Thư trả lời của Luật sư NGUYEN LE-HA

Kính chào Ông Trương Nhân Tuấn.

Trước hết, cám ơn ông đã bỏ thời gian đọc và đưa ra những lời phê bình liên quan tới Công Hàm của TT Phạm văn Đồng đăng tải trên Bauxite Việt Nam.

Về các câu hỏi, tôi xin trả lời theo thứ tự như sau:

1 - Về tư cách pháp nhân: ông đọc lại bài viết, ông sẽ thấy câu trả lời nẳm trong tiêu đề từ:

Cơ hội ngàn vàng… “Hiến Chương LHQ tại Điều 73: khuyến nghị các thành viên LHQ sử dụng Tòa Án Công Lý Quốc Tế giải quyết các tranh phương chấp như là biện pháp hoà bình”. Chúng tôi xin nói rõ hơn:

Thành viên LHQ của VN hiện nay là CHXHVN. Điều này phù hợp với điều 34.1 Định Chế Tòa Án Công Lý Quốc Tế “chỉ các quốc gia thành viên mới có tư cách khiếu kiện trước Toà. Tuy nhiên điều 35.3 cho phép quốc gia không là thành viên LHQ cũng có quyền đó nhưng phải đóng chi phí tòa án (ví dụ: Đài Loan)

Tiện đây xin nói thêm, các quốc gia liên bang (Ếtats fédérés) của Hoa Kỳ (État fédéral) cũng được coi như những quốc gia theo Công Pháp Quốc Tế mặc dù không có quyền đối ngoại và an ninh. Đã có rất nhiều án lệ phân xử về lãnh hải biển đảo giữa các các quốc gia liên bang theo các công ước quốc tế về luật biển (Hoa Kỳ chỉ công nhận các công ước về thềm lục địa, không công nhận về biển đảo).

Các sự kiện ông nêu ra các chính quyền kế tiếp nhau cai trị đất nước VN từ năm 1954 hay các tác nhân tạo ra các biến cố thuộc về lịch sử và chính trị nội địa, không phải là luận cứ pháp lý (pruves judiciaries).

Khi vụ việc đưa ra Tòa Án Quốc Tế phân sử, Toà sẽ xem xét Nhà nước hiện nay là ai, có là thành viên LHQ hay không để đủ tư cách đi kiện.

Đối tượng trong đơn kiện là các đảo Hoàng Sa và Trường Sa có hội đủ các qui định của Công Ước Geneve về Luật Biển 1982 hay không: Các chứng cứ về lịch sử, chiếm hữu thực sự hòa bình, liên tục của Việt Nam .

Toà Án không cần biết Việt Nam đã có bao nhiêu chính quyền, bao nhiêu chế độ chính trị khác nhau, bao nhiêu cuộc đảo chánh, có vi phạm Hiệp Định Genève năm 1954 hay 1973 hay các hiến pháp VN để cho phép khiếu kiện.

2 - Về 12 hải lý: chúng tôi đã phân tích rõ ràng trong bài viết và đưa đến kết luận:

Tất cả các giải thích trên cho thấy, Công Điện hay Công Hàm của TT Phạm Văn Đồng ký gửi ngày 14/9/1958 cho Thủ Tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyến bố về lãnh hải 12 hải lý, chỉ là một sự tuyên bố ngoại giao không giá trị pháp lý, không có tác dụng công nhận chủ quyền liên quan tới đảo Hoàng Sa (Xisha) và Trường Sa (Nansha) của Việt Nam”.

3 - Ông nói không phải câu hỏi mà chỉ là cảnh báo về sai lầm của Luật Sư…

và ông đưa ra câu trả lời phỏng vấn của TT Phạm văn Đồng “lúc đó là thời chiến tranh, tôi phải nói như vậy”(F. E. E. Review ngày 10/2/1994).

Câu trả lời này cũng chẳng đem lại một thông tin mới mẻ nào, một tia sáng nào nhưng rõ ràng cho ta biết hoàn cảnh, tình huống khai sinh Công Hàm nói trên.

Thật là ngạc nhiên vì câu nói này của TT Phạm Văn Đồng “lúc đó là thời chiến tranh, tôi phải nói như vậy”.

Ông kết luận thẳng thừng: Tức là Công Hàm 1958 nhìn nhận tuyên bố của Trung Quốc vhải phận 12 hải lý ở các đảo, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa”!

Sự kiện này cũng như hai sự kiện khác việc vài câu ghi chép trong Sách Giáo Khoa hay bàn đồ ghi bằng tên gọi của Trung Quốc Hoàng Sa và Trường Sa cũng chẳng đem lại một thông tin mới mẻ nào và không giúp ích gì cho việc tìm kiếm sự thật .

Các chứng cứ này, Luật Về Chứng Cứ gọi là non pertinents, phải bị loại và vô giá trị.

Trung Quốc biết rõ điều này nên họ đưa ra Công Hàm 1958 của TT Phạm văn Đồng là chủ yếu và diễn giải theo quyền lợi của họ .

Về giải pháp đề nghị ông đưa ra: tôi không có ý kiến và thuộc về nhà nước CHXHVN trả lời!

Tuy nhiên có một điểm pháp lý hết sức quan trọng liên quan tới về việc Ông cố vấn Nhà Nước Việt Nam :

đây là một việc làm ít tốn kém, đáng lẽ không cần phải đưa ra một tổ hợp luật sư nào. Tuy nhiên để nắm chắc phần thắng, đơn không bị bác do lỗi thủ tục, VN nên thông qua một tổ hợp luật sư chuyên môn ở HK”.

Khi đọc những lời khuyên nhủ trên, tôi hết sức kinh ngạc vì thấy ông không ý thức đủ tầm quan trọng của vấn đền liên quan tới sự toàn vẹn lãnh thổ biển đảo của Việt Nam và chủ quyền độc lập là vô giá.

Vụ việc đưa ra Toà Án phân xử này không đơn giản và coi thường giống như việc bà nội trợ ra chợ mua mớ rau, con cá, ký thịt mà so đo giá cả hơn kém.

Điểm sau cùng ông hiểu sai chức vụ của Toà Án Công Lý Quốc Tế và việc làm của luật sư. Đây không phải đối tượng của bài viết này. Tôi chỉ vắn tắt vài dòng:

- Là một luật sư chuyên nghiệp hơn 20 năm, tôi chưa hề thấy một vụ kiện quốc tế nào bị bác đơn kiện vì lỗi thủ tục. Một đứa con tôi luật sư khá nổi tiếng về các hồ sơ quốc tế của các toà án quốc tế cũng thấy vậy. Việc này chỉ xẩy ra các vụ kiện trong một quốc gia ;

- Vụ khiếu kiện ra rất phức tạp, không đơn giản như ông đề nghị, tôi chỉ đưa ra vài điểm khái quát: vụ kiện gồm 2 phần, phần văn kiện viết (requête) và phần tranh biện (oral):

- a) Đơn kiện (Requête + mémoire): phải ghi đầy đủ nguyên đơn (Demandeur) hay bị đơn (Défendeur) cách trình bày phải theo đúng nội qui (règlemet) của Toà: mỗi sự kiện, mỗi luân cứ, mỗi ý tưởng phải được trình bày xúc tích rõ ràng chính xác, ăn khớp thứ tự lớp lang (ordonnés) trong một đoạn ngắn (paragraphe) và đánh số thứ tự 1, 2, 3…, (Répblique + contre-mémoire ) trong một khổ giấy và dòng chữ double…; trong phần mémoire hay contre-mémoire, ngoài các chứng cứ có phần gọi là cahier d’autorité (copies nguyên bản các án lệ viện dẫn, doctrine…).

Ơ đây tôi không nói tới các bên mise en cause, intervenats v.v… sẽ còn phức tạp hơn.

Tóm lại các đơn kiện và phản biện này chỉ là bước khởi đầu để Toà Án cũng như các bên biết mình muốn gì, muốn Toà án phân xử gì (vụ khiếu kiện Trung Quốccủa Philippines ra Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế về đường lưỡi bò đơn giản hơn nhiều so với vụ việc của Việt Nam mà đã hơn 3000 trang giấy).

Phần thứ hai dưới đây mới là phần quan trọng nhất có tính cách quyết định thắng hay thua vụ kiện.

- b) Tranh biện trong các phiên Tòa (Auditions)

- Căn cứ vào Đơn kiện (Requête + mémoire) của bên Nguyên đơn và bị đơn trả lời (réponse + contre-mémoire) và phản biện trả lời (réplique), các luật sư bắt đầu đưa ra từng sự kiện, từng chứng cứ, từng nhân chứng (témoins, agents, experts về géoghaphique, geophysique, cartographique…) ra thử thách (teste) để biết tính cách hư thực của mỗi sự kiện, luận cứ ghi trong mỗi đoạn (paragraphe) đã được đánh số thứ tự…

Tại các phiên tòa này rất sôi nổi, các sự thật, và khả tín của các nhân chứng, chứng cứ đựợc phơi bày.

- Trong các phiên toà, thẩm phán có thể ra các án lệnh hay phán quyết tạm thời hoặc để yêu cầu cung cấp tài liệu hoặc cho điều tra thêm hoặc lấy ý kiến của các nhân hay tổ chức do Toà chỉ định.

Sau các tiến trình trên, Toà mới nghị án và ra phán quyết và phán quyết này là chung thẩm có tính cách bắt buộc không có kháng án .

Đó là khái quát vài hàng để ông thấy vần đề khiếu kiện và công việc không đơn thuần như ông suy nghĩ và đề nghị chính quyền VN hành động.

Hy vọng những điều giải thích trên đáp ứng thỏa đáng được các câu hỏi đặt ra.

Trân trọng chào Ông.

Luật sư NGUYEN LE-HA

Tác giả gửi BVN

.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn