Hiển thị các bài đăng có nhãn Vượt biên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vượt biên. Hiển thị tất cả bài đăng

Vì sao bây giờ Việt Nam mới xử vụ “đi nhờ” chuyên cơ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân rồi trốn lại Hàn Quốc?

RFA tiếng Việt

2021-04-28

Vì sao bây giờ Việt Nam mới xử vụ “đi nhờ” chuyên cơ Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân rồi trốn lại Hàn Quốc?

Ảnh chụp màn hình Đài truyền hình MBC của Hàn Quốc, hôm 23/9/2019 đưa tin về người Việt Nam bỏ trốn ở lại Hàn Quốc.

Screen capture from video

Sau thời gian dài không thông tin gì, mới đây báo chí nhà nước Việt Nam cho biết vào đầu tháng 5/2021, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xét xử nhóm bị cho là chủ mưu đưa chín người đi theo chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và trốn lại Hàn Quốc.

Vì sao đến lúc này mi đưa ra xét x?

Vào trung tuần tháng chín năm 2019, tức gần 10 tháng sau khi phái đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam sang thăm và làm việc tại Hàn Quốc do nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu, Đài truyền hình MBC của Hàn Quốc loan tin cho biết chín trong số 160 người đi theo đoàn đã không quay trở lại Việt Nam sau chuyến thăm từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2018.

Tin cho biết, phái đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam sang Hàn Quốc theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee-sang. Ngoài nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, còn có 20 quan chức cấp cao là các Bộ trưởng và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Hãng tin MK News, chính phủ Hàn Quốc đã không biết gì về việc 9 thành viên trong đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam bỏ trốn cho tới khi một người trong số đã bỏ trốn xuất hiện ở sân bay và xin trở về Việt Nam thì vụ việc mới vỡ lỡ.

Hãy chân cứng đá mềm

Phan Thị Anh Thơ

Cho tôi chia buồn với gia đình ba mươi chín nạn nhân. Tôi cầu nguyện cho linh hồn các em. Cái chết của các em là bài ca bi thương cho nhân loại. Các em là những người vô tội. Mưu cầu một đời sống khá hơn là vô tội nếu không nói là rất đáng khâm phục.

Linh tính từ phút đầu

Hai giờ sáng, giờ Vancouver, công việc dường như vô tận. Tôi mệt quá, ngồi xuống nghỉ ít phút. Mở bản tin Reuters thấy: “Police say 39 dead in truck near London believed to be Chinese”.

Cảm giác ớn lạnh chạy dọc tủy sống. Linh tính báo cho tôi biết chuyện không lành. Ba mươi chín kẻ bất hạnh trên hẳn phần lớn là người Việt. Tôi thầm nghĩ khi đọc những dòng đầu tiên của bản tin.

Tôi ở Canada trên 30 năm. Tôi chưa thấy một người Trung Quốc nào đi “trồng cỏ” hay làm “nails”.

Trồng cỏ

Để tôi kể bạn nghe. Trước và sau năm 2000, cộng đồng người Việt ở Canada (chỉ Canada thôi, không thấy ở Mỹ) có phong trào trồng cannabis (marijuana, weed, pot, bud, ganja) lậu, trong nhà. Người Việt dùng tiếng lóng gọi là “trồng cỏ” (trồng cần sa, bồ đà.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhz0xWtqk-LGY6g98OOZ3Ajh9s6OzP0knJ6yuoxdymkmJnWjkoQNbYwQxWDU1bWgDtZMQ_JeRG4qMVpItSQTe9jq1olRF2cTneqeZfvpzHw1H-nVwfQCBmzFUfhmkyQL8bYfewG81Ism_E/s640/3541d3eacdf3ab.img_.jpg

Vườn/ trang trại "trồng cỏ".

Tôi ít chữ quá, không đủ ngôn từ mô tả phong trào này sâu rộng trong cộng đồng người Việt ở Canada như thế nào.

Nhà nhà trồng cỏ, người người trồng cỏ. Mở nhà hàng tầng trên, tầng hầm trồng cỏ. Giả vờ giữ trẻ tầng trên, tầng dưới trồng cỏ. Mua cả ba căn nhà cạnh nhau, căn giữa trồng cỏ. Bác sỹ, dược sỹ, người giàu bỏ tiền cho bệnh nhân hoặc người quen trồng cỏ thu lời.

Việt Nam đang phát triển, tại sao người lao động tìm đường xuất ngoại?

VOA tiếng Việt

Thân nhân cô Bùi Thị Nhung, người bị nghi nằm trong số 39 nạn nhân thiệt mạng trong thùng lạnh xe tải ở Anh, theo dõi tin tức vụ việc từ quê nhà ở Nghệ An, ngày 26/10/2019.

Thân nhân cô Bùi Thị Nhung, người bị nghi nằm trong số 39 nạn nhân thiệt mạng trong thùng lạnh xe tải ở Anh, theo dõi tin tức vụ việc từ quê nhà ở Nghệ An, ngày 26/10/2019.

Ngày nay Việt Nam có một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, mức lạc quan trong các cuộc khảo sát công chúng cao, và mối quan hệ tốt đẹp với các nước cựu thù trong chiến tranh là Mỹ và Pháp. Vì vậy, vụ 39 di dân bất hợp pháp chết trong thùng xe tải ở Essex (Anh) mà trong đó có người Việt Nam có thể khiến người ta ngạc nhiên bởi vụ việc chứng tỏ một số người nghĩ rằng họ có thể tìm thấy cơ hội ở nước ngoài tốt hơn trong nước.

Cảnh sát Anh phát hiện thi thể 39 người trong xe tải vào tuần trước, dấy lên quan ngại rằng các nạn nhân này là nạn nhân của tình trạng buôn người. Một số người đã bị bắt ở Anh. Một người đã bị truy tố tội ngộ sát và đồng lõa buôn người. Thủ tướng Việt Nam đã ra lệnh điều tra xem đây có phải là một vụ án buôn người hay không.

Một số người ở đây ngạc nhiên khi thấy có người chịu chi tới hàng chục ngàn đô la, tương đương hàng trăm triệu đồng Việt Nam, để xuất ngoại, dù Việt Nam có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh đã đưa nhiều người thoát khỏi đói nghèo. Một người dân địa phương nói rằng số tiền đó có thể dùng để tìm việc trong nước.

“Cho dù là nước nào đi nữa, chuyện này cũng rất đau buồn”, một người bình luận trên trang tin Vnexpress viết về cái chết của 39 nạn nhân. “Tôi nghĩ cuộc sống hiện nay ở Việt Nam không quá khó khăn. Thay vì chi hàng trăm triệu đi nước ngoài, số tiền đó ở Việt Nam có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm”.

Mỗi người một ước mơ

Tuấn Khanh

Hình minh họa. Hình chụp hôm 29/4/1975: người mẹ và 3 con trên một con tàu rời khỏi Sài Gòn

Hình minh họa. Hình chụp hôm 29/4/1975: người mẹ và 3 con trên một con tàu rời khỏi Sài Gòn - AP

Đi cùng với sự hình thành nền văn minh nhân loại, là những giấc mơ. Những ước mơ riêng của mỗi con người đã tạo nên một thế giới đầy khát vọng và kỳ diệu của loài homo sapiens, so với các loài khác cùng tồn tại trên hành tinh. Lịch sử đã ghi lại rằng, đôi khi chỉ cần một ước mơ của Gandhi hay của Luther King, thế giới phải chuyển mình.

Và cũng có vô số những giấc mơ nhỏ bé và giản đơn, dù thành công hay thất bại, nhưng đã góp phần tạo dựng nên một hình dạng độc đáo khác thường của giống loài duy nhất trên địa cầu - loài động vật có khả năng ngôn ngữ và mơ ước.

Ai biết được những người Việt tử nạn trên chiếc xe thùng đông lạnh, tìm cách vượt biên giới vào Anh đã ôm ấp những ước mơ gì. Mỗi số phận là một câu chuyện. Và những câu chuyện đó phác thảo hình ảnh về nơi chốn mà họ đang sống.

Những đoàn người Kurd hôm qua tất tả chạy dạt khỏi vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, phác thảo một số phận dân tộc long đong và cam chịu. Họ không có bạn, chỉ có đồng minh giai đoạn và kẻ thù luân phiên.

Một người tài xế Uber người Armenia kể với tôi về quê hương của anh, và lý do anh lưu lạc đến Úc. Câu chuyện đời và ước mơ ra đi của anh, phác thảo về vùng đất Artsakh tuyệt đẹp cổ xưa, mà nay những người thương buôn quằn mình chịu nạn băng đảng đến từ Nga.

Thuyền nhân Việt Nam - Hãy để ngày ấy lụi tàn

Nguyễn Tuấn Khoa

Tôi tặng bài viết này cho những người bạn của tôi đã đến được bến bờ bình yên. Tôi khóc tặng cho những người bạn đã mãi mãi rời xa tôi nơi biển đen lạnh lẽo.

Sau khi viết bài “Vượt biển do nhà nước tổ chức và những cái chết tang thương“, có quá nhiều người đã chia sẻ, với nhiều phản hồi trên trang tôi và các trang mạng khác. Nhưng xúc động nhất vẫn là những cuộc điện thoại bất ngờ…

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/10/3-61.jpg

Thuyền nhân Việt Nam. Photo Courtesy

Nửa đêm, thằng bạn Đinh Thanh Lương gọi điện từ Thụy Sĩ, giọng xúc động xen lẫn tiếng nấc. Nó nói vừa đọc bài viết này khiến kỷ niệm đen hiện về. Shock nặng nên gọi về để trang trải nỗi lòng, may ra tâm hồn được nguôi ngoai. Thanh nói sẽ không có bài viết nào đầy đủ để thế hệ sau có thể thấy rõ những nỗi tủi nhục, khổ sở của người thuyền nhân miền Nam phải chịu đựng sau ngày 30/04/1975.

Đi bán chính thức lúc đó như một ngày hội. Thị trấn Rạch Giá-Rạch Sỏi nườm nượp người từ Sài Gòn xuống. Cả gia đình Thanh có 15 người, đóng 180 lạng vàng. Thuyền của Thanh nhỏ hơn 1/2 thuyền ở Cát Lại (25x5m) nhưng lại chở gấp đôi đôi người, 564 người. Chỉ có Phật Bà Quan Âm và Đức Mẹ Maria mới có thể cứu được chiếc thuyền quá tải trên biển cả mênh mông!

Ngày tàu của Thanh xuất bến, có 6 thuyền đều có quy mô và số người như nhau. Ước tính có khoảng 3.500 thuyền nhân, số vàng trả cho ngày hôm đó khoảng 40.000 lạng vàng. Nhà nước CS thu được bao nhiêu và công an địa phương thu bao nhiêu? Trong một tháng có bao nhiêu người đi và bao nhiêu người mãi mãi nằm dưới đáy biển sâu?

Lực đẩy hay sức hút?

Nguyễn Thọ

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/10/XKL%C4%901-300x300.jpg

Ảnh: internet

Việc người Việt Nam chết trên đường bỏ nước ra đi có lẽ sẽ còn tiếp tục, dù đất nước đã hòa bình hơn 44 năm. Nếu ai đó gọi Việt Nam là một dân tộc tỵ nạn thì không chỉ vì khái niệm “Thuyền nhân” (Boat peoples) xuất phát từ thảm cảnh người Việt chết trên Biển Đông, mà vì chúng ta khác hẳn các dân tộc khác ở chỗ: Họ chạy trốn chiến tranh, còn mình trốn hòa bình. Dù là dưới các mỹ từ “Hợp tác lao động”, “Thẻ xanh”, Visa EB3, EB5 hay từ miệt thị “Gái bán hoa”, thì tất cả đều là bỏ quê hương đi kiếm ăn.

Nhờ có Internet mà công luận mới biết về cái chết trong xe lạnh của 39 người ở Anh, về tai nạn của cháu bé ở trường Gate Way hay cái chết của một vị thứ trưởng rơi từ tầng 8. Tôi không dám nhắc đến tên ai, chỉ mong họ được thanh thản ở bên kia thế giới.

40 mươi năm trước, không ai được thông tin về hơn nửa triệu đồng bào chết đuối, chết khát, chết vì bị cướp biển giết, bị hãm hiếp trên Biển Đông. Không báo nào dám đưa tin. Nhiều đồng bào của chúng ta đã phải ăn thịt người chết trên những con thuyền gỗ tơi tả để cầm hơi sống sót. Nhiều người đã phát điên khi được cứu sống.

Nhờ có mạng xã hội mà hôm nay báo chí Việt Nam không cần phải bịt tin về những cái chết nữa. Họ chỉ cần chờ vài ngày để áp xuất của mạng xã hội phá tung cái van của các nhà quản lý. Sau hai, ba ngày im lặng, báo nhà nước sẽ tìm cách vượt các tin ngoài luồng bằng cách đua nhau giật các title, đưa mọi chi tiết về các vụ án để tăng lượng views.

Từ xuất khẩu lao động đến nạn buôn người

Vũ Ngọc Yên

Xuất khẩu lao động Việt Nam

Xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài, là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao động với các nước cộng sản. Nhưng đến năm 1991 sau khi các chế độ xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, cộng sản Việt Nam chuyển hướng xuất khẩu lao động qua các quốc gia tư bản có nhu cầu cần lao động như Đài Loan, Nhật Bản, Mã Lai, Đại Hàn. Đối với chế độ, xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và tăng nguồn ngoại tệ.

Số liệu nhân công Việt Nam ra nước ngoài

Năm

Số người

Số quốc gia nhận

2012

80.320

33

2013

88.155

38

2014

106.840

29

2015

119.530

22

2016

126.296

28

Năm 2017 số xuất khẩu lao động tăng trên 127.000 người, năm 2018 là 143.000 người. Trong 5 tháng đầu năm 2019 có 54.144 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Cục Quản lý Lao động Ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hồi tháng 6 năm 2018 cho biết tại thời điểm đó có khoảng 500 ngàn người Việt Nam đang làm việc ở 40 quốc gia và tổng số tiền mà các lao động này gửi về nước mỗi năm khoảng 3 tỷ USD (tương đương hơn 76 ngàn tỷ đồng), chiếm khoảng 13% Tổng sản lượng nội địa (GDP) của Việt Nam. Trong nước hiện có khoảng 345 doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu lao động.

Vì sao Trà My đi? Lỗi của ai?

Đoàn Bảo Châu

1. Vì sao Trà My đi?

Ông Phạm Văn Thìn, bố của Trà My kể: “Trà My học cao đẳng kinh tế xong nhưng không xin được việc nên đi lao động ở Nhật 3 năm. Ngày 4/6/2019 Trà My về nước, chờ bên Nhật gia hạn nhưng công việc trục trặc không thành. Trước đấy gia đình đã vay số tiền 650 triệu để mua taxi cho em út của Trà My lái, không may vào ngày 2/9/2019 gặp trời mưa to, xe bị tai nạn. May có người lái xe container cứu em trai Trà My”.

Kể đến đấy ông Thìn quyệt nước mắt, giọng xúc động: “Cháu lúc nào cũng lo cho gia đình, cháu thương bố mẹ lắm. Cháu bảo: Con phải đi, bố mẹ vay tiền để con đi rồi con giúp trả nợ chứ em còn đang nợ 450 triệu tiền mua xe, bố mẹ thì già yếu rồi, nghề nghiệp lại không có thì bao giờ nhà mình mới trả được nợ?

Chúng tôi bảo cháu là con lớn rồi, ở nhà lấy chồng đi, đừng có đi đâu nữa. Trong thâm tâm tôi cũng biết con gái đi ra nước ngoài thì có nguy hiểm nên không muốn con đi nhưng quả thật là gia cảnh nhà tôi cũng khó khăn quá, không biết làm cách nào…”

Bài phỏng vấn thì dài, nhưng tôi chỉ đưa phần này lên bởi nhiều người bảo bỏ cả tiền tỉ ra để ra nước ngoài thì đầu tư ở Việt Nam cũng được, ra nước ngoài làm gì.

Có một số người khác lại bảo những người thương xót cho các nạn nhân là đạo đức giả, thực ra thì về mặt con người tôi chỉ cảm thấy thương hại cho họ. Tâm hồn của họ quá nghèo nàn, nghèo nàn tới mức mà họ không thể hiểu được một tình cảm rất gần gũi và dễ hiểu khi thấy những đồng bào của mình quằn quại đau đớn chết trong tuyệt vọng khi trên con đường đi tìm một giải pháp cho cuộc sống khó khăn.

Với người như vậy, nếu nhìn sâu vào vấn đề thì ta sẽ thấy họ không đáng giận mà đáng thương bởi chắc hẳn trong cuộc sống của họ cũng toàn gặp những hoàn cảnh ô trọc, cạn cợt tình người. Tuy cùng là con người nhưng sự trải nghiệm, khả năng yêu thương con người, kiến thức có vô số cấp bậc nên sự khác biệt là tất nhiên.

Còn xuất khẩu lao động thì còn vượt biên bất hợp pháp

Nguyễn Ngọc Chu

1. Cuối cùng thì đã rõ. Đại đa số trong 39 nạn nhân chết thê thảm trong container đông lạnh là người Nghệ Tĩnh. Dẫu cái chết tang thương của 39 đồng bào còn chưa chôn cất, ứa tràn nước mắt đau đớn mà thừa nhận rằng người Nghệ Tĩnh rồi vẫn còn ra đi.

10 người đi mà 5 người thoát thì người Nghệ Tĩnh vẫn ra đi. Chỉ khi 10 người đi mà chỉ 1 người thoát thì may ra người Nghệ Tĩnh mới dừng!

Sự cực đoan, bướng bỉnh, không cam chịu số phận đã đưa người Nghệ Tĩnh đến những quyết định liều lĩnh. Không phải mù quáng, mà là liều lĩnh đến chấp nhận cái chết để thay đổi.

2. Sống khổ cực cũng là chết. Không thay đổi có nghĩa là cam chịu khổ cực mãi mãi, như vậy thì sống cũng như chết. Hành động tuy có thể chết, nhưng còn có cơ may thay đổi, thế là hơn ngồi mà chờ chết. Ở điểm này, những người vượt biên, bất chấp về văn hóa và địa vị, họ hơn hẳn bao nhiêu kẻ cam chịu. Nếu tất cả đều đồng lòng không cam chịu, thì mọi thứ đã khác!

3. Trong 10 dòng nhắn gửi ở những giây cuối cùng của cuộc đời, cháu Trà My chỉ kịp ghi lại địa chỉ để mọi người biết mình là ai, nói về nguyên nhân cái chết, còn lại là dành yêu thương cho bố mẹ. Không trách móc, không than thân, chỉ dành hết trách nhiệm về phần mình và xin lỗi bố mẹ. Những dòng nhắn gửi cuối cùng này không có chỗ cho sự đắn đo, dàn dựng. Chỉ những suy nghĩ chắt lọc từ tâm can mới vụt sáng ở thời khắc lìa khỏi cõi đời. Tất cả cho thấy đường nét trí tuệ với lòng vị tha ngập tràn trong cháu Trà My.

Vụ 39 người chết, Quốc hội im lặng được sao?

Nguyễn Đình Cống

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/10/1-147.jpg

Các ông, bà nghị đang họp. Nguồn: Quang Phúc/ VnEconomy

Quốc hội im lặng được sao khi biết tin phần lớn hoặc toàn bộ 39 người chết thảm trong toa xe đông lạnh ở Anh là người Việt? Xin Quốc hội hãy tạm ngừng một vài việc để thảo luận chuyện này, nhằm tìm ra nguyên nhân cơ bản của tai họa.

Trong một bài trước, tôi đã phản biện ý kiến của nhiều lãnh đạo, họ cho rằng VN có ổn định, tốt về xã hội và chưa bao giờ đất nước đẹp như bây giờ. Thì đây, đất nước ổn định và tốt đẹp nên rất đông người Việt vì nghèo đói, túng quẫn đến mức bị bọn buôn người lừa đảo, người bị chết, gia đình bị nợ ngập đầu.

Rồi đây công an sẽ điều tra, tìm ra một vài manh mối trong đường dây tội phạm, chúng nó bị xét xử và kết tội, còn công an sẽ được ca ngợi và khen thưởng. Rồi những gia đình nạn nhân được thăm hỏi và giúp đỡ cùng với việc họ bị một số kẻ trách cứ là vì tham lam và ngu muội nên mới để xảy ra việc bị lừa. Rồi mọi việc sẽ qua đi.

Trong lúc đó nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bi thảm là từ thể chế chính trị, từ sự vô trách nhiệm và quá yếu kém trong công tác quản trị xã hội của Đảng và chính quyền. Nguyên nhân này không được các cơ quan tuyên tuyền và lý luận chính thống bàn đến. Chỉ trên các trang mạng có vài tác giả nêu ra và phân tích. Thí dụ bài của các tác giả: Dương Quốc Chính (Tị nạn chính trị và kinh tế), Mai Quốc Ấn (Hạnh phúc đâu xa?), Kông Kông (Điều tra tội phạm buôn người dễ không?), Trương Nhân Tuấn (Chế độ này còn tiếp tục thì sẽ còn những người vượt biên), Đào Tăng Đức (Cô gái Trà My và thân phận con người dưới các chế độ cộng sản) v.v…

Cái chết đến gần của một Quốc gia

Nhà báo Mạnh Kim

https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2019/10/dianh2.jpg?resize=438%2C438

Mỗi ngày tin tức một loang ra, con em người Việt càng thấy lòng đau nghẹn.

Những tưởng nỗi nhục này sẽ ném lên đầu con sói họ Tập, nào ngờ lại rơi trúng mặt kẻ đồng cấp "môi răng" của Việt Nam.

Cứ tha hồ ăn tiêu xả láng đi! Đưa cho nhiều con cháu vào ngồi trong công sở để tháng tháng lĩnh tiền mà chẳng có việc gì làm ngoài xây tượng đài khủng để thờ lãnh tụ; xây chùa chiền tâm linh to vật để các ngài đến cầu cúng cho chiếc ghế không lung lay; phong đủ loại tướng tá để hộ vệ bộ máy, nhưng hễ nghe tin tàu địch trâng tráo xâm phạm vùng biển chủ quyền là... cụp mặt xuống, hoặc gân cổ lên cãi người khác một cách hùng hồn: Bộ chính trị đã quyết không kiện ra quốc tế làm tình hình thêm phức tạp, quyết thế là bài bản lắm, là sáng suốt lắm trong đường đi nước bước cũng như trong đối sách “ba không!

Ừ thì cứ thế mà làm! Rồi cuối nhiệm kỳ ta lại vác rá đi vay, có ngượng một chút chứ có sao đâu.

Nhưng núi nợ khoác lên cổ dân thì mỗi năm một phình lên, làm lún sụt cả đất nước và đè người dân xuống đáy vực.

Thế thì dám chắc sẽ còn đoàn đoàn lũ lũ bỏ nước ra đi bằng mọi cách, từ mọi nẻo đường khác nhau, kể cả những người trẻ tuổi, xinh đẹp, là tương lai của đất nước trong mơ ước của tất cả cộng đồng, như cô gái trong tấm hình trên đây.

Và nhất định là sẽ lại có những containers chở đầy xác người Việt khiến cả thế giới kinh hoàng, không còn biết ăn nói ra sao với cái thể chế XHCN đang "tiến nhanh tiến mạnh", GDP “hứa hẹn” tăng đến 7 – 8% này nữa.

Than ôi! CNCS đến lúc tàn sao mà thê thảm làm vậy!

Bauxite Việt Nam

“Có chết cũng đi!” đã trở thành một lời nguyền kinh khủng ám ảnh gần như tất cả người Việt. Vì sao không nội chiến tang thương, không cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng nào khiến cả nước bị đói, không bị đe dọa thường trực bởi khủng bố…, vậy mà người ta phải đi, “chết cũng đi”? Đằng sau hình ảnh đất nước “yên bình” này đang nổi lên một nỗi bất an kinh khủng. Nó đến từ nhiều nguyên nhân và điểm quy chiếu cuối cùng, khi xét đến hậu quả, có lẽ chẳng gì khác hơn là sự thất bại toàn diện của một nhà nước!

Ở thời mà đất nước chứng kiến giai đoạn “bình yên” có thể nói là lâu dài nhất kể từ thế kỷ 20 đến nay, những giọt nước mắt ly hương vẫn chưa cạn. Nếu không kể những người giàu có đi “tỵ nạn” để mong tương lai con cái tốt hơn, và thành phần quan chức tham nhũng cuốn gói trốn chạy, thì nhóm đối tượng với tỷ lệ đáng kể tìm mọi cách để đi khỏi quê hương lại chính là những người nghèo hoặc cực nghèo. Vừa nghèo vừa ít học. Nhiều trường hợp được khảo sát chi tiết cho thấy họ không còn bất kỳ chọn lựa nào khác là phải đi. Đi với hy vọng đổi đời, qua con đường buôn lậu người, với cái giá không hề rẻ.

Chưa có thống kê chính xác số người Việt bị đẩy vào các đường dây buôn người trên con đường di trú bất hợp pháp nhưng ghi nhận mới của Salvation Army, nơi tiếp xúc trực tiếp các nạn nhân, cho thấy rằng, tỷ lệ người Việt được nhắc đến đối với Salvation Army từ tháng 7-2018 đến tháng 7-2019 là nhiều hơn bất kỳ quốc tịch nào khác. Trong thời gian nói trên, Salvation Army đã làm việc với 209 người đến từ Việt Nam, tăng 248% so với số nạn nhân trước đó 5 năm. Tổ chức từ thiện ECPAT (End Child Prostitution and Trafficking) cũng cho biết có một sự tăng vọt số nạn nhân người Việt, từ 135 người năm 2012 lên 704 người năm 2018 (The Guardian 25-10-2019).

Việt Nam cũng “duy trì” “vị trí” như một trong những “quốc gia nguồn” về nạn nô lệ thời hiện đại tại Anh. Ít nhất 3.187 nạn nhân Việt Nam đã được ghi nhận tại Anh kể từ năm 2009 đến nay. Khoảng 362 nạn nhân trẻ em Việt Nam (được đưa đến bằng đường dây buôn lậu người) đã được phát hiện tại Anh năm 2017, tăng hơn 1/3 so với năm 2016 (Reuters 6-3-2019). “Nạn nhân trẻ em” – chi tiết này cho thấy có không ít người hoặc đã mang theo cả con mình trên con đường di trú lậu hoặc chấp nhận để con mình ra đi không chỉ để cứu chính nó mà còn mang lại sự sống cho những người còn ở lại quê nhà.

Xin lỗi con, Phạm Thị Trà My!

Nguyễn Thị Hậu

Trong khi Quốc hội đang bàn về “tăng hay giảm giờ làm việc”, về “thế nào là người tài và sử dụng người tài”... thì mấy chục công dân VN chết vì lạnh và vì ngạt thở trong một xe container đông lạnh, trên đường vượt biên vào nước Anh tìm việc làm.

Đây không phải là lần đầu tiên công dân VN gặp tai nạn thê thảm như vậy! Đây chắc chắn chưa phải là lần cuối cùng, người Việt vượt biên hoặc ra đi bất hợp pháp để tìm đường sống.

Có thể trách họ vì sao không lập nghiệp ở quê hương với số tiền vay được đến gần một tỷ đồng, nhưng không thể trách họ ra đi vì hy vọng có việc làm thu nhập tốt để sống và phụ giúp gia đình.

Có thể trách họ còn trẻ tuổi sao không tìm kiếm cơ hội ngay trên quê hương, sao lại ra đi với nhiều khả năng phải làm việc bất hợp pháp, nhưng đời sống công nhân ở các khu công nghiệp trong nước là “tấm gương” đen tối vì liên tục tăng ca, vì lương thấp ăn uống kham khổ, ốm đau không dám đi khám chữa bệnh, vì những cặp vợ chồng công nhân có con phải gửi về quê cho ông bà nuôi hoặc gửi vào những nhà trẻ luôn có nguy cơ con bị bạo hành...

Có thể không tán thành sự liều mạng bất chấp hiểm nguy, chấp nhận phạm pháp để ra đi của họ, nhưng vì sao những người trẻ tuổi phải ra đi như thế, lẽ nào người lớn, bậc cha mẹ, chính quyền các cấp... không có trách nhiệm?!

Vài năm trước dấy lên dư luận chê trách các cô gái miền Tây lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc Các cô gái có lỗi gì khi mà trong gia đình, những người cha người mẹ vẫn đành lòng để cho con em mình nhắm mắt đưa chân theo những người đàn ông coi “vợ” như một món hàng? Nhiều làng xóm ở phía Bắc vắng bóng phụ nữ, chỉ có người già và những người đàn ông quanh quẩn với đám trẻ trong ngôi nhà khá khang trang được xây dựng từ đồng tiền của người vợ đi lao động xuất khẩu hoặc đi làm osin ở xứ người gửi về. Những đồng tiền đẫm nước mắt nhớ thương gia đình, nhục nhằn nơi đất khách. Tất cả họ, những người ra đi dù hợp pháp hay bất hợp pháp, đều nhằm bán sức lao động, với hy vọng bán được giá cao! Thậm chí, công việc càng nguy hiểm càng có khả năng thu nhập cao.

Sức lao động – loại “tài nguyên” luôn được trưng ra để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài – chính là tuổi trẻ của đất nước, nhưng là tuổi trẻ chỉ có sức lực mà thiếu tri thức, kỹ năng, thiếu những hiểu biết cơ bản để có thể chọn lựa cho mình một con đường sống. Và họ đã chọn con đường tưởng như có thể nhiều kiếm tiển nhưng cũng nguy hiểm nhất: ra đi theo những đường dây “buôn người”. Chỉ trong vài tháng gần đây đã xảy ra sự việc 152 "du khách" Việt mất tích ở Đài Loan mà thực chất là một đường dây buôn người qua Đài... Thông tin 9 người mất tích sau khi dễ dàng “đi nhờ” chuyên cơ của bà Chủ tịch Quốc hội làm ta có quyền nghi ngờ đó là một đường dây buôn người chuyên nghiệp qua Hàn... Và nay là sự việc có những người Việt trong số 39 người chết ngạt trong container ở Anh. Chưa kể bao nhiêu người qua Lào, Thái Lan lao động chui, các cô gái qua Singapore, qua Malaisia “làm gái”... đã cho thấy mạng lưới rộng khắp đường dây buôn người có tổ chức, có thâm niên đang hoạt động rất táo bạo và tinh vi trên phạm vi quốc tế... Thực trạng này các địa phương có người ra đi đều biết rõ, các bộ, ngành quản lý liên quan cũng không thể không hay biết. Nhưng dường như tất cả đều vô can!

Nhiều người Việt Nam chết trong chuyến xe định mệnh trốn lậu sang Anh?

J.B Nguyễn Hữu Vinh



Tuy không cùng màu da, không cùng dân tộc, không cùng đất nước nhưng những người cảnh sát đã cúi đầu khi chiếc “quan tài” chung của 39 con người ấy đi qua.


Người dân địa phương đã cùng nhau thắp nến cầu nguyện cho 39 di dân đã thiệt mạng trong Container lạnh. Họ cầm biểu ngữ “Người di cư và người tị nạn được chào mừng tại đây”.


Báo TheTimes với dòng tít lớn “Con chết vì không thở được. Con xin lỗi mẹ”

Mấy ngày qua, một thông tin chấn động thế giới khi chuyến xe chở container sang đến Anh phát hiện 39 người đã chết. Trong chiếc container đó có 31 đàn ông và 8 phụ nữ được phát hiện chết ngạt và chết cóng trong xe tải ở Essex, cách thủ đô London 30km về phía đông vào thứ tư tuần này.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn