Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật An ninh mạng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật An ninh mạng. Hiển thị tất cả bài đăng

Doanh nghiệp Mỹ gửi kiến nghị cho Thủ tướng Chính, quan ngại nghị định ‘mơ hồ’ về lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam

15/09/2022

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Phần đầu bức thư của đại diện các hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ gửi Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính ngày 9/9/2022. Photo AIC.

Đại diện các hiệp hội thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ và Liên minh Internet châu Á vừa gửi một thư chung đến lãnh đạo Việt Nam bày tỏ quan ngại về một nghị định mới nhất của Chính phủ, cho rằng quy định này với những điều khoản “mơ hồ”, không nhất quán với luật ra trước đó, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các công ty tại Việt Nam và làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung của nước này.

Thư chung đề cập đến Nghị định số 53/2022/ NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam “quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng (LANM) - đặc biệt lưu ý về yêu cầu lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh/văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Việt Nam bắt chước Trung Quốc kiểm soát Internet?

Justin Sherman 

Khánh Anh dịch

Luật an ninh mạng cho thấy Chính phủ của Việt Nam đang làm theo mô hình kiểm soát internet của Trung Quốc.

Vào ngày 1 tháng 1 năm nay, Luật an ninh mạng (ANM) có hiệu lực tại Việt Nam sau khi được thông qua tại Quốc hội Việt Nam vào tháng 6 năm 2018. Luật có một số yếu tố đáng lo ngại là cho phép chính phủ được xóa hoặc chặn quyền truy cập dữ liệu vi phạm luật ANM, và được hiểu là an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân”, cho phép chính phủ kiểm tra các hệ thống máy tính trên cơ sở cải thiện ANM; và hình sự hóa việc tuyên truyền chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói chung, luật ANM là nhằm tăng cường quyền giám sát hệ thống thông tin và truyền thông của chính phủ ở Việt Nam, chặn và xóa nội dung cũng như dữ liệu trực tuyến.

Không chỉ có một mình Việt Nam mà một số các quốc gia Đông Nam Á khác hiện đang thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát và điều chỉnh lĩnh vực này.

Trên thực tế, một số nhà phân tích đã so sánh luật ANM của Việt Nam với chế độ quản trị internet của Trung Quốc, thông qua kiểm soát, kiểm duyệt và giám sát internet. Freedom House xếp loại Trung Quốc là quốc gia có internet tệ nhất thế giới trong bốn năm liên tiếp. Việt Nam cũng ngang ngửa với Trung Quốc, nhưng có vẻ như Việt Nam đang bắt chước Trung Quốc kiểm soát internet.

Việt Nam có bắt chước Bắc Kinh không?

Chính phủ Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong việc kiểm soát chặt không gian mạng trong nước. Họ lên danh sách địa chỉ IP đen. Họ bắt buộc xóa nội dung internet đe dọa về chính trị, buộc một số loại dữ liệu phải được lưu trữ ở Trung Quốc. Bắc Kinh cũng khá tích cực trong các diễn đàn quốc tế để thúc đẩy mô hình quản trị internet này như một thứ chuẩn mực được chấp nhận trên toàn cầu.

Tất cả những đặc điểm này có thể được so sánh chung với một số quốc gia khác, chẳng hạn như Nga hoặc Iran. Ngoài ra, cách tiếp cận của Trung Quốc ít nhất có thể được coi là mục tiêu mà nhiều quốc gia khác nhắm tới.

Huawei: thử nhìn ngược lại Luật An ninh mạng Việt Nam

An Viên

Chiếc bánh Trung Quốc từng bị xâu xé bởi các cường quốc vào thế kỷ XIX, nay lại tái lặp vào thế kỷ XXI qua cuộc chiến tranh thương mại. Và Việt Nam sẽ sớm cũng phải trả giá trong tương lai, nếu tiếp tục nương theo hoặc theo đuổi cách ứng xử giống như Trung Quốc đã làm trong thời gian qua, trong đó có cả thi hành Luật An ninh mạng.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhgRakzjMYrS4bBeN9PpsBzFb80RKsfqFoYvB-pEpHoIdMxchQmoHSyEHodW1EZHztVzZoaUF8NQ7pO_be-dRVpu6Wj7Y81bkAqJ_nbQdOsWu0DSa_BXLQQbh219ff1lQ_4Gd6zuxjhmjY/s640/Unknown.jpeg

Huawei tiếp tục hứng chịu những tác dụng phụ của lệnh cấm từ Mỹ, khi mới đây nhất, doanh nghiệp này tiếp tục bị gạch tên ra khỏi Android Enterprise (danh sách thiết bị bảo mật cho doanh nghiệp).

Huawei - một tập đoàn tư nhân, nhưng là sân sau của đế chế công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Sự kết hợp giữa “quân sự - dân sự” được coi là chiến lược cấp quốc gia của Tập Cận Bình nhằm hiện đại hóa quân đội theo hướng tinh gọn, tiến tới hoàn thành “cơ bản việc hiện đại hóa quân đội vào năm 2035” như tuyên bố của Tập Cận Bình tại ĐH XIX của ĐCSTQ.

Huawei bị “đánh” toàn diện trên các mặt trận, gián tiếp tác động đến chiến lược của nhà lãnh đạo họ Tập.

Trong cuộc chiến lần này, theo một báo cáo mới nhất từ Reuters, 3/4 trong tổng số 250 doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc dự định sẽ rời nước này để chuyển hướng hoạt động sang Mexico và các nước Đông Nam Á, trong số đó có không ít doanh nghiệp công nghệ.

Mặc dù, trong một tweeter trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Trung Quốc đang chết dần vì bị đánh thuế và các doanh nghiệp sẽ rời sản xuất sang Việt Nam và các quốc gia Châu Á khác. Nhưng Việt Nam vẫn là một trong số nhiều lựa chọn được đặt ra, không phải là duy nhất.

Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc chiến, tuy nhiên, nếu cơ chế của Việt Nam đủ để hấp dẫn các doanh nghiệp Mỹ.

Một trong những đối tác lắp ráp sản phẩm lớn của Apple, Pegatron sẽ dời dây chuyền sản xuất sang Indonesia, thay vì Việt Nam. Câu chuyện nhân công, hạ tầng cơ sở được cho là trở ngại lớn trong việc lựa chọn Việt Nam của các doanh nghiệp sản xuất - công nghệ. Tuy nhiên, nếu thuần về công nghệ, thì trở ngại lớn nhất lại đến từ… Luật An ninh mạng.

Các công ty công nghệ lớn bị kiểm duyệt chặt chẽ hơn vì luật An ninh Mạng

Khánh Anh dịch
Khi Chính phủ Việt Nam đã không phật lòng với một trò chơi trên Google Play, trong trò chơi này người chơi có thể chiến đấu với các nhân vật được đặt tên theo tên các lãnh đạo Việt Nam, công ty công nghệ khổng lồ đã nhượng bộ.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjVhn68hFSX-tRxDJd0FePB7zMPgLV7CXI_oNF2cklNRx8uuFeElta3PTRjEncvRlcdpIcVRiPmQEe8Z83FrE5zJUZArxi83BJ5RcrpV0tJCs5ADOf0rEq-vVwv4UPxLVjd7lV21wqRO7Y/s640/maxresdefault.jpg

Trò chơi "Lấy lại Quê hương" bị cấm tại Việt Nam.

Ứng dụng này bị chặn truy cập tại Việt Nam, một trong những thị trường trực tuyến hứa hẹn nhất châu Á và là quốc gia mà các nhà lãnh đạo cộng sản từ lâu đã hạn chế tự do ngôn luận và chỉ trích Chính phủ.
Luật An ninh Mạng có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 và yêu cầu tuân thủ trong vòng một năm, thì những hạn chế sẵn có lại trở nên nặng nề hơn. Việt Nam có thể là một mô hình cho các chính phủ đàn áp khác về cách kiểm soát thông tin và đàn áp giới bất đồng chính kiến trực tuyến đồng thời tiếp tục phát triển một lĩnh vực công nghệ sôi động - với các nhà hoạt động lo ngại các công ty sẽ chọn tiếp cận thị trường béo bở thay vì những e ngại kiểm duyệt.
Mặc dù các văn bản hướng dẫn thực hiện luật chưa được ban hành, Luật An ninh Mạng sẽ không chỉ buộc các công ty như Google và Facebook xóa nội dung mà Chính phủ cho là xúc phạm mà còn phải lưu trữ dữ liệu ở tại Việt Nam. Ngoài ra, họ phải thiết lập văn phòng trong nước, điều mà họ không muốn làm vì sợ nhân viên phải chịu áp lực hoặc thậm chí bị bắt.
Kiểm soát nội dung internet và yêu cầu của Chính phủ trong việc giám sát rộng hơn các công ty công nghệ nước ngoài đang là xu hướng phát triển ở châu Á.
Ấn Độ gần đây đã bắt buộc lưu trữ dữ liệu trong nước và đang tìm cách mở rộng quy định cho các các công ty Mỹ, đặc biệt là WhatsApp, ứng dụng nhắn tin của Facebook.
Thái Lan đã thông qua dự luật an ninh mạng của riêng mình vào tháng trước, làm dấy lên những lời chỉ trích từ doanh nghiệp và các nhà hoạt động tự do dân sự.
Việt Nam, trong khi đó, vẫn là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực mặc dù có những hạn chế mới xuất hiện.
Năm ngoái Google và Temasek Holdings của Singapore đã ví nền kinh tế Internet của Việt Nam một con rồng đang được sổ lồng. Theo báo cáo, lập kế hoạch du lịch, truyền thông, thuê xe và thương mại trực tuyến đạt trị giá 9 tỷ đô la tại Việt Nam vào năm 2018 và dự kiến sẽ đạt 33 tỷ đô la Năm 2025.
Người ta lo ngại rằng những công ty công nghệ khổng lồ như Facebook và Google sẽ sẵn sàng tuân thủ các yêu cầu của Chính phủ để họ có thể duy trì sự hiện diện ở thị trường đang bùng nổ này.
Khác với Trung Quốc chặn truy cập toàn bộ Google và Facebook đồng thời tạo ra những các nền tảng Internet của riêng họ, Việt Nam đã chọn từ từ áp dụng các quy định về quản lý công ty công nghệ.

Chuyện gì đang xảy ra với tự do ngôn luận ở Việt Nam?

Ánh Liên

Không có nhiều người đủ sự can đảm để đối diện với áp đặt quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam khi án tù, bắt cóc, truy nã, thậm chí tăng nặng hình phạt gần đây đã gieo một nỗi lo sợ về thực thi quyền tự do ngôn luận.

Nhà nước Việt Nam dường như đang cố gắng sao chép mô hình kiểm soát internet của Trung Quốc vào Việt Nam, và điều này càng xác đáng hơn khi Facebook trở thành một ‘trận địa mới’, theo lời người đứng đầu Ban Tuyên giáo TW - ĐCSVN.

Cắt giảm quyền tự do, giữ chặt quyền độc tôncông lý đang khiến không gian xã hội dân sự Việt Nam trở nên ngột ngạt.

Livestream - tính năng truyền trực tiếp từ Facebook giúp không ít người dân ‘bóc phốt’ các quan chức, hoặc đội ngũ nhân viên nhà nước nhũng nhiễu, quan liêu. Nhưng đồng thời nó cũng là cái gai trong mắt không ít chủ thể này. Mới đây, Chính quyền Tp. Hà Nội cấm công dân quay phim, chụp ảnh, ghi âm nơi tiếp dân khi chưa được cho phép (mặc dù sau đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lên tiếng chỉnh đốn lại: Tiếp dân cũng phải ghi âm, ghi hình, hỏi cung cũng vậy, quy định như thế để đảm bảo quyền con người).

‘Quyền giám sát đang bị bóp nén lại, và nó sẽ tiếp tục bóp nén’, Thu Hương - một người hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy cải cách hành chính tại Hà Nội cho biết.

‘Sẽ khó tránh trạng thái quan liêu hay tham nhũng nếu như tước đoạt công cụ hỗ trợ quyền giám sát của người dân’, Thu Hương nhấn mạnh.

Câu chuyện của Tp. Hà Nội là một trong nhiều những hình thức ‘cấm’ mà phía chính quyền ban hành dưới lớp từ đẹp đẽ ‘bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, văn hóa ứng xử’.

Và cũng như vậy, ở cấp cao hơn - Quốc hội Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng, với khẳng định là nhằm chống khủng bố và gián điệp trên mạng internet. Nhưng ai cũng hiểu, là Hà Nội muốn kiềm soát con ngựa mà họ cho là bất kham, con ngựa thách thức tính chính danh, tính thiêng của chính thể - mạng xã hội.

Facebook, nơi có hơn ½ dân số Việt Nam đang sử dụng đã thoát ly từ chia sẻ cá nhân thành một diễn đàn bày tỏ quan điểm rộng lớn, nơi mà sự chỉ trích và phản biện đối với những chính sách, chủ trương Nhà nước Việt Nam nhảy theo từng giây một. Thậm chí vào năm 2014, Facebook trở thành một sàn đấu chính trị, nơi mà các nhóm ứng cử viên ĐBQH độc lập sử dụng để vận động cử tri. Một cử chỉ hiếm hoi ở các nước Cộng sản trong bầu cử.

Cái nhìn của ký giả ngoại quốc về Luật An ninh mạng

Luật ANM kiểu Stalin của Việt Nam có hiệu lực khiến các nhà tranh đấu trên mạng và các nhóm tranh đấu quyền hạn lo ngại - Euan McKirdy (CNN)
VNCH Ngọc Trương (Danlambao) dịch 



Luật An ninh mạng (ANM) của CS Việt Nam bắt đầu áp dụng ngày 1 tháng Giêng 2019. Euan McKirdy, Chủ bút trang nhà của Cable News NetWork (CNN), có bài tường trình ngày 2 tháng Giêng, 2019: Luật ANM kiểu Stalin của Việt Nam có hiệu lực khiến các nhà tranh đấu trên mạng và các nhóm tranh đấu quyền hạn lo ngại.
---
Người ủng hộ tự do ngôn luận, các nhóm tranh đấu cho quyền hạn, báo động rằng khi luật ANM Việt Nam được áp dụng, ký giả thường dân, các nhà viết blog sẽ dễ dàng bị bắt bớ.
Truyền thông chính phủ cho biết từ 1 tháng Giêng 2019, theo luật này - chỉ trích chính phủ là hình tội, các công ty internet buộc phải lưu trữ tại địa phương dữ kiện về người sử dụng và giao nộp cho chính phủ không cần lệnh của tòa án.
Trong bài viết dọn đường cho luật nói trên được ban hành, truyền thông công quyền mô tả bộ luật gồm 7 chương: "bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự xã hội và an toàn trên mạng lưới cũng như bảo đảm trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân".
Diễn văn đầu năm của Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng CS nói: "Phải tăng cường mọi nỗ lực của khối thông tin để tạo sự 'đồng thuận xã hội'. Ai lạm dụng tự do thông tin và ngôn luận, gây nguy hại cho quốc gia và các công dân phải bị trừng trị thích đáng".

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh bị chỉ trích do không lên án luật An ninh mạng VN

RFA - 2019-01-03


Ông Mark Field, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương. AFP

Ông Mark Field, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bị chỉ trích vì không lên án luật An ninh mạng có hiệu lực một ngày trước khi ông này đến thăm Việt Nam.
Mạng báo The Guardian đưa tin hôm 2/1/2019.
Theo mạng báo này, ông Mark Field đã đến Việt Nam vào sáng thứ Tư, ngày 2/1/2019 và gửi một tweet nói rằng tự do truyền thông “sẽ giúp Việt Nam nhận ra tiềm năng to lớn của đất nước”. Đồng thời ông cũng nói với báo chí Việt Nam rằng Anh Quốc sẽ tăng cường quan hệ ngoại giao với nhà nước độc đảng này sau khi London rút ra khỏi Liên Minh Châu Âu (Brexit).
Ông Field cũng cho biết Vương quốc Anh sẽ tăng cường hợp tác về an ninh mạng với Việt Nam. Kể từ năm 2015, Anh đã bán cho Việt Nam gần 5 triệu bảng các thiết bị viễn thông có công năng ‘nghe lén’.
Cũng theo The Guardian, ông Andrew Smith, phát ngôn viên của Chiến dịch chống buôn bán vũ khí cho rằng các thiết bị viễn thông ‘nghe lén’ đặc biệt “nhạy cảm” khi vào tay các quốc gia độc tài.
Lên tiếng về các bình luận của ông Field, ông Phil Robertson, phó Giám đốc Phân Ban Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), cho biết không có cơ sở chắc chắn nào để tin rằng Việt Nam sẵn sàng chấm dứt đàn áp tự do ngôn luận và xã hội dân sự. Ông nói rằng trong thực tế ở Việt Nam không tồn tại tự do báo chí vì chính phủ kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông trong nước. Mạng xã hội là nơi thể hiện tự do thông tin nhưng luật An ninh mạng lại được sử dụng như một công cụ để truy tố những người lên tiếng trên mạng xã hội.
Ông nói rằng Vương quốc Anh nên công khai yêu cầu hủy bỏ luật An ninh mạng và đảm bảo rằng không có chương trình nào của chính phủ Anh có thể để tạo điều kiện cho việc đàn áp tự do internet.
Trong khi đó, một viên chức Bộ Ngoại giao cho biết hôm 2/1, ông Mark Field có đưa ra vấn đề tự do truyền thông bao gồm những lo ngại cụ thể về luật mới với phía Việt Nam. Ông cũng gặp gỡ các chuyên gia và nhà hoạt động để thảo luận về vấn đề này tại Hà Nội trong cùng ngày.

Nhóm SAVENET xuất bản cẩm nang về luật An ninh mạng: “Có tri thức sẽ không sợ hãi nữa!”

RFA


Hình minh họa. Màn hình vi tính với một nội dung về Luật An ninh mạng của Việt Nam Photo: RFA

Ngày 1-1-2019, luật An ninh mạng Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành, cùng khoảng thời gian đó, nhóm SAVENET cho xuất bản trên mạng Internet cuốn cẩm nang “Luật An ninh mạng: Những điều cần biết” (https://savenetvn.net/wp-content/uploads/2019/01/SaveNET-CamNangLuatAnNinhMang-NhungDieuCanBiet.pdf?fbclid=IwAR3-iGccSf120a8spvN297gUBAGWekTxR9JNB6LZNP09zdFttS9GjtS8hJc) mà theo người đại diện nhóm này cho biết là để người dân “không còn cảm thấy sợ hãi nữa”.
Theo cô Nguyễn Vi Yên, đại diện nhóm SAVENET, những đồn đoán gần đây cho rằng “bất cứ ai lên tiếng chỉ trích chính quyền trên mạng xã hội khi có luật An ninh mạng đều dễ dàng bị bắt bớ và xét xử” là không có căn cứ.
Những đồn đoán gần đây cho rằng “bất cứ ai lên tiếng chỉ trích chính quyền trên mạng xã hội khi có luật An ninh mạng đều dễ dàng bị bắt bớ và xét xử” là không có căn cứ.
“Xưa nay họ đã có đủ luật để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến rồi, thì nếu có thêm luật An ninh mạng đi chăng nữa với điều 8 và điều 16 thì nó chỉ có thêm phương tiện để việc đàn áp trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn chứ không có nghĩa là làm cho việc đàn áp “trở nên trầm trọng hơn rất nhiều” như mọi người đồn đoán,” cô Vi Yên nói với Đài Á Châu Tự Do.
Mời khán thính giả của RFA đọc toàn bộ cuộc phỏng vấn với cô Nguyễn Vi Yên - đại diện nhóm SAVENET để nói về cuốn cẩm nang dày 90 trang này và các vấn đề xoay quanh Luật An ninh mạng.

Luật ANM: cản trở chính với người dân hay doanh nghiệp?



Giới khởi nghiệp công nghệ Việt Nam có lẽ sẽ chịu tác động nhiều của Luật An ninh mạng, theo Luật sư Trần Quốc Hải. STR/GETTY IMAGES

Một luật sư từ Hà Nội cho rằng Luật An ninh mạng (ANM) sẽ gây cản trở lớn nhất cho các công ty khởi nghiệp, trong lúc đại diện nhóm Save NET có quan điểm chính người dân sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất của luật này.
Luật An ninh Mạng, được quốc hội Việt Nam phê duyệt hồi tháng 6/2018, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Trả lời BBC hôm 31/12, Luật sư Trần Vũ Hải bình luận Luật ANM "chưa chắc đã điều chỉnh mạnh mẽ mạng xã hội" mà có lẽ là "đánh vào giới khởi nghiệp doanh nghiệp là chính".
Cô Nguyễn Vi Yên, một thành viên sáng lập của nhóm Save NET cho rằng "ảnh hưởng lớn nhất của Luật ANM sẽ là đối với người dân".
Cô cho biết một nhóm các luật sư và chuyên gia luật cùng các thành viên của nhóm Save NET đã hoàn thành biên soạn cuốn cẩm nang "Luật An ninh mạng - Những điều cần biết" và sẽ được công khai vào đúng ngày Luật ANM có hiệu lực.
Vài ngày trước, Hội nhà báo Việt Nam vừa công bố "Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam", áp dụng cho cả nhà báo có thẻ và "chưa được cấp thẻ", những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói chung.
Theo bộ quy tắc có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, các nhà báo Việt Nam, nhóm nghề nghiệp đóng vai trò tạo dư luận và cầu nối giữa truyền thông và người dân, bị yêu cầu được làm và không được làm một số việc cụ thể trên mạng xã hội.
"Tuy người dân có thể tự điều chỉnh đôi chút, sự điều chỉnh lớn nhất rất đáng tiếc lại là chính từ các nhà báo trên mạng xã hội. Theo tôi đây là một sự sai lầm lớn của chính quyền khi các nhà báo mất vai trò dẫn dắt nhất định. Sẽ có các cây bút khác nổi lên," Luật sư Trần Vũ Hải nhận định.

Trong năm 2019, chúng ta sẽ thấy có một sự chuyển đổi bất ngờ và lý thú trên mạng xã hội Việt Nam.
Luật sư Trần Vũ Hải

Ông tiên đoán rằng các cây bút trên mạng xã hội vào năm 2019 sẽ trở nên khôn ngoan hơn.
"Một mặt họ tự điều chỉnh và viết sắc nét hơn, nhưng cũng khó bắt bẻ được. Mặt khác họ cũng sẽ chưa bị Facebook hay Google "bán mình".
"Trong năm 2019, chúng ta sẽ thấy có một sự chuyển đổi bất ngờ và lý thú trên mạng xã hội Việt Nam. Còn đến năm 2020 thì chúng ta phải chờ xem liệu nhà nước Việt Nam có bắt buộc cưỡng chế được Facebook và Google được không".
"Thực ra Luật ANM chưa chắc đã điều chỉnh mạnh mẽ mạng xã hội như người ta tưởng tượng ra mà có lẽ là đánh vào giới khởi nghiệp doanh nghiệp là chính", ông bình luận tiếp.
"Luật ANM đưa ra những căn cứ pháp lý trước đây mơ hồ thì hiện nay những lực lượng khác nhau của an ninh sẽ có căn cứ để cho rằng họ có quyền can thiệp vào những hoạt động kinh doanh của giới công nghệ. Đó là điều đáng tiếc nhất".


Cô Nguyễn Vi Yên, một trong các thành viên của nhóm SaveNET. FACEBOOK NGUYEN VI YEN

Cô Vi Yên từ nhóm SAVENET nhận định rằng ảnh hưởng của Luật ANM đối với những người bất đồng chính kiến là cao nhưng sẽ chưa phải là quan trọng nhất vì "từ trước đến nay chính quyền Việt Nam đã có đủ luật để xử lý bất đồng như Điều 109 hay Điều 117 của Bộ luật Hình sự mới".
"Khi Luật này cho phép Bộ Công an nắm bắt những thông tin về sở thích, sở trường, quan điểm chính trị của người dân, nó không chỉ là vấn đề can thiệp quyền riêng tư mà còn reo rắc nỗi sợ len lỏi vào ý nghĩ của chúng ta.

"Khi Luật này cho phép Bộ Công an nắm bắt những thông tin về sở thích, sở trường, quan điểm chính trị của người dân, nó không chỉ là vấn đề can thiệp quyền riêng tư mà còn reo rắc nỗi sợ len lỏi vào ý nghĩ của chúng ta.
Nguyễn Vi Yên, Thành viên nhóm Save NET

"Đó là điều nguy hiểm khi nó khiến cho người dân phải tự kiểm duyệt mình," cô Vi Yên nói với BBC hôm 27/12 từ CH Czech.

Liệu Google và Facebook có hợp tác với chính quyền Việt Nam?

Theo Luật sư Trần Vũ Hải, hai tập đoàn Facebook và Google "không có cơ sở gì để họ hợp tác với chính quyền Việt Nam để xử lý các cây bút trên mạng", ít nhất là trong năm 2019.
Ông cho rằng các hãng này còn quan tâm liệu Việt Nam có thực hiện đúng các công ước quốc tế mà Việt Nam tham dự hay không.


Facebook và Google là các tập đoàn công nghệ có mạng xã hội được nhiều người dùng ở Việt Nam. LEON NEAL

Ngày 13/12, tờ The Financial Times có bài viết đưa tin Google, Facebook cùng các tập đoàn đăng bài viết khác đã thúc giục Việt Nam gỡ bỏ yêu cầu các tập đoàn này phải lưu trữ dữ liệu trong nước.
"Chỉ ít ngày trước khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, Google, Facebook và các tập đoàn công nghệ khác đã thúc giục Việt Nam gỡ bỏ yêu cầu các tập đoàn này phải lưu trữ dữ liệu trong nước, trong lúc Hà Nội cùng tham gia gây sức ép toàn cầu lên quyền lực của những gã khổng lồ internet của Mỹ.
"Thông qua Liên minh Internet châu Á (Asia Internet Coalition), tổ chức vận động hành lang khu vực, các hãng này cho rằng yêu cầu nội địa hóa dữ liệu sẽ kìm hãm đầu tư, gây hại cho tăng trưởng kinh tế và làm tổn hại tới cả các công ty nước ngoài lẫn trong nước có hiện diện trực tuyến".

KHÔNG THỂ SỢ NHỮNG GÌ TA ĐÃ QUÁ KHINH BỈ

Phạm Đoan Trang

Ngày 1/1/2019 đánh dấu ngày có hiệu lực của (cái gọi là) luật An ninh mạng.

Có thể đâu đó sẽ có một bộ phận facebooker lao xao vì sợ bị kiểm soát, bị bắt vì luật này. Còn với tôi thì 1/1 đơn giản là một ngày đầu năm mới.

Tôi chẳng tin cái đảng ăn tàn phá hại này và bộ máy công an của nó sẽ bịt được miệng chúng tôi, bởi vì nhiều lý do:

1. Tự do có nguyên tắc là một khi đã tồn tại và “gây nghiện” rồi thì rất khó bị tiêu diệt. Nếu muốn nhồi sọ, bịt miệng bịt mắt dân tuyệt đối, nhà cầm quyền phải cấm mạng Internet ngay từ đầu. Còn đến lúc này, khi người dùng Việt Nam đã quen với Internet và mạng xã hội, đã nghiện, bắt họ trở về trạng thái câm mù điếc như trước kia là điều bất khả thi.

2. Với năng lực quản lý tồi tàn của mình, nhà cầm quyền độc tài chẳng hy vọng làm được cái gì triệt để. Hơn thế nữa, cõi mạng toàn cầu không phải cái ao làng để chúng thích chọc nước đá bèo lúc nào cũng được. Thực tế là Việt Nam đâu phải Trung Quốc, có muốn làm giá với nhà đầu tư trên thế giới thì cũng nên xem lại nhan sắc mình. Google, Facebook và các công ty cung cấp dịch vụ khác chẳng có lý gì phải cúi đầu thúc thủ để nhà nước Việt Nam “mang về để dưới chân mình”.

3. Đảng Cộng sản giờ đây đã hiện nguyên hình là một lũ người tăm tối, ngu muội, đang phè phỡn trong thứ quyền lực mà chúng cướp được của nhân dân, và đang vẫy vùng trong quyền lực ấy vào những năm tháng giãy chết của chúng. Những người nào vốn sợ tà quyền thì đã sợ rồi. Còn những người nào vốn đã không sợ thì càng chẳng có lý do gì để sợ những kẻ họ đã quá khinh bỉ.

Hãy sống trong sự thật!

Nguyễn Quang A

Sợ quái gì 14 điểm này của Luật An Ninh Mạng, cảnh sát tư tưởng đừng có doạ dân!!

1) Ta KHÔNG vận động, lôi kéo… để GÂY RỐI, CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ,…. mà CHỈ vận động, lôi kéo,… để NÓI LÊN SỰ THẬT và phản đối SỰ BẤT CÔNG, bọn THAM NHŨNG, bọn LẠM QUYỀN,…

2) Ta KHÔNG xúc phạm DANH DỰ, UY TÍN của bất cứ ai khác, ta CHỈ nói SỰ THẬT.

3) Ta KHÔNG đưa tin BỊA ĐẶT, SAI SỰ THẬT, ta CHỈ đưa SỰ THẬT và vạch mặt bọn DỐI TRÁ.

4) Như 3 với các sản phẩm.

5) Như 3 với các loại nêu ở đó.

6) Như 3, chỉ nêu SỰ THẬT

7) Bí mật NHÀ NƯỚC chỉ có quan chức mới có, ta đâu biết. Nếu đưa lại thông tin của bọn chúng nhớ dẫn nguồn nghiêm chỉnh kẻo bị vạ lây, vì chúng là nguồn fake news lớn nhất.

8) Như 7);

9) Ghi âm, ghi hình khi đối thoại với cảnh sát, quan chức là ghi CÔNG KHAI, chẳng cố ý gì cả!

10) Chỉ đăng SỰ THẬT chẳng sợ quái gì!

Sự thụt lùi của một quốc gia dưới bộ Quy tắc sử dụng mạng xã hội

Kiều Phong

Ngày 25/12/2018, Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố Quy tắc sử dụng mạng xã hội của nhà báo với những quy định siết chặt việc sử dụng trong việc đưa các thông tin lên mạng xã hội, xử lý nghiêm những tác giả viết những bài bị cho là trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Luật này đưa ra đúng 7 ngày, tức là tròn 1 tuần trước năm mới dương lịch 2019. Có thể nói rằng Bộ quy tắc sử dụng mạng xã hội là “sứ giả dọn đường” cho luật An ninh mạng sẽ đến vào ngày 01/01/2019. Cả hai bộ luật đều hết sức mơ hồ, đều là chơi chữ. Cách đây không lâu, kỹ sư tin học nổi tiếng Dương Ngọc Thái đã viết thư gửi các nhà ban hành Luật an ninh mạng ở Việt Nam, gọi họ là những người bảo vệ an toàn kỹ thuật số bằng ngôn từ, thay vì bằng những thuận toán, bằng những dòng lệnh như ở các nước phương Tây tiên tiến về kỹ thuật.

Quy định này được nhiều người dân cho rằng được đưa ra chỉ để che đậy những cái xấu, đừng đưa những bê bối của vua quan Việt Nam lên mạng xã hội, làm mất hình ảnh của họ.

https://1.bp.blogspot.com/-wTTZAmSWCXc/XCNNu7jMU9I/AAAAAAAAADA/5jW2qlVuYCcOraAe6a8i_NRvm_ig6ZcSQCLcBGAs/s400/47367530_734213676939414_4011142856214315008_o.jpg

Ảnh minh họa

.

Chi Dương Thị Quyên, một công dân nhận xét: “Một con người biết phục thiện và nhìn nhận sai lầm thì mới tiến bộ. Một chế độ không biết nhận sai thì đó là một chế độ không trong sạch, không minh bạch, và như thế sự thụt lùi của một quốc gia dưới chế độ đó sẽ là điều tất yếu !”

Sự thật nào về 'Úc ra luật an ninh mạng, đòi quyền truy vấn cơ sở dữ liệu Facebook, Google'?

Ánh Liên 

Nhiều báo trong nước đưa tin về việc Úc vừa thông qua một đạo luật cho phép cơ quan chức năng có thể truy cập vào các tin nhắn bị mã hoá của người dùng, điều mà từ trước đến nay Google, Facebook hay Apple vẫn luôn phản đối. Cũng theo các báo nhà nước, Đạo luật này vừa được cơ quan lập pháp Úc thông qua vào ngày thứ 5 vừa qua. Theo các nhà lập pháp, quy định này là điều thiết yếu để duy trì an ninh quốc gia và là một công cụ quan trọng của chính quyền trong cuộc chiến với chủ nghĩa khủng bố.

Điều này vô tình dẫn đến một sự hiểu lầm sơ đẳng là việc thông qua dự luật An ninh mạng Việt Nam cũng nằm trong tiến trình quốc tế và nó hoàn toàn là một công cụ như các nước phương Tây. Hoặc không có sự khác nhau giữa Luật an ninh mạng Úc và Luật an ninh mạng Việt Nam.

clip_image002

Các cơ quan thực thi pháp luật Úc đã được trao quyền hạn mới để ngăn chặn các liên lạc được mã hóa trên các ứng dụng như Signal, Whatsapp và Wickr. Ảnh: Phil Noble / Reuters

Trên một số trang như Cùng Troll Phản Động dùng tin này để châm biếm những người phản đối Luật an ninh mạng Việt Nam.

Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.

Cái mà Úc vừa thông qua là Luật chống mã hóa (chứ không phải Luật an ninh mạng như một số tiêu đề báo đã đưa) nhằm vào các phương tiện nhắn tin OTP như Whatsapp, Telegram, Signal,… Những công cụ mà chính quyền Úc cho rằng, chính nó đã hỗ trợ gián tiếp cho các hoạt động khủng bố nước này. Gần nhất là trong tháng 11.2018, 1 người thiệt mạng và 2 người bị thương trong một cuộc tấn công khủng bố tại khu phố trung tâm thuộc thành phố Melbounre (Úc).

Việc ra Luật mã hóa (encryption laws) là nhằm tập hợp các công cụ dự liệu thực thi cần thiết để ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố xảy ra gần đây trên nước Úc. Chứ không nhằm vào mục đích ngăn chặn quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của người dân. Chính vì thế, dự luật này được sự ủng hộ của cả 2 đảng lớn ở Úc là Công Đảng Úc và Liên minh Tự do.

Ngoài ra, việc thi hành luật chống mã hóa này giả sử tiến hành trong thực tế, thì nó chịu sự chi phối của nền tư pháp độc lập của Úc, nhằm hạn chế sự lạm quyền dựa trên luật của chính quyền. Đồng nghĩa, luật sẽ không nhằm xâm phạm 1 phần tự do của công dân để đảm bảo an ninh của 1 đảng, mà hoàn toàn dựa trên an ninh quốc gia. Bởi an ninh quốc gia của Úc được hiểu là an ninh bao trùm nước Úc nằm bảo vệ người dân.

Còn an ninh Việt Nam thì sao? Khái niệm an ninh của Việt Nam lại chính là an ninh của Đảng cầm quyền (duy nhất – được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp và Điều 4 Luật an ninh mạng), trong đó, đề ra nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng Việt Nam là 'đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam'. Nói một cách khác, Luật an ninh Việt Nam có thể tìm kiếm những người phản đối lại chính sách, chủ trương hoặc thực thi một quyền dân sự - chính trị (mà Nhà nước Việt Nam gắn đó là 'chống lại chính quyền nhân dân), trong khi đó – luật của Úc lại nhằm tìm kiếm các phần tử khủng bố đe dọa mạng sống của người dân.

Một quốc gia, người dân có thể chấp nhận sự cắt bớt sự tự do của mình để đảm bảo an ninh cho chính bản thân và cộng đồng khi mà đó là an ninh bao trùm thay vì an ninh có chọn lọc. Và nó không ngăn cản các quyền dân sự, chính trị được Hiến pháp bảo vệ.

Google và Facebook kêu gọi Việt Nam sửa Luật An Ninh Mạng

Nhóm sinh viên người Việt Nam trong cuộc thi tin tặc SECCON ở Tokyo hồi năm 2015. (Hình minh họa: Toru Yamanaka/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Các công ty kỹ thuật như Google và Facebook đang kêu gọi Việt Nam bỏ đi điều kiện bắt các công ty này phải chứa dữ liệu trong nước.

Theo Financial Times, Google, Facebook và nhiều công ty kỹ thuật khác, được Liên Minh Internet Á Châu (AIC) đại diện, cho rằng điều kiện bắt chứa dữ liệu trong nước sẽ làm hại đến sự phát triển kinh tế và sẽ làm hại đến các công ty của Việt Nam hay Mỹ có sự hiện diện mạnh trên mạng.

Nhiều quốc gia ở khắp thế giới đang tìm cách điều khiển sức mạnh trên thị trường của các công ty như Google, Facebook và chặn sự xâm phạm thông tin cá nhân do các công ty này gây ra.

Trong năm 2018, Khối Liên Minh Âu Châu (EU) phạt Google 4,3 tỷ euro vì lợi dụng sức mạnh trên thị trường của hệ thống Android.

Đến Tháng Mười Hai, Úc cho rằng Google gần như độc quyền trong lĩnh vực các hệ thống tìm thông tin trên mạng. Ngoài ra, các nhà lập pháp của Mỹ và Anh Quốc đang xem xét cách Facebook xử lý thông tin cá nhân của khách hàng rất kỹ.

Luật An Ninh Mạng của Việt Nam được thông qua hồi Tháng Sáu và sắp có hiệu lực. Nhà cầm quyền CSVN cho biết mục đích của luật này là để cùng các quốc gia khác chặn không cho các công ty kỹ thuật có quá nhiều sức mạnh và cấm các thông tin độc hại.

Tuy nhiên, các nhóm nhân quyền cho rằng đạo luật này sẽ cấm tự do ngôn luận và các công ty mạng cảnh cáo Luật An Ninh Mạng này sẽ rất có hại cho kinh doanh.

Các công ty kỹ thuật đưa ý kiến của mình qua AIC đến ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An CSVN, về luật này. AIC cho rằng việc bắt chứa dữ liệu trong nước là “dấu hiệu dẫn đến một môi trường mang tính chất thù địch cho kinh tế mạng và thông thương”.

Google phản hồi thông tin của Hà Nội về việc mở văn phòng đại diện tại VN

“Chúng tôi luôn hào hứng khi thấy cách các doanh nghiệp và người dân sử dụng công nghệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định mở văn phòng đại diện và hiện nay chưa có thông tin để công bố về việc này”, người phát ngôn của Google trả lời qua email cho Reuters.lign: top;">

Google nói phải "cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau" trước khi quyết định mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Mặc dù “hào hứng” với cách người Việt sử dụng công nghệ nhưng Google cho biết hiện “chưa có thông tin về việc mở văn phòng đại diện tại Việt Nam”, bộ phận truyền thông của Google trả lời báo chí hôm 12/12 sau khi trang thông tin chính thức của chính phủ Việt Nam một ngày trước đó loan tin đại công ty công nghệ này “đang tìm hiểu các bước để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam”.

“Chúng tôi luôn hào hứng khi thấy cách các doanh nghiệp và người dân sử dụng công nghệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định mở văn phòng đại diện và hiện nay chưa có thông tin để công bố về việc này”, người phát ngôn của Google trả lời qua email cho Reuters.

Trước đó, bản tin trên trang chinhphu.vn tường thuật về cuộc gặp của Phó Chủ tịch Google, Kent Walker, với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vào chiều 11/12, nói rằng “Google đang tìm hiểu các bước để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam trên nguyên tắc chung của tập đoàn này là bảo đảm các quy định ở các nước sở tại không trái với cam kết quốc tế”.

Nạn nhân tiềm năng của luật an ninh mạng

Đỗ Thành Nhân

I.- Lời dẫn

Gởi cộng đồng công nghệ thông tin Việt Nam.

Thế hệ tôi chưa có đào tạo ngành tin học, nhưng tôi làm việc với máy tính từ năm 1992: từ phần mềm đến phần cứng; từ giảng dạy đến lập trình, nghiên cứu khoa học; từ kinh doanh đến phục vụ cho cộng đồng.

Sau hơn một tuần gởi email “Góp ý dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của luật an ninh mạng” (1), bài viết nghiêm túc, có trách nhiệm với đầy đủ thông tin cá nhân, nhưng đến nay tôi vẫn không nhận được bất cứ thông tin phản hồi nào thể hiện sự cầu thị, tôn trọng ý kiến người dân từ những người soạn thảo Nghị định.

Thủ tướng Chính phủ kêu gọi đầu tư, phát triển công nghệ 4.0; nhưng liệu các bạn có được tự do phát triển tư duy logic, cảm xúc, nhận thức của mình để lập trình cho những bộ máy trí tuệ nhân tạo (AI) không?

Khi những nhà lập pháp thì quyết tâm “dịch chuyển đám mây điện toán, đám mây ảo về Việt Nam” cho bằng được (Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội). Còn những người thực thi pháp luật thì “một bộ não quá bé nhưng ước mơ lớn” (Nguyễn Thanh Hóa, cựu thiếu tướng, cựu Cục trưởng C50, Bộ Công an) dưới sự chỉ đạo của một người không biết sử dụng thiết bị thông minh đã bắt tay với nhóm lợi ích sẵn sàng tạo cạm bẫy đưa nhiều nạn nhân vào lao tù. Trong tương lai, với nhận thức của cơ quan công an suy diễn nội dung thông tin theo hướng có tội, thì hiện tại cộng đồng IT nên chuẩn bị để trở thành nạn nhân của luật ANM.

Bài viết dưới đây, bắt đầu từ một chương trình nhỏ của một cá nhân và không loại trừ sẽ đến lượt các bạn.

II.- Chuyện không nhỏ!

Nhiều bạn gởi email đề nghị bản nâng cấp chương trình TNAME cho những biến thể mới của name rác trong Excel từ 2013 trở về sau; tôi xin thông báo cho các bạn là: chương trình TNAME dừng phát triển vì lý do bị hủy mã nguồn.

Tôi là tác giả chương trình TNAME  “TN Anti virus Macro 4 and names for Excel (Diệt macro 4, sheet ảo và name rác trên Excel)”. Chương trình này viết cho cộng đồng IT, công bố trên tạp chí “Thế giới vi tính – PC WORD VIETNAM” vào tháng 01/2008 (2). TNAME giúp cho những người làm Excel quét các loại Virus Macro 4 có khả năng làm sai lệch kết quả tính toán; chống sự bành trướng dung lượng file do sheet ảo và name rác phát sinh trong quá trình sao chép, tính toán; chống lại sự ánh xạ kết quả tính toán đến một nơi nào đó nếu máy tính của bạn kết nối vào mạng LAN (WAN). Khi công bố chương trình, virus này tồn tại trên website nhiều bộ ngành và các tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam; gây thiệt hại không nhỏ cho xã hội. Chương trình TNAME hoàn toàn miễn phí.

Còn những chương trình khác phục vụ cho cộng đồng, như chương trình “tn.fontviet” đã giải quyết căn cơ các vấn đề liên quan đến font chữ tiếng Việt do đặc thù vùng miền ở Việt Nam trong Excel mà các chương trình kế toán, dự toán xây dựng hay gặp phải khi trao đổi thông tin với nhau. Chương trình này đưa lên mạng internet giai đoạn tàu Trung Quốc vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam cắt cáp tàu Bình Minh 2 với câu slogan “Dù bạn ở đâu và làm gì? nhưng đã là người Việt Nam, Bạn hãy luôn nhớ rằng HOÀNG SA – TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM”, kèm theo thông tin liên hệ của tác giả.

Ngoài các chương trình phục vụ miễn phí cho cộng đồng IT, tôi còn nhiều chương trình ứng dụng khác để kinh doanh và phục vụ cho những dự án trọng điểm quốc gia cùng với tài nguyên thông tin lưu trữ vô cùng lớn và giá trị.

Tuy nhiên vì gởi email quyển sách (không bị cấm) mà cơ quan công an thu giữ laptop hơn 4 tháng trời, khi giao lại thì toàn bộ dữ liệu trong laptop đĩa cứng 500GB đã bị tiêu hủy toàn bộ; đơn vị bảo hành đổi đĩa cứng mới trắng tinh.

***

Luật An ninh mạng sắp có hiệu lực, Bộ Công an đang dự thảo Nghị định thi hành Luật đã trao cho cơ quan công an quyền lực quá lớn nhưng lại không có điều khoản nào bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ hợp pháp theo Hiến pháp.

Trong giới công nghệ thông tin, các chương trình ứng dụng, không người này làm thì người khác sẽ làm, không dùng sản phẩm này thì dùng sản phẩm khác, người dùng không quan tâm nhiều đến sản phẩm phần mềm free vì cộng đồng. Nhưng với những người lập trình đầu tư công sức đóng góp cho cộng đồng một phần mềm, thì đó là một đứa con tinh thần đã tích lũy trí tuệ và hồn của mình vào trong nó.

Trước kia, cũng như nhiều bạn IT hiện nay, tôi cứ cày trên máy tính để viết ra những chương trình xử lý những cơ sở dữ liệu đến nhiều triệu records. Nhưng tai họa ập đến, nên mất sạch. Cuối cùng người ta trả lại một cái xác máy tính, vậy là xong!

Các bạn IT thường chậm hiểu các vấn đề xã hội (xin lỗi); tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể:

Giả sử các bạn phải thực hiện bài toán “cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế” (tra từ khóa trên Google), với mỗi tỉnh từ 3 đến 5 triệu records, chưa chắc các huyện có cấu trúc dữ liệu và bộ mã font chữ đồng nhất với nhau. Bạn phải xử lý số liệu này để cho ra kết quả: bao nhiêu thẻ bảo hiểm y tế bị trùng và thất thoát ngân sách bao nhiêu tiền. Đây là bài toán không đơn giản, nhưng khi bạn làm gần xong thì vì một lý do quy chụp nào đó; công an thu giữ máy tính, vài tháng sau trả lại cho bạn một cái xác, không chương trình, không dữ liệu.

Tôi đã rơi vào hoàn cảnh tương tự như trên.

Đây là “quyền” của công an lúc chưa có Luật An ninh mạng, đến khi Luật An ninh mạng có hiệu lực thì “quyền” của cơ quan công an càng lớn hơn.

Nếu như vụ 100 USD ở Cần Thơ (3), ông chủ Tiệm vàng Thảo Lực còn may mắn nhận lại được những tài sản hữu hình. Với trường hợp nêu trên, bạn cũng chỉ nhận lại một cái xác máy tính. Trong khi tài nguyên thông tin giá trị gấp hàng ngàn lần cái xác máy!

Về mặt cá nhân, tôi đã mất một tài sản vô cùng lớn và vô giá.

Còn đối với xã hội, với cộng đồng thì sao? Trước hết là chương trình TNAME đã bị mất sạch source code (mã nguồn) nên không thể phát triển tiếp tục được nữa. Nếu như có chương trình TNAME quét tự động từ 5-10 phút; không có chương trình thực hiện thủ công nhanh thì cũng vài tiếng đồng hồ, cả nước có hàng chục ngàn máy tính như vậy.

***

Đến bây giờ tôi cũng không biết mình bị tội gì!

Suốt nhiều tháng trời làm việc, các anh an ninh hỏi đủ thứ chuyện. Chẳng hạn như với chương trình “TN.Fontviet” nói trên, các anh ấy hỏi tôi có biết Việt Tân không? Có biết câu slogan “HS-TS-VN” là của Việt Tân đang sơn ở khu vực các trường đại học? Và các anh ấy giải thích đó là câu viết tắt của “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam”. Tôi nói: không quan tâm đến Việt Tân và càng không quan tâm tới câu slogan của họ; tôi viết thẳng câu “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM” vào chương trình (4) luôn chứ không viết tắt để người đọc khỏi mất công suy nghĩ, vậy thôi; có gì sai? Các anh an ninh nói: đây là việc nhạy cảm, để Đảng và Nhà nước lo.v.v…

Đại loại là những câu chuyện “Hỏi và Đáp” như vậy, tôi đã hợp tác với cơ quan công an để hy vọng nhận lại tài sản. Cuối cùng, họ giao trả cho tôi cái xác máy tính!

Bài học rút ra, xin được chia sẻ: cho dù bạn có ngoan ngoãn như những con cừu, thì người ta cũng vẫn cạo lông và đến một lúc nào đó người ta cũng xẻ thịt. Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng, những con cừu ngoan ngoãn sẽ được tự do.

***

Chuyện của tôi trao đổi với bạn bè. Có người nói: có thể có một vài anh công an chưa có kinh nghiệm nên làm việc có thiếu sót. Xin thưa: trong 4 tháng làm việc với tôi, có ít nhất 5 sĩ quan an ninh cao cấp; người trực tiếp ký thu giữ laptop và hoàn trả xác máy tính của tôi là Thạc sĩ Luật, Thượng tá, Phó trưởng phòng PA của một tỉnh.

Có người còn nói: sao không khiếu nại? Thưa ngay: tôi đã làm đơn đề nghị xem xét giải quyết gởi đi từ ông giám đốc công an tỉnh đến những vị lãnh đạo cấp cao nhất nước. Cho đến thời điểm này vẫn chưa có được một thông tin phản hồi sẽ được giải quyết như thế nào.

So sánh nghiêm túc thì vụ việc của tôi không khác nhiều với vụ 100 USD (3) của Tiệm vàng Thảo Lực ở Cần Thơ 2018, hay Tiệm vàng Hoàng Mai Bình Thạnh 2014 (5); khác nhau ở chỗ tôi không có bất kỳ vi phạm nào. Sau 4 tháng làm việc với công an, không có biên bản vi phạm, không có quyết định xử phạt hành chính nào giao cho tôi cả.

Giả sử tôi có vi phạm điều gì thì cơ quan công an chỉ có thể thu giữ tang vật chứ không thể thu giữ và hủy hoại toàn bộ tài sản của công dân được.

III.- Chuyện sẽ rất lớn

Giữa chủ trương, đường lối phát triển đất nước và thực thi chính sách vẫn còn một khoảng cách khá xa vời; trong khi:

– Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với phát triển “kinh tế tri thức”; thì “tài nguyên thông tin” là bộ phận cấu thành của nền “kinh tế tri thức” mà toàn xã hội đang hướng đến lại bị chính quyền hủy hoại.

– Thủ tướng Chính phủ kêu gọi cả xã hội nghiên cứu, phát triển ứng dụng cho nền công nghiệp 4.0; cốt lõi của công nghiệp 4.0 vẫn là công nghệ thông tin, hướng tới tự động hóa, phân tích dữ liệu lớn (big-data), lập trình trí tuệ nhân tạo; thì chính quyền lại muốn kiểm soát cả tư duy và tiến trình hình thành sản phẩm trí tuệ.

Thời kỳ sơ khai ứng dụng tin học có vị lãnh đạo không dám sử dụng máy tính vì sợ bị lây nhiễm virus; đưa chương trình ứng dụng vào quản lý, có vị tìm cách ngăn chặn với tuyên bố: lúc đánh Mỹ đâu có cần chương trình nào mà vẫn chiến thắng?!

Ngày nay, cháu bé 4,5 tuổi cũng sử dụng thiết bị thông minh; nhưng sự ngu muội của người lớn thì chưa hết, nó nằm trong tiềm thức những người hoạch định chính sách, trong nghị trường; nó được thể hiện qua những phát ngôn, những văn bản quy phạm pháp luật. Đến giai đoạn thực thi chính sách, sẽ tiếp tục có những người lạm quyền, vận dụng luật pháp theo cảm tính để hủy hoại sự sáng tạo của người làm IT.

Luật An ninh mạng không tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân cả nước. Bằng chứng:

– Về xã hội: nhiều cuộc biểu tình, tuần hành tại nhiều địa phương trên cả nước vào các ngày 10, 11 tháng 06/2018 để phản đối dự luật Đặc khu và luật An ninh mạng (trước đó, Chính phủ đã thông báo tạm dừng thông qua luật Đặt khu).

– Về số liệu: theo website Quốc hội công bố chính thức thì chưa tới 7% đồng ý và hơn 50% không đồng ý thông qua Luật An ninh mạng trong số ý kiến góp ý cho dự thảo luật. (6)

Số liệu này không thể phủ nhận, bởi vì:

Website “quochoi.vn” là trang web được vận hành bởi cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân; được duy trì bằng ngân sách nhà nước; là trang web duy nhất tương tác trực tiếp giữa người dân với quốc hội góp ý vào dự thảo luật. Mọi ý kiến người dân đều được công khai nội dung và thông tin cá nhân, máy chủ cũng lưu địa chỉ IP truy cập.

Trong khi người dân phải công khai tên, địa chỉ khi góp ý luật An ninh mạng thì nhà nước lại cho phép Không công khai danh tính đại biểu Quốc hội biểu quyết hay không biểu quyết (7), cho thấy người dân có trách nhiệm và số liệu này đáng tin cậy hơn.

***

Không phải luật nào được Quốc hội thông qua cũng được xã hội chấp nhận; ví dụ luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Hình sự, … đã phải sửa lại trước khi có hiệu lực.

Không phải nghị định nào của Chính phủ ban hành cũng đem lại lợi ích cho đất nước; ví dụ Nghị định 49/2017/NĐ-CP yêu cầu “bổ sung thông tin, ảnh chụp chân dung”, là một sự lãng phí (8) cho xã hội.

Không phải quy định pháp luật nào cũng được thực hiện nghiêm túc, bình đẳng; mà là công cụ cho một số cá nhân lạm dụng. Ví dụ: luật Cư trú, trong đó có yêu cầu người dân ở ngoài địa chỉ thường trú phải đăng ký “tạm trú”, “lưu trú”. Hiện nay ít nhất 5% dân số không sống tại địa chỉ thường trú; trong số đó khoảng 80% ở khách sạn, nhà trọ có đăng ký tạm trú. Khoảng 20% số đó, tức là ít nhất nửa triệu người luân chuyển hàng ngày, ngắn hạn ở nhờ nhà người quen không đăng ký “tạm trú”, “lưu trú”. Cơ quan công an không thể kiểm tra hết mà chỉ “chọn lựa” một số người để kiểm tra hộ khẩu nhằm trục xuất họ ra khỏi nơi ở tạm.

Luật An ninh mạng cũng vậy, mặc dù đã được Quốc hội thông qua, lúc này Chính phủ đang lấy ý kiến cho dự thảo “Nghị định Quy định chi tiết một số điều của luật an ninh mạng” đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực IT.

***

Công nghiệp 4.0, người làm IT phải lập trình cho trí tuệ nhân tạo, phải xử lý những cơ sở dữ liệu lớn; phải giải quyết những gì có khả năng xảy ra dù với xác xuất rất thấp.

Tôi phân tích đầu tư và đánh giá rủi ro cho các dự án bằng chương trình tự nghiên cứu cho phép phân tích đến 10 biến số độ nhạy; đặc biệt là các dự án startup về công nghệ thông tin nếu Luật An ninh mạng và Nghị định thực thi thì rủi ro cho chủ dự án sẽ vô cùng lớn.

Góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng

Đỗ Thành Nhân
20-11-2018

Lời ngỏ

Bài góp ý dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng đã được gửi đến “Cổng TTĐT Bộ Công an” theo địa chỉ email luatanm@gmail.com nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự phản hồi nào. Bài gửi ghi đầy đủ thông tin người góp ý; tuy không được đào tạo đúng chuyên ngành công nghệ thông tin, nhưng người viết bài đã học tập và làm việc với máy tính hơn 30 năm. Đồng thời người viết bài cũng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến Luật An ninh mạng và dự thảo Nghị định thi hành Luật.

Bài góp ý cũng gửi đến các cơ quan báo chí, hội nghề nghiệp thuộc phạm vi đối tượng áp dụng Luật; nhưng vẫn chưa thấy đăng tải theo đúng tinh thần trao đổi thẳng thắn công khai, dân chủ của Điều 28, Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Điều 28

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

Với nhiều công sức để tham gia góp ý một cách chân thành, nghiêm túc; nay tôi gửi bài góp ý này đến cộng đồng, rất mong chia sẻ và cùng trao đổi. Bài góp ý công khai này xin được ẩn thông tin địa chỉ, email và điện thoại ở phần nội dung; email và điện thoại ở các bản in email gửi cơ quan chức năng.

Kèm theo bài viết này, là các tài liệu:

1. Bản in email gửi Quốc hội giai đoạn thảo luận Luật An ninh mạng (17.6.2018)

2. Bài viết chứng minh số liệu đồng thuận dự thảo Luật An ninh mạng của người dân chưa đến 7% (kèm theo email ngày 17.6.2018)

3. Bản in email gửi Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao góp ý dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của luật an ninh mạng (17.11.2018).

Trân trọng gửi toàn bộ nội dung góp ý cho cộng đồng:

***

Quảng Ngãi, ngày 17 tháng 11 năm 2018

Kính gửi: Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Địa chỉ: 40A Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội,

Email: luatanm@gmail.com

Về việc: Góp ý dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của luật an ninh mạng

Người góp ý: Đỗ Thành Nhân

Địa chỉ: …

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, tôi xin góp ý một số nội dung của Luật An ninh mạng (gọi tắt là “Luật ANM”) và dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của luật an ninh mạng (gọi tắt là “Nghị định”) đăng tải trên “Cổng TTĐT Bộ Công an” ngày 31/10/2018 tại địa chỉ: http://bocongan.gov.vn/vanban/Pages/van-ban-moi.aspx?ItemID=314

Nội dung góp ý

I. Về địa chỉ email tiếp nhận thông tin là luatanm@gmail.com

Nghị định được đăng tải trên “Cổng TTĐT Bộ Công an” có tên miền là “bocongan.gov.vn”, đây là website lớn, được vận hành và bảo vệ bởi bộ máy gồm những người có năng lực ở tầm cao về công nghệ thông tin. Do đó, hoàn toàn đủ khả năng để tạo ra webmail hoặc sub-domain thuộc hệ thống “bocongan.gov.vn” (ví dụ: luatanm@bocongan.gov.vn hoặc luatanm.bocongan.gov.vn).

Trong khi: mục đích của Luật ANM là kiểm soát thông tin của mọi người trong lãnh thổ Việt Nam; Khoản 3, Điều 26 Luật ANM có nội dung “dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam

thì dữ liệu góp ý vào Luật ANM và Nghị định lại sử dụng dịch vụ mail của Google là “gmail.com”. Google là tập đoàn Internet có trụ sở chính ở California, Hoa Kỳ, toàn bộ dữ liệu góp ý sẽ bị Google lưu trữ ở máy chủ, ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày 25/9/2018 trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kêu gọi các nước trên thế giới “chống lại chủ nghĩa xã hội”; Việt Nam lại là nước kiên định với “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Điều đó có nghĩa là:

Nước Mỹ, quốc gia thù địch với “chủ nghĩa xã hội” lại kiểm soát toàn bộ thông tin góp ý cho quốc sách về an ninh quốc gia của một nước “xã hội chủ nghĩa”. Bao gồm: thông tin về nhân thân, vị trí địa lý người góp ý, nội dung thông tin góp ý.

Vì vậy nguy cơ có khả năng xảy ra là thông tin không được an toàn mà nguyên nhân lại do Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã sử dụng dịch vụ mail và lưu trữ ở nước ngoài. Nguy cơ này cũng phù hợp với diễn giải mục đích xây dựng Luật ANM và Nghị định do Bộ Công an đang chủ trì soạn thảo.

II. Tính khả thi của Nghị định?

Báo chí trong, ngoài nước, mạng xã hội đã viết rất nhiều về Luật ANM và Nghị định dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Trong phần này tôi chỉ phân tích tính khả thi của Nghị định với một điều khoản duy nhất:

Điều 24. Dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam

1. Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chức danh, nơi cư trú, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã số định danh cá nhân, số căn cước công dân, số hộ chiếu, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng, tình trạng sức khỏe, hồ sơ y tế, sinh trắc học”.

Từ khi internet chưa có facebook, mạng xã hội; lúc mới chỉ có các diễn đàn (forum), thành viên tham gia diễn đàn chỉ cần đăng ký một tài khoản, có thể thêm địa chỉ email. Tất cả các thành viên đều phải tuân thủ nội quy của diễn đàn. Rất nhiều thành viên không đưa ra danh tính thực. Đó là “quyền ẩn danh”.

Chính nhờ “quyền ẩn danh” mà nhiều người vượt qua được rào cản tự ti, mạnh dạn tham gia vào các diễn đàn như: tin học, ngoại ngữ, xây dựng, tài chính, … nói chung là tất cả các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, v.v… Luật ANM và Nghị định đã tước đi “quyền ẩn danh” của thành viên không gian mạng, làm cho cộng đồng mạng Việt Nam sẽ chịu thiệt thòi hơn so với các nước khác.

Với công nghệ hiện nay, quản lý tầm quốc gia, đâu nhất thiết buộc doanh nghiệp phải cung cấp nhiều thông tin đến như vậy; và cũng khẳng định luôn là sẽ không thể có doanh nghiệp nào đáp ứng điều kiện lưu trữ thông tin cá nhân người Việt Nam như yêu cầu của Điều 24, Khoản 1 nói trên. Thậm chí có những yêu cầu không tưởng như “tình trạng sức khỏe, hồ sơ y tế, sinh trắc học”.

Ví dụ: người Việt Nam điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe; hoặc thuê dịch vụ lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ở các bệnh viện nước ngoài, họ được cấp một tài khoản để đăng nhập vào vào máy chủ theo dõi thông tin của mình. Rõ ràng, đây là “thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam”, vậy thì các bệnh viện cung cấp dịch vụ y tế, sức khỏe này có chấp nhận “dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam” hay không?

Ví dụ: người Việt Nam mua dịch vụ giáo dục online của các trường, viện nghiên cứu ở nước ngoài có thể với “quyền ẩn danh”; quá trình học tập, nghiên cứu có những tương tác thông tin với nhau; vậy thì các viện, trường này có chấp nhận “dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam” hay không?

Trường hợp ngược lại; giả sử doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ (game, thương mại điện tử, tư vấn, giáo dục,…) cho cả thế giới; nếu nước nào cũng yêu cầu thực hiện “dữ liệu phải lưu trữ” tại nước họ với các thông tin như Điều 24, Khoản 1 ở trên. Liệu doanh nghiệp Việt Nam có khả năng đáp ứng được không?

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa trình Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn: Chính phủ phải đổi mới, chuyển đổi thành Chính phủ của thời đại 4.0, có đủ khả năng, đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số. Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, nếu luật ANM và Nghị định có hiệu lực; thì việc thực thi nghiêm túc và bình đẳng luật ANM là điều không khả thi.

III. Chưa xác định cơ chế bảo vệ tài nguyên thông tin của chủ sở hữu

Luật ANM và Nghị định đang theo hướng kiểm soát nội dung thông tin nhiều hơn là bảo vệ an toàn thông tin, quyền sở hữu tài sản, quyền sở hữu trí tuệ về tài nguyên thông tin; quyền tự do phát triển tư duy của người dân.

Thực tế không thể phủ nhận là cơ quan công an vẫn còn để xảy ra nhiều vụ án oan sai thậm chí dẫn đến chết người. Không phải bao giờ chính sách, chủ trương, đường lối của đảng, nhà nước từ địa phương đến trung ương đều đúng. Không phải cán bộ lãnh đạo nào cũng đủ tài, đức tương ứng với trọng trách đảm nhận. Nếu người dân chỉ ra những sai trái đó trước khi có thông báo chính thức từ cơ quan chức năng thì sẽ bị vi phạm luật ANM, với những tội danh như: chống lại chủ trương của đảng, nhà nước; xúc phạm lãnh đạo;…

Trong khi các văn bản quy phạm pháp luật chưa định nghĩa tường minh đối tượng và hành vi vi phạm; không có cơ quan giám định hoàn toàn độc lập với cơ quan công an.

Còn nhận thức về nội dung thông tin của cán bộ công an thì từng người, từng nơi khác nhau, phụ thuộc vào trình độ, cảm tính chủ quan của người thực thi công vụ; thậm chí có người còn suy diễn cho ra tội. Với thực trạng như vậy, chắc chắn việc thực hiện Luật ANM sẽ có nhiều oan sai.

Theo Luật ANM, khi có vi phạm pháp luật, cơ quan công an sẽ kiểm soát toàn bộ thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin có liên quan đến hành vi vi phạm. Có nghĩa là toàn bộ tài nguyên thông tin của chủ sở hữu cũng bị kiểm soát, thu giữ.

Không phải toàn bộ thông tin đều vi phạm Luật ANM. Phần thông tin vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật, còn phần thông tin không vi phạm xử lý như thế nào; và trong trường hợp oan sai thì sao? Với nền “kinh tế trí thức” và “công nghiệp 4.0” thì tài nguyên thông tin (như: dữ liệu, chương trình, ý tưởng, …) là tài sản vô giá của cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong luật ANM và Nghị định đã không làm rõ được cơ chế bảo vệ tài nguyên thông tin của chủ sở hữu; nguyên tắc bồi thường oan sai trong trường hợp này.

Như vậy, nếu luật ANM và Nghị định có hiệu lực sẽ tiềm ẩn nguy cơ vi phạm Hiến pháp, đó là xâm phạm quyền sở hữu tài sản hợp pháp, quyền sở hữu trí tuệ của công dân. Và, trên thực tế, điều này đã xảy ra.

Luật An ninh mạng: “Tất cả trở thành nô lệ tuyệt đối của công an, kể cả Quốc hội”

Hòa Ái, phóng viên RFA

Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm thông tin phản bác của Bộ Công an đối với phát biểu của Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng tại nghị trường Quốc hội vào cuối tháng 10, cũng như qua mạng xã hội vào đầu tháng 11.

clip_image002

Áp phích Phản đối Luật An Ninh Mạng. Courtesy: Amnesty International

Một cú sốc mạnh?

Sau hơn một tuần phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm diễn ra vào ngày 31 tháng 10, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, truyền thông quốc nội tiếp tục đăng tải thông tin về Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội xem xét sự việc của Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đồng thời có hình thức xử lý vi phạm liên quan đến việc phát ngôn và đánh giá, nhận định tình hình bị cho gây dư luận xấu của vị đại biểu tỉnh Bến Tre này.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, vào ngày 1 tháng 11 lên tiếng cho biết số liệu mà ông trưng dẫn cho thấy Cơ quan Điều tra Công an vi phạm “rất khủng khiếp” là được tính toán, phân tích từ số liệu trong bảng phụ lục báo cáo số 158/BC-VKSTC, ghi ngày 08/10/18 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gửi Quốc hội và ông khẳng định các số liệu đưa ra là đúng.

Bộ Công an, vào ngày 5 tháng 11, công bố một thông cáo trên Cổng Thông tin Điện tử của Bộ này rằng những số liệu mà ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đưa ra trong phiên chất vấn sáng 31/10/2018 là không chính xác.

Thông tin cho thấy ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng là một người có bằng tiến sĩ ngành luật và là người có sự cọ xát với đời sống pháp luật khá nhiều. Ông Lưu Bình Nhưỡng còn là người đại diện cho cử tri phản ánh ở nghị trường Quốc hội nhiều vấn đề nóng bỏng về các vụ án, vụ việc mà xã hội đặc biệt quan tâm.

Ông Lưu Bình Nhưỡng đã có tinh thần trách nhiệm để đưa ra vấn đề, nhưng ngành công an lại có thái độ tiếp nhận như vậy. Điều này có thể vì ông Lưu Bình Nhưỡng phản ánh số liệu đó làm va đập quá mạnh vào sự tự ái hay vào tính bảo thủ của một cơ quan pháp luật ngành công an

- LS. Trịnh Vĩnh Phúc

Qua phiên chất vấn với Bộ trưởng Công an Tô Lâm và phản bác của ngành Công an đối với Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, không ít kiến cho rằng Bộ Công an đang sử dụng quyền lực để “trả đũa” vị ĐBQH có tâm huyết là ông Lưu Bình Nhưỡng.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh nêu lên nhận xét của ông với RFA xoay quanh vụ việc này:

“Ông Lưu Bình Nhưỡng đã có tinh thần trách nhiệm để đưa ra vấn đề, nhưng ngành công an lại có thái độ tiếp nhận như vậy. Điều này có thể vì ông Lưu Bình Nhưỡng phản ánh số liệu đó làm va đập quá mạnh vào sự tự ái hay vào tính bảo thủ của một cơ quan pháp luật ngành công an. Trong trường hợp này, tôi nghĩ ngành công an lý ra phải bình tĩnh để tiếp nhận vấn đề, và người đứng đầu ngành là Bộ trưởng Tô Lâm cần nên đối thoại, lắng nghe, tiếp thu thì tốt hơn là tạo ra hiệu ứng gồm cả báo chí và một số cơ quan phản bác, truy buộc, cô lập đối với ông Lưu Bình Nhưỡng. Tôi cho đó là cách hành xử không có văn hóa đúng chuẩn mực ở nơi chốn nghị trường Quốc Hội”.

Quyền miễn trừ của ĐBQH

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh Đại biểu Quốc hội có được đặc quyền “miễn trừ trách nhiệm” khi phát biểu trước diễn đàn Quốc hội cho nên nếu như ngăn cản và cô lập ông Lưu Bình Nhưỡng thì chẳng khác nào đó là cách hạn chế những quyền của người dân, quyền của cử tri mà ông Lưu Bình Nhưỡng là người đại diện.

Vào ngày 8 tháng 11, truyền thông trong nước dẫn lời bình luận của ông Lê Như Tiến, Đại biểu Quốc hội khóa XII và XIII rằng Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói riêng và các vị Đại biểu Quốc hội nói chung đều có quyền miễn trừ, có quyền nói lên tiếng nói độc lập và đặc biệt chỉ có như thế trong diễn đàn Quốc hội thì mới có sự tranh luận tốt được.

clip_image004

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng Courtesy: Facebook Luu Binh Nhuong

ĐBQH và Luật An ninh mạng

Cộng đồng cư dân mạng tại Việt Nam đặc biệt lưu tâm đến vụ việc của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng khi vị đại biểu này sử dụng mạng xã hội để chia sẻ tâm tư liên quan đến việc chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an hôm 31/10.

Qua tài khoản Facebook Luu Binh Nhuong, chủ nhân cho biết mình là ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, cùng chia sẻ với lời khẳng định rằng “là ĐBQH chuyên trách ở Trung ương, lại là người luôn phải biết lắng nghe tiếng Dân, tôi không được phép làm điều trái đạo lý và đi ngược lòng Dân”. ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng mong muốn người dân và cử tri quan tâm, giám sát các hoạt động của đại biểu do họ bầu ra, ủng hộ Quốc hội bằng cách góp ý kiến, bàn luận với tinh thần cởi mở, dân chủ, thẳng thắn và không nên có thái độ hằn học, cực đoan, xúc phạm người khác.

Trong cùng ngày xảy ra vụ việc chất vấn của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng ở nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Thông Tin-Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng đăng đàn tuyên bố rằng mạng xã hội không còn ảo nữa mà là thật và người dân, chính quyền phải sống nhiều hơn trên không gian mạng để cái tốt lớn lên và cái xấu sẽ giảm đi.

Trong khi cộng đồng cư dân mạng tỏ ra ủng hộ việc làm của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng ở nghị trường cũng như trên mạng xã hội, thì truyền thông chính thống tập trung đăng tải nhiều thông tin phản bác đối với vị ĐBQH của tỉnh Bến Tre, mà nhiều người cho rằng do Bộ Công an chỉ đạo.

Sáng kiến Vành đai và Con đường trên Internet

Jyrki Lyytikkä & Teemu Hallamaa

Việt Xuân dịch

clip_image002

Trung Quốc đã xuất khẩu sản phẩm giám sát mạng internet mà các nước thiếu dân chủ quan tâm

Ở Nairobi, thủ đô của Kenya, có tất cả 1800 camera giám sát cuộc sống hàng ngày của thành phố. Mạng lưới camera giám sát công cộng và tư nhân liên tục cung cấp những hình ảnh chính xác cho dịch vụ đám mây. Luồng hình ảnh được phân tích bằng thiết bị thông minh nhận diện các khuôn mặt.

Huawei đã quảng cáo việc thiết lập hệ thống thông minh cho thành phố một cách an toàn của mình. Tội phạm ở Nairobi gần như đã giảm đi một nửa khi hệ thống này được lắp đặt.  Bên cạnh việc ngăn ngừa và chống tội phạm, việc sử dụng kỹ thuật thông minh cho còn giúp tiết kiệm nước. Ở một số thành phố, các chuyến xe buýt có thể trả tiền vé bằng thiết bị nhận diện khuôn mặt. Hệ thống cũng có thể dùng để giám sát người dân và giúp giảm chống đối về chính trị.

Trung Quốc thiết lập mạng châu Phi

Các dự án an ninh thành phố của Huawei là một phần trong quyết tâm mạnh mẽ của Trung Quốc nhằm mở rộng kỹ năng công nghệ của họ ra thế giới, nhất là Trung Đông và châu Phi. Tham vọng này được định hình thành dự án được Trung Quốc gọi là con đường tơ lụa kỹ thuật số – “digital Silk Road”. Ba năm trước, Trung Quốc khởi xướng Sáng kiến Một vành đai, một con đường (Belt and Road Initiative – BRI), nhằm xây dựng một cơ sở hạ tầng khổng lồ để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc ra thế giới. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, Trung Quốc đặt cho mình mục tiêu xây dựng sự kết nối mạng xuyên biên giới và nâng cao hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truyền thông.

Với danh nghĩa dự án “Con đường Tơ lụa”, ZTE – Công ty truyền thông Trung Quốc đang xây dựng mạng điện thoại di động ở Ethiopia và kéo đường cáp quang ở Afghanistan. Các nước khác có thể kể đến là Nigeria, Lào, Sri Lanka, Sudan và Thổ Nhĩ Kỳ. Còn Huawei thì đang cam kết đầu tư hơn 1 tỉ USD để nâng cấp mạng Internet ở Cameroon, Kenya, Zimbabwe, Togo và Niger.

Ở Uganda, Trung Quốc còn cung cấp cho hệ thống chính quyền kỹ thuật giám sát mạng xã hội, hay dưới tên gọi chính thức “an ninh mạng chống tội phạm”. Phương tiện Nhận dạng khuôn mặt của Trung Quốc đang được dùng ở các sân bay và các trạm kiểm soát ở biên giới của Zimbabwe.

Phiên bản Internet Tập Cận Bình

Con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc được truyền thông nói đến với các dự án BRI. Dĩ nhiên, về nhiều mặt dự án có tính đổi mới nhiều hơn việc xây dựng hệ thống đường sắt hay cảng biển. Thông qua con đường tơ lụa kỹ thuật số kéo dài, Trung Quốc có thể mở rộng chiến lược mạng lưới internet của mình, trong đó internet trợ giúp việc điều hành, quản lý.

Điểm trung tâm trong chiến lược internet của Trung Quốc là quyền tự quyết định của nhà nước. Chủ tịch Tập Cận Bình đã từng nói nhiều lần về vấn đề chủ quyền trên internet. Ý tưởng trọng tâm của nó là nhà nước kiểm soát phạm vi của internet giống như giám sát không phận của quốc gia. Bởi vì các đường cáp quang về mặt vật lý chạy trong phạm vi biên giới của quốc gia nên nhà nước có quyền kiểm soát mạng viễn thông đó.

Ví dụ điển hình nhất cho việc kiểm soát đó của Trung Quốc là tường lửa ngăn chặn các trang, các ứng dụng mà chính quyền không muốn người Trung Quốc truy cập và sử dụng. Nhiều cách khác cũng được dùng để kiểm soát người dân xung quanh mạng tường lửa của Trung Quốc. Tháng sáu năm ngoái, luật an ninh mạng mới có hiệu lực ở Trung Quốc, trong đó việc kiểm soát internet của chính quyền được thắt chặt hơn.  Ngay trước luật này, tổ chức Ngôi nhà Tự do đánh giá về tự do ngôn luận đã xếp Trung Quốc là nước chà đạp lên tự do internet.

Hiện nay tình hình còn trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh việc kiểm duyệt thông thường, luật an ninh mạng cũng hạn chế việc giấu tên trên mạng. Nó bắt buộc các công ty tuân thủ và báo cáo về những ngoại lệ trong dịch vụ mạng. Các công ty còn phải cung cấp các trợ giúp kỹ thuật cho nhà chức trách để họ buộc công ty chấm dứt hoạt động trong những trường hợp được coi “đe dọa cao về an ninh”. Các phương pháp mã hóa của viễn thông cần phải được chính quyền Trung Quốc phê duyệt và các nhà quản lý cơ sở hạ tầng mạng phải tiết lộ mã nguồn phần mềm của họ cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.

Những quy định này gây nguy hiểm cho quyền sở hữu trí tuệ của các công ty, nhưng có rất ít lựa chọn thay thế. Tất cả các cơ sở lưu trữ dữ liệu trên mạng phải đặt máy chủ ở Trung Quốc và nếu muốn chuyển dữ liệu ra ngoài phải có sự cho phép. Trường hợp phạm luật đầu tiên đã xảy ra cách đây mấy tháng khi chính quyền phạt các công ty Tencent, Baidu và Sina hàng chục ngàn euro vì phát tán những nội dung bị cấm. Theo chính quyền các nhà cung cấp mạng của các công ty đã cung cấp những tin tức sai sự thật và những hình ảnh khiêu dâm.

Những sản phẩm kiểm soát internet xuất khẩu

Từ việc kiểm soát internet này, Trung Quốc đã xuất khẩu các sản phẩm mà nhiều quốc gia thiếu dân chủ quan tâm. Chẳng hạn, một số nước đang theo Trung Quốc thắt chặt việc kiểm soát internet. Ở Tanzania, chính quyền có quyền chặn việc truy cập các trang có nội dung gây nên “suy nghĩ tiêu cực, hay sự phẫn nộ”. Nigeria yêu cầu lưu giữ dữ liệu của người dân trong phạm vi biên giới quốc gia. Ethiopia, Sudan và Ai Cập lại sàng lọc các thông tin trên mạng một cách kỹ lưỡng.

Nga đã sao chép mô hình Trung Quốc trong việc nhà chức trách được phép xâm nhập mạng và yêu cầu quản lý dữ liệu trong phạm vi nội địa. Việt Nam đã thông qua luật an ninh mạng có khá nhiều điểm giống luật này của Trung Quốc.

Với các kết nối viễn thông liên tục được nâng cấp, mô hình quản trị độc quyền và sự kiểm soát mạng của Trung Quốc là những bước đi đầu tiên. Chuyên gia về phát triển kỹ thuật Trung Quốc, Adam Segal từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Mỹ cho rằng Trung Quốc vui lòng giúp đỡ các nước muốn sao chép mô hình của họ. Dĩ nhiên, Trung Quốc không đòi hỏi điều đó.

“NgườiTrung Quốc nhìn thấy con đường tơ lụa kỹ thuật số có khả năng tác động tới việc thảo luận trên internet. Các nước nhận sự giúp đỡ và sử dụng các thiết bị internet của Trung Quốc dường như cũng làm theo cách kiểm soát internet như Trung Quốc”, Segal nói.

Trung Quốc muốn là người thiết kế và lắp đặt

Trung Quốc là công xưởng của các công ty công nghệ hàng chục năm nay. Điều này có thể thấy ở chỗ mặc dù Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế của thế giới, song giá trị vẫn chưa đạt đến đỉnh cao.

“Lợi nhuận vẫn tập trung ở phương Tây”, chuyên gia nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, Markus Holmgren, đánh giá.

Trung Quốc muốn thay đổi điều đó. Mệt mỏi với vai trò sản xuất, Trung Quốc đã và đang tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoảng 20% mỗi năm trong vòng hai chục năm. Năm ngoái, Trung Quốc chi khoảng 279 tỷ USD cho việc nghiên cứu và phát triển sản xuất. Con số đó chiếm khoảng 1/5 tổng chi phí cho lĩnh vực này của toàn thế giới.

Việc nghiên cứu được nhấn mạnh do hai lý do quan trọng. Thứ nhất, Trung Quốc muốn giảm sự phụ thuộc của họ vào công nghệ nước ngoài; hai là họ muốn tham dự vào việc xác định hướng phát triển của Internet thế giới. Adam Segal cho rằng Trung Quốc đã có vai trò ngang bằng với Mỹ trong việc định hình internet.

“Thật khó dự đoán rằng công nghệ mới nào sẽ đổi mới và chúng xuất phát từ đâu. Nhưng khi nhìn vào tham vọng và cách thức, tôi nhận thấy hiện nay Trung Quốc đang dẫn đầu”, Segal nói.

Internet sẽ chia làm đôi không? 

Internet từ lâu đã là công trình của Hoa Kỳ. Hiện giờ, dự án nâng cấp mạng internet của Bộ Quốc phòng Mỹ bao gồm hàng chục tỉ thiết bị. Ở các nước phương Tây, người ta lo ngại sự phát triển của Trung Quốc sẽ khiến internet trở nên mất tính toàn cầu và tính chất mở. Một số người nói về cơ sở hạ tầng của internet. Tháng trước cựu giám đốc điều hành của Google, Eric Schmidt, dự báo rằng internet có thể sẽ bị chia làm hai bộ phận: một do Mỹ cầm đầu và bộ phận khác do Trung Quốc chỉ đạo.

Chuyên gia Adam Segal chỉ ra rằng Internet đã bị phân rẽ. Các ngôn ngữ và văn hóa khác nhau cũng đã dẫn đến sự chia rẽ trên mạng. Ít người Phần Lan vào các trang mạng của người Trung Quốc và hiếm người Trung Quốc vào các trang của người Phần Lan. Sự phân rẽ về mặt kỹ thuật dĩ nhiên diễn ra nhanh hơn, Segal thừa nhận.

Sự nghi ngờ lẫn nhau giữa Trung Quốc và phương Tây thúc đẩy điều đó. Điều này gây nên khó khăn cho các công ty kỹ thuật khi thị trường trở nên khác nhau và nguồn gốc dân tộc bắt đầu có tác động nhiều hơn tới các tiêu chí phân chia. Segal dự báo rằng trong tương lai các công ty sẽ phải sản xuất ra hai sản phẩm: một cho Trung Quốc và một cho thị trường thế giới. Đó là lý do dịch vụ mạng xã hội LinkedIn kiểm duyệt nội dung ở Trung Quốc.

Tám năm trước đây, Google rời khỏi Trung Quốc và đã âm thầm phát triển một công cụ tìm kiếm có kiểm duyệt cho thị trường Trung Quốc. Dự án có tên “Rồng bay”, đã bị phát hiện khi nó bị phản đối ở các nước phương Tây. Tất cả những điều đó có nghĩa gì đối với người dùng internet thông thường?

“Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy nhiều mạng internet xuất hiện cho những người dùng thông thường với một cách thống nhất và giống nhau. Bạn vẫn có thể gửi email cho bạn bè ở Trung Quốc. Thư có thể bị người ta đọc, nhưng nó vẫn được gửi đến địa chỉ cần gửi đến”, Segal nói.

Những con đường Tơ lụa của Trung Quốc 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên nói về việc xây dựng Con đường Tơ lụa mới ở Kazakhstan vào mùa thu năm 2013. Tập Cận Bình, lúc đó lãnh đạo đất nước chưa đầy một năm và phác họa thế giới là nơi tất cả các sản phẩm xuất khẩu đều xuất phát từ Trung Quốc. Con đường Tơ lụa qua Thái Bình dương, nhánh khác xuất phát từ Trung Á qua Trung Đông đến châu Âu. Con đường thứ ba dự kiến dành cho vùng Bắc Cực.

Tháng Ba, năm 2015, Trung Quốc đề xuất sáng kiến Một vành đai, một con đường mà về sau được rút gọn thành Sáng kiến Vành đai và Con đường. Mục đích của dự án là tạo sự kết nối các đường cao tốc và các hải cảng lớn để tạo ra các khu vực tự do thương mại và tăng cường kết nối truyền thông.

Ông Tập gọi đây là “Dự án thế kỷ”. Truyền thông Trung Quốc tán dương dự án này như là “Quà tặng của trí tuệ Trung Quốc” cho thế giới. Dự án được so sánh với Kế hoạch Marshall của Mỹ dành cho châu Âu sau Thế chiến II. Trên thực tế, dự án Con đường Tơ lụa gồm nhiều dự án nhỏ mà các công ty Trung Quốc đang tiến hành ở nước ngoài. Một số trong các dự án này của nhà nước, một số của tư nhân.

Quốc hội có vi hiến hay không?

Mặc Lâm

Rõ ràng Bộ Công an muốn quản lý từng công dân một cách chặt chẽ nhất, và đó là ý muốn bình thường của mọi thể chế chính trị, kể cả Tây phương lẫn các nước theo chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên với các nước Tây phương, hệ thống tam quyền phân lập đã kềm chế ước muốn này thông qua sự quán quyết của Quốc hội và mọi chính sách vi phạm Hiến pháp đều bị bác bỏ ngay từ khi manh nha bởi một cơ quan nào đó.Tiếc thay, Quốc hội Việt Nam đã quên mình là cơ quan cao nhất nước, có bổn phận bảo vệ Hiến pháp một cách không khoan nhượng đối với hành pháp, lại gật đầu thông qua Dự luật sai trái này.

    

Hơn 69.000 người ký kiến nghị đòi quốc hội Việt Nam hoãn thi hành Luật An ninh mạng, 16/10/2018.

Câu hỏi đặt ra có vẻ trái khuấy vì Quốc hội là cơ quan soạn thảo Hiến pháp, bảo vệ và tu chính những điều khoản mà Hiến pháp quy định. Hành động vi hiến thường thấy bên hành pháp hơn là ngay tại các phiên họp của Quốc hội vì không lẽ một cơ quan quyền lực nhất nước lại trở thành nơi bị dân chúng phê phán vì đã không làm tròn trọng trách là bảo vệ Hiến pháp của mình.

Điều 69 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ghi rõ: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Vậy mà khi quyết định vấn đề quan trọng hiện nay của đất nước là Luật An Ninh mạng, Quốc hội lại đồng lòng thông qua một cách chóng vánh bất kể những lý lẽ của các chuyên gia về luật này cũng như nhân sĩ trí thức lo ngại sự xâm phạm quyền con người của nhân dân đã gửi thư yêu cầu ngưng hoặc tạm ngưng thông qua chờ thêm những ý kiến đóng góp cho nó hoàn chỉnh và nhất là không phạm phải các quyền sơ đẳng của người dân.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn