo, hai là chống. Các thầy theo, chúng tôi tạo điều kiện cho sinh hoạt. Còn các thầy chống, chúng tôi còn đủ xe tăng thiết giáp đó. Các thầy muốn chống thì chống đi!”. Hòa thượng nói: Theo, chúng tôi không theo, mà chống, chúng tôi cũng không chống. Nhưng họ nói không có con đường thứ ba. Rồi tới khi vận động thành lập thống nhất, Ôn rất căng thẳng. Dưới áp lực của Chính phủ, hoàn toàn Ôn không muốn làm. Ôn bảo muốn rút lui. Ôn không chịu nổi vấn đề này. Nhưng cuối cùng Hòa thượng Trí Thủ đã phải đi tiếp và thầy Tuệ Sỹ đã nhắc lại lời của Hòa thượng về việc Hoà thượng phải đi tiếp là: “Tôi sẽ chịu nhục cho mấy thầy làm việc”.

2. Chính quyền đẩy:

Với phương cách uyển chuyển và dùng sự liên hệ mật thiết của Đỗ Trung Hiếu với Hòa thương Trí Thủ (Mẹ của Hiếu đã qui y Hòa thượng Trí Thủ, và năm 1959, bị an ninh VNCH truy gắt, Hiếu đã được Hòa thượng cho nương náu ở Phật học viện Hải Đức, Nha Trang), chính quyền vận dụng Đỗ Trung Hiếu đẩy Hoà thượng Trí Thủ với những lời lẽ rất đẹp là việc thống nhất là sự nghiệp của chính các nhà sư. Đảng chỉ vạch đường và tạo điều kiện cho các nhà sư làm. Vì thế Hòa thượng Trí Thủ, Hòa thượng Đôn Hậu, Hòa thượng Trí Tịnh, Thượng tọa Minh Châu đã đứng ra thành lập Ban vận động thống nhất Phật giáo và Hòa thượng Trí Thủ đã được bầu làm Trưởng ban.

a. Thảo Hiến chương và thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Theo Đỗ Trung Hiếu thì sau khi thành lập Ban vận động Thống nhất Phật giáo, Hòa thượng Trí Thủ bàn bạc với Hòa thượng Trí Tịnh tiến hành soạn thảo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vì thế Hòa thượng Trí Tịnh đã cùng với Hòa thượng Mật Hiển, Thượng tọa Minh Châu và Từ Hạnh thảo Hiến chương ở chùa Vạn Đức, huyện Thủ Đức. Nhưng sự thật việc thảo Hiến chương theo Biên niên sử Gia đình Phật tử (1975-1998), Thị Nguyên cho biết là Mười Anh (Đỗ Trung Hiếu), Từ Hạnh và Ba Lực đã soạn thảo Hiến chương , được Trưởng ban Dân vận Trần Quốc Hoàn chấp thuận và chỉ đạo cho Trí Tịnh, Mật Hiển và Minh Châu đem về chùa Vạn Đức nhuận chính lại theo văn phong với sắc thái Phật giáo.

Từ đó bản Hiến chương mới có những câu sau ở lời nói đầu:

- Cũng như trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ngày nay do Hồ Chủ Tịch và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

- Cả nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam về mọi mặt quan hệ ở trong nước và nước ngoài.

- Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Chương II điều 4 thêm: Và tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Chương V điều 18 qui định hoạt động của Giáo hộigồm vào trong 6 ban một cách hình thức.

- Chương VI, từ điều 23 đến 26, 27 tổ chức Giáo hộiteo dần và cơ sở là tự viện, tịnh xá, niệm Phật đường, tức lấy chùa làm cơ sở chứ không phải lấy quần chúng phật tử làm đơn vị cơ sở của tổ chức Giáo hội.

Đỗ Trung Hiếu kết luận: Như vậy tinh thần của cụ Xuân Thủy được thể hiện trong bản Hiến chương này rõ rệt: Đạo pháp – Dân Tộc - Chủ nghĩa xã hội và cơ cấu tổ chức là hình tháp lộn ngược (Đỗ Trung Hiếu nói như vậy vì 2 năm trước Hiếu đã được Xuân Thủy chỉ đạo về nội dung và cơ cấu tổ chức Giáo hộithống nhất).

Như thế việc thảo Hiến chương , Hiếu làm dềnh dang, mô tả tính chất thiêng liêng: “Buổi khai bút trang nghiêm tại Thiền viện, lầu 3 chùa Vạn Đức, Hòa thượng Trí Tịnh, Mật Hiển, Thượng tọa Minh Châu, Từ Hạnh tắm gội tinh khiết. Toàn Thiền viện xông trầm thơm nức, ngập phòng trầm hương nghi ngút, bay quyện thiêng liêng. Tất cả qùi trước Đức Phật nguyện cầu và khai bút”.

Nhưng thật sự thì Đỗ Trung Hiếu đã lừa dối Hòa thượng Trí Thủ, nên cuối cùng mới có vấn đề là Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị Hiếu gặp Ôn Già Lam để thuyết phục theo hướng này (hướng của Đảng). Hiếu từ chối. Ông Nguyễn Quang Huy (Ban Tôn Giáo Chính Phủ) gặp Hòa thượng Trí Thủ và Ban vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam để đả thông. Tăng ni và phật tử trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phản ứng gay gắt. Hòa thượng Trí Thủ nói với Hiếu: Thống nhất theo kiểu này, tới cũng khó mà lui cũng khó. Hiếu lại dùng lời đẹp thuyết phục: Thực tế diễn ra có thể tốt đẹp hơn. Mấu chốt bây giờ là con người. Mình phải uyển chuyển.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn