Chính phủ Nhật Bản hãy xem lại việc xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam

Xã luận của báo ASAHI ngày 02/11/2011

Việc xuất khẩu (kỹ thuật) nhà máy điện hạt nhân đã bị ngừng trệ sau tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân  Fukushima số 1, thế nhưng  Thủ tướng Noda vừa “mở khóa” chuyển mạnh sang hướng xuất khẩu. Thủ tướng Noda đã ký với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng Việt Nam vừa mới đến thăm Nhật Bản một bản tuyên bố chung trong đó cam kết chính phủ Nhật sẽ hợp tác xây 2 nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam.

Nếu cam kết này được thực hiện, đây sẽ là thương vụ xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Nhật Bản.

Chúng tôi cho rằng, chính phủ Nhật Bản đã để xảy ra tai nạn nhà máy điện hạt nhân thuộc cấp độ lớn nhất trong lịch sử, lẽ ra nên giảm bớt sự lệ thuộc vào điện hạt nhân, thế mà nay NB lại hăm hở tích cực rao bán nhà máy điện hạt nhân, thì đây quả thật một chủ trương rất nghịch lý.

Cho dù Việt Nam vì muốn giải quyết tình trạng thiếu điện mà yêu cầu Nhật Bản hợp tác, Nhật Bản cũng không nhất thiết phải đáp ứng bằng nhà máy điện hạt nhân.

Quan hệ Nhật Việt trong những năm gần đây ngày càng trở nên mật thiết hơn.

Trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần này, ngoài thoả thuận về việc hai nước sẽ cùng khai thác đất  hiếm, Nhật Bản đồng ý tiếp nhận các y tá và điều dưỡng viên từ Việt Nam, Nhật Bản còn thỏa thuận viện trợ ODA 93 tỉ yên cho các dự án khác như xây đường sắt cao tốc cho Việt Nam.

Việt Nam với mức tăng trưởng kinh tế mạnh, và dân số dự kiến sẽ lên đến 100 triệu nhân khẩu vào giữa thế kỷ này, quả là một địa điểm đầu tư và là một thị trường hấp dẫn.

Trước một Trung quốc đang ra sức hiện đại hóa sức mạnh về quân sự và  tiến mạnh ra  biển, có lẽ chính phủ Nhật Bản trong thâm tâm vốn có ý muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam.

Phía Việt Nam cũng đang  tranh chấp với Trung quốc trên  biển Đông (Nam Trung Hoa theo nguyên văn). Nhật Bản không chỉ là nguồn cung cấp vốn và kỹ thuật cho Việt Nam, còn là nơi mà Nhật Bản mong muốn tăng cường sâu hơn quan hệ hợp tác  về mặt bảo đảm an ninh.

Chính vì vậy mà ở cấp chính phủ, hai nước xem là đối tác chiến lược của nhau, và Nhật Bản đã không ngừng viện trợ ODA với quy mô lớn nhất cho Việt Nam. 

Xúc tiến quan hệ hữu nghị với Việt nam, giúp nước này phát triển, là điều không có gì phải dị nghị. Nhưng vấn đề là nên giúp bằng cách nào cho phù hợp với Nhật Bản hiện nay. Đó là hợp tác trên nhiều phương diện như xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác năng lượng thiên nhiên, giao lưu về mặt nhân sự, .v.v.

Gần đây chính phủ Nhật Bản cũng đã thỏa thuận với Ấn độ việc xúc tiến thảo luận để thực hiện một hiệp định nguyên tử lực với tiền đề sẽ xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân sang nước này, và Nhật bản cũng đang  tiến tới mở lại hội đàm về một hiệp định tương tự với Thổ Nhĩ Kỳ .

Chính phủ có vội vã quá chăng, trong lúc mà sự cố ở nhà máy điện hạt nhân hiện vẫn còn chưa giải quyết xong, công tác kiểm chứng cũng chưa hoàn tất.

E rằng chính phủ có thể viện cớ rằng cần phải duy trì trình độ kỹ thuật để có thể xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân nhằm trì hoãn những nỗ lực "thoát khỏi sự lệ thuộc vào điện hạt nhân". Về lâu dài, Nhật bản cũng có thể sẽ phải gánh chịu trách nhiệm quản lý  các nhà máy điện hạt nhân mà Nhật sẽ xuất sang các nước.

Chính quyền của đảng Dân Chủ đã coi việc xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân như trọng điểm cho sách lược tăng trưởng kinh tế. Nhưng trong lúc này, trước thực tế là tai nạn nhà máy điện hạt nhân đã thực sự xảy ra và đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn, mà vẫn bám theo một sách lược đã định như thể chẳng có gì xảy ra, quả là một điều không thể  dung thứ.   

[QC chuyển ngữ]

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Bài gốc:

ベトナム支援―原発輸出は考え直せ

野田首相が福島第一原発事故で停滞していた原発輸出の「解禁」に大きくかじを切った。

来日したベトナムのズン首相との間で、日本政府が原発2基の建設に協力することを約束した共同声明に署名したのだ。

実現すれば、日本初の原発輸出となる。

私たちは、史上最大級の事故を起こし、原発への依存度を減らすべき日本政府が、原発売り込みの先頭に立つのは、筋が通らないと主張してきた。

ベトナムが電力不足解消への協力を求めたとしても、その答えが原発である必要はない。

近年、日本とベトナムは急速に緊密さを増している。

今回のズン首相の訪日では、レアアースの共同開発のほか、ベトナムからの看護師・介護福祉士候補者の受け入れ、高速道路建設などへの計930億円の円借款供与でも合意した。

経済成長が著しく、今世紀半ばには人口が1億人に達するベトナムは、投資先としても市場としても魅力がある。

日本政府としては、軍事力の近代化や海洋進出を強める中国をにらんで、関係を強化しておきたい思惑もあろう。

ベトナムも南シナ海で中国との紛争を抱える。日本は資金、技術の提供元というだけではなく、安全保障上も協力を深めたい存在だ。

だからこそ両国は、政府レベルでお互いを「戦略的パートナー」と位置づけ、日本は最大規模の途上国援助(ODA)の供与を続けている。

ベトナムとの友好を進め、発展を手助けすることに異議はない。しかしその方法は、いまの日本にふさわしいものであるべきだ。インフラ整備や自然エネルギーの開発、人の交流など、多くの分野で協力できる。

日本政府は最近、インドとの間でも原発輸出の前提となる原子力協定交渉を進展させることで合意した。トルコとの協定交渉も再開をめざしている。

原発事故がいまだに収束せず、検証作業も終わっていない。政府の姿勢はあまりに前のめり過ぎるのではないか。

原発輸出のために技術水準を維持する必要があると、「脱原発依存」の歩みを遅らせる口実にも使われかねない。輸出先で原発管理の責任を長期間、背負うおそれもある。

民主党政権は原発輸出を成長戦略の目玉に据えていた。しかし実際に事故が発生し、巨大な被害を目の当たりにしたいま、何ごともなかったかのように既定路線を走ることは決して許されない。

http://www.asahi.com/paper/editorial20111102.html

Nguồn: nguoilotgach.blogspot.com

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn