Tháo bỏ ách tắc để giữ lấy độc lập và chấn hưng đất nước (kỳ 1)

Hưởng ứng Thư Ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ Quốc Hoài

Tác giả có thân sinh là đảng viên cộng sản từ năm 1930. Bản thân là đảng viên đã nhận huy hiệu 30 tuổi Đảng. Từng qua thử thách chiến trường B, từng là Bí thư chi bộ khu phố, được bình chọn là đảng viên xuất sắc tiêu biểu. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đoạt nhiều giải thưởng văn học, trong đó có Giải thưởng Thơ 2010 của Hội Nhà Văn Việt Nam.

Bauxite Việt Nam

Trách nhiệm của “những đảng viên cộng sản vì dân vì nước” đến đâu?

(qua Thư ngỏ ngày 28/7/2014 gởi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.)

Tiêu Dao Bảo Cự

Nhiều người có thể nhìn thấy Thư ngỏ ngày 28/7/2014 gởi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thư ngỏ) của 61 đảng viên là một bước ngoặt lớn trong nội bộ những người cộng sản. Tiếp theo việc một số người tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản có tính lẻ tẻ, cá nhân và lời kêu gọi bỏ Đảng Cộng sản, thành lập đảng mới của Lê Hiếu Đằng chưa được đáp ứng thì việc xuất hiện Thư ngỏ này quả là một bước đột phá.

Những đảng viên ký Thư ngỏ là những đảng viên kỳ cựu, từ hơn 20 cho tới 70 tuổi đảng, đã từng giữ những chức vụ quan trọng trên nhiều lãnh vực hoặc là những trí thức ưu tú có uy tín trong xã hội, đã kinh qua chiến đấu và góp phần xây dựng Đảng. Đây là cuộc tập hợp chưa từng có trước đây.

Đảng hãy mau thoát khỏi nghịch cảnh “hồn Trương Ba da Hàng thịt”!

Mạc Văn Trang

Câu chuyện dân gian Hồn Trương Ba da Hàng thịt chỉ dài hơn một trang sách in và có mấy nhân vật rất giản dị, nhưng với tính nhạy cảm thời đại và tài năng siêu việt, Lưu Quang Vũ đã biến thành vở kịch tầm cỡ nhân loại.

Tình cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời tới nay, giữa lý luận và hành động cũng chẳng khác nào tình cảnh “Hồn Trương Ba da Hàng thịt”, hay “Hồn Các Mác, xác Bần nông”! Có điều khác là “hồn” của Trương Ba hay của Các Mác (Karl Marx) vào cái xác Đảng Cộng sản Việt Nam thì nó bị cái thân xác Bần nông làm lộn tùng phèo, bát nháo, chỉ còn là những khẩu hiểu, những ước muốn viển vông, huyễn hoặc; mà “hồn” ông Trương Ba hay “hồn” Các Mác thật cũng chẳng hiểu nổi cái mớ bòng bong trong đầu Đảng Cộng sản Việt Nam – thân xác Bần nông, nó là cái quỷ quái gì!

Lợi dụng

Huỳnh Ngọc Chênh

Lợi dụng dân chủ để chống phá đảng và nhà nước

Lợi dụng xã hội dân sự để chống phá đảng và nhà nước

Lợi dụng lòng yêu nước để chống phá đảng và nhà nước

Lợi dụng nhân quyền để chống phá đảng và nhà nước

Lợi dụng tự do tín ngưỡng để chống phá đảng và nhà nước

Ứng viên Phạm Quang Nghị công du Hoa Kỳ: Thất bại hay thành công?

Phạm Chí Dũng

Dù chưa có gì chứng tỏ một “thất bại”, nhưng cũng chẳng có dấu hiệu nào cho thấy cuộc “ra mắt” của ứng viên tổng bí thư Phạm Quang Nghị gặt hái được thành công trên đất Mỹ.

Về chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị, nhà báo Phạm Chí Dũng và nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai có nhận xét như sau:

“Hai đảng anh em”

Chưa phải Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đại diện cho chính phủ Việt Nam, mà rốt cuộc người cùng họ là Phạm Quang Nghị – thay mặt bên đảng – mới trở thành nhân vật cốt cán đầu tiên trong Bộ Chính trị sang Mỹ để “mở hàng” cho chính sách âm thầm xoay trục của chính thể Việt Nam vào năm 2014.

Đảng chai sạn khiến tôi nhiều hư hỏng

PV Quốc Doanh

Không ít người cho rằng, nhờ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới có cuộc sống của họ (và dân tộc) hôm nay. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn trong bài “Đảng là lẽ sống của tôi” có câu “Đảng đã cho tôi lẽ sống niềm tin”; hoặc như ông Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh ở Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng nói dịp thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tháng 12-2012, Đảng đã cho ông (và nhiều người) cái sổ hưu.

PV Quốc Doanh tôi là đảng viên lâu năm của Đảng, có được hưởng lợi lộc từ Đảng, từ chế độ do Đảng tạo ra, nhưng không thể nói nhờ có Đảng mới có cuộc sống của tôi. Còn nói nhờ có Đảng, gia đình (cha mẹ) tôi mới có cuộc sống ấm no thì không đúng sự thật.

Dường như có bao nhiêu người nói “ơn Đảng” thì cũng có bấy nhiêu người nói ngược lại, có bao nhiêu lời “ngợi ca Đảng” thì cũng có bấy nhiêu phản bác. Song chẳng hề gì, có ai giúp nhau được mọi mặt đâu, huống chi xã hội. Hôm nay, tôi muốn trình bày vấn đề khác, vì đảng viên lâu năm, được Đảng giáo dục từ nhỏ, Đảng đã làm cho tôi nhiều chai sạn. Cuộc sống dưới bầu trời và giữa cây cỏ tươi xanh, chai sạn cũng có nghĩa hư hỏng.

Tâm thư gửi đảng viên Cộng sản Việt Nam yêu nước cấp tiến

Kính thưa Quý Anh Chị

Sau khi đọc thư của quý Anh Chị gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng và toàn thể Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, mặc dù tôi đã làm đơn xin ra khỏi tổ chức của Đảng từ năm 2004 với lý do ghi rõ: “Vì mất niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng”, nhưng nay sau khi đọc thư của quý Anh Chị, tôi tự thấy phải góp tiếng nói đồng tình và xin được chia sẻ trách nhiệm đối với bức thư mà quý Anh Chị vừa gửi cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng cùng toàn thể Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. (Xem như tôi đã xin được cùng ký tên và cùng chịu mọi trách nhiệm).

Kính thưa Quý Anh Chị

Tôi hoàn toàn tán thành nội dung bức thư của quý Anh Chị, nên không bàn luận thêm. Nhưng qua bức thư này tôi có chút suy tư, xin được bày tỏ cùng quý Anh Chị – những người cộng sản yêu nước cấp tiến.

Đã khi nào thực sự dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra việc nước?

Vĩnh Nguyên,

Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế

Cái đề trên, nguyên văn có trong các văn kiện, nghị quyết của nhà nước, chính phủ cùng các ban, ngành để phổ biến đến người dân là: “Nhà nước là của dân, do dân, vì dân; dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Nội dung thể hiện một nhà nước dân chủ, minh bạch, nhưng thực hiện được nó là khó lắm. Để khỏi dài dòng, người viết bài này chỉ lấy khúc sau. Cái tít bài là ở vế sau.

- Xin trả lời là chưa. Điều “Dân làm” là thâm căn muôn thuở. Đã là dân thì chỉ biết làm thôi. Còn việc “Dân biết”, nếu người dân biết được đôi điều về thế sự của đất nước thì, đâu dễ được bàn và dễ kiểm tra ai?

Một lí giải trần trụi và cay đắng về chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị

Phạm Đình Trọng

Đọc những điều lí giải khá rộng dài cao xa việc ông Phạm Quang Nghị, một trong mười sáu ông Vua tập thể đương trên ngai vàng trong triều đình cộng sản Việt Nam, đi Mỹ thay ông Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, tôi thấy những lí giải đó đều chưa thỏa đáng, chưa tới. Theo tôi, sự việc đơn giản, trần trụi và cay đắng hơn rất nhiều những lời lí giải trời biển.

China ngạo ngược đưa núi sắt thép nghễu nghện được gọi là giàn khoan cùng cả một thê đội đông đúc tàu quân sự và tàu dân sự vào vùng biển Việt Nam không phải chỉ thách thức Việt Nam mà thách thức luật pháp, thách thức công lí cả thế giới, thách thức lương tri cả loài người. Trước hành xử lục lâm thảo khấu giữa trời xanh biển rộng đó, những nước có trách nhiệm với trật tự an ninh thế giới không thể làm ngơ. Nước Mỹ liền cho Ngoại trưởng John Kerry đánh tiếng mời người đồng cấp Việt Nam sang Mỹ. Lời mời của Ngoại trưởng Mỹ đối với Ngoại trưởng Việt Nam là chiếc phao cứu sinh nước Mỹ ném ra cho lãnh đạo nhà nước Việt Nam khi lãnh đạo nhà nước Việt Nam đang sặc sụa, chới với trước những con sóng vùi dập do cái giàn khoan và đoàn tàu cướp biển tạo ra.

Trung Quốc cần Việt Nam hơn Việt Nam cần Trung Quốc

Thiện Tùng

Xét về nhiều mặt, nhất là về mặt địa chính trị, hiện nay Trung Quốc (TQ) cần Việt Nam (VN) hơn VN cần TQ. Bởi vậy, TQ rất sợ VN vuột khỏi tầm tay mình.

Mộng bá đồ vương của TQ đã sớm lộ nguyên hình, khiến cho cả thế giới buộc phải theo dõi nhứt cử nhứt động của TQ, xem TQ như con ác quỷ.

Dầu đất rộng, người đông, kinh tế và quân sự có bước phát triển nhất định, nhưng TQ không thể muốn làm mưa làm gió gì cũng được. TQ đang cựa quậy trong cái rọ, lâm vào cảnh tứ bề thọ địch: phía Bắc có đại Nga; phía Tây có cường quốc Ấn Độ; phía đông có Nhựt, Nam Hàn và cả Đài Loan; phía Nam có khối ASEAN - VN đang đứng mũi chịu sào – cả phía Đông và phía Nam đều được Mỹ hậu thuẫn nhằm bảo vệ đồng minh và lợi ích của nước họ.

Dưới áp lực của Trung Quốc Việt Nam cài dây an toàn

Zachary Abuza/Asia Times ngày 29/7/2014

Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ

Ngòi nổ trong mối căng thẳng Biển Đông đã tạm thời được tháo gỡ kể từ khi Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp với Việt Nam vào ngày 16 tháng 7. Nhưng việc đặt giàn khoan trong vị trí 130 hải lý tính từ bờ biển của Việt Nam trong nhiều tháng trời của Bắc Kinh tiêu biểu một mối đe dọa gây chia rẽ nhất trong nhiều năm qua đối với lãnh đạo Đảng Cộng sản Hà Nội.

Hà Nội cho thấy bản thân mình hoàn toàn bất lực không đối phó được sự khiêu khích trên biển của Bắc Kinh. Hành động của Trung Quốc cũng vừa đủ để tránh bất kỳ tiềm năng nào từ Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á.

Dấu hiệu về cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Việt Nam?

Phạm Chí Dũng

Ngay sau khi nửa đầu năm 2014 vừa trôi qua, thị trường tín dụng Việt Nam đã lộ diện một ứng cử viên rất dồi dào cho triển vọng phá sản: Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (Agribank).

Tất cả đều “quán quân”

Tỷ lệ nợ xấu “siêu khủng” vượt cả vốn điều lệ, nợ xấu có khả năng mất vốn chiếm đến 89% vốn điều lệ, quá nhiều lỗ hổng trong quản trị ngân hàng mà đã dẫn đến hàng loạt sai phạm lớn tại một số chi nhánh,... là những huyệt đạo ung thư còn trên cả ác tính ở Agribank.

Nhưng phải mất đến 7 tháng tính từ cuối kỳ năm 2013, những số liệu về bản chất của Agrinbank mới được cơ quan kiểm toán nhà nước công bố. clip_image001

Khách hàng nhận tiền từ một ngân hàng ở Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tại Việt Nam đang ở mức 13%. (Hình: Getty Images)

Thông báo số 3 của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Về Trang Việt Nam Thời Báo được phục hồi

Sau khi trang web Việt Nam Thời Báo bị phá hoại, Ban biên tập đã cố gắng phục hồi trong thời gian sớm nhất với độ an toàn cao hơn hẳn trước đây.

Hiện nay, bạn đọc truy cập Việt Nam Thời Báo theo địa chỉ:

ijavn.org

Ban biên tập Việt Nam Thời Báo xin chân thành cám ơn sự chia sẻ của bạn đọc và những người yêu mến Hội Nhà báo độc lập Việt Nam trong thời gian qua.

Ngày 29 tháng 7 năm 2014

Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Chủ tịch

Phạm Chí Dũng

Về chuyện ông Phạm Quang Nghị qua Mỹ

Nguyễn Khắc Mai (trả lời phỏng vấn Trần Quang Thành)

Chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Quang Nghị được dư luận quan tâm và có những nhận định khác nhau. Phải chăng đây  là sự tính toán cho tương lai xa trong những năm sắp tới trong quan hệ Việt - Mỹ khi có tin đồn rằng ông Phạm Quang Nghị là nhân vật sáng giá cho cái ghế Tổng bí thư ở Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2016.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã đưa ra vài nhận xét của mình qua cuộc phỏng vấn của  phóng viên Trần Quang Thành như sau.

Người phỏng vấn gửi BVN.

Audio

Những người cộng sản muốn cải tổ

Kính Hòa, phóng viên RFA

Ngày 28/7/2014, 61 đảng viên đảng cộng sản Việt Nam gửi kiến nghị đến Ban chấp hành trung ương Đảng đề nghị hai điểm: từ bỏ chế độ toàn trị, và bạch hóa thông tin về hội nghị Thành Đô năm 1991 với Trung Quốc. Giáo sư Tương Lai một trong 61 đảng viên đạt bút ký, lên tiếng với RFA về bản kiến nghị này.

Muốn cứu đảng ra khỏi suy thoái

Kính Hòa: Thưa Giáo sư, từ trước đến giờ đã có những kiến nghị như thế này rồi, lần này Giáo sư đánh giá thế nào về khả năng lắng nghe của Ban chấp hành trung ương Đảng (BCHTƯ)?

Trung Quốc muốn gì?

Cao Huy Thuần

Cách đây chỉ hơn hai mươi năm, thế giới nói đến Trung Quốc như một cường quốc đang lên – a rising Power. Và lo ngại đặt câu hỏi: ông lên như thế thì ông sẽ lên đến đâu, và lên đến đó thì ông sẽ làm gì? Hai mươi năm sau, Trung Quốc đã lên vượt bực, lên cực nhanh, làm cả thế giới chóng mặt, và câu hỏi đâm ra lo ngại một cách chính xác hơn: ông lên như thế thì liệu chiến tranh có xảy ra không?

Mươi năm trước đây, dưới khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình, "thao quang dưỡng hối" giấu sức mạnh chờ thời gian, Trung Quốc đã làm thế giới tưởng rằng ông trỗi dậy một cách hòa bình, rằng "Trung Quốc mạnh lên thì cả thế giới đều được phúc lợi chung". Sau đó không lâu, thế giới bừng tỉnh giấc nam kha hòa bình khi giọng ông thay đổi, tác phong thay đổi, từ mềm thành cứng, từ thủ thành công, từ lịch sự đến đe dọa, gây hấn, trịch thượng. Ông bốp chát với Mỹ, căng thẳng với Nhật, trấn áp lân bang, lè lưỡi bò liếm hết Biển Đông, liếm tất, không chừng liếm qua đến cả Ấn Độ Dương. Vậy thì chiến tranh là hậu quả phải tiên liệu cùng với cái đà trỗi dậy của ông? Ông muốn gì? Đó là câu hỏi đặt ra trong sách báo ngày nay.

THƯ NGỎ

Ngày 28 tháng 07 năm 2014

Kính gửi: Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.

Thông báo số 2 của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Về trang web Việt Nam Thời Báo bị phá hoại

Chỉ sau 10 ngày khởi sự trang web Việt Nam Thời Báo – cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – trang báo này đã bị một bàn tay hacker lẩn khuất phá hoại nặng nề.

Đúng vào 27/7/2014 – thời điểm Đảng và Nhà nước kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh liệt sĩ Việt Nam – cho đến nay trang Việt Nam Thời Báo đã hầu như tê liệt. Rất nhiều độc giả quen thuộc đã không thể truy cập.

Vụ việc phá hoại quá kém tính chính danh trên lại xảy ra ngay sau khi ít nhất 30 trang facebook của những người đấu tranh dân chủ và nhân quyền bị xâm hại – một sự kiện đã lôi kéo mối lưu tâm đặc biệt của những tổ chức quốc tế về nhân quyền và tự do báo chí về cái cách “làm thế nào để tiêu diệt giới blogger” đang xảy ra nhan nhản đầy trắng trợn ở Việt Nam.

Tòa án dưới chế độ "không tam quyền phân lập"

Đỗ Thúy Hường

Không thực hiện thiên chức

Đòi hỏi mà Chủ tịch nước nêu ra với Tòa Án nhân dân tối cao hôm 15/7/2014, khiến mọi người... bổ ngửa.

Nguyên văn, câu của Chủ tịch: Tòa án phải mang lại công lý cho mọi người.

Từ thượng cổ, thiên chức của Tòa Án là thực thi công lý. Đó là lý do duy nhất để Tòa Án sinh ra và tồn tại. Nay đã là năm 2014. Tòa án ở Việt Nam đã hành xử ra sao trong quá khứ mà đến nỗi bị đích thân nguyên thủ quốc gia đòi hỏi phi thực thi thiên chức của mình?

Ngoại giao lôi kéo và tranh thủ

Phạm Kỳ Đăng

Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 kéo vào sâu lãnh hải Biển Đông vấp phải sự chống đối quyết liệt của người dân Việt Nam. Lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước bị Trung Quốc khóa chặt các huyệt trọng yếu, cứng họng một thời gian dài, chỉ có Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối kịp thời và kiên quyết nhất.

Giới am hiểu thời cuộc, cho rằng ngoại giao là kênh duy nhất để tranh đấu, “Kẻ yếu thì không có bao nhiêu vũ khí trong tay, ngoại trừ việc dựa vào ngoại giao và luật quốc tế” – nhà nghiên cứu Carlyle Thayer bình luận. Các nước hầu như không can dự một lời, dẫu rằng Việt Nam đã ký hiệp ước đối tác chiến lược với 14 nhà nước gì đó, nhiều trong số đó cả cường quốc. Có điều Việt Nam, từ lâu khẳng định muốn hội nhập, đều không có tiếng nói tương thanh và những thiết chế tương ứng để giao lưu và liên thông với thế giới văn minh - dân chủ, thật vô lý cho đến hôm nay vấn cố duy trì sự lệch pha về tổ chức và nhân sự đối với các đối tác chiến lược còn lại, trừ Trung Quốc.

ĐẢNG PHẢI TỰ GIẢI THOÁT CHÍNH MÌNH

Vương Trí Dũng

Phát sinh, phát triển, diệt vong là quy luật muôn đời của tạo hóa. Từ các sinh linh bé nhỏ cho đến các thiên hà khổng lồ, không đối tượng nào có thể thoát khỏi sự diệt vong.

Nhưng có sự diệt vong trong hào quang, có sự diệt vong trong nguyền rủa, có sự diệt vong thúc đẩy nảy nở, có sự diệt vong kìm hãm tiến bộ. Chọn cách diệt vong nào để toát lên cốt cách thánh nhân?

Với đảng hiện nay, tất cả rõ như ban ngày, đảng đang phải đối mặt với hai câu hỏi số phận đá tảng: đảng còn tồn tại được bao nhiêu năm nữa? và hậu thế sẽ phán xét thế nào về đảng?

Vấn đề tồn vong của đảng khẩn cấp đến mức mà bản thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải nói về sự tồn vong của chế độ.

Về chuyện ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ

Nguyễn Khắc Mai

Ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ cả tuần nay, trong nước và ngoài nước đã có nhiều bài viết, đưa tin bình luận, phỏng đoán… Tôi chúc chuyến đi của ông đạt kết quả như dự tính.

Một nguồn tin đáng tin cậy bảo với tôi, ông ấy quan nhỏ nhưng chức to, tôi bảo ngược lại là quan chức chỉ là cấp Thành phố, nhưng chức quan lại là UV Bộ chính trị, lại được coi là ứng cử viên TBT sắp tới. Nghe nói phía VN đã báo tin cho Mỹ như vậy. Người ta bảo có tính toán ở cấp cao (tất nhiên) để lóp bi, đánh bóng cho ông Nghị. Người ta còn bảo với tôi ông Nghị được giao sang Mỹ để cảm ơn Mỹ đã rất ủng hộ Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Nhưng ông lại im re khi phía Mỹ đề cập đến Biển Đông. Nguồn tin bảo đấy là “tắc tích” , chiến thuật giấu mình.Tôi nghĩ thế là Việt cộng đã quen thói đi đêm rồi. Họ đang đi đêm gì với Mỹ. Làm sao giấu được Tàu China.

Spider-man và dân tộc Việt Nam

Đinh Xuân Huy

Từ khi xem xong tác phẩm điện ảnh Người nhện (Spider-man – phần 1), tôi luôn bị ám ảnh bởi bộ phim này. Không phải bởi vì khả năng siêu việt của anh chàng Peter Parker (nhiều nhân vật của Hollywood có khả năng đáng ngưỡng mộ không kém), mà là tình huống khi người chú của Peter (Ben) bị tên cướp đâm chết, một phần lý do là Peter không ngăn cản tên này chạy trốn.

Dân tộc Việt Nam cũng đang phải nhận hậu quả như Peter và chú Ben đang nhận. Peter và chú Ben có thể là bạn, là tôi, là tất cả chúng ta. Tôi xin dẫn chứng một số việc để chứng minh:

Anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, nổ súng chống lại vụ cưỡng chế. Anh và một số người thân (giống Peter và Ben) bị tù đày, công sức làm việc bao nhiêu năm không được đền đáp. Có bao giờ anh và người thân tự hỏi: phải chăng trước đây họ đã dung thứ những mầm mống bất công khi mà chúng hiện diện ở khắp nơi. Bạn bè, đồng bào anh gặp cái ác (“tên cướp”), anh có bao giờ tỏ thái độ để chống lại không?

Một số thủ đoạn trái pháp luật khi lấy lời khai, hỏi tại tòa

Luật sư Hà Huy Sơn

Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự các các cơ quan tiến hành tố tụng thường thực hiện việc lấy lời khai (giai đoạn điều tra), hỏi tại tòa (xét xử). Các hành vi tra tấn, nhục hình, bức cung đã bị pháp luật cấm tại các văn bản quy phạm pháp luật như:

Hiến pháp năm 2013, quy định:

“Điều 20.

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

Về hai vụ đắm tàu ở Hoàng Sa cuối thế kỉ 19

Phan Văn Song

Vào cuối thế kỉ 19 có hai chiếc tàu chở đồng của Đức và Nhật đắm ở Hoàng Sa bị ngư dân Hải Nam đến hôi của. Công ti của Anh phụ trách bảo hiểm hàng hoá của hai tàu này có yêu cầu chính quyền Trung Quốc giải quyết đền bù nhưng bị từ chối. Nhiều bài nghiên cứu của học giả Việt Nam cũng như nước ngoài, kể cả văn bản về lập trường chính thức của Việt Nam đối với vụ giàn khoan 981 gửi LHQ ngày 3/7/2014 đã nêu sự việc này như một trong những luận điểm chính để biện minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Luận điểm này đã được chính phủ Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) đưa ra ít ra từ năm 1959 (xem phụ lục 1) nhưng không thấy có trong Bạch thư tháng 2/1975 (tức một năm sau khi TQ chiếm toàn bộ Hoàng Sa) mà lẽ ra nó phải được nêu ra nếu quả thực có cơ sở vững chắc. Chúng tôi không có điều kiện tiếp xúc với các hồ sơ lưu của Bộ Ngoại giao Anh hay của VNCH nên không thể khẳng định tính chính xác của luận điểm này. Tuy nhiên, có tài liệu trong hồ sơ lưu ở Văn khố Quốc gia Australia về vụ việc này trình bày sự việc với một số điểm khác biệt đáng lưu ý và cũng có vẻ khá khách quan. Đó là trang 7 của hồ sơ mật về ‘Paracel Islands’ (Quần đảo Hoàng Sa) lập ngày 29/8/1975, tức trang 20 của tập hồ sơ “Islands in the South China Sea”,số series A1838/335, số hiệu 226/1 Pt2 của Văn khố Quốc gia Australia (NAA). Mục 18, 19 và cước chú của trang này tạm dịch ra tiếng Việt (xem bản gốc tiếng Anh ở Phụ lục 2) như sau:

Nếu Việt Nam nhân nhượng, Trung Quốc sẽ lấn tới

Lê Quỳnh

clip_image001

Khẳng định Việt Nam cần phải kiện Trung Quốc ra Toà án Quốc tế, dù sẽ có những lợi - hại nhất định, trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới, GS Nguyễn Mạnh Hùng - chuyên gia về chính trị và bang giao quốc tế Viện đại học George Mason - cũng cho rằng: cái chính vẫn là tương quan lực lượng.

Thêm một cơ hội mới cho Việt Nam

Alan Phan

27 July 2014

clip_image001Tôi quyết định quay về kinh doanh tại Mỹ cách đây 3 năm. Kinh tế Việt Nam đang bước vào một chu kỳ mới mà dân làm ăn chúng tôi gọi là “day of reckoning” (ngày phán xét?); nôm na là khi các bong bóng bắt đầu xì hơi, rác rưởi như nợ xấu, gánh nặng hành chánh, tham nhũng…không còn đủ chỗ để đem “dấu dưới thảm” được nữa. Ở các nền kinh tế thị trường khác, những biến cố tương tự cũng không hiếm (chúng là cá thể của tư bản tham lam)…nhưng những lực đẩy từ chánh phủ đến tư nhân chung sức điều chỉnh; và sau vài năm, phần lớn các cấu trúc, vận hành bắt đầu hồi phục.

Việt Nam hơi khác. Trong định hướng CNXH, chánh phủ cố gắng điều trị theo lối “bôi dầu cù là”, hy vọng một phép lạ nào đó sẽ “úm ba la” chữa lành mọi bệnh tật. Còn tư nhân thì quen lối làm giàu dựa trên quan hệ với quyền lực nên không nghĩ đến các giải pháp sáng tạo nào khác ngoài việc “lobby” để hưởng cứu trợ, khoanh hay giảm nợ. Với một nhận định như vậy, tôi và nhiều nhà đầu tư ngoại dài hạn khác write-off (xoá sổ) các khoản tiền đã mất ở Việt Nam và đi tìm chân trời mới. (Tuy nhiên, một cơn bạo bệnh kéo dài hơn 1 năm đã làm chậm lại kế hoạch này của tôi).

Tác dụng pháp lý của thư Phạm Văn Đồng qua lăng kính ba phán quyết Tòa án Quốc tế

Phạm Quang Tuấn

Ba phán quyết của Tòa án Quốc tế mà học giả Phạm Quang Tuấn trưng ra làm bằng chứng dưới đây có thể xem là ba thiết chứng chỉ rõ tác dụng phản trắc đắc lực của Công hàm/Công thư Phạm Văn Đồng nếu Việt Nam đem vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa ra trước Tòa án Quốc tế. Đọc xong không ai không thảng thốt đến nhói tim. Điều ông Giám đốc Minh triết Việt Nguyễn Khắc Mai nói cách đây ít lâu bỗng trở thành một ám ảnh ghê gớm: “Công hàm Phạm Văn Đồng là một tai họa cho Việt Nam trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc”, là “một công thư phản động”, “có tác hại phản quốc” (Xem ở đây). Thử nghĩ, công thư của một ông Thủ tướng là “phản động”, “phản quốc” thì bản thân ông Thủ tướng và bộ sậu Chính phủ của ông ta là gì? Càng ngày càng thấy cái gọi bằng liên minh cộng sản nhân danh chủ nghĩa vô sản quốc tế trong thế kỷ XX chỉ ẩn giấu phía sau độc nhất mỗi mưu đồ thôn tính lãnh thổ của nước lớn đối với nước nhỏ.

Alexandre Soljenitsyne đã từng khẳng quyết: “Quốc tế – L’International – là một sai lầm, vì bản thân chữ “inter” có nghĩa là giữa và giữa các quốc gia không có một nền văn hóa chung nào cả” (L'international est une aberration, car “inter” signifie entre et entre les nations il n'y a aucune culture commune). Ngu dại thay những ai vì quá nôn nóng tìm đường cứu nước vào những năm 20-30 thế kỷ trước, đem tấm lòng nhiệt huyết băng vời sang Tàu sang Nga để chỉ mua lấy một sợi dây thừng về quấn chân dân tộc.

Nhưng cho đến giờ phút này mà vị nào trong thế hệ cháu con những con người ngu dại kia còn cuồng tưởng rằng bè lũ Trung Nam Hải có thể cứu được thân phận “cùng hội cùng thuyền” về ý thức hệ, hay đúng hơn là quyền lợi ích kỷ cho phe đảng, thì không chỉ lú lẫn thôi đâu, mà chóng hay chầy nhất định sẽ phải chịu sự phán xét khắc nghiệt nhất của lịch sử. Quả như lời chí sĩ Phan Châu Trinh: “Gớm thay một lũ hồ tinh / Nương hơi dựa bóng tập tành đã quen”.

Nguyễn Huệ Chi

Cựu Tổng thống Clinton chỉ trích Trung Quốc về chính sách Biển Đông

Thanh Hà

clip_image001

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton - Reuters

 
   
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.

Theo bản tin trên mạng của địa chỉ Fortune.com, dự hội nghị Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương, tại Quảng Châu, hôm 25/07/2014, cựu tổng thống Mỹ chỉ trích Trung Quốc về cách cư xử với các nước láng giềng trên hồ sơ Biển Đông.

Cựu lãnh đạo Hoa Kỳ không đồng ý với việc «Trung Quc ch trương gii quyết song phương vi nhng quc gia bt đng (…) cho dù đó là nhng nước nh hơn Trung Quc rt nhiu », như là Việt Nam hay Philippines.

Cựu tổng thống Clinton nhấn mạnh: nước Mỹ «không quan tâm đến gii pháp mà Bc Kinh chn la đ gii quyết tranh chp (ch quyn ti Bin Đông). Nhưng Bc Kinh phi la chn mt gii pháp mà các quc gia nh như Vit Nam hay Philippines không b ln át» do Trung Quốc là một nước lớn.

Australia: Cần thúc ép Việt Nam Tôn trọng Nhân quyền

Đối thoại Song phương được ấn định vào ngày 28 tháng Bảy tại Hà Nội

JULY 24, 2014

(Sydney) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Australia cần vận dụng cuộc đối thoại nhân quyền Australia-Việt Nam sắp tới để thúc ép chính phủ Việt Nam thực hiện những bước cải thiện cụ thể và hữu hình bảng thành tích tồi tệ về nhân quyền của mình. Trong đó phải bao gồm các hành động như khẩn trương phóng thích toàn bộ tù nhân chính trị và chấm dứt hạn chế các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tự do tôn giáo.

Cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 11 sắp tới giữa hai quốc gia là lần đầu tiên đối với nội các chính phủ của Thủ tướng Tony Abbott, được ấn định sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 28, kèm theo các sự kiện bên lề vào ngày 29 và 30 tháng Bảy năm 2014.

Phạm Chí Dũng: Vì sao ông Phạm Quang Nghị diện kiến chính giới Mỹ?

Thy My

clip_image001

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.

 
   
Chuyến đi Mỹ của Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh theo lời mời của Hoa Kỳ, nhất là sau sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Hoàng Sa, được nhiều người chờ đợi nhưng mãi vẫn không thấy động tĩnh gì. Trong khi mới đây lại bất ngờ có tin ông Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội viếng thăm nước Mỹ.

Có dư luận cho rằng bên cạnh xu hướng mở rộng về phía phương Tây, chuyến đi của nhân vật này còn nhằm nâng cao uy tín trong cuộc chạy đua giành ngôi thứ tại Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới.

Chúng tôi đã đặt câu hỏi về vấn đề trên với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.

RFI : Thân chào nhà bình lun Phm Chí Dũng. Anh có nhn đnh như thế nào v chuyến đi M khá bt ng ca ông Phm Quang Ngh ?

ĐỐI THOẠI CHA CON VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC

Nguyễn Đình Cống

Giới thiệu. Cha: Cồ Hân ( 1919- 2005, thường được gọi là Kụy) , vào đảng CS năm 1942, nguyên là cán bộ cao cấp trong chính phủ. Con : Cồ Huy, sinh 1957, tiến sĩ luật tại Pháp, bất đồng quan điểm với đảng CS lãnh đạo, bị bắt năm 2010, án 7 năm tù, được phóng thích trước thời hạn, vào năm 2014.

Được tin Cồ Huy vừa ra tù trước hạn và đã sang Mỹ tôi cứ miên man suy nghĩ về nguyên nhân sâu xa đưa tên phản động này vào tù cũng như nguyên nhân thầm kín đưa hắn ra khỏi nơi đó. Nằm ngủ tôi bỗng nghe tiếng gọi từ hư vô : “ngươi cả ngày cứ nghĩ về Cồ Huy, vậy có muốn nghe cuộc đối thoại giữa cha con họ thì hãy theo ta”. Tôi lập tức vâng dạ và “ bay” về phía tiếng nói, lễ phép thưa: “Thưa ngài, nếu không có gì bí mật xin cho biết con đang được gặp ai và đang đi về đâu”. Tiếng trả lời: “Ta là Thiên sứ, ta nhận được nguyện vọng thiết tha của Cồ Hân muốn chuyện trò để giáo dục con trai, nhưng từ khi Huy bị ở tù, ta thấy chưa tiện, bây giờ hắn được tự do, ta quyết định đưa hai cha con gặp nhau để họ chuyện trò, ta biết ngươi có lòng thành nên cho đi theo để chứng kiến”.

Tù nhân lương tâm Luật sư Lê Quốc Quân luôn giữ vững tinh thần lạc quan, vững vàng.

Trần Quang Thành

Ngày 21/7 mới đây 2 thành viên Hội Bầu bí tương thân là nhà giáo Nguyễn Anh Dũng, anh Ngô Duy Quyền cùng 2 thành viên Hội Phụ nữ nhân quyền là cô Huỳnh Thục Vi, Huỳnh Thị Thu Hồng đã đồng hành cùng thân nhân Luật sư Lê Quốc Quân tới trại giam An Điềm, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam thăm gặp tù nhân lương tâm, Luật sư nhân quyền nổi tiếng Lê Quốc Quân.

Từ Hà Nội, anh Ngô Duy Quyền đã kể lại với phóng viên Trần Quang Thành về cuộc đi thăm này như sau.

Mời quí vị theo dõi

(Audio PV anh Ngô Duy Quyền)

“TỪ CỘT ĐỒNG MÃ VIỆN NĂM XƯA… ĐẾN “CỘT ĐỒNG” Ý THỨC HỆ HÔM NAY”

clip_image002

 

Nguyễn Thượng Long

“Gửi tặng các thế hệ học sinh cũ

và đồng nghiệp GD – ĐT của tôi”(NTL)

Những ai đã từng có tuổi thơ trôi qua đời sống học đường, hẳn đều chưa thể quên, ngay những ngày đầu cắp sách đến trường đã được thầy cô khai tâm, dưỡng tính bằng bài học Việt Sử mang đậm ám ảnh về thân phận giống nòi:

“Sau khi đàn áp thành công cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 0043, Phục Ba tướng quân nhà Đông Hán là Mã Viện gọi tắt là Mã Phục Ba (0014 – 0049) cho thu gom chiêng trống đồng, vật dụng bằng đồng… của cư dân Giao Chỉ về đúc một cột đồng lớn mang dòng chữ “ĐỒNG TRỤ CHIẾT – GIAO CHỈ DIỆT”, rồi cho cắm sâu vào lòng đất này”.

Cần ý thức Việt Nam vẫn đang là cá nằm trên thớt.

Thục-Quyên

Hôm nay là ngày thứ 86 kể từ khi  China tự tung tự tác , ngang nhiên cắm giàn khoan Haiyang Shiyou 981 và đưa cả tàu quân sự vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN, thản nhiên đuổi bắt, đâm chìm tàu bè của ngư dân Việt. Máu đã đổ, người Việt đã chết.

Ngày thứ 76, China đã di chuyển giàn khoan này và bộ ngoại giao của họ kèm ngay tuyên bố khẳng định thế giới không nên nhầm lẫn xem việc di chuyển giàn khoan HS– 981 là một động thái rút lui, và đồng thời tiếp tục ngang ngược tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là của họ.

Mảnh Bằng Khen cho Cột Mốc Sống

Nguyệt Quỳnh

 
  clip_image002
 

Ngày về đẫm lệ của ngư dân bị Trung Quốc bắt (Nguồn: Một Thế Giới)

   
Ngửa mặt lên trời
Như xác ngư dân trôi ngoài biển khơi.
Trôi theo con sóng vỗ
Trôi theo phận nước tôi

(Viết về ngư dân Việt Nam - Tuấn Khanh)

Gần đây lãnh đạo đảng lại vừa cho thực hiện các phong trào cổ động và phát bằng khen cho ngư dân. Từ vụ bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát động chương trình “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển” tại đảo Lý Sơn, đến vụ Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tặng bằng khen cho các ngư dân tham gia đánh bắt bảo vệ chủ quyền vùng biển Hoàng Sa. Điều nghịch lý là trong lúc lãnh đạo tiếp tục ra lệnh cho Hải quân nhân dân Việt Nam với súng ống, tàu sắt, tàu ngầm, tên lửa phải tuyệt đối bám chặt bờ, thì ngư dân tay không, nghèo kiết xác, thuyền gỗ mong manh lại được đẩy ra bám biển để bảo vệ chủ quyền đất nước?! Chắc chắn bà Bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến chưa một ngày phải sống với nỗi lo sợ, nỗi đau của những người vợ, người mẹ của ngư dân. Bà cũng chưa từng phải nặn những hình nhân bằng đất để đắp cho chồng, cho con một ngôi "mộ gió" trên đảo Lý Sơn (vì đã chết mất xác), nên bà mới có thể mạnh miệng phát biểu: “Ngư dân còn, biển còn. Ngư dân khỏe sẽ tiếp tục bám biển, tiếp thêm lực lượng, thêm sức mạnh bảo vệ quyền và chủ quyền về biển, đảo của Việt Nam.”

Cuộc chiến hậu giàn khoan

Nguyễn An Dân

Giữa tháng 7 năm /2014 Trung Quốc chính thức rút giàn khoan HD 981 khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt một cuộc “dàn quân” và khẩu chiến leo thang có nguy cơ châm ngòi xung đột vũ trang giữa các bên có lợi ích liên quan.

Tuy nhiên, dư chấn của giàn khoan này để lại là không nhỏ. Một cuộc “động đất chính trị” lan tỏa mạnh trong Việt Nam, bắt đầu từ lời tuyên bố được coi là “mạnh mẽ hơn trước đây” của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nói về “tình hữu nghị viển vông lệ thuộc” giữa Việt Nam-Trung Quốc và đáp lại là bài viết của báo đảng Trung Quốc khi kêu gọi ‘đứa con hoang đàng Việt Nam hãy trở về”.

Dân Việt sẽ có quyền "làm tất cả những gì pháp luật không cấm"?

Nguyễn Ngọc Lanh

Danh ngôn về Dân Chủ và Nhà Nước Pháp Quyền

Vua là con Trời. Một bộ óc bình thường cũng thấy được quyền vua là tột đỉnh; nhưng chỉ những trí tuệ siêu việt - như John Locke (1632-1704) và Montesquieu (1689-1755) - mới nhìn ra sự cấu kết hữu cơ của 3 quyền thành phần để tạo ra cái "quyền trời" này. Đó là: 1) Quyền tự làm ra luật; 2) Quyền tự thi hành luật, và 3) Quyền định mức tội cho người phạm luật. Không khó để thấy sự cấu kết này tạo ra quyền sinh, quyền sát.

Từ đó, lời dạy bất hủ của các vị cho hậu thế là: Muốn xóa bỏ một nền chuyên chế, phải tách bạch 3 quyền này ra. Chính nhờ thực thi lời dạy, đại cách mạng Pháp và Mỹ đã mở ra cho nhân loại kỷ nguyên dân chủ, tự do và kiến tạo cho thế giới một kiểu nhà nước mới - nhà nước pháp quyền. Đây mới thật là nội dung của thời đại hiện nay.

Về các quốc gia liên bang trong luật quốc tế

Dương Danh Huy

Về định nghĩa của "quốc gia" (State, État)  trong luật quốc tế, tôi xin góp ý như sau.

Định nghĩa được cho là chuẩn trong luật quốc tế là định nghĩa được ghi trong Công ước Montevideo (cfr.org). Công ước ghi:

ARTICLE 1

The state as a person of international law should possess the following qualifications: a ) a permanent population; b ) a defined territory; c ) government; and d) capacity to enter into relations with the other states.

Lại bàn về cái Gốc

Vũ Duy Phú

Tác giả Vũ Duy Phú đã gửi cho BVN bài báo này kèm lời chú ngắn gọn “tôi viết vội (tác giả nhấn mạnh) chủ yếu nhằm bàn thảo với giới trí thức người Việt ở nước ngoài”…

Mặc dù khiêm tốn tự nhận là viết vội nhưng không khó để nhận ra rằng người viết rất am hiểu tình hình đất nước, hơn thế nữa, ông còn là một người “trong cuộc”, một người tham gia trực tiếp, ở mức độ nào đó, vào các “biến cố” của Đảng, của chế độ trong mấy chục năm qua. Vì nằm trong chăn nên biết chăn có rận, ông hiểu rõ những căn bệnh chết người của Đảng và thể chế xã hội chủ nghĩa. Và ông đã đưa ra các giải pháp để giải cứu Đảng, giải cứu chế độ - mà trong đó, ông là một thành phần không thể tách rời.

So với rất nhiều người hiện nay, ông là một người đàng hoàng, chính trực, một ông quan “ngự sử” của thời hiện đại.

Có một điều thú vị là mặc dù cụm từ “xã hội dân sự” cho đến nay vẫn bị chính quyền coi là từ “húy” nhưng thực tế thì xã hội dân sự đã hình thành, trước hết là ở sự đa nguyên về tư tưởng mà bài báo này là một minh chứng: chúng ta đã được nghe rất nhiều tiếng nói khác nhau, hôm nay lại được nghe thêm một tiếng nói mới, độc lập, bàn về những giải pháp cho tình hình đất nước hiện nay.

Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị tiếng nói của một vị “quan ngự sử” thời hiện đại, không phải vì ông cùng quan điểm với chúng tôi, mà chính vì ông khác với chúng tôi. Xin cảm ơn tác giả Vũ Duy Phú

Bauxite Việt Nam

Giá trị pháp lý công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng – cái nhìn của một luật sư chuyên nghiệp

L.S.Nguyễn Lê Hà (Trả lời ông Trương Nhân Tuấn)

Hai quý vị Trương Nhân Tuấn và Nguyễn Lê Hà đã có một cuộc tranh luận thẳng thắn và không khoan nhượng. Có lẽ, nếu không có cái con quái vật mang tên Giàn khoan 981 thì hẳn hai vị đã ai ngồi nhà nấy, lo công chuyện của mình. Nhưng ”anh hùng tiếng đã gọi rằng, Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”, nhất là khi hai vị nhìn sự xuất hiện phi lý của con quái vật 981 bằng con mắt của người Việt yêu nước. Và thế là cuộc tranh luận bất đắc dĩ đã phải nổ ra. Tuy khác nhau về quan điểm nhưng tấm lòng của họ, mục đích cuối cùng mà họ hướng tới lại hoàn toàn giống nhau: đấy là sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

Cám ơn quý vị đã dẫn bạn đọc thám hiểm cánh rừng luật pháp mênh mông, kỳ thú và chắc chắn là rất mới lạ với đa số bạn đọc chúng ta.

Nhận thấy cuộc tranh luận đã đến hồi viên mãn: viên mãn về kiến thức, viên mãn về ý chí bảo vệ chân lý của mình, viên mãn cả về sự khác biệt… quan điểm, BVN xin được khép nó lại

Bauxite Việt Nam

Thế giới hậu Hoa Kỳ

Đoàn Hưng Quốc

Từ đầu thế kỷ 21 với sự trỗi dậy của các nước tân hưng (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ…) trong lúc Mỹ bị sa lầy trong hai cuộc chiến Iraq-Aghanistan, còn nền kinh tế rơi vào Đại Khủng Hoảng (2007), nhiều nhà bình luận đã nói đến một thế giới hậu Hoa Kỳ (Post-American World), nơi đó Mỹ không còn nắm giữ vai trò siêu cường duy nhất để bảo vệ trật tự quốc tế và nền an ninh toàn cầu. Những lời tiên đoán đó nay đang trở thành sự thật với nhiều sự kiện dồn dập xảy ra kể từ năm 2013, khiến thế giới ngày càng thấy rõ những thách thức cho nền trật tự mới:

1. Quân đội Ai Cập đảo chánh và nắm chính quyền, thay thế Tổng thống Hồi Giáo Mohamed Morsi (tháng 07-2013).

2. Tổng Thống Obama quyết định không dội bom Syria (09-2013) một trong các nguyên nhân chính là vì Hoa Kỳ không thể can thiệp sâu vào chiến cuộc trong khi không có giải pháp trước mắt.

Giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc với 7 chữ Quốc

Nguyễn Khắc Mai

Văn hóa dân tộc phải được giữ gìn và phát triển, đó là bổn phận của tất cả mọi người Việt Nam.

Như trên đã nói nó là một tổng thể, tổng hợp, tổng hòa của những giá trị tinh thần của dân tộc.

Nó được hình thành và thể hiện trong 7 chữ Quốc. Con số 7 là con số thiêng của Việt Nam. Người có 7 vía, thời gian có 7 tuần, không gian có 7 vì sao.

Chữ Quốc thứ nhất là Quốc hồn và Quốc túy: Bàn về văn hóa, điều đầu tiên phải nghĩ đến là Quốc hồn, nó là cõi, là cái linh thiêng của tâm hồn Việt, nó là sự chắt lọc, đúc kết, tựa như những phân tử các bon cố kết lại thành kim cương. Nó là sự thăng hoa của tất cả giá trị văn hóa trong toàn bộ đời sống Việt, trong dựng nước, giữ nước và phát triển văn hóa xã hội Việt. Gần đây lối suy nghĩ duy vật thô thiển, phương Tây hình thức đã dường như làm nhạt nhòa Nó, người ta ít nói, ít nhắc nhở về Nó. Nhưng trong cõi sâu thẳm thiêng liêng của mỗi người Việt Nó vẫn tồn tại như một năng lượng siêu nhiên đối với con người. Quả thật đã có một khoảnh khắc nào đó ngộ nhận, gửi hồn sang Tàu, hoặc có lúc nhẹ dạ “thỉnh hồn sang Mặc tư khoa” (HCM) đều là thất sách! Cha ông ta ngàn đời đã biết gửi quốc hồn trong lòng dân, lòng người Việt, gởi gắm Nó trong văn hoá Việt.

Người cầm bút Việt Nam: Ý thức sáng tạo và ý thức công dân

Nguyễn Đình Bổn (Blog)

clip_image002

Một người cầm bút thực sự, dù chuyên nghiệp hay không, luôn có ý thức sáng tạo trong các tác phẩm của mình bởi sáng tạo là cứu cánh của văn chương. Nhưng một nhà văn còn là một công dân của một quốc gia, một người mà, ý thức xã hội luôn được cảm nhận đặc biệt tinh tường. Một nhà văn dù sáng tác theo trường phái nào, cũng không thể trốn chạy khỏi cái hiện thực xã hội mà anh ta đang đối mặt, do đó nhà văn không thể làm ngơ với hiện thực để theo đuổi những sáng tạo phi thực của mình.

Ở những nước có một nền chính trị dân chủ, có một xã hội yên bình, chất liệu để sáng tác nhàm chán, nhà văn cần có những ý tưởng cách tân để khỏi rơi vào lối mòn, sự tự do sáng tạo ở đây được đẩy lên mức tối đa, những trường phái ra đời, nhiều khi kỳ dị, xa rời thực tế, phản cảm nhưng vẫn được chấp nhận như một “món ăn lạ” trong nghệ thuật. Xã hội Việt Nam rất khác.

Giang Trạch Dân tận diệt Pháp luân công – sự run sợ của thế lực cộng sản độc tài chuyển sang giai đoạn phát xít

Stephen Gregory

Bài báo dưới đây được đăng trên báo Đại kỷ nguyên (大纪元), bản tiếng Anh của Pháp luân công quốc tế ngày 14-7-2014, dưới nhan đề “Persecution Drives Politics in China” và nhan đề nhỏ hơn là “Responsibility for crimes against Falun Gong dogs regime's leaders” (theo The Epoch Times, 22-7-2014), được trang Đại kỷ nguyên tiếng Việt dịch ra: “Cuộc bức hại đang dồn ép chính trị Trung Quốc” và “Trách nhiệm về tội ác đối với Pháp Luân Công đeo bám các quan chức của chế độ Trung Quốc”. Tác giả Stephen Gregory cho thấy quyết định đàn áp phong trào “Pháp luân đại pháp” bắt đầu khi Giang Trạch Dân lên cầm đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, mặc dù nhiều người trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc bấy giờ không đồng ý. Khi Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình thay phiên nhau làm Chủ tịch đảng và nhà nước, Giang Trạch Dân tiếp tục bảo vệ các tay chân trong hàng ngũ lãnh đạo để việc đàn áp này không bị những người kế nghiệp bỏ qua hoặc xóa bỏ.

DÂN OAN ĐÂU MUỐN KHIẾU KIỆN KÉO DÀI

Nông dân Bình Dương 22-7-2014

clip_image002Vào những ngày đầu tháng 7-2014, tại trụ sở tiếp công dân số 1 Ngô Thì Nhậm, có lúc số người đi khiếu kiện lên tới năm bảy trăm người. Trong đó không ít những người đã khiếu kiện liên tục trên 10 năm nay. Nhiều người đã phải lặn lội từ Bình Dương, Đắc Nông, Cần Thơ, Kiên Giang… ra Hà Nội, ăn chực nằm chờ tháng này sang tháng khác để mong tiếng kêu của mình thấu đến tai lãnh đạo đảng và nhà nước. Không quen với thời tiết khắc nghiệt, lại ăn uống thất thường, nhiều người phải ngã bệnh. Xa nhà tốn kém, chi phí lo các thủ tục nhiêu khê, người đi khiếu kiện phải khổ nhục trăm bề. Ai muốn kéo dài việc khiếu kiện làm chi! Nhưng xem chừng Nhà nước càng giải quyết, số người khiếu kiện càng nhiều.Tại sao?

Theo những người đại diện cho dân oan Bình Dương đã có mặt tại Hà Nội từ ngày 11-6-2014 đến nay, họ đã gởi đơn này cho Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Thường vụ và các Ban của Quốc hội, Bộ Tài nguyên Môi trường, Tổng Thanh tra chínhphủ… Cho tới nay, chưa nơi nào có hồi âm gì cả.

“Chưa có cơ sở” nói Ba Sàm sắp được thả

Hôm qua, 21.7.2014 nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng (Thời báo Việt Nam) cho biết blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh có thể được trả tự do trong thời gian tới! Rất vui, nhưng niềm vui không trọn vẹn vì đây chỉ mới là tin “không chính thức”, người đưa tin (nhà báo Phạm Chí Dũng) chỉ phỏng đoán theo “kinh nghiệm”. Thế rồi, hôm nay (22.7.2014) niềm vui tan biến khi nhận được tin “chưa có cơ sở nói Ba Sàm sắp được thả”! Khổ nỗi, tin này lại rất đáng tin cậy vì luật sư Hà Huy Sơn – người đưa tin – là người bào chữa cho anh Ba Sàm, cũng là người trực tiếp làm việc với các “điều tra viên”. Mấy lâu nay, vụ giàn khoan HD 981 choán hết tâm tư tình cảm của mọi người nên tin tức về anh có phần thưa vắng. Nay giàn khoan đã rút đi rồi, mọi người lại cảm thấy nhớ anh hơn lúc nào hết, một người như Ba Sàm dù trong tù hay ngoài tù thì ý chí vẫn vậy, vẫn chẳng có gì thay đổi. Nhưng sẽ là một niềm vui lớn nếu anh được tự do. Gia đình, bạn bè, phong trào dân chủ đang nhớ anh, cần anh hơn lúc nào hết. Chúc anh chân cứng đá mềm

Bauxite Việt Nam

Không thể bịt được tiếng nói khao khát tự do

Nguyễn Tường Thụy (blog)

Chỉ trong vòng 5 ngày, từ 12/7 cho đến 17/7/2014, trên trang mạng xã hội facebook có khoảng ít nhất 32 trang cá nhân bị đánh phá, chủ tài khoản không thể truy cập được. Người sử dụng facebook khi đăng nhập vào tài khoản của mình ngơ ngác khi thấy dòng chữ “Rất tiếc trang này không tồn tại. Liên kết bạn đã nhấp vào có thể bị hỏng hoặc trang này đã được gỡ bỏ”, Cố tình theo đuổi thì bị kiểm tra, thử thách hết bước này đến bước khác, cuối cùng được báo phải chờ trong vòng 14 ngày mới có kết quả. Điều đó có nghĩa, một là lấy lại được, hai là mất hẳn.

Cư dân facebook có chung nhận xét, kẻ xấu đều nhằm vào những facebooker có tiếng nói phản biện, ủng hộ tự do, dân chủ, lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

2014: Ai sẽ diện kiến Barak Obama?

Phạm Chí Dũng

Có lẽ Giáo Sư Carl Thayer của Học Viện Quốc Phòng Úc là một trong số ít ỏi học giả quốc tế có được nguồn thông tin tương đối xác thực về tình hình và những biến động trong triều chính Việt Nam. Cuộc trả lời phỏng vấn của ông với đài RFI Việt ngữ mới đây lại một lần nữa biểu tả những gì mà dư luận đang rất nghi ngại và nghi ngờ về “diễn biến nội bộ.”

“Nguyễn Tấn Dũng bị gạt qua một bên”?

Ngay sau cuộc rút lui không kèn trống của giàn khoan HD 981 của Trung Quốc khỏi khu vực Biển Ðông với lý sự “tránh bão Rammasun,” Giáo Sư Carl Thayer đã nêu ra một nhận định mà có thể làm nhiều người sửng sốt: “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị gạt qua một bên.” Cơ sở của nhận định này được ông Thayer dẫn luận: Phe gọi là ủng hộ Trung Quốc, hoặc là thỏa hiệp (accommodationist), sẽ chống lại bất kỳ hành động nào có thể sẽ làm xấu thêm quan hệ với Trung Quốc. Ðiều này có nghĩa là phương án pháp lý và việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ không có khả năng xảy ra trong tương lai gần.

Hiểm họa đen?

(Bài 2, viết gửi Đại hội XII sắp tới của ĐCSVN [1])

Nguyễn Trung

Ngay từ khi ra đời BVN đã chủ trương không phản biện, kiến nghị, đối thoại trực tiếp với Đảng Cộng sản Việt Nam mà chỉ làm việc ấy với những người cầm quyền đất nước do Đảng cử ra, bởi một đảng và một nhà nước là hai thực thể khác biệt, nếu đánh đồng với nhau sẽ vô tình thừa nhận những hiện tượng vi phạm Hiến pháp pháp luật rất nguy hiểm, chẳng hạn có thể bị coi như chính mình chấp nhận việc đảng lấn sân nhà nước là điều đương nhiên, và khi đảng làm những việc đưa đến tai họa tày trời cho dân như việc ông đảng trưởng Nguyễn Văn Linh đem theo một nhóm đảng viên quyền lực và cố vấn đến Hội nghị Thành Đô ký kết với kẻ đồng cấp Trung Hoa những điều khoản nhân nhượng làm cho Việt Nam mất hẳn tư thế, trở thành một chư hầu lệ thuộc, hay ông đảng trưởng Nông Đức Mạnh cũng sang Tàu ký kết với kẻ đồng cấp những hiệp định khai thác bauxite ở Tây Nguyên gây nên hậu quả tồi tệ khôn lường..., dân vẫn không thể vin vào đâu để kiện những ông này ra Tòa án tối cao yêu cầu bỏ tù họ được.

Đi thăm cha và chuyện kể trong tù

Nguyễn Ngọc Lụa

clip_image001Buổi sáng hôm 18/7, gia đình chúng tôi, là thân nhân của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lía, có chuyến đi xuống trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai cùng với gia đình tù nhân lương tâm Bùi Văn Trung. Cha tôi bị bắt tù 2 lần, lần đầu vào năm 2003 với mức án là 3 năm chỉ vì cha tôi là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và hoạt động để phát triển tôn giáo. Lần thứ 2 ông bị bắt tiếp vào năm 2011 với án 4 năm 6 tháng theo điều 258.

Đợi đến 9h sáng, viên công an mới vào kiểm tra giấy chứng minh nhân dân, rồi sau đó lại chờ họ đưa tất cả chúng tôi vào xe đi về hướng trại giam. Đến nơi thì vừa lúc cơn mưa lớn trút xuống đột ngột
Vừa thấy cha, cả gia đình mừng vui. Mẹ tôi thì đã không kiềm được và đã bật khóc khi cha hỏi thăm về bà nội ngay khi gặp. Cha nói chuyện phải dùng máy trợ thính nên nghe câu được câu mất.

Cha tôi hỏi viên công an đứng kế bên về tờ giấy mà viên giám thị trại giam mới vừa lấy của cha. Tờ giấy mà ông ghi những ý chính để nói với gia đình chúng tôi. Vì giờ trí nhớ không được tốt nên ông phải ghi ra để nói hết tất cả những điều muốn nói trong thời gian ít ỏi quý báu này. Khi lấy tờ giấy của ông, giám thị trại giam bảo để họ xem xét các ý trong đó và sẽ đưa lại ngay. Nhưng trong suốt giờ thăm gặp ngắn ngủi, cha đã nhiều lần nhắc nhở và lên tiếng bảo họ trả lại, nhưng họ chỉ bảo rằng họ đang xem, và cứ thế cho đến hết giờ thăm gặp, họ vẫn chưa xem xong tờ giấy.

Nóng, lạnh từ giàn khoan HD 981

Thiện Tùng

Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan dầu vào lãnh hải Việt Nam, tình hình đột nhiên nóng lên, dân chúng VN và thế giới phản ứng dữ dội. Ít lâu sau, không còn cách nào khác, một số lãnh đạo VN buộc phải “mích lòng” với các đồng chí TQ để ổn định lòng dân, tiếp tục giữ vị thế lãnh đạo của mình.

Việc TQ chủ động rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải VN trước thời hạn dự định là để giải nhiệt (làm lạnh): một mặt tránh sự lên án và cô lập của thế giới đối với mình, mặt khác xả căng đối với nhân dân VN, tạo tiền đề cho lãnh đạo VN dễ ăn nói với dân mình, nối lại tình thân hữu giữa 2 Đảng đã dày công vun đắp.

Nếu chiến tranh biên giới, hải đảo 1979-1988 được xả căng bằng hội nghị Thành Đô 1990, thì việc rút giàn khoan ra khỏi hải phận VN lần nầy cũng là cách tạm thời xả căng. Rút giàn khoan được xem là kế hoãn binh để 2 đảng anh em cùng gỡ rối:

Văn học và chính trị

Nguyễn Hưng Quốc (blog)

Mấy năm gần đây, trên blog của tôi trên đài VOA, cũng như mấy tháng gần đây, trên facebook, tôi hay viết về chính trị. Một số bạn bè hỏi: Tại sao?

Trước hết, cần khẳng định rõ ràng là tôi hoàn toàn không có tham vọng gì về chính trị, tuyệt đối không dính líu gì đến các sinh hoạt chính trị. Sau nữa, cũng cần khẳng định tiếp: Tôi viết với tư cách một trí thức muốn dùng kiến thức và khả năng nhận thức để mổ xẻ những ung nhọt của đất nước; tôi viết với tư cách một nạn nhân và một chứng nhân để ghi lại những kinh nghiệm và cảm nghiệm của mình; tôi viết để giải tỏa những u uẩn và u uất trong lòng; tôi viết để, may ra, gặp được những người đồng cảm và đồng điệu để những bận tâm đau đáu của mình không thành lẻ loi. Liên quan đến đất nước, nhất là một đất nước lớn có cả gần một trăm triệu dân, nghịch lý và phi lý nhất là cảm giác lẻ loi.

Về bài trả lời của Luật sư Nguyen Le-Ha

Kính thưa Luật sư Nguyen Le-Ha,

Cám ơn Luật sư đã trả lời các câu hỏi của tôi. Dĩ nhiên, khi những dòng chữ này được viết ra, có nghĩa là các câu trả lời của LS, với tôi là chưa được thỏa đáng.

1/ Trong câu hỏi 1 của tôi, về «tư cách pháp nhân», thì đương nhiên chỉ nhà nước CHXHCNVN hôm nay mới có tư cách pháp nhân để kiện về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu câu hỏi đặt ra như vậy (rồi thôi) thì hỏi chi cho mất công ?

Có thể cách đặt câu hỏi của tôi hơi phức tạp vì đưa ra nhiều dữ kiện (làm cho Luật sư rối trí), nhưng nếu chịu khó đọc hết thì sẽ biết tôi hỏi về cái gì ? Nội dung chính câu hỏi của tôi là ở chỗ :

Kỷ Niệm 60 Năm Hiệp Định Genève (1954-2014): Bài học gì cho Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay?

* Ls Lưu Tường Quang

(Sydney, Australia – Tháng 3-2014)

Bài viết đánh dấu 60 năm Hiệp Định Genève được soạn thảo với một hi vọng nho nhỏ là chúng ta có thể học được kinh nghiệm của quá khứ đau buồn mà đất nước Việt Nam thân yêu đã phải trải qua. Hiệp Định này và hậu quả của nó đã được trình bày từ nhiều quan điểm khác nhau, kể cả tài liệu khá đầy đủ của Bộ Quốc Phòng Mỹ, The Pentagon Papers (1971).

Từ năm 2004, một số tài liệu do Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh phổ biến giúp chúng ta hiểu thêm về quan điểm và mục tiêu chiến lược của hai cường quốc cộng sản Liên Xô và Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc, trong vấn đề Việt Nam (Đông Dương) và thân phận của Việt Minh/Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) trong quan hệ với hai đồng minh bảo trợ.

Giàu có trong nỗi bồn chồn: Tiền bạc và đạo lý của giới đại gia mới nổi tại Trung Quốc

Andrew J. Nathan, Foreign Affairs, số tháng Năm/ tháng Sáu, 2014

Trần Ngọc Cư dịch

Một bài điểm sách cực ngắn xuất hiện trên Foreign Affairs, cho chúng ta vài nét chấm phá về của cải và đạo lý tiêu biểu cho giới đại gia mới nổi tại Trung Quốc. Và ở Việt Nam chắc cũng chẳng khác gì.

Người dịch

Dự án làn đường sắt thứ hai khổ một mét

Đây là dự án nâng cấp tuyến đường sắt Bắc ‒ Nam với một làn thứ hai cùng khổ chứ không phải là xây mới một tuyến đường sắt thứ hai, một dự án mà chúng tôi đã đề nghị năm 2010, khi Quốc hội thảo luận về dự án đường sắt cao tốc

Đặng Đình Cung

Kỹ sư tư vấn

Chúng tôi rất mừng khi được tin dự án đường sắt thứ hai khổ một mét lại được đưa ra tranh luận [1], nhưng thất vọng dự án bị quyết liệt đả phá [2] để rút cục Bộ trưởng GT‒VT mau chóng bãi bỏ [3]. Thực ra đây là dự án nâng cấp tuyến đường sắt Bắc ‒ Nam với một làn thứ hai cùng khổ chứ không phải là xây mới một tuyến đường sắt thứ hai.

Trong bài này chúng tôi xin bảo vệ dự án này mà chúng tôi đã đề nghị năm 2010, khi Quốc hội thảo luận về dự án đường sắt cao tốc [4].

Thư trả lời của Luật sư NGUYEN LE-HA

Kính chào Ông Trương Nhân Tuấn.

Trước hết, cám ơn ông đã bỏ thời gian đọc và đưa ra những lời phê bình liên quan tới Công Hàm của TT Phạm văn Đồng đăng tải trên Bauxite Việt Nam.

Về các câu hỏi, tôi xin trả lời theo thứ tự như sau:

1 - Về tư cách pháp nhân: ông đọc lại bài viết, ông sẽ thấy câu trả lời nẳm trong tiêu đề từ:

Cơ hội ngàn vàng… “Hiến Chương LHQ tại Điều 73: khuyến nghị các thành viên LHQ sử dụng Tòa Án Công Lý Quốc Tế giải quyết các tranh phương chấp như là biện pháp hoà bình”. Chúng tôi xin nói rõ hơn:

Thành viên LHQ của VN hiện nay là CHXHVN. Điều này phù hợp với điều 34.1 Định Chế Tòa Án Công Lý Quốc Tế “chỉ các quốc gia thành viên mới có tư cách khiếu kiện trước Toà. Tuy nhiên điều 35.3 cho phép quốc gia không là thành viên LHQ cũng có quyền đó nhưng phải đóng chi phí tòa án (ví dụ: Đài Loan)

Giới thiệu hồ sơ lưu trữ về quan hệ ngoại giao của VNCH tới năm 1958

Trong thảo luận về hiệu lực của Công hàm Phạm Văn Đồng có vấn đề về tư cách quốc gia (state) của VNCH ở thời điểm 14/9/1958 (lúc công hàm đưa ra). Dù tâm tư, nguyện vọng của đa số dân chúng cũng như lãnh đạo miền Nam lúc đó đều cho rằng quốc gia Việt Nam chỉ là một, và ngay cả lời nói đầu hiến pháp VNCH 1956 cũng hàm ý này “[ý] thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan”. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ luật pháp quốc tế thì VNCH có vẻ hội đủ các tiêu chuẩn để có tư cách một quốc gia: có dân số thường xuyên, có lãnh thổ xác định, có chính phủ, và có năng lực tham gia vào mối quan hệ với các quốc gia khác như nêu trong công ước Montevideo 1933. Ở thời điểm 4/1975 thì tư cách này có vẻ hiển nhiên: lúc đó VNCH đã thiết lập ngoại giao với 87 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia khác ở cấp bán chính thức, và dĩ nhiên trên thực tế cũng có dân số thường xuyên, có lãnh thổ xác định, có Chính phủ, tức là hội đủ 4 tiêu chuẩn để có tư cách quốc gia .

KHÔNG XÁC ĐINH ĐƯỢC KẺ THÙ THÌ LÀM SAO BẢO VỆ TỔ QUỐC?

Ngô Minh

Ngày 2/6/2014, tôi nghe Đài truyền hình VTV Huế đưa tin Trung ương đã mở lớp bồi dưỡng cho đối tượng từ thiếu tá trở lên của Công an và Quân đội về Chiến lược quốc phòng của Đảng, về chống âm mưu diễn biến hòa bình, âm mưu của các thế lực thù địch, về phát triển kinh tế… Tôi nghe biên tập viên không nói gì về kẻ thù đang xâm lược biển Đông của Việt Nam là Trung Quốc cả.

Báo quân đội nhân dân số ra ngày 14/7/2014, trong bài Quân đội ta mang đậm bản chất cách mạng của giai cấp công nhân ,cũng viết : “Ngày nay, đất nước ta hòa bình và thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đang mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế, xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Các thế lực thù địch lại lợi dụng đẩy mạnh chống phá nước ta trên nhiều lĩnh vực thông qua thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, cùng tác động của nền kinh tế thị trường, tình hình thế giới và khu vực. Vì vậy, chúng ta càng phải giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, nhằm tăng cường bản chất chính trị của giai cấp công nhân trong toàn quân.” Bài viết cũng không nói gì về kẻ thù xâm lược là anh bạn 4 tốt 16 chữ vàng Trung Quốc khốn nạn ấy cả.

Rút giàn khoan HD 981: Trung Quốc được gì? Việt Nam được gì?

Trần Quang Thành

clip_image002

Đêm 15/7 vừa qua, Trung Quốc đã tuyên bố rút giàn khoan HD 981 về neo đậu ở địa phận tỉnh Hải Nam.

Sự kiện này trong dư luận có nhiều cách đánh giá khác nhau.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Đức đã có đưa ra nhận xét của mình với phóng viên Trần Quang Thành, như sau.

Mời quí vị theo dõi

Australia: Qua vụ bắn rơi máy bay Malaysia, cần ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc

Cầu Nhật Tân

Dưới tiêu đề MH17 là thời điểm để Australia định hình chính sách phản ứng toàn cầu, tờ báo hàng đầu Sydney Morning Herald của Australia đưa ra những lo ngại về nhiều nguy cơ gây bất ổn đối với trật tự thế giới trong đó họ không ngần ngại chỉ ra rằng nguy cơ to lớn hơn cả là sự hung hăng của Trung Quốc không bị ngăn chặn. Bài báo được đăng giữa lúc Australia mất 28 công dân trong vụ MH17. Chính quyền Australia có phản ứng cứng rắn nhất đối với Nga: triệu tập đại sứ Nga tại Canberra. Thủ tướng T. Abbott họp báo quy trách nhiệm liên đới cho Nga và ám chỉ trách nhiệm cá nhân Putin trong vụ này, yêu cầu Nga không cản trở một cuộc điều tra quốc tế, độc lập.

Vụ bắn rơi máy bay MH17 là bằng chứng cho Australia thấy thời đại toàn cầu hóa không phải là mảnh vườn đầy niềm vui để ta bước vào.

Sự phụ thuộc lẫn nhau trong thế giới hiện đại có nghĩa rằng sự bất ổn ở một nơi có thể đem thiệt hại đến những nơi khác.

Chúng ta đều biết nội chiến tại Syria và Nga xâm lược Ukraine là rất nghiêm trọng nhưng chúng ta đã không quan tâm vì cho rằng không bị ảnh hưởng.

Từ đó, dân oan chúng tôi đã thấy!

DÂN OAN THỦ THIÊM

Cái đêm hôm ấy đêm gì?

Đó là đêm 18 tháng 7 năm 2007, đêm cuối cùng của đợt biểu tình của nông dân các tỉnh phía Nam, mà chủ yếu là các tỉnh Miền Tây, liên tục kéo dài hơn một tháng trước Văn phòng 2 Quốc hội ở đường Hoàng văn Thụ, Sài Gòn. Trong cuộc biều tình, có nông dân của gần 20 tỉnh, thành phố tham dự. Nhiều biểu ngữ giăng lên, cho thấy người dân muốn tố cáo việc chính quyền các tỉnh, thành đã thu hồi đất trái pháp luật, không bồi thường hoặc bồi thường rẻ mạt, thực chất như ăn cướp đất đai của nhân dân dưới hình thức “thu hồi đất” để làm các dự án. Có những biểu ngữ tố cáo đích danh những quan chức địa phương, nhưng cũng có những biểu ngữ nêu rõ bản chất chung của chủ trương lấy đất của nông dân: “tham nhũng đất đai là tham nhũng xương máu của nhân dân”. Ai đó còn viết và giăng ngang cổng VPQH một khẩu hiệu lớn, như tên gọi chung cho toàn bộ cuộc biểu tình: “TRIỂN LÃM THÀNH TÍCH CỦA CHÍNH QUYỀN CÁC TỈNH MIỀN TÂY NAM BỘ VÀ TP HỒ CHÍ MINH”. Thật ra câu này chưa bao quát hết, vì trong thành phần tham dự biểu tình, có cả người dân đến từ Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai…

AI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC HÔM NAY?

Tô Văn Trường

clip_image002

Trong bất kỳ một cuộc lột xác thay đổi nào đều không tránh khỏi nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần. Mục tiêu tối thượng phải tránh được đổ máu làm hao tổn hiền tài và nguyên khí quốc gia. Muốn tránh được điều này, thay đổi thể chế, đoàn kết dân tộc và thực hiện dân chủ phải thực sự bắt đầu từ trong đảng. Câu hỏi đặt ra là Đảng chọn gì? Chọn quốc gia, dân tộc hay chọn duy trì quyền lãnh đạo của nhóm thiểu số trong Đảng?

Có thể nói chưa có lúc nào đất nước ta lại lâm vào cơn khủng hoảng lòng tin, đường lối phát triển tù mù và tình trạng ngày càng lún sâu vào khủng hoảng toàn diện cùng với nguy cơ lớn từ phía Trung Quốc đe dọa độc lập và chủ quyền quốc gia. Từng đảng viên, đặc biệt là những đảng viên giữ trọng trách lãnh đạo đất nước đều phải chịu trách nhiệm về tình hình đất nước hôm nay.

Việt Nam đứng áp chót trong bảng xếp hạng các “quốc gia đáng sống”

Theo công bố của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đứng thứ 124/125 đất nước được khảo sát, có nghĩa là áp chót, chỉ đứng trên Lybia - đất nước bất ổn ở Trung Đông!

Thử đưa một giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa giữa VN và TQ, nhân vụ giàn khoan 981.

Trương Nhân Tuấn

Các mục tiêu (không tiềm ẩn) của TQ trong vụ đặt giàn khoan HD 981 trong vùng biển của đảo Tri Tôn, thuộc Hoàng Sa của Việt Nam, từ đầu tháng 5-2014, là :

-   Khẳng định chủ quyền của TQ tại quần đảo Hoàng Sa.

-   Thăm dò thái độ VN trong việc xác định ranh giới biển của quần đảo Hoàng Sa.

-   Xác định trữ lượng dầu khí dưới thềm lục địa trong vùng lưu vực sông Hồng (lưu vực sông Hồng trải dài từ các cửa các nhánh sông Hồng ở miền Bắc, trải dài cho đến các tỉnh miền Trung). Việc khảo sát này đã được thực hiện đồng bộ cùng lúc với những giàn khoan khác của TQ, đặt rải rác trong vùng cửa vịnh Bắc Việt.

Tường trình Bối cảnh: Biển Đông: Giàn khoan Trung Quốc và Đấu tranh chính trị nội bộ tại Hà Nội

Carlyle A. Thayer, 16/7/2014

Trần Ngọc Cư dịch từ Việt Vùng Vịnh

Chúng tôi đang soạn một bản đánh giá tình hình tranh chấp biển Hoa Nam [Biển Đông] và muốn biết ý kiến của ông về việc cuộc đấu tranh chính trị bí mật bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngăn cản Việt Nam dùng biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc như thế nào.

CÂU HỎI 1: Đấu tranh nội bộ giữa phe thân Trung Quốc và phe thân Mỹ bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam đã cản trở việc Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế ngay cả trước khi Bắc Kinh di chuyển giàn khoan. Ông có thể xác nhận điều này không và ông sẽ chứng minh sự đánh giá của ông như thế nào?

TRẢ LỜI: Theo các nguồn tin tại Hà Nội, trong sáu năm qua Việt Nam luôn luôn tính chuyện đưa Trung Quốc ra tòa. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng giàn khoan, Việt Nam đã cân nhắc hai đường lối riêng biệt, một liên quan đến chủ quyền trên đảo Hoàng Sa và một liên quan đảo Trường Sa. Sự kiện Việt Nam không chủ động kiện Trung Quốc trước tiên mà cũng không hậu thuẫn Philippines trong việc này là bằng chứng cho thấy phương án pháp lý không được đa số Bộ Chính trị chấp nhận. Cũng nên lưu ý rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công khai tuyên bố mạnh mẽ về hành động pháp lý; ông nói rằng hành động pháp lý sẽ tùy vào thời điểm. Tướng Phùng Quang Thanh nói ở cuộc Đối thoại Shangri-La rằng lựa chọn pháp lý là biện pháp sau cùng. Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Dương Thiết Trì, trong chuyến sang Hà Nội gần đây, đã lên tiếng răn đe Việt Nam không được dùng hành động pháp lý.

Ông Phạm Bình Minh sẽ 'được' đi Mỹ?


Phạm Chí Dũng

clip_image001
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái) và Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh trong cuộc gặp khi ông Kerry có chuyến thăm đến Hà Nội hôm 16 tháng 12, 2013. (Hình: Getty Images)

 
   

Con mã sang sông

Giữa Tháng Bảy và chực chờ vào thời tiết “cô hồn” trong năm 2014, không khí chính trị đối ngoại ở Việt Nam lại bất chợt nóng lên. Trong các quán cà phê và cả nơi công sở, không chỉ giới dân chủ và bất đồng chính kiến sôi nổi định liệu về những động thái “viếng thăm” Hà Nội mới nhất của người Mỹ, mà cả giới công chức nhà nước cũng có vẻ thoát dần khỏi nỗi vô cảm thường trú trước một sự kiện hết sức đặc biệt: Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 trước thời hạn 15 Tháng Tám, 2014.

Tháng Bảy cũng là dấu ấn không kém ấn tượng cho một cuộc vận động nhân quyền Việt Nam được tổ chức bởi cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ. Hai trăm nghị sĩ đảng Dân Chủ cùng với ba chục nghị sĩ đảng Cộng Hòa đang làm nên một bản phối màu khá tương hợp để lần đầu tiên bắt buộc Nhà nước Việt Nam phải nhận thức rõ ý nghĩa thực sự của định chế công đoàn độc lập là như thế nào.

Tất cả đều minh họa cho một bức tranh cờ thế: dường như vào đúng lúc này, Washington đã quyết định đưa con mã sang sông.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn