Báo chí trong dòng chảy bất tận của cuộc sống

Tương Lai

imageNhà báo là người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại”. Người viết câu ấy là một nhà báo đã từng có mặt ở những vùng nóng bỏng nhất trên hành tinh. Những “vùng đất chết chóc” Trung Đông: Iraq, Afganistan, Pakistan… và nay là Lybia, Yemen… Nỗi đau đang thấm đẫm trên “vùng đất chết chóc” nhưng vì sứ mệnh cao cả của báo chí, nhiều nhà báo vẫn đang dấn thân vào. Những ngòi bút ấy hiểu rất rõ rằng: “viết một bài báo dở, bạn có thể mất việc, viết một bài báo hay, bạn có thể mất mạng”.

Thế nhưng, đâu chỉ nơi “vùng đất chết chóc” ấy mới có nỗi đau. Ở khắp nơi trên trái đất này, nỗi đau của con người chẳng có lúc nào vơi. Mà nước mắt con người đều cùng có vị mặn, máu con người đều cùng màu đỏ! Ấy vậy mà, nguyên nhân làm cho nước mắt phải rơi, máu phải chảy, thì thiên hình vạn trạng, làm sao kể xiết. Và có lẽ người Việt Nam là người hiểu rõ vấn đề đó hơn ai hết trên trái đất này. Đơn giản chỉ vì họ sống trên một đất nước đã từng chịu đựng nỗi đau chiến tranh kéo dài non nửa thế kỷ! Vết thương của chiến tranh chống phát xít, chống thực dân, chống đế quốc chưa kịp hàn gắn thì ngay lập tức phải tiếp tục cầm súng chiến đấu chống bọn bành trướng phương Bắc cận kề.

Tổ Quốc lâm nguy, sự cần thiết ban hành Luật đoàn kết dân tộc và kiến nghị xây dựng Tượng đài Biển Đông

Ngô Tự Lập

(Nhà thơ, nguyên Giám đốc Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh)

imageSau một thời gian ngắn ngủi tương đối yên ổn, một lần nữa đất nước ta lại phải đối mặt với họa xâm lăng. Đâu là kế sách chống lại quân xâm lược? Ai cũng thấy rằng sự nổi giận không đủ, chúng ta cần phải có những chiến lược, sách lược tỉnh táo và thông minh cả trong đối nội lẫn đối ngoại. Ai cũng thấy rằng một nền quốc phòng vững mạnh chỉ có thể có nếu đựa trên sự phát triển và thịnh vượng của đất nước trong mọi lĩnh vực, như kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội. Nhưng cái gốc sâu xa nhất và vững chắc nhất, đó là sự đoàn kết của toàn dân tộc. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với những chiến công hiển hách chứng minh điều đó. Vì thế, tôi nghĩ đã đến lúc Quốc hội phải nhanh chóng ban hành Luật Đoàn kết dân tộc.

Tại sao phải ban hành Luật đoàn kết dân tộc trong khi chúng ta đã có một số chính sách ít nhiều liên quan đến vấn đề này?

Thời khắc im lặng trước khi tiếng súng Biển Đông bùng lên!

KS Doãn Mạnh Dũng

Ngày 25-6-2011, Ban Chấp hành Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển Tp HCM họp. Trong cuộc họp có vài phóng viên đến dự. Ngoài việc chuyên môn nghề nghiệp, Hội nghị lo lắng về tình hình an ninh Biển Đông.

Trong Hội nghị, có người tâm đắc với bài viết của ông Nguyễn Trần Bạt gần 80 trang, với quan điểm: “Không gần Trung Quốc quá và cũng không xa phương Tây quá!”.

Tôi thật sự ngạc nhiên với quan điểm trên. Đó là giải pháp Việt Nam tự cô lập chính mình!

Chúng ta hãy cùng ôn lại bài học chiến tranh thế giới thứ II.

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp lại nói về 'lề phải'

Việt Nam chưa có báo chí tư nhân là vì (1) luật lệ lỏng lẻo, chế tài lại không nghiêm – nghĩa là người làm luật kém; (2) nhà báo chưa có tính chuyên nghiệp cao – nghĩa là nhà báo tồi; (3) dân trí chưa cao – nghĩa là dân dốt. Ai dám liều mạng nói như thế? Thưa rằng Bộ trưởng Bộ 4 T Lê Doãn Hợp!

May mà chỉ còn vài tháng nữa là ngài Bộ trưởng trở thành cựu Bộ trưởng. Nhưng biết đâu trong khoảng ngắn ngủi đó, ngài lại chẳng thừa đủ thời gian để “xuất khẩu” nhiều câu động trời hơn!

Bauxite Việt Nam

LS Trần Vũ Hải đề nghị UBTV Quốc hội giải thích Điều 69 Hiến pháp: quyền biểu tình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

******

Hà nội ngày 29 tháng 6 năm 2011

KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN TRẦN VŨ HẢI

ĐỀ NGHỊ UBTVQH GIẢI THÍCH ĐIỀU 69- HIẾN PHÁP

Kính gửi: ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (UBTVQH)

Tôi, Trần Vũ Hải, công dân của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt  Nam (CHXHCNVN), địa chỉ liên hệ tai: 81 phố Chùa Láng, Đống đa, Hà Nội và 227 đường Hùng Vương, Quận 5, T.p Hồ Chí Minh, hiện đang hành nghề luật sư.

Khi người Việt Nam xây phố dành riêng cho người Hoa? (*)

Trần Minh Quân

Nếu việc này cũng là tiền đề cho các địa phương khác đang có ý định "dời đô" noi theo thì rất nhiều khả năng sẽ tồn tại những khu phố người Hoa khác do chính Việt Nam xây dựng nên?

"Xuất khẩu" lao động phổ thông giá rẻ

Người Trung Quốc (người Hoa) di cư vào làm ăn, sinh sống tại Việt Nam từ rất lâu đời. Lần đầu tiên người Hoa di cư vào Việt Nam được ghi nhận là từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Trong suốt 2 thiên niên kỷ tiếp sau đó, nhiều làn sóng người Hoa di cư sang Việt Nam với nhiều nguyên nhân, từ quan, lính, tội phạm... đến những người phải trốn chạy khỏi các cuộc nội chiến triền miên ở Trung Quốc.

Pháp: Tọa đàm chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông

Trung Dũng (Vietnam+)

clip_image001  

Toàn cảnh buổi tọa đàm. (Ảnh: Trung Dũng/Vietnam+)

 

Buổi tọa đàm "Thách thức địa chiến lược ở Đông Nam Á và những tranh chấp ở Biển Đông" vừa diễn ra ngày 28/6 tại Paris, với sự tham dự của đông đảo bạn bè Pháp, cộng đồng người Việt tại Paris và vùng phụ cận.

Tọa đàm do Hội hữu nghị Pháp-Việt (AAFV), Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) và một số hội đoàn phối hợp tổ chức.

Trước những diễn biến căng thẳng gần đây ở khu vực biển Đông, nhiều bạn bè Pháp yêu chuộng hòa bình, trong đó có phó giáo sư, tiến sỹ Luật quốc tế Joële Nguyễn Duy Tân, mong muốn góp thêm tiếng nói, nêu ra những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý rõ ràng, vững chắc, nhằm khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Mở đầu buổi tọa đàm, các đại biểu tham dự được xem bộ phim tài liệu do ông André Menras, mang quốc tịch Việt Nam dưới tên gọi Hồ Cương Quyết, thực hiện, phản ánh cuộc sống của ngư dân vùng biển huyện Bình Sơn, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Hai câu chuyện về Bắc Triều Tiên – “người anh em thân thiết” của Trung Quốc

1. Khủng hoảng lương thực Bắc Triều Tiên ngày càng trầm trọng

Thụy My

clip_image001  
Cảnh trẻ em Bắc Triều Tiên bị đói khổ. Ảnh chụp tháng 3/2011, DR  

Tình hình lương thực ở Bắc Triều Tiên ngày càng thêm tồi tệ. Khẩu phần của nhà nước cho mỗi đầu người nay chỉ còn 200 gam một ngày.

Tại châu Âu, chỉ có Thụy Sĩ và Ý là có viện trợ song phương cho Bình Nhưỡng. Bà Katharina Zellweger, Giám đốc Cơ quan Hợp tác với Bình Nhưỡng của Thụy Sĩ, là một trong những người hiếm hoi có thể chứng kiến nạn đói tại đây.

Thông tín viên của RFI tại New York, Karim Lebhour tường trình :

"Katharina sống ở Bắc Triều Tiên từ 5 năm qua. Trong những tháng gần đây, qua các chuyến đi trong nước này, bà đã nhận ra được vấn đề thiếu thốn lương thực ngày càng trầm trọng. Viện trợ thực phẩm của thế giới đã giảm đi, một số nước viện trợ không muốn hỗ trợ cho chế độ Bình Nhưỡng. Hậu quả là người dân Bắc Triều Tiên phải chịu đựng nạn đói. Bà nói: «Chúng tôi thấy có thêm nhiều người chặt cây trên đồi để trồng bắp hoặc khoai tây hầu có cơ sống sót. Cũng có những người đi tìm rễ cây hoặc các loại cỏ để ăn».

Hôn nhân cưỡng chế: Tội ác bị lãng quên của Khmer Đỏ

Minh Anh

L’Humanité trích lời nhận định của quan chức Hoa Kỳ, chuyên trách về tội ác chiến tranh, phiên xử này cho thấy sự phô bày thái độ vô sỉ và đạo đức giả. Theo ông này, ngoài việc xét xử các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ về tội “diệt chủng”, cần phải làm rõ trách nhiệm nặng nề của Mỹ, Trung Quốc và một số nước châu Âu trong giai đoạn đen tối này. Theo L’Humanité, sau khi chính quyền Pôn Pốt bị quân đội Việt Nam đánh đuổi ra khỏi thủ đô dưới sự yểm trợ của lực lượng kháng chiến Cam Bốt, Mỹ cùng với một số nước châu Âu, mà Anh là nước dẫn đầu, đã liên kết với Trung Quốc tiếp tục ủng hộ Khmer Đỏ để chống lại Việt Nam.

Ngải Vị Vị bị truy thu 2 triệu đô tiền thuế

clip_image001

Bạn bè của nghệ sỹ Trung Quốc Ngải Vị Vị cho hay ông bị nhà chức trách truy thu hơn 12 triệu Nhân dân tệ (1,9 triệu đôla Mỹ) tiền phạt và thuế.

Ông Ngải là một trong các nhà hoạt động nghệ thuật hàng đầu Trung Quốc, và cũng là một nhân vật bất đồng chính kiến mới đây đã gặp rắc rối với chính quyền.

Ông được cho tại ngoại hồi tuần trước sau khi bị giam giữ tới 80 ngày.

Gia đình ông khẳng định ông bị trừng phạt vì hoạt động chính trị.

Sở thuế Bắc Kinh nói ông Ngải Vị Vị còn thiếu khoản thuế 4,85 triệu Nhân dân tệ, và còn bị phạt 7,3 triệu nữa.

Chính quyền Miến Điện yêu cầu bà Aung San Suu Kyi không làm chính trị

Thụy My

clip_image001  

Đám đông trước trụ sở đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, mừng sinh nhật thứ 66 của bà Aung san Suu Kyi, ngày 19/6/2011. Reuters

 

Hãng tin AFP hôm nay 29/6 cho biết, chính quyền Miến Điện đã yêu cầu nhà đối lập Aung San Suu Kyi ngưng các hoạt động chính trị, vì đảng của bà đã chính thức giải thể từ năm ngoái.Thông tin này được nhật báo New Light of Myanmar, vốn được xem là cơ quan phát ngôn chính thức của chế độ, đưa ra.

Bộ trưởng Nội vụ Miến Điện đã gởi thư cho Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ, đảng của giải Nobel hòa bình, khẳng định đảng này đã vi phạm luật vì vẫn mở cửa văn phòng và phát hành các thông cáo. Theo ông thì “phải ngưng các hành động trên, vốn có thể gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và Nhà nước pháp quyền, cũng như đoàn kết dân tộc”.

Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ đã giải thể sau khi quyết định tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 11 năm ngoái. Đảng này cho rằng luật bầu cử đã được đưa ra nhằm mục đích loại bà Aung San Suu Kyi, vì việc bà bị quản thúc tại gia chỉ hết hạn sau khi đã bầu cử xong.

Được phương Tây xem như một trò hề, cuộc bầu cử Quốc hội trên đã giúp tập đoàn quân sự dựng lên một nghị viện dân sự trên danh nghĩa, nhưng trên thực tế vẫn do quân đội nắm quyền. Tuy Thống chế Than Shwe đã nghỉ hưu, nhưng tân Tổng thống lại là cựu tướng lãnh Thein Sein.

Tổ Quốc là trên hết

Tự thuật của Hà Sĩ Phu về một cuộc toạ đàm cùng Sứ quán Hoa Kỳ

Hà Sĩ Phu

Nhà nghiên cứu lý thuyết về những giải pháp chính trị - xã hội cho Việt Nam từ vài thập niên lại đây – ông Hà Sĩ Phu – vừa gửi tới BVN bài trao đổi giữa ông với Phó Đại sứ Hoa Kỳ vào tháng Ba năm nay, mong được đăng tải để bạn đọc tìm ra trong đấy những kiến giải khả thủ về tình hình truớc mắt, khi căng thẳng trên Biển Đông đang báo hiệu một chặng đường quan hệ mới giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Cũng như quý độc giả, BVN xin lắng nghe những gì tâm huyết của ông Hà Sĩ Phu, trong khi vẫn xem xét cân nhắc các chủ kiến của mình, đã từng công bố trên hai bài xã luận gần đây nhất. Ví dụ: theo chúng tôi cái gọi là chủ nghĩa xã hội Trung Quốc chỉ là một sự lừa mị nhân dân Trung Quốc và lừa mị cả giới cầm quyền Việt Nam cùng một số nước “anh em” khác – cái thứ chủ nghĩa xã hội giả hiệu đó đã và đang là một trong hai gọng kìm bóp Việt Nam đến lè lưỡi, nhằm phục vụ không phải việc xây dựng chủ nghĩa xã hội mà ngược lại, là giành thắng lợi cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan bá quyền bành trướng của chính Trung Quốc, và làm suy yếu hẳn chủ nghĩa dân tộc chính nghĩa vốn có tiềm năng trở thành một sức mạnh vô địch trong cơ thể dân tộc chúng ta từ bao đời. Nếu người cầm quyền Việt Nam còn mắc vào cái bẫy tai hại đó, nhất là còn tư duy theo kiểu chủ nghĩa cộng sản quốc tế, đảng “anh” nói gì thì đảng “em” phải vâng lời, thì mọi cố gắng trước nay nhằm gầy dựng lại tinh thần dân tộc của các nhà cách mạng lão thành và trí thức chân chính sẽ chỉ là công cốc. Tuy nhiên, nếu sự thể không tránh được thì điều đó âu cũng không phải là hoàn toàn bất lợi, vì đó cũng là thời cơ để nhìn rõ trắng đen, gian ngay, góp phần vào quy luật thanh lọc của lịch sử.

Về quan hệ giữa Việt Nam với các nước có vị thế siêu cường hiện tại, nhất là Hoa Kỳ, trong ván cờ toàn cầu hóa hiện nay, chúng tôi chủ trương luôn luôn phải tỉnh táo, vì Hoa Kỳ tuy rất mạnh, là một chỗ dựa lý tưởng, song trong mọi mối quan hệ họ cũng phải nhắm vào hai chữ “lợi ích” đối với nước họ là chính. Tuy nhiên, không vì thế mà cứ bảo lưu cái gọi là “cảnh giác” ngu tối và không kịp thời vạch ra một chiến lược đầy đủ, sáng suốt để đặt mình vào đúng giữa dòng chảy của lịch sử cũng như tiến hành mọi mối quan hệ thật đúng thời cơ, không chậm trễ, khiến lại rơi vào dòng nước ngược một cách tai hại. Điều này đòi hỏi người cầm quyền một bản lĩnh đột xuất, làm sao chuẩn bị sẵn trong đầu một cương lĩnh với tầm nhìn viễn kiến về nhiều phương diện, và vạch được trước hàng chục chứ không phải chỉ một thế cờ. Nhất là không thể để tình trạng manh mún, rệu rã, vô lực, xa lánh quần chúng và trí thức, đụng đâu hỏng đấy, và đối phó từng việc theo kiểu “tiểu khí” như hiện nay.

Bản tự thuật về cuộc đàm thoại của ông Hà Sĩ Phu vốn có những điều chưa tiện nói hết, nên đã được tạm lược đi một vài điều. Về mặt trách nhiệm, BVN chỉ xin là diễn đàn để chuyển tải thông tin, còn bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

Nguyễn Huệ Chi

Thư gửi chú Nguyễn Xuân Diện và 90 nhân sĩ vì đất nước

Một người Việt Nam

clip_image001Nhà nước, hãy tiếp thu và tiếp tục nguyện vọng của nhân dân như cái cách mà người an ninh ấy đã tiếp lấy tấm biểu ngữ trên tay cháu và tiếp tục giơ cao đi ngang qua trước mặt bọn sứ quán Tàu. Đó mới là Việt Nam. Đó mới là dân tộc Việt Nam với dòng máu Lạc Hồng thực sự đồng tâm hiệp lực chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh đó, cháu xem như một cái tát vào mặt dành cho bọn Tàu, rằng dù các người có lớn mạnh, nham hiểm đến đâu, có dùng thủ đoạn nào để chia rẽ người Việt Nam, để người Việt Nam chống lại chính nhau thì cuối cùng các người cũng vẫn phải thất bại. Và một Việt Nam đoàn kết, thống nhất đã cùng nhau rất ôn hòa, trật tự nhưng không kém hiên ngang và ngạo nghễ đi ngang qua mặt các người.

 

Vì sao tôi dùng từ điều trần ở tựa bài Bản điều trần cứu nước?

Tống Văn Công

Trước hết tôi xin cám ơn các anh Ban Biên tập Diễn Đàn đã giới thiệu bài viết của tôi, đặt biệt còn có sự góp ý: “Chữ điều trần không chính xác lắm, vì tác giả không chỉ viết và gửi lên các nhà lãnh đạo, mà công bố nó – gửi đến toàn dân. Những lập luận đi vào nhiều vấn đề cốt lõi của bế tắc chính trị hiện nay”.

Nghĩ rằng bàn thêm vấn đề từ ngữ này cũng lý thú và có ý nghĩa lắm, cho nên tôi xin nói lại ý mình như sau.

Ban đầu tôi viết “Kính gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Đồng bào kính yêu”. Ban Biên tập Bauxite Việt Nam góp ý đổi lạị, đặt Đồng bào lên trước Bộ Chính trị. Tôi rất biết ơn Ban Biên tập về góp ý này. Hóa ra, tư duy “thần dân” vẫn còn sẵn trong tôi, một lúc lơ đểnh là nó lộ ra liền.

Gửi các chú em giám sát

Nguyễn Quang Thạch

Hôm qua, 26/6, gần như là thường lệ, sau khi xong biểu tình là bố con tôi về quán cà phê Thủy Tạ uống nước và gặp gỡ vài người bạn. Khi ra khỏi quán thấy cô Hương vừa quen Chủ Nhật trước kia (12/6) đang giữ mũ của con trai ngồi bên kia đường với 2 em một nam và một nữ. Nghe cô Hương bảo “2 em này từ nãy đến giờ cứ hỏi thông tin về Thạch”. Tôi bảo, “nếu các em muốn tìm hiểu anh thì cứ lên Chi bộ 18, Cục ngoại giao đoàn, Bộ ngoại giao để điều tra nhé”. Lúc đấy đã hơn 11h, cô Hương và bố con tôi đi ăn trưa.

Ăn xong, 2 bố con tạm biệt cô Hương và đi xe ôm sang số 5 Đinh Lễ mua cuốn sách để tặng cho con trai. Mua xong cuốn “Cô bé bán diêm” lại thấy 3 chú em đi 2 xe máy chờ gần đó, không biết em nữ đi đâu.

Từ biển Giao Chỉ đến “đường lưỡi bò”

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu

LTS: Bao năm qua, một luồng quan điểm lớn ở Trung Quốc đã cố tình gây ra sự hiểu nhầm khi lợi dụng tên gọi biển Nam Trung Hoa (do người phương Tây gọi) để phán rằng biển của Trung Quốc bao chiếm gần như toàn bộ Biển Đông.

Thế nhưng sự thật khoa học cho thấy danh xưng biển Nam Trung Hoa (chỉ Biển Đông) mà Trung Quốc lợi dụng để gây ra sự hiểu nhầm ấy chưa thấy xuất hiện ở những bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ từ hàng trăm năm trước.

Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu về vấn đề trên.

Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích: Giao Chỉ là tên gọi do các triều đại phong kiến Trung Quốc dùng chỉ người và nước Việt Nam xưa. Thời Hùng Vương, Giao Chỉ là một trong 15 bộ của nước Văn Lang… Các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này nhiều khi vẫn dùng tên Giao chỉ cũng như tên An Nam để chỉ quốc gia và nhân dân Đại Việt. Trong nhiều văn bản và bi ký, tên Giao Chỉ vẫn còn chỉ nước ta tới hết thế kỷ XIX.

Tuyên cáo về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam

Quỳnh Chi, Phóng viên RFA

clip_image001  

Tuyên cáo đặc biệt của giới nhân sĩ trí thức Việt Nam. Courtesy chhvblog

 
Vào ngày 26 tháng 6 vừa qua, trên một số trang blog xuất hiện Tuyên cáo về tình hình Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam.

Đồng lòng ký tên

Bản thông cáo chung do một số nhân sĩ, trí thức khởi xướng, cụ thể là do nhà nghiên cứu sử địa Nguyễn Đình Đầu cùng soạn thảo với ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch UB MTTQ TP HCM. Từ khi xuất hiện đầu tiên (ngày 25 tháng 6), bản thông cáo đã được hàng trăm người tham gia ký tên từ giới trí thức cho đến thường dân trong và ngoài nước.
Trong danh sách 100 người ký tên đầu tiên, người ta thấy xuất hiện nhiều cái tên quen thuộc như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Nguyễn Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội)… Phát biểu với đài RFA, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết:
“Việc nhà cầm quyền Trung Quốc xâm hại lãnh hải của Việt Nam, phá hoại công ăn việc làm của ngư dân, đe dọa tính mạng ngư dân và thậm chí phá hoại các hoạt động thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam… đã làm cho người dân hết sức phẫn nộ. Cho nên tôi cho rằng việc chúng tôi ký tên vào bản thông cáo chung ấy là một việc làm bình thường”.

“Không tỏ thái độ, Trung Quốc sẽ lấn tới”

clip_image002  
Ảnh chụp Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết trong thời gian còn hoạt động ở Quốc hội  

Một cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam nói với BBC rằng theo ông Việt Nam cần "rút kinh nghiệm" sau việc báo chí nhà nước "không đưa tin kịp thời" về những cuộc biểu tình của người dân chống Trung Quốc mấy tuần qua.

Trả lời Quốc Phương, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Thanh thiếu niên của Quốc hội, cũng cho rằng "Việt Nam, các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, không tỏ thái độ thì Trung Quốc chắc là sẽ lấn tới".

GS. Nguyễn Minh Thuyết: Suốt từ hôm 5 tháng Sáu tới nay, ở cả Hà Nội lẫn TP Hồ Chí Minh đã diễn ra các cuộc biểu tình của thanh niên, trí thức và nhiều giới xã hội, để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và phản đối các hành động ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Chúng tôi thấy đây là những cuộc biểu tình ôn hòa của những người trong nước và đặc biệt ở Hà Nội, gần như Chủ nhật nào cũng có các cuộc biểu tình như vậy. Đồng bào trong nước, theo tôi đánh giá, theo dõi cuộc biểu tình ấy với sự ủng hộ, với sự thiện cảm. Cũng có những người có điều kiện tham gia và cũng có những người không có điều kiện tham gia.

Tranh chấp trên Biển Đông có thể dẫn đến chiến tranh ở châu Á

Thanh Phương

clip_image001  

Tàu Hải Tuần 31 của Trung Quốc. Ảnh chụp từ video ngày 20/6/11. Reuters

 
Ngày càng có nhiều nguy cơ là các sự cố trên Biển Đông sẽ dẫn đến chiến tranh ở châu Á, có thể lôi kéo Hoa Kỳ và các cường quốc khác vào. Đó là cảnh báo của Viện Lowy, một cơ quan tham vấn của Úc, trong một báo cáo được công bố hôm nay 28/6.

Theo các tác giả bản báo cáo, hai chuyên gia Rory Medcalf và Raoul Heinrichs, “Các tuyến đường hàng hải trên vùng Biển Đông ngày càng chật chội, dễ gây tranh chấp và dễ dẫn đến xung đột vũ trang. Các lực lượng hải và không quân đang được tăng cường trong bối cảnh đang có thay đổi về cán cân sức mạnh chiến lược kinh tế.”

Bản báo cáo dự báo : “Những va chạm với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ rất có thể sẽ kéo dài và gia tăng cường độ. Do số lượng và nhịp độ của các vụ va chạm gia tăng, sẽ có một vụ leo thang thành đụng độ vũ trang, khủng hoảng ngoại giao và thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh”.

Theo báo cáo của Viện Lowy, cách hành xử của giới quân sự Trung Quốc trên vùng biển Hoa Đông và Hoa Nam, cùng với nhu cầu năng lượng và thái độ xác quyết mạnh mẽ hơn của Bắc Kinh, càng khiến cho nguy cơ xung đột vũ trang gia tăng trên Biển Đông.

“Giải mã” Trung Quốc điều tàu lớn tới Biển Đông

clip_image001

 

Tàu tuần tra mang tên Hải tuần 31 của Trung Quốc. Ảnh: phnewsnetwork

 
Hải tuần 31 có một chuyến đi được cơ quan hữu trách Trung Quốc thông báo là "thông thường", cho đến khi nó đi qua vùng biển tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, mọi việc trở nên phức tạp.

Vào bất kỳ một ngày nào đó, đều có hàng nghìn tàu thuyền vào cảng của Singapore – địa điểm được cho là nhộn nhịp nhất ở Đông Nam Á.

Nhưng vào ngày 19/6, tàu tuần tra hàng hải Trung Quốc mang tên Hải tuần 31, đã cập bến ở Singapore sau khi đi qua khu vực tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông, thì những làn sóng lo ngại đã lan rộng khắp khu vực, tới tận Nhật Bản hay nước Mỹ - cường quốc hải quân hàng đầu tại Thái Bình Dương.

Thông cáo báo chí

Thượng viện Mỹ đồng lòng “phản đối” việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc trên Biển Đông

27-6-2011

Washington, DC – Hôm nay, Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua một nghị quyếtphản đối việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc trên Biển Đông và kêu gọi một giải pháp đa phương, hòa bình về các tranh chấp lãnh hải ở Đông Nam Á. Thượng nghị sĩ Jim Webb (đảng Dân chủ - bang Virginia), Chủ tịch Tiểu ban Đông Á – Thái Bình Dương, thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, giới thiệu nghị quyết ngày 13 tháng 6 cùng với thành viên tiểu ban, ông James Inhofe (đảng Cộng hòa – bang Oklahoma). Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman (đảng Dân chủ - Connecticut) và Daniel Inouye (đảng Dân chủ - bang Hawaii) là những người đồng tài trợ ban đầu.

Ngày 9 tháng 6, ba tàu an ninh hàng hải của Trung Quốc đã chạy vào và phá hỏng cáp của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, tàu Viking 2, trong khu vực 200 hải lý, thuộc thềm lục địa của Việt Nam và được luật pháp quốc tế công nhận trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sự cố này theo sau các sự cố tương tự ngày 26 tháng 5, ở Việt Nam và tháng 3 ở Philippines, cũng như các sự cố trên biển hồi năm ngoái trên quần đảo Senkaku, quần đảo dưới sự quản lý hợp pháp của Nhật Bản. Sau khi quốc tế lên án sự cố ngày 9 tháng 6, Trung Quốc đã đưa một tàu an ninh biển lớn nhất đến Biển Đông. Một số quốc gia khác trong khu vực cũng đã đưa các tàu quân sự đến khu vực.

Vai trò của Mỹ ở Biển Đông

Xã luận báo Washington Post ngày 27 tháng 6 năm 2011

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã ở Washington tuần trước đề tìm kiếm sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong những tranh cãi về lãnh thổ ngày một gia tăng với Trung Quốc ở Biển Đông. Del Rosario cho biết ông đang tìm kiếm một “sự xác định rõ ràng” đối với hiệp ước phòng thủ chung giữa Philippines và Hoa Kỳ; ông muốn một lời tuyên bố từ phía Hoa Kỳ đề nghị áp dụng hiệp ước đó ở vùng biển giàu khí đốt đang bị tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Chính quyền Philippines cũng muốn Hoa Kỳ giúp tăng cường lực lượng hải quân, có lẽ bằng việc cho thuê tàu tuần tra.

Đó quả là những yêu cầu nan giải đối với chính quyền Obama, vốn đang tránh can dự vào cuộc xung đột càng lúc càng nguy hiểm giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trên con đường biển trọng yếu ở châu Á này – Bắc Kinh tuyên bố toàn bộ vùng biển Đông thuộc về mình, bất chấp luật quốc tế. Trung Quốc muốn Mỹ đứng ngoài tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei để có thể lần lượt giải quyết với từng nước yếu hơn [Trung Quốc] này. “Tôi tin rằng những nước này đang đùa với lửa”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Thôi Thiên Khải nói vào hôm thứ tư, “và hy vọng Hoa Kỳ sẽ không bị vạ lây”

Những tiếng nói tôn trọng lẽ phải trên báo chí Trung Quốc

Thu Thủy (theo báo chí Trung Quốc)

TP - Không phải bất cứ người Trung Quốc nào cũng tin vào những tuyên truyền về “chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với Nam Hải” cách gọi của người Trung Quốc về Biển Đông) cùng những lời đe dọa dùng vũ lực giải quyết tranh chấp trên Biển Đông mà một số tờ báo và trang mạng quá khích tung ra.

Chính “Thời báo Hoàn Cầu” (tờ báo vừa qua tung ra những luận điệu xuyên tạc và kích động) trong một bài báo ngày 21-6 cũng thừa nhận: “Giới học giả Trung Quốc khá bình tĩnh (trong vấn đề sử dụng vũ lực). Trong số 5 học giả được “Thời báo Hoàn cầu” phỏng vấn hôm 20-6, có 4 vị cho rằng: Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở Nam Hải là không sáng suốt.

Đáng chú ý là trên nhiều trang mạng của Trung Quốc từ hôm 22-6 xuất hiện bài viết của ông Ngô Kiến Dân, Viện sĩ Viện Khoa học Châu Âu, Viện sĩ Viện Khoa học Âu Á, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải, nhan đề: “Việc Trung Quốc tự kiềm chế trong vấn đề tranh chấp Nam Hải là thể hiện sự tự tin”. Bài báo đã dấy lên phản ứng rất mạnh, ông Ngô phải hứng chịu những trận “ném đá” tơi bời trên mạng từ phía những kẻ đại diện cho tư tưởng hiếu chiến.

Phi lý khi Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá Biển Đông

Nguyễn Đăng Thắng (*)

clip_image001Để bảo tồn và phát triển nguồn cá ở những khu vực tranh chấp, pháp luật và thực tiễn quốc tế thực ra đã đưa ra những giải pháp hợp lý và hiệu quả hơn nhiều so hành động đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá như cách Trung Quốc đang làm.

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp tháng 5 hàng năm, chính quyền tỉnh Hải Nam Trung Quốc lại công bố lệnh cấm đánh cá gây nhiều tranh cãi ở Biển Đông trong thời gian từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 8. Việc áp dụng các biện pháp hạn chế đánh bắt vào mùa hè như lệnh cấm đánh cá nói trên đã được Trung Quốc thực hiện từ khá lâu tại các vùng biển Bột Hải, Hoàng Hải và Hoa Đông.[1]

Giải pháp cho tranh chấp Biển Đông?

clip_image001  

Tiến sĩ Rory Medcalf từ Viện Lowy danh tiếng của Úc là đồng tác giả báo cáo về Biển Đông

 

Một báo cáo chi tiết từ Australia đã đưa ra những khuyến cáo để giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông và tránh khả năng xung đột leo thang thành chiến tranh.

Một báo cáo, được công bố tuần này, nói các sự cố giữa tàu và máy bay của Trung Quốc với tàu thủy và phi cơ của các nước khác trong vài năm trở lại đây cho thấy mức độ va chạm tăng lên và khả năng có xung đột vũ trang không phải là không tưởng.

Báo cáo, của hai tác giả chính là các ông Rory Medcalf, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Nghiên cứu Lowy ở Sydney và Raoul Heinrichs, học giả của Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược thuộc Đại học Quốc gia Úc, cũng đưa ra những gợi ý để làm giảm căng thẳng tại các Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Với tên gọi 'Khủng hoảng và Niềm tin: Các quốc gia lớn và an toàn hàng hải ở châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương', báo cáo điểm lại một loạt các sự cố xảy ra giữa hải quân và không quân Trung Quốc với hải quân và không quân các quốc gia châu Á và Hoa Kỳ.

Đấu thầu EPC (hợp đồng trọn gói) của Trung Quốc tại Việt Nam

Vũ Hoàng, Phóng viên RFA

clip_image002  
Cán bộ địa phương huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh thăm đất rừng cho Công ty Innov Green (Trung Quốc - Đài Loan) thuê. Source Innov Green  

Ngoài chuyện hàng hoá Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, Trung Quốc còn trúng thầu đến 90% những dự án đấu thầu trọn gói trên lãnh thổ Việt Nam.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trúng thầu này của Trung Quốc. Vũ Hoàng tìm hiểu và trình bày.

Những loại hợp đồng bán nước

Hợp đồng EPC hay còn gọi là hợp đồng chìa khoá trao tay là hình thức nhà thầu đảm trách toàn bộ dự án đầu tư từ khâu thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng, cung cấp thiết bị cho đến khâu xây lắp và vận hành.

Nghĩa rằng, nhà đầu tư giao toàn bộ trách nhiệm từ A đến Z cho nhà thầu đảm trách. Tuy nhiên, con số 90% các gói thầu xây lắp dạng EPC lại do các công ty Trung Quốc thắng thầu tại Việt Nam không khỏi làm người ta giật mình. Và quan trọng hơn nữa, phần lớn những dự án Trung Quốc dành được lại là những dự án khai thác năng lượng, luyện kim và hoá chất.

Thủy điện “lấn” vườn quốc gia

Minh Khanh - Xuân Hoàng

clip_image001  
Khu vực này dự kiến sẽ xây Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 6A. Ảnh: XUÂN HOÀNG  

Vườn Quốc gia Cát Tiên và rừng phòng hộ Nam Cát Tiên sẽ “hiến” gần 300 ha cho thủy điện nhưng theo các nhà chuyên môn, mất mát sẽ không chỉ dừng lại ở đó

Như Báo Người Lao Động ngày 27-6 đã thông tin, theo quy hoạch xây dựng, thủy điện Đồng Nai 6 có diện tích 197 ha (diện tích đất có rừng là 168 ha) và thủy điện Đồng Nai 6A có diện tích 174 ha (diện tích đất có rừng là 160 ha) nằm giữa địa phận 3 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng và Bình Phước sẽ “ăn” vào diện tích Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên 137 ha (thuộc các tiểu khu 421, 422, 497, 504A và 506) và rừng phòng hộ Nam Cát Tiên 145 ha.

Chưa đánh giá tác động môi trường

Đến nay, chủ đầu tư dự án - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai - đã và đang phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm kê đất và tài nguyên rừng để làm cơ sở xin thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất, các địa phương đã tổ chức kiểm tra thiết kế và kiểm kê hiện trạng tài nguyên rừng. Tuy nhiên, đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định hiện hành cũng như chưa xác định rõ các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của công trình đến bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học cũng như kế hoạch trồng lại rừng theo quy định.

Nghịch lửa

Hà Văn Thịnh

imageChỉ trong vòng một tuần qua, tình hình Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng hơn bởi các phát ngôn vừa vô trách nhiệm, vừa ngang ngược – thậm chí rất thiếu văn hóa, của các cơ quan ngôn luận và những quan chức cao cấp Trung Quốc. Đây là những động thái hàm chứa rất nhiều hệ lụy nguy hiểm mà, dù muốn hay không, chúng ta phải đối mặt với chúng trên tinh thần khách quan, bình tĩnh, tỉnh táo.

Đầu tiên là tờ Thời báo Hoàn Cầu – cơ quan đối ngoại chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã công khai đe dọa Việt Nam bằng những từ ngữ hết sức láo xược, trong đó có câu rất trịch thượng và đậm mùi phát xít: “Các ngươi hãy xem lại lịch sử đi” – hàm ý rất rõ ràng về việc trước đây những kẻ bành trướng hiểm độc và tàn nhẫn đã từng “dạy cho Việt Nam một bài học”!. Sự đe dọa trắng trợn đó đã được tướng Bành Quang Khiêm lặp lại, cụ thể hóa và không hề che dấu ý đồ dùng vũ lực: “Trung Quốc từng dạy cho Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận được bài học lớn hơn” (Báo Đà Nẵng, 26.6.2011). Mới đây nhất, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải (Cui Jiankai) đã công khai đe dọa cả Việt Nam và Hoa Kỳ khi tuyên bố: “Tôi tin rằng một số nước đang nghịch lửa. Và tôi hy vọng rằng Mỹ không bị bỏng vì ngọn lửa đó” (Wall Street Journal, dẫn lại theo VNN, 26.6.2011).

Viết từ Trung Quốc

Đoàn Hưng Quốc

Công việc làm của tôi có những lúc đi về thường xuyên sang Hoa Lục. Lần này cũng thế, chỉ khác trong hoàn cảnh giữa hai nước Việt - Trung có nhiều căng thẳng trên hồ sơ Biển Đông.

Các báo lớn như China Daily, Shanghai Daily đều có đăng tít lớn nơi phần dưới của trang đầu với các bài bình luận nội dung giống nhau, rằng Trung Quốc đã nhẫn nhịn trước sự lấn chiếm của Việt - Phi thăm dò khai thác tài nguyên trên vùng biển của họ; rằng sự can thiệp của Hoa Kỳ sẽ chỉ làm vấn đề phức tạp hơn, và Bắc Kinh sẽ giải quyết vấn đề trên cơ sở ôn hoà.

Các hãng hàng không Hoa Lục như Air China, China Airlines đều vẽ bản đồ tuyến bay quốc tế trên đó tô rất rõ đường đứt khúc 9 đoạn trên Biển Đông là thuộc lãnh hải của họ.

Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc tại Paris 26/06/2011

clip_image004Cháu xin được gửi cho các Bác một số hình ảnh về cuộc biểu tình ngày 24 tháng 6 vừa qua tại Paris. Theo thông tin ghi nhận được từ phía cảnh sát, ước tính có khoảng 540 người tham dự cuộc biểu tình này. Cuộc biểu tình dù chưa thu hút được con số mong muốn là trên 1000 người tham gia để có thể được đưa tin lên kênh truyền hình quốc gia Pháp TF1 nhưng đã thể hiện được tâm tư tình cảm của cộng đồng người Việt tại Pháp về những hành động nguy hiểm gần đây của chính quyền Trung Quốc đối với an ninh quốc gia của Việt Nam. Kính chúc các Bác sức khỏe và nhân đây xin được bày tỏ sự ngưỡng mộ của lớp trẻ chúng cháu đối với những công việc thầm lặng nhưng đầy trách nhiệm đối với dân tộc mà các Bác trong thời gian qua

Một du học sinh Việt Nam tại Paris

Khấu đầu và bịt miệng dân

Hòa Vân

Hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông và các cuộc biểu tình của người dân Việt Nam trong và ngoài nước trong suốt tháng 6 này đã được phân tích dưới nhiều khía cạnh1. Tất nhiên, trong quan hệ quốc tế, sự căng thẳng tới một lúc nào đó hoặc sẽ được đẩy đến tột cùng là chiến tranh, hoặc hai bên đều cảm thấy phải “giảm nhiệt”, và có bước xuống thang. Chiến tranh là kết cục khó xảy ra trong tình hình hiện nay, khi tham vọng bành trướng của Trung Quốc chưa thể được thực hiện nếu không muốn trả giá quá cao, do nhiều yếu tố (sự có mặt của Hoa Kỳ, phản ứng “bất lợi” của các nước ASEAN, phản ứng của nhân dân Việt Nam cho thấy “miếng mồi” không dễ nuốt…). Về phía Việt Nam, dĩ nhiên chiến tranh cũng không phải là một chọn lựa khả dĩ. Vả chăng, tất cả các bên liên quan, trong hay ngoài cuộc, đều tỏ ý mong muốn các tranh chấp được giải quyết một cách hoà bình. Vậy thì “xuống thang” là tất yếu, không có gì phải bàn cãi.

Biển Đông: Kinh tế và Xung đột

TS Trần Vinh Dự

clip_image001

 

Đánh bắt cá trên đảo Lý Sơn - Ảnh: Lê Đức Dục

 
TCT - Những hòn đảo và bãi đá trên Trường Sa đều thuộc loại rất nhỏ, nhiều bãi đá lúc chìm lúc nổi theo sự lên xuống trong ngày của mực nước biển. Cái gì làm cho chúng trở nên hấp dẫn đến vậy?

Ba lý do quan trọng

Học giả Joshua P. Rowan thuộc khoa nghiên cứu quốc phòng và chiến lược Đại học Southwest (bang Missouri, Mỹ) cho rằng có ba lý do quan trọng ngoài cá và san hô:

Thứ nhất là mở rộng biên giới quốc gia và vùng đặc quyền kinh tế. Tất cả các nước đang tranh chấp trong vùng Trường Sa đều đã ký vào Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Nó quy định mỗi nước có quyền mở rộng biên giới lãnh thổ của mình tới 12 hải lý ra biển. Ngoài ra mỗi nước còn được sở hữu vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) vượt khỏi phạm vi lãnh thổ tới 200 hải lý. Như vậy, sở hữu được các hòn đảo ở Trường Sa sẽ giúp các nước mở rộng vùng lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Tuy nhiên, công ước này quy định rằng không thể dùng các bãi đá để xác định biên giới và vùng đặc quyền kinh tế vì theo định nghĩa, đó là những nơi con người không thể sống và thực hiện các hoạt động kinh tế. Trung Quốc đã khai thác vấn đề này và tìm mọi cách biến các bãi đá nửa chìm nửa nổi thành nơi con người có thể sinh sống bằng cách âm thầm vận chuyển đất đá - vật liệu xây dựng từ đất liền ra xây dựng các công trình kiên cố trên biển.

Diễn biến hòa bình mang màu sắc Trung Quốc

Trần Vinh Dự

clip_image001  

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố "Trung Quốc luôn cam kết gìn giữ hòa bình và ổn định tại biển Đông". Hình: AFP

 

Diễn biến hòa bình (peaceful evolution) là một khái niệm độc đáo trong chính trị học của Việt Nam. Trang báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam có bài trích lược từ cuốn sách “Phòng, chống ‘diễn biến hòa bình’ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Trung tướng Lê Minh Vụ - Giám đốc Học viện Chính trị quân sự và Thiếu tướng Nguyễn Tiến Quốc đồng chủ biên. Bài báo này giải thích khá dài dòng về diễn biến hòa bình nhưng không đưa ra một định nghĩa thực sự cô đọng.

Diễn biến hòa bình là gì?

Theo cách giải thích của bài báo trên, có vẻ như diễn biến hòa bình được hiểu là các biện pháp phi bạo lực của nước ngoài sử dụng nhằm chống phá Đảng CS và nhà nước Việt Nam. Các biện pháp này trải rộng trên cả 4 lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa/xã hội, và an ninh/quốc phòng.

· Chính trị: các biện pháp nhằm mục tiêu gây khủng hoảng hệ thống chính trị.

Đối phó với Bắc Kinh ở Biển Đông

Dana Dillon

(Hoover Institution – Stanford University)

Tại sao Mĩ không nên để cho tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc diễn ra không đối kháng.

Nguồn nguy hiểm nhất của sự bất ổn định ở châu Á  là một Trung Quốc trỗi dậy tìm cách tái khẳng định chính mình, và nơi mà Trung Quốc rất có thể liều lĩnh đi vào một cuộc xung đột quân sự là Biển Đông. Trong thập kỉ thứ hai của thế kỉ 21, vùng biển hiếm khi yên ổn của Biển Đông đang sủi bọt từ một sự kết hợp giữa đua nhau tập trận hải quân và lời qua tiếng lại nóng bỏng. Nhiều học giả, chính trị gia, và đô đốc thấy Biển Đông như là một nơi đua tranh trong tương lai giữa các cường quốc.

Suy đoán về va chạm sắp xảy ra bắt đầu từ Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) Tháng Bảy 2010 khi Ngoại trưởng Mĩ Hillary Clinton đưa ra một tuyên bố trễ hạn về quyền lợi của Mĩ ở Biển Đông. Bà Clinton khẳng định rằng Hoa Kì có một lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải ở Biển Đông; rằng Hoa Kì ủng hộ một tiến trình hợp tác trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở đó, và rằng Hoa Kì ủng hộ tuyên bố của ASEAN-Trung Quốc về cách hành xử của các bên ở Biển Đông năm 2002.

Truyền hình Trung Quốc phỏng vấn học giả Việt về tranh chấp Biển Đông

clip_image001

 

Tàu hải giám Trung Quốc, đội tàu thường xuyên quấy nhiễu vùng biển Việt Nam

 
Tuần Việt Nam giới thiệu toàn văn bài trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng (Trung Quốc) của TS Vũ Cao Phan, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc như một góc nhìn cần tham khảo.

Tiến sĩ Vũ Cao Phan , nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã có buổi trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong tư cách Cố vấn khoa học Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Một phần của bài trả lời phỏng vấn này đã được phát trong Chương trình liên tuyến "Nhất hổ nhất tịch đàm" được truyền phát đến hơn 150 quốc gia trên thế giới tối thứ bảy, 25 /6/2011.

Thi Lang Thang

Nguyễn Xuân Nghĩa

Ngỡ rằng đồ thật hoá đồ chơi!...

clip_image001  

Con tàu đồng nát Varyag trước khi thành "tàu sân bay Thi Lang " của Trung Quốc

 
Một tháng sau khi biểu diễn khả năng cô hồn cao độ với việc uy hiếp Đông hải, Bắc Kinh quay ra hăm he Hoa Kỳ.

Chẳng là cuối tuần qua, sau khi họp với Phụ tá Ngoại trưởng Đặc trách Á châu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Hawaii, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lên lớp côn đồ: “có những quốc gia đang đùa với lửa” - xin phiên dịch rằng đó là Phi Luật Tân và Việt Nam. Sau đấy, Thứ trưởng họ Trương liếc qua phía Mỹ: “và tôi mong rằng Hoa Kỳ không bị phỏng tay vì chuyện đó”. Ngon!

Đã đành là ngon rồi, vì tuần tới Bắc Kinh sẽ cho hạ thủy “tàu sân bay” đầu tiên của mình. Gọi là chơi nổi để góp mặt với đời trên biển Đông.

Nhưng chưa ai biết là hàng không mẫu hạm này có… nổi không và việc thử nghiệm là gì. Thử máy xem có chạy không, hay là còn thử cho máy bay cất cánh và hạ cánh?

Sự ưu ái kỳ lạ cho một nhà thầu Trung Quốc

Minh Tân

clip_image002

 

"Không thể chấp nhận được chuyện nhà thầu (NT) không vượt qua đánh giá sơ bộ mà vẫn được chọn vào chấm vòng tiếp theo", ông Phùng Hồng Tuấn nhấn mạnh.

 
(VEF.VN) - Là một gói thầu quốc tế, nhưng ngay từ khâu đánh giá sơ bộ hồ sơ thầu đến khâu lựa chọn cách cho một nhà thầu vượt qua các quy định trong Luật Đấu thầu của Dự án cung cấp thiết bị, vật tư kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật cho nhà máy thủy điện Đakđrinh xuất hiện nhiều khuất tất.

Là một cuộc đấu thầu rộng rãi quốc tế (từ tháng 12/2010-2/2011), gói thầu DT1 được phê duyệt với trị giá gần 24 triệu USD do Công ty cổ phần thủy điện Đakđrinh ( nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi) làm chủ đầu tư (CĐT), đáng ra việc đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu phải hết sức trung thực, khách quan, công bằng và đúng theo Luật đấu thầu, thì CĐT lại tự ý can thiệp, bất chấp có nhà thầu (NT) không qua bước đánh giá sơ bộ (bước 1).

Trái Luật Đấu thầu

Trong quá trình đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu, Tổ chuyên gia có yêu cầu NT Dongfang Electric Corporation (DEC, từ Trung Quốc) làm rõ được 04 vấn đề trong hồ sơ dự thầu: Quyết định bổ nhiệm của người được ủy quyền; Báo cáo tài chính có xác nhận của kiểm toán, báo cáo thuế từ năm 2007 - 2009; Giấy phép của nhà sản xuất; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng DEC đã không thể làm rõ. Điều đó đồng nghĩa với việc nhà thầu này chắc chắn sẽ bị loại ngay từ bước 1.

Bài học từ than: Phung phí tài nguyên

clip_image001  
Sà lan đầy than chờ xuất khẩu tại cảng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh  

Chỉ trong 5 năm (2007-2011), Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã xuất khẩu gần 100 triệu tấn than. Nguồn “vàng đen” còn bị “rút ruột” bởi nạn than “thổ phỉ” và xuất lậu sang Trung Quốc với khối lượng khổng lồ.

Là xứ “vàng đen”, Việt Nam đã xuất hàng trăm triệu tấn than. Thế nhưng ngày 13-6, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã nhập gần 10.000 tấn than và dự kiến từ năm 2015, sẽ phải nhập 6 triệu tấn/năm; đến năm 2025 là 60-70 triệu tấn than... Vì đâu nên nỗi?

Gần 10.000 tấn than ròng (antraxit) đầu tiên được nhập khẩu từ nước ngoài về cũng chính là loại than mà bấy lâu nay nước ta vẫn xuất khẩu tới 20 triệu tấn/năm. Trong đó, nhiều lúc thị trường không thuận lợi vẫn xuất kiểu “bán tống bán tháo” khiến nguồn tài nguyên năng lượng này cạn kiệt để rồi từ đây bắt đầu phải trả giá.

Vận chuyển alumin, nguy cơ quá tải đường bộ

Nam Viên

Theo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cuối tháng 7-2011, Nhà máy alumin Tân Rai (tỉnh Lâm Đồng) sẽ bắt đầu vận hành và sản phẩm alumin từ nhà máy được vận chuyển bằng đường bộ về cảng Gò Dầu (tỉnh Đồng Nai) để xuất khẩu. Tuy nhiên, phương án vận chuyển mà TKV đưa ra đang khiến dư luận lo ngại sẽ không đảm bảo an toàn giao thông.

  • Đường xuống cấp

clip_image001

 

Quốc lộ 20 đoạn giáp ranh tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng bị hư hỏng nghiêm trọng.

 

Ông Trần Dương Lễ, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Tổ hợp Bauxite nhôm Lâm Đồng cho biết, khi nhà máy alumin vận hành ổn định, mỗi năm sẽ có 600.000 đến 630.000 tấn sản phẩm alumin được vận chuyển từ nhà máy về cảng. Đồng thời, khoảng 550.000 đến 600.000 tấn vật tư phục vụ hoạt động của nhà máy (như than, vôi, xút) được vận chuyển từ cảng đến nhà máy. TKV sẽ sử dụng khoảng 70 – 80 xe đầu kéo và sơmi rơmoóc loại từ 5 trục trở lên để vận chuyển với trọng tải tối đa 40 tấn/xe (gồm hàng hóa và trọng lượng xe).

Theo phương án được Bộ GTVT thông qua, việc vận chuyển alumin khi chưa có cảng Kê Gà (tỉnh Bình Thuận) sẽ đi từ Nhà máy alumin Tân Rai (thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) theo tỉnh lộ 725 ra quốc lộ (QL) 20 về ngã ba Dầu Giây theo tỉnh lộ 769 đến QL55 để về cảng Gò Dầu của tỉnh Đồng Nai. Tổng chiều dài tuyến đường là 210km, đi qua nhiều khu dân cư và có lượng phương tiện tham gia giao thông cao, nên Bộ GTVT đề nghị TKV đánh giá lại hiện trạng tuyến đường để phối hợp với các địa phương đề xuất nâng cấp, cải tạo. Sau khi khảo sát, TKV đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT là các tuyến đường này có mặt đường và tải trọng các cầu đường bộ đều đảm bảo cho phương tiện vận chuyển alumin.

TUYÊN CÁO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--- o0o ---

TUYÊN CÁO

VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC LIÊN TỤC CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN, XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG CHỦ QUYỀN VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

                          Chúng tôi, những người đồng ký tên dưới đây

Nhận định rằng :

    1. Trong quá trình lịch sử, Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1974 chiếm Hoàng Sa, năm 1979 xua quân đánh 6 tỉnh biên giới phía Bắc, tiếp sức cho bọn diệt chủng Pôn Pốt đánh vào các tỉnh Tây Nam Việt Nam, năm 1988 đánh chiếm đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho đến nay mưu đồ lấn chiếm ngày càng tiếp diễn thô bạo hơn.

Thông báo

Ngày 25.6.2011, sau khi ra Tuyên cáo về việc nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến tán thành. Để đáp ứng nguyện vọng chính đáng này, chúng tôi quyết định tiếp tục xin chữ ký của đồng bào trong nước cũng như ở nước ngoài. Để ghi tên tán thành Tuyên cáo, xin gửi về địa chỉ e-mail sau đây: tuyencao2506@gmail.com

Những người đã ký tên vào Tuyên cáo 25.6.2011

Bản điều trần cứu nước

Tống Văn Công

imageKính gửi Đồng bào kính yêu và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Năm 17 tuổi tôi thoát ly gia đình làm nhân viên Ty Giáo dục kháng chiến tỉnh Bến Tre, 19 tuổi vào bộ đôi Cụ Hồ, có tên Vệ quốc đoàn, nghĩa là đoàn giữ nước. Trên con đường ấy, tôi trở thành đảng viên cộng sản, “không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” (Hồ Chí Minh). Tư tưởng “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” đã củng cố niềm tin cho tôi suốt đời. Mang niềm tin ấy, tôi đã xem mọi sai lầm của Đảng, chỉ là do ấu trĩ, rồi sẽ vượt qua trên bước trưởng thành.

Năm 2009, trong tâm trạng vô cùng bức xúc, tôi viết bài “Đổi mới Đảng, tránh nguy cơ sụp đổ”, nhấn mạnh hai hiểm họa trước Tổ quốc: giặc ngoại xâm và giặc nội xâm. Từ đó cho đến Đại hội 11, rất nhiều cán bộ đảng viên, có cả nguyên ủy viên Bộ Chính trị, rất đông đảo trí thức trong và ngoài nước góp nhiều ý kiến sâu sắc để đổi mới toàn diện, đổi mới chính trị tương ứng với đổi mới kinh tế, đổi mới kinh tế không bị kiềm hãm bởi ý thức hệ. Tiếc thay, Đại Hội 11 không tiếp thu xác đáng. Những người góp ý trung thực, thẳng thắn, bị nghi ngờ là có dụng ý xấu, thậm chí là phản động, chống đường lối của Đảng.

Biển Đông: Nhân sĩ trí thức Việt Nam ký tên vào bản tuyên cáo phản đối Trung Quốc

Anh Vũ

clip_image001Hôm nay, 26/06/2011, trên mạng internet lưu truyền một bản tuyên cáo do một nhóm các nhân sĩ trí thức tại thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng. Tuyên cáo mang tiêu đề: “Tuyên cáo về việc nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và tn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông”.

Trước khi đưa ra 4 nội dung tuyên bố, bản tuyên cáo mở đầu bằng việc nhắc lại mối đe dọa của Trung Quốc đối với tòan vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong quá khứ và gần đây nhất là những tuyên bố đòi chủ quyền và hành động gây hấn trên Biển Đông.

Tuyên cáo kêu gọi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam cùng các tổ chức xã hội chính trị tại Việt Nam đẩy mạnh các biện pháp "chống lại những hành động ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Đặc biệt, bản tuyên cáo nhấn mạnh chính quyền không nên ngăn chặn các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông vì đó là những hành động yêu nước.

Hai mẩu tin, hai chủ trương trái ngược hay vẫn nhất quán trong “chiến lược lừa bịp”

Dưới đây là mẩu tin cùng ngày được phát đi do cùng một cơ quan báo chí là Thông tấn xã Việt Nam đăng trên cùng trang báo Vietnam+. Một mấu tin dẫn lời của một viên tướng Trung Quốc có vai vế, ngạo mạn tuyên bố: "Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn.” Còn một mẩu tin xác nhận Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn cùng với Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc khẳng định: “Hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển theo đúng phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.”

Hay thật! Như chưa hề có chuyện Trung Quốc hai lần cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Việt Nam. Như chưa hề có bài xã luận trên tờ Hoàn Cầu thời báo, tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đòi tiêu diệt tàu bè Việt Nam, hăm he tiếp tục chiến tranh để “thu hồi” 29 hòn đảo còn lại.

Đâu là chủ trương thật, chiến lược thật của Việt Nam và của Trung Quốc? Chỉ e rằng với lời hứa hẹn “tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước”, rồi đây người dân Việt Nam sẽ không còn có thể lên tiếng phê phán bộ mặt giả nhân giả nghĩa của Trung Nam Hải, những người dám biểu tình khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa – Hoàng Sa sẽ tiếp tục bị đối xử mạnh tay như một Phan Nguyên hôm nào.

Chỉ đến khi ấy, “tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước” mới thật sự vững bền, thật sự chân thành. Theo đúng quan điểm Trung Quốc!

Bauxite Việt Nam

Hoa Kỳ và Trung Quốc gặp gỡ trong lúc căng thẳng gia tăng trên biển

Honolulu, Hawaii (AFP) - Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có những buổi được xem như là đàm phán đầu tiên hôm thứ Bảy về những căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, với sự tức giận của Bắc Kinh về việc Washington hỗ trợ các nước Đông Nam Á.

Các viên chức cấp cao của các cường quốc Thái Bình Dương đang họp tại Honolulu, Hawaii, vài ngày sau khi Hoa Kỳ hỗ trợ Philippines và Việt Nam, [hai nước] lo lắng về điều mà họ cho là sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên biển.

Ông Kurt Campbell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết trước các cuộc hội đàm, rằng ông sẽ nói rõ với Trung Quốc "các nguyên tắc kiên định" của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ tự do hàng hải.

Mỹ đã làm cho Trung Quốc mất khôn?

Mark Valencia

Khi căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, các nhà phân tích lấy làm lạ là vì sao Trung Quốc bất ngờ đưa các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ mạnh mẽ như vậy.

Sau một loạt các sự cố gây gổ liên quan đến các tàu tuần tra của Trung Quốc và tiếp theo là các tuyên bố chính thức nhẹ nhàng, nhiều nhà phân tích đang cố tìm hiểu những gì thực sự đang diễn ra. Đặc biệt là, tại sao các bộ phận khác của chính phủ Trung Quốc lại đưa ra tín hiệu lẫn lộn, và lựa chọn gần như mọi hành động cùng một lúc là làm xấu hổ chính lãnh đạo của họ, phá hoại “chiến dịch lấy lòng” thành công và đã được nuôi dưỡng một cách cẩn thận của Trung Quốc đối với ASEAN, và đi vào đúng chiến lược của Mỹ về việc thuyết phục các nước ASEAN rằng họ cần Mỹ bảo vệ nếu bị Trung Quốc bắt nạt? Ở Trung Quốc, con tàu chính trị đã rời khỏi ga, và các nước ASEAN vừa thay đổi chỗ ngồi hoặc đổi toa xe trên tàu hoả?

Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan

Việt Long, phóng viên RFA

clip_image001  

AFP Biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila, Philippines ngày 08/06/2011, tố cáo Trung Quốc "bắt nạt" Philippines trong tranh chấp quần đảo Trường Sa.

 
Hải quân Việt Nam tập trận bắn đạn thật, một hành động chưa từng có, sau khi tố giác tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận, hai lần tấn công các tàu nghiên cứu của Việt Nam, trong vòng một tháng vừa qua.

Trong khi người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, tuyên bố Bắc Kinh sẽ không sử dụng vũ lực, thì trận đấu khẩu ngoại giao vẫn tiếp diễn. Lực lượng những người dân gọi là “yêu nước” của cả hai nước đều tỏ ra bừng bừng khí thế. Nguy cơ không nhỏ của chiến tranh khi ẩn khi hiện.

Cuộc đối đầu cho thấy những thách thức đáng kể mà Trung Quốc phải đối diện để bảo vệ sự công bố chủ quyền ở biển Đông gây nhiều tranh cãi. Từ lâu Trung Quốc đã công bố quyền sở hữu hải phận chung quanh các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bác bỏ sự xác lập chủ quyền của các nước láng giềng.

Một thiên đường của chúng ta đã mất

Nguyễn Minh Sơn

(Năm 2007, còn làm ở báo Pháp Luật TP HCM. Bài này viết nhưng Ban Biên tập không đăng).

clip_image001

“Sáng đó (19.1.1974), chúng tôi dậy tập thể dục. Mặt trời lên rất đẹp. Bất ngờ một người nhìn thấy ngoài khơi có rất nhiều tàu bao vây quanh đảo. Mọi người vội vàng chạy vào lấy ống nhòm ra nhìn và biết đó là tàu của Trung Quốc” – ông Tạ Hồng Tân, một trong những người Việt Nam cuối cùng rời khỏi Hoàng Sa nhớ lại như vậy.

Sông Ba bị nhuộm đỏ vì tuyển quặng

Tấn Lộc

 

Trung bình mỗi ngày nhà máy tuyển quặng sắt Kbang thải ra 120 m3nước thải. Ảnh: TẤN LỘC

 

Chính quyền khẳng định chính việc khai thác, tuyển quặng sắt là thủ phạm. Nước sông Ba ô nhiễm nặng nề là do nhiều nhà máy xả thải chưa qua xử lý xuống sông, trong đó có nhà máy tuyển quặng Kbang.

Từ huyện Kon Chro ngược lên thị xã An Khê, đến xã Đông, huyện Kbang (thị xã An Khê, Gia Lai), sông Ba hầu như không còn sự sống. Cả dòng sông bị nhuộm đỏ, đặc quánh. Đứng trên một ngọn đồi cao nhìn ra xung quanh, hầu hết các dòng suối lớn nhỏ đều bị đổi sang màu đỏ như những dải đất bazan.

Sông suối đều bị đỏ quạch

Ông Đặng Ngọc Lân (ở thôn 10, xã Đông) cho biết: “Tôi sống ở đây từ nhỏ nhưng chưa bao giờ thấy nước sông Ba có màu đỏ đục lạ thế này. Ngày trước, nước ở thượng nguồn này trong và sạch lắm thế nhưng bây giờ không ai dám ra sông giặt giũ hay lấy nước này về dùng, cả trẻ em cũng không dám tắm vì ngứa không chịu nổi. Thậm chí bà con cũng không dám cho trâu bò uống nước sông”. Nhiều người dân ở xã Nghĩa An, huyện Kbang phản ánh gần đây khi bơm nước sông Ba lên tưới, nhiều diện tích lúa, cây trồng bị vàng úa. Khi cho nước ngâm trong ruộng nhiều ngày, lúa có nguy cơ chết úa nên phải xả nước đến khô ruộng.

Trung Quốc trả tự do cho nhà đấu tranh vì nhân quyền Hồ Giai

Thanh Hà

clip_image001

Ông Hồ Giai và vợ, bà Tăng Kim Yến. REUTERS

Một trong những gương mặt đối lập hàng đầu của Trung Quốc, ông Hồ Giai, 37 tuổi, vừa được trả tự do vào sáng ngày 26/6/11 sau khi mãn án 3 năm rưỡi tù. Trong chưa đầy một tuần lễ Bắc Kinh trả tự do cho hai nhà đối lập nổi tiếng: Ngải Vị Vị và Hồ Giai.

THƯ NGỎ

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-0-0-0-0-

THƯ NGỎ

Của Đặng Văn Việt gửi cho Bí thư thứ nhất Trung Ương Đoàn

Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh- Chủ Tịch Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam- Chủ Tịch Hội Sinh Viên Việt Nam

* * *

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2011

Thân gửi: - Bí thư thứ nhất Trung Ương Đoàn TNCS HCM

- Chủ Tịch Hội LH TNVN

- Chủ Tịch Hội SVVN

Gọi nhau bằng gì cho phải lẽ?

Bác năm nay đã 93 – là một đảng viên lâu năm – một lão Cách Mạng – một lão chiến binh, một lão tướng – một lão trưởng Hướng đạo. Nhà nước chỉ phong cho Bác một lần cho cả cuộc đời từ năm 1947 tương đương “ Trung tá”; trong khi theo chế độ 3 năm lên một cấp.

Khúc hát chia tay con tháng hai năm bảy chín

Đoàn Bình Lục

Con à con ơi, Tổ quốc gọi rồi

Lũ giặc Trung Hoa ào qua biên giới

Nó bỏ lương tri, nó phá tình người

Cái loài gian tham, cái quân phản bội.

Đất này của ta, nhà này của ta

Luống rau công mẹ, mảnh vườn sức cha

Nó ào vào đây, đất này nó cướp

Nó muốn đời con lớn lên mất nước.

Ký ức người lính giữ Trường Sa

Ðài Trang, từ TP HCM

clip_image001  

23 năm trước - Ảnh do nhân vật cung cấp

 

(NCTG) Một bộ đồ xanh cũ kỹ, có pha thêm màu nắng, màu đất đỏ và màu sương gió. Một dáng hình mảnh khảnh và một chiếc xe đã tàn, anh kể chuyện thời trai trẻ, nụ cười mấp mé mà đôi mắt như dại đi. Chuyện của chàng thanh niên Trương Văn Hiền 23 năm về trước…

Nhập ngũ năm 1986 khi tuổi đời vừa tròn 18, Trương Văn Hiền rời Hà Tĩnh và gia nhập vào Tiểu đoàn 6, Hải Đồ thuộc Bộ Tham mưu Hải Quân. Hai năm sau, khi Việt Nam mở chiến dịch đánh dấu chủ quyền (gọi tắt là chiến dịch CQ88 kéo dài hơn năm tháng), anh nhận lệnh lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa.

Trận tử chiến ở tuổi 18

Chừng 7 giờ 30 phút sáng 14-3-1988, tàu HQ604 của anh bị nã pháo và tấn công. “Trước tình hình cấp bách, tôi hiểu rằng tương quan lực lượng như vậy, và thế bị động của chúng tôi, số phận của tôi rồi cũng không khác hơn những đồng đội của mình đã ngã xuống. Một thoáng tôi nghĩ rằng mình không thoát khỏi cái chết.

Dư âm hội thảo Biển Đông

Nam Nguyên, Phóng viên RFA

Báo chí Việt Nam có được ‘một bữa tiệc thông tin thịnh soạn’ khi các học giả quốc tế dự Hội thảo An ninh Hàng hải Biển Đông ở Washington bác bỏ ‘Đường lưỡi bò’ phi lý mà Trung Quốc áp đặt.

Tiến sĩ Trần Trường Thủy, thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Việt Nam, đang thuyết trình tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông ở Washington DC hôm 20-6-2011. RFA

Ba cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc

Nhân dân Bà Rịa xuống đường phản đối Trung Quốc

clip_image001

Danlambao - Lúc 08h30 sáng nay, nhiều thanh niên, trí thức, giới văn nghệ sỹ... tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã tập trung trước Trung tâm Thương Mại thị xã Bà Rịa để biểu dương lòng yêu nước, đồng thời bày tỏ sự phản đối trước hành động xâm lược của Trung Quốc

Cảm tác Biểu tình

Kính gửi Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cùng quý bác,

Theo dõi những hình ảnh của các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngang ngược xâm lược, tôi rất xúc động trước những hình ảnh của Anh André Menras và các bạn Thanh niên, Sinh viên.

Xin được gửi đến quý bác một số dòng cảm nhận như sự chia sẻ.

Trân trọng,

Bùi Tân Phong

Rất cần nghiên cứu về Biển Đông

Nguyễn Văn Tuấn

clip_image001

Tập san Waste Management vừa công bố một bài báo khoa học của một nhóm tác giả Trung Quốc có “đường lưỡi bò” như là một phần lãnh hải của Trung Quốc. Có thể xem đây là một sự kiện đáng chú ý trong bối cảnh Trung Quốc gây căng thẳng trong vùng Biển Đông. Nhưng sự kiện cũng đặt ra vài vấn đề trong văn hóa khoa học.

Kỷ vật cuối cùng của "sói biển" Hoàng Sa?

Nguyễn Minh Sơn

clip_image002

Mai Phung Lưu trong ngày trở về cuối năm 2010 sau khi bị Trung Quốc bắt giữ. Ảnh: M.Đ

 
SGTT.VN - Hơn 8 tháng sau chuyến cuối cùng bị Trung Quốc bắt, ngư dân Mai Phụng Lưu tán gia bại sản, thất nghiệp ở nhà trong nỗi nhớ Hoàng Sa quay quắt. Gốc phong ba đào ở Hoàng Sa được "sói biển" đặt trang trọng trong nhà. Kỷ vật Hoàng Sa trong nhà anh bây giờ có thể là kỷ vật cuối cùng!

Con sói "tật nguyền"

Bốn lần bị Trung Quốc bắt, hai lần bị tịch thu tàu, một lần bị giam cầm tra tấn dã man, mạng sống tưởng không còn giữ được, sói biển Mai Phụng Lưu trở về với thương tật trong lòng. Khi một nhà báo Nhật Bản hỏi: "Anh có gửi gắm gì không?" Mai Phụng Lưu trả lời:”Thì Hoàng Sa là của ông bà chúng tôi, sau này Trung Quốc chiếm. Nếu không trả lại cho chúng tôi thì phải để cho chúng tôi được làm ăn tự do ở đó chứ!”.

Tự do làm ăn ở Hoàng Sa như khao khát của anh Lưu bây giờ là không dễ. "Trung Quốc hiện nay dùng thủ đoạn mới", ông Trần Ngọc Nguyên, chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn nói như vậy.

Căng thẳng Biển Đông: Mỹ sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Philippines

Đức Tâm

clip_image002  

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (phải) họp báo cùng đồng nhiệm Philippines, Washington, 23/06/2011 www.state.gov/secretary

 

Trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Hoa Kỳ Hillary Clinton, ngày hôm qua, 23/06/2011, tại Washington, Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario, nói rằng chính quyền Manila mong muốn có thêm các thiết bị quân sự để hiện đại hóa hạm đội hải quân cũ kỹ của nước này và ông kêu gọi các đồng minh tăng cường quan hệ hợp tác với nhau trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng tại Biển Đông.

Khi được hỏi về danh sách các thiết bị quân sự mà phía Philippines mong muốn được trang bị, ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton nói, “chúng tôi quyết tâm và cam kết ủng hộ việc bảo vệ Philippines. Theo bà, hai nước đang làm việc với nhau để xác định nhu cầu của Philippines và để Mỹ có thể hỗ trợ Philippines một cách tốt nhất. Trong chuyến công du Hoa Kỳ lần này, ngoại trưởng Philippines sẽ gặp bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.

Ngoại trưởng Mỹ cũng bày tỏ quan ngại là những sự cố vừa qua tại Biển Đông “có thể phá hoại hòa bình và ổn định và kêu gọi “tất cả các bên kiềm chế”.

Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo

Thanh Quang, Phóng viên RFA

Thời gian gần đây, Trung Quốc ngày càng có hành động gây hấn đáng ngại tại Biển Đông, tương phản với những tuyên bố của giới lãnh đạo Bắc Kinh là sống chung hòa bình với các nước láng giềng.

TAIWAN-CHINA-MILITARY-WEAPON

Hai tàu Đài Loan với tên lửa trên vùng biển gần căn cứ hải quân ở miền nam Đài Loan vào ngày 18 tháng 5/ 2010. AFP photo

Đằng sau chính sách hai không của Trung Quốc ở Biển Đông

Dương Danh Huy, Lê Minh Phiếu

Trung Quốc luôn khăng khăng rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán song phương, và đã phát triển chính sách "hai không" liên quan đến giải quyết tranh chấp ở Biển Đông: Không đàm phán đa phương, và không "quốc tế hóa".

Các bên yêu sách Biển Đông ở ĐNA, và cả Mỹ, đang đề cập ngày càng nhiều hơn đến các giải pháp đa phương. Đáp lại, Trung Quốc duy trì quan điểm tranh chấp phải được giải quyết bằng con đường đàm phán song phương, chống lại việc nước này xem là "quốc tế hóa" vấn đề, và lên án Mỹ.

Tranh chấp đảo: Đàm phán song phương hay đa phương?

Các nước Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Trung Quốc (quan điểm của nước này trùng với Đài Loan) đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần của Quần đảo Trường Sa, cho nên tranh chấp thực chất đã là đa phương. Vì vậy, tranh chấp quần đảo Trường Sa đòi hỏi một giải pháp đa phương có sự tham gia của tất cả các bên yêu sách chủ quyền.

Bán cái chủ động để mua bị động!

Tấn Đức

clip_image001

 

Hiện nay, Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu than nhưng lại đang phải đổi mặt với việc thiếu nguyên liệu than cho các nhà máy điện. Ảnh: Duy Khương.

 
(TBKTSG) - Suốt trong mấy chục năm qua, hoạt động chính của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là tìm và khai thác các mỏ dầu và khí đốt. Giờ đây, tập đoàn lại có thêm mục tiêu phải tìm kiếm nguồn than để nhập khẩu.

Gần hai năm trước, PVN đã lập ra một bộ phận để săn tìm nguồn cung cấp than ở nước ngoài, nhưng đến nay mục tiêu đáp ứng đủ số lượng than cho các nhà máy nhiệt điện đang xây dựng của tập đoàn vẫn còn ở phía trước.

Nhiệm vụ khó khăn

Cho đến nay, Việt Nam vẫn đang là nước xuất khẩu than. Nhưng từ năm 2007, vấn đề tìm kiếm nguồn than nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tăng vọt của các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đã được đặt ra và Chính phủ giao nhiệm vụ này cho tập đoàn Than và Khoáng sản (TKV).

Tuần trước, gần 10.000 tấn than nhập khẩu đầu tiên của TKV đã cập cảng TPHCM. Tuy nhiên, đây mới là chuyến hàng thử nghiệm và nó cũng chưa đủ để giải tỏa mối lo về nguồn cung cấp than, khi mà nhu cầu nhập than vào năm tới không chỉ có 10.000 tấn, mà là gấp 1.000 lần con số đó.

Nhà văn bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy được phóng thích, sang Mỹ tị nạn

clip_image001

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy

Chính quyền Việt Nam đã phóng thích và trục xuất bà Trần Khải Thanh Thủy sang Hoa Kỳ với lý do tị nạn nhân đạo.

Hãng AP ngày 24/6 loan tin một giới chức trong Bộ Công an không muốn nêu tên cho biết bà Thanh Thủy được trả tự do hôm 22/6 và được đưa lên một chuyến bay sang Mỹ.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thúc giục Hà Nội phóng thích bà Thủy, nhà văn, nhà báo tự do, và là một nhân vật bất đồng chính kiến đấu tranh cho dân chủ được nhiều người biết đến.

Ông Beau Miller, phát ngôn nhân tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, hoan nghênh việc Hà Nội trả tự do cho nhà văn Thanh Thủy.

Ông Miller nhấn mạnh hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền vẫn là một vấn đề quan trọng trong mối quan hệ song phương Việt-Mỹ và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc đẩy chính phủ Việt Nam tôn trọng các nhân quyền căn bản được quốc tế công nhận.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn