Giới thiệu sách mới xuất bản: “VIETNAM, ENTRE LE MEILLEUR ET LE PIRE” (Việt Nam, giữa tốt đẹp và tồi tệ) của André Menras

Lời tựa sách

André Menras
Bản tiếng Việt của Google Translation, Hoàng Hưng sửa lại

Cuốn sách này ra đời rất lâu sau tác phẩm đầu tiên(1) mà tôi viết vào năm 1973 cùng với một giáo viên trẻ người Pháp khác, Jean Pierre Debris. Viết trong mười một ngày đêm, đó là lời chứng văn chương sống động về hai năm rưỡi tù đày ở Sài Gòn mà chúng tôi vừa trải qua như những tù nhân chính trị vì đã đem vào trung tâm Sài Gòn lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Được xuất bản bằng bảy thứ tiếng, nó rất hữu ích trong cuộc đấu tranh của chúng ta nhằm kích hoạt việc thả hàng chục nghìn tù nhân chính trị mà chế độ độc tài thân Mỹ đang giam giữ và thủ tiêu trong các nhà tù ở miền Nam.

Trà dư, tửu hậu…

Lê Học Lãnh Vân

thụt lùi xa nhứt là tính liêm chính bộ máy hành chánh công. Trăm ngàn suy thoái khác đều được thúc đẩy bởi suy thoái này! Việt Nam mà không trị được nạn tham nhũng, mươi năm nữa là tiêu!

May be an image of 5 people and skyscraper

Đảng

Nguyễn Thông

Ở xứ ni, đảng là thứ nhạy cảm, người ta ngại nói đến, đụng vào đảng dễ bị quy là thế lực thù địch, quan điểm sai trái, có khi đi tù. Nhà cháu biết vậy nên chỉ bàn tới đảng ở... bên Mỹ.

“Công nghiệp Đào tạo” - điều ước cho tương lai TP.HCM

Phúc Tiến

Một điều ước: Đầu tư đàng hoàng cho công nghiệp đào tạo.

Hàng trăm ngàn tỷ tiền thuế của dân, tài nguyên của quốc gia đổ vào đâu?

Hàng trăm ngàn tỷ tiền tham nhũng, lãng phí của dân vào tay ai?

Nếu bằng ấy con số được đầu tư vào Giáo dục - Đào tạo đúng hướng và đúng cách thì chúng ta đã có những trường lớp đàng hoàng, đủ sức thúc đẩy kinh tế vững mạnh,

đủ sức vươn lên những đô thị tri thức quốc tế.

Sau nửa thế kỷ yên bình, non sông một dãi.

Chẳng lẽ không thay đổi cách nghĩ và cách làm ?

Phuc Tien Tran Huu

Quyền bảo toàn nguyên tác: Con dao hai lưỡi?

Lê Vũ Vân Anh(*) - Nguyễn Ngô Thành Danh(**)

(KTSG) – Quyền bảo toàn nguyên tác cho phép người sáng tạo bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác xuyên tạc, sửa đổi hoặc cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của họ. Tuy nhiên cũng cần phải có giới hạn và không nên chỉ đứng trên cảm nhận cá nhân của tác giả.

Thất vọng đổi đời

30-4-2024

Nguyễn Huy Cường

30/4/1977

Đúng hai năm sau ngày này năm 1975 tôi có một kỷ niệm khó quên.

Buổi trưa hôm ấy tôi đi bộ trên một triền đê sông Hồng ở Vĩnh Phúc để tới một địa chỉ là một cái điếm.

Tôi nói vài lời về cái điểm để anh chị em hiểu kỹ về từ “điếm” và cả từ “gái điếm”.

Phẩm chất chính trị gia!

Phan Thế Hải

Quốc gia chỉ giàu mạnh khi có một nhóm các nhà lãnh đạo chính trị không coi chính trị là kế sinh nhai hay tìm kiếm phiếu bầu mà tuân thủ các lý tưởng chính trị và niềm tin chính trị.

Chưa bao giờ chính trường Việt lại có sự xáo trộn nhiều như hiện nay. Sự ra đi của các chính khách cấp cao chỉ vì vướng vào những điều sơ đẳng: “Những điều đảng viên không được làm”. Thực ra thì chỉ có 19 điều được ghi trong Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021. Kẻ quê mùa, già nua đọc vài lần đã thuộc, ấy vậy mà những chính khách chuyên nghiệp lại khác.

Quốc Cộng, Quốc Gia, Quốc Việt

Tạ Duy Anh

Chú thích ảnh: Tranh mới nhất của họa sỹ nổi tiếng Đào Hải Phong, "Người kể chuyện bằng mầu sắc" (lời của Lê Thiết Cương) và vượt qua mọi kì thị, cấm kị văn hóa, có khả năng hàn gắn mọi đổ vỡ.

Với tôi, qua các trải nghiệm lịch sử, tự thấy có một chút nghi vấn: Hình như huyền thoại đồng bào đang được truyền tụng là một phiên bản đã không còn nguyên bản!

Rất nhiều khả năng nó bị lỗi ở đâu đó?

Cuộc chiến Quốc - Cộng và hoà giải dân tộc

Dương Quốc Chính

Việt Nam vốn được coi là bản sao của Trung Quốc dù là ở chế độ nào, trừ giai đoạn Việt Nam có bảo kê là Pháp, Mỹ, rồi Liên Xô. Đặc biệt là sau đổi mới, Việt Nam càng là một bản sao lỗi của Trung Quốc. Lỗi chỗ nào thì mình đã chỉ nhiều lần, nhiều chỗ. Lần này sẽ chỉ thêm khi bàn sơ lược về cuộc chiến Quốc - Cộng Trung Quốc.

Ban đầu, hai phe chung sống hoà bình dưới sự trợ giúp của LX, trong giai đoạn Tôn Trung Sơn lãnh đạo Quốc dân Đảng. Đến khi Tưởng Giới Thạch kế vị, ông thống nhất TQ (trước đó TQ bị tan rã bởi các chính quyền quân phiệt cát cứ). Tưởng có tư tưởng thiên hữu, Quốc dân Đảng lúc đó có hai phe tả và hữu, nên ông quay ra chống Cộng. Chiến tranh Quốc - Cộng diễn ra từ năm 1926-1937 thì tạm ngưng để cùng đánh Nhật. Hai bên hợp tác không đáng kể, Mao đánh du kích nên không thiệt hại nhiều như Tưởng. Nên cuộc kháng Nhật khiến cho Mao mạnh lên còn Tưởng yếu đi.

Chính quyền Trung Quốc hiện đang nghiện phạt giao thông

Cù Tuấn biên dịch phóng sự của The Economist.

Có thể là hình ảnh về ‎văn bản cho biết '‎G 6329120 舒网織車 南 院 6329120 NO PARKING م 不准油年‎'‎

Ma Yijiayi bị bắt giữ vào tháng 11/2023. Bà không biểu tình đòi hỏi quyền chính trị. Bà cũng không ăn cắp từ kho bạc nhà nước. Thay vào đó, tội của Ma là yêu cầu một con nợ phải trả nợ cho mình. Chính quyền địa phương ở Liupanshui, một thành phố thuộc tỉnh Quý Châu, nợ bà Ma, một nhà thầu, 220 triệu nhân dân tệ (30 triệu USD) để xây dựng trường học. Các quan chức đã đề nghị chỉ trả cho bà 12 triệu nhân dân tệ. Bà Ma đã từ chối.

Trời cao đất dày ơi, do ai, vì ai?

Lưu Trọng Văn

Thái Hạo

Anh em trong nhà, đánh nhau một trận, năm mươi năm sau còn ăn mừng chiến thắng. Đó là tiểu khí của người nhỏ nhen.

Người Mỹ đánh nhau, hai miền đều hạ vũ khí, không ai là kẻ thua trận, không ai bị sỉ nhục. Đó là phong độ của người quân tử: nhân văn và quảng đại. Không lạ khi Mỹ thành siêu cường.

Hòa giải chỉ có thể đến từ bên thắng cuộc. Thù hận hay ăn mừng, cả hai đều bít lối tương lai. Cờ quạt và lễ lạt chỉ chứng tỏ bụng dạ hẹp hòi, dân tộc không bao giờ lớn nổi.

Gã có bộ năm vở kịch mà gã tâm huyết viết nhiều năm nay. Chưa in, chưa dựng. Không dễ in, dễ dựng. Phải chấp nhận thôi vì viết thật điều mình muốn viết về bi hài kịch thời mình đang sống.

Quan và dân

Nguyễn Thông

Có thể là hình ảnh về 1 người và cỏ

Ảnh: Hạn hán ở ĐBSCL năm 2024 (Ảnh Internet)

Chế độ này, mặc dù nó là kết quả của cuộc nổi dậy chống phong kiến, bài trừ, tiêu diệt phong kiến - thực dân, lập nên chính quyền nhân dân, nhưng về cơ bản nó vẫn theo mô thức cũ, thậm chí còn tệ hơn.

Xã hội vẫn bị chia thành đẳng cấp rõ rệt. Số ít nhưng nắm quyền cai trị được gọi tên chung là cán bộ, từ cấp phường xã trở lên tới trung ương cứ nằm trong bộ máy lãnh đạo đều là cán bộ. Có cán bộ, cán bộ trung cấp, cán bộ cấp cao, cán bộ cao cấp, cán bộ cơ sở, cán bộ địa phương, cán bộ trung ương. Đó là dạng quan mới. Phong kiến bị chôn vùi, vua quan bị lật đổ, “rồng 5 móng vua quan thành bụi đất” thì nay là phong kiến mới, núp bóng nhân dân, vậy thôi.

Động cơ đằng sau đợt cải tổ quân đội mới nhất của Tập Cận Bình

Katsuji Nakazawa,The ulterior motive behind Xi Jinping’s latest military reforms,” Nikkei Asia, 25/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyết định tái tổ chức Lực lượng Chi viện Chiến lược cho thấy Tập đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ tư.

Tập Cận Bình đi ngang qua các thành viên của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trước khi đặt hoa tại Đài tưởng niệm Các Anh hùng Nhân dân để kỷ niệm Ngày Liệt sĩ ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, vào ngày 30/09/2023. © Reuters

Chỉ mất 9 năm để Lực lượng Chi viện Chiến lược của Trung Quốc – từng được ca ngợi là “đơn vị tương lai” khi Chủ tịch Tập Cận Bình tái tổ chức quân đội lần trước – biến mất.

Một bài bình luận lan truyền trên mạng internet Trung Quốc đã gọi lực lượng bị giải tán là đơn vị quan trọng “tồn tại ngắn nhất” trong lịch sử Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Bài viết chỉ ra rằng lực lượng được chính thức thành lập vào ngày 31/12/2015 – trở thành một thực thể ngang hàng với Lục quân, Hải quân, Không quân, và Quân chủng Tên lửa – đã “biến mất khỏi vũ đài lịch sử” trong một đợt tái tổ chức quân sự mới được công bố vào thứ Sáu (18/04/2024).

49 năm sau ngày 30-4-1975 – Con đường nào cho Việt Nam

Ông Võ Văn Kiệt, một lãnh tụ của CSVN, đã từng phát biểu vào năm 2005 một câu để đời có ý nghĩa nhân đạo rất cao và rất đáng suy ngẫm sâu về lịch sử dân tộc có liên quan tới biến cố ngày 30-4-1975 như sau: “Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia (…). Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu ".

Mạnh dạn phát biểu lên được ý tưởng này nhằm kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh, có lẽ vì ông Kiệt là một trong những chiến sĩ - nhà lãnh đạo kháng chiến gốc miền Nam đã từng trải, hiểu biết và cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh của mọi thành phần dân chúng miền Nam ở cả hai bên chiến tuyến, mà chính trong dòng tộc ông cũng có người ở cả phe này lẫn phe kia đối đầu nhau, trong cuộc chiến tranh khốc liệt đầy thương đau kéo dài suốt 30 năm.

Ý kiến nhận định của ông cố Thủ tướng nêu ra như trên, từ hồi cuối tháng Ba năm 2005, đã nhận được ngay sự hoan nghênh nhiệt liệt của đông đảo quần chúng Việt Nam yêu nước có lương tri, không phân biệt Bắc-Nam, bình dân hay trí thức, đang ở trong nước hay ngoài nước.

Tuy nhiên, lời kêu gọi cảm thông đầy thiện ý này cũng đã không hề nhận được những phản ứng đơn giản.

Kiến nghị khẩn thiết, mong muốn cháy bỏng!

Nguyễn Đình Bin

27-4-2024

Đảng phải từ bỏ học thuyết Mác-Lênin đã thực sự lỗi thời. Đây chính là cội nguồn đẻ ra đặc quyền đặc lợi, các nhóm lợi ích vị kỷ, làm cho kinh tế thị trường méo mó, không phát huy được đầy đủ các mặt mạnh vốn có; ngược lại, đã tạo ra mảnh đất mầu mỡ cho các mặt tiêu cực phát triển, nạn tham nhũng và các quốc nạn khác, ngày càng trầm trọng, đang tiếp tục hoành hành, phá hoại chính đảng, nhà nước và xã hội ta, đến tận cội rễ là con người, đặc biệt nguy hiểm là người nắm quyền sinh, quyền sát quốc gia; bất chấp Đảng, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp, thực sự tâm huyết, quyết liệt, sát sao của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đến nay đã qua hai nhiệm kỳ rưỡi liền, ra sức tự xây dựng, tự chỉnh đốn, ra sức đốt lò và tăng cường các biện pháp phòng, chống khác. các siêu đại án, các vụ xử lý kỷ luật và hình sự liên tiếp, dồn dập các lãnh đạo cao nhất cấp trung ương và tỉnh thành, và từ nhiệm của 5 Ủy viên Bộ chính trị, kế tiếp nhau, trong đó 2 là Chủ tịch nước, và 1 là Chủ tịch Quốc hội, vừa diễn ra, đã minh chứng hùng hồn điều đó.

Thảm trạng này chưa từng xẩy ra, từ khi Đảng CSVN cầm quyền, đã chứng tỏ: thể chế chính trị hiện hành đang khủng hoảng trầm trọng!

Cũng như tại Đại hội VI, trước khủng hoảng kinh tế-xã hội, Tổng bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh và Trung ương Đảng khóa V đã thức tỉnh, dũng cảm từ bỏ mô hình kinh tế Mác-Lênin Xã hội chủ nghĩa đã hoàn toàn lỗi thời, để chấp nhận và vận dụng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, là thành tựu chung của nhân loại, mà đến thời điểm đó, Tổng bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh và Đảng vẫn kiên quyết chống lại;

thì tại Đại hội XIV tới, để thoát khỏi khủng hoảng thể chế chính trị hiện hữu, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Trung ương Đảng khóa XIII, hãy noi gương Tổng bí thư Trường Chinh và Trung ương Đảng khóa V, dũng cảm từ bỏ học thuyết Mác-Lênin đã thực sự cổ hủ, chấp nhận và vận dụng mô hình thể chế chính trị tốt nhất, kiểm soát quyền lực hiệu quả nhất, phát huy dân chủ và sức sáng tạo của toàn dân tộc mạnh mẽ nhất, đã được chứng minh trên thế giới. Mô hình thể chế chính trị này cũng là một thành tựu chung của nhân loại cho đến nay. Đó là nhà nước pháp quyền thực sự, mà các nước phương Tây, Dân chủ, và hầu hết các nước láng giềng ASEAN, trong đó có các quốc gia tiên tiến, giầu có, hùng mạnh, văn minh, là đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác toàn diện của nước ta, đang thực hiện.

Nguyễn Đình Bin

80 tuổi đời, 62 tuổi Đảng. nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao; Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài; Phó Bí thư Đảng ủy Khối đối ngoại TƯ (trực thuộc Ban Bí thư TƯ Đảng); một trong 10 người được phong hàm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCNVN đợt đầu tiên; Đại sứ tại Nicaragua, kiêm nhiệm Ecuador và tại Pháp, kiêm nhiệm Bồ Đào Nha./.

Không chỉ tham và dốt, mà là cố tình phá hoại

Song Chi

Lãnh đạo Sài Gòn tham, dốt nên chặt bỏ những hàng cây rợp bóng mát khiến Sài Gòn đã nóng càng thêm nóng, hay đây chỉ là một trong những sự cố tình phá hoại thành phố này? Vì như nhiều người cũng nhận xét, trước kia tại những con đường có bóng mát việc kinh doanh cũng sầm uất hơn, người đi lại nhộn nhịp hơn, khách du lịch cũng thích thú đi dạo, còn bây giờ ngay cả những đại lộ khu trung tâm như Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng…cứ vào những giờ nắng lên cao là vắng ngắt.

Những câu hỏi lớn khi giải cứu SCB

Hoàng Xuân Hoan

Bơm tiền cho SCB đến bao giờ? Hiện nợ xấu của SCB đã lên tới 97%. Nếu không có nguồn thu, SCB sẽ không có khả năng trả lại tiền gửi cho khách hàng, với số tiền hiện còn phải trả là 6 tỷ USD – chiếm hơn 1% GDP Việt Nam năm 2023. Nếu nhà nước tiếp tục bơm tiền vào để trả, thì khách hàng tiền gửi của SCB may mắn. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, nhà nước ngưng bơm tiền, thì số phận 6 tỷ USD tiền gửi này “rất mong manh”.

Trường hợp Vương Đình Huệ

Tạ Duy Anh

27-4-2024

Quan sát chính trường Việt thời gian gần đây, nếu muốn thì không thiếu chuyện nóng để bàn, không thiếu vấn đề cần thảo luận. Nhưng nếu bạn kiêu ngạo không thèm phí thêm lời nào trước đủ loại sự kiện, thì cũng chẳng ai có quyền trách bạn vô cảm. Cứ đụng chỗ nào là tóe loe ra đủ loại tiêu cực chỗ đó. Nghe tưởng mới, nhưng đó đã là suy nghĩ bình thường của người dân từ lâu lắm rồi.

Tu sửa lại ngôi nhà Quốc hội

Nguyễn Sĩ Dũng

26-4-2024

Ngay sau khi Vương Đình Huệ bị cách chức, gã muốn dùng từ chính xác lột tả bản chất của việc Trung ương đảng cho ông Huệ thôi chức, tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng nguyên Phó chủ nhiệm VPQH trên trang facebook cá nhân đã viết bài:

“TU SỬA LẠI NGÔI NHÀ QUỐC HỘI”

TS Dũng là một người có tư tưởng cải cách cởi mở, nhưng vẫn luôn cẩn trọng trong phát ngôn liên quan chính trường, đã không thể kìm được sự ứ nghẹn bao lâu về hoạt động của QH thời gian qua. TS viết:

“Với quyết định cho thôi việc của BCH Trung ương Đảng chiều nay, triều đại của họ Vương đã chính thức chấm dứt”.

TS dùng cụm từ “triều đại của họ Vương”.

Nhưng thực ra TS Dũng chỉ mượn việc triều đại họ Vương chấm dứt để nói lên một thực chất mà ông đủ sự trải nghiệm nhiều năm làm việc ở QH:

“QH ở phiên họp toàn thể chỉ là QH nặng về trình diễn”.

TS Nguyễn Sĩ Dũng đã “đề nghị lãnh đạo mới của QH”, thực ra là lãnh đạo đảng (điều mà ông Dũng né) phải thay đổi hoạt động của QH bằng cách:

“Cần áp dụng các nguyên tắc cơ bản của Luật nghị viện để vận hành QH. Chỉ khi vận hành thể chế đúng, QH mới có thể bổ sung giá trị cho quy trình quản trị quốc gia”.

Vậy thì nội dung cơ bản của “Luật nghị viện” là gì? Và “Luật nghị viện” ấy là của QG nào hay nó là luật phổ quát của các nền Dân chủ nghị viện?

Rất mong TS Nguyễn Sĩ Dũng và các chuyên gia luật nước nhà giải thích rõ để lãnh đạo mới của QH biết mà thực hiện theo kiến nghị của TS Nguyễn Sĩ Dũng.

Lưu Trọng Văn

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn