Hôn nhân cưỡng chế: Tội ác bị lãng quên của Khmer Đỏ

Minh Anh

L’Humanité trích lời nhận định của quan chức Hoa Kỳ, chuyên trách về tội ác chiến tranh, phiên xử này cho thấy sự phô bày thái độ vô sỉ và đạo đức giả. Theo ông này, ngoài việc xét xử các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ về tội “diệt chủng”, cần phải làm rõ trách nhiệm nặng nề của Mỹ, Trung Quốc và một số nước châu Âu trong giai đoạn đen tối này. Theo L’Humanité, sau khi chính quyền Pôn Pốt bị quân đội Việt Nam đánh đuổi ra khỏi thủ đô dưới sự yểm trợ của lực lượng kháng chiến Cam Bốt, Mỹ cùng với một số nước châu Âu, mà Anh là nước dẫn đầu, đã liên kết với Trung Quốc tiếp tục ủng hộ Khmer Đỏ để chống lại Việt Nam.

clip_image001

Người dân Cam Bốt xếp hàng theo dõi phiên tòa chất vấn các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ ngày 28/6/11, của Tòa án quốc tế đặc biệt xét xử Khmer Đỏ ở ngoại ô Phnom Penh. Reuters

Phiên tòa xét xử 4 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ đã được mở ra ngày hôm qua 27/6, tại Cam Bốt. Dự báo cho biết phiên xét xử có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm. Nếu như việc xét xử họ đã được người dân chờ đợi từ lâu, mong muốn tội ác sẽ được trừng trị, thì ẩn sau trang sử đen tối đó, nhiều vấn đề vẫn chưa được làm sáng tỏ. Nhật báo Cộng sản L’Humanité và nhật báo Libération sẽ giới thiệu với độc giả những mặt trái, những vấn đề mà công chúng chưa được biết đến.

L’Humanité trích lời nhận định của quan chức Hoa Kỳ, chuyên trách về tội ác chiến tranh, phiên xử này cho thấy sự phô bày thái độ vô sỉ và đạo đức giả. Theo ông này, ngoài việc xét xử các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ về tội “diệt chủng”, cần phải làm rõ trách nhiệm nặng nề của Mỹ, Trung Quốc và một số nước châu Âu trong giai đoạn đen tối này. Theo L’Humanité, sau khi chính quyền Pôn Pốt bị quân đội Việt Nam đánh đuổi ra khỏi thủ đô dưới sự yểm trợ của lực lượng kháng chiến Cam Bốt, Mỹ cùng với một số nước châu Âu, mà Anh là nước dẫn đầu, đã liên kết với Trung Quốc tiếp tục ủng hộ Khmer Đỏ để chống lại Việt Nam. Thậm chí, trong giai đoạn này, Pôn Pốt còn giữ một ghế đại diện Cam Bốt tại Liên Hiệp Quốc. Cho đến khi Pôn Pốt chết vào năm 1998 và người kế nhiệm Tà Mốc bị bắt năm 1999 thì người ta mới tin rằng chiến tranh đã thật sự kết thúc.

Trong khi đó, ngoài việc xử Khmer Đỏ về tội diệt chủng, nhật báo Libération có bài phóng sự liên quan đến một tội danh khác mà ít ai biết đến. Qua bài viết “Hôn nhân cưỡng chế: Tội ác bị lãng quên của Khmer Đỏ”, tác giả cho biết trong giai đoạn từ năm 1975 đến 1979, có khoảng hơn 200.000 cuộc hôn nhân được chế độ Pôn Pốt tổ chức. Một đề tài ít được để ý tới, nhưng ngày càng có nhiều lời lên án.

Theo Arnaud Dubus, đặc phái viên của Libération tại Phnom Penh, thì tội danh này chỉ được thêm vào danh sách các tội ác vào tháng 4/2009. Một đề tài kiêng kỵ không được nhắc đến vì một sự mặc cảm “xấu hổ” đã gây ức chế các nạn nhân trong thời gian dài. Cô Pen Sok Chan, một nhân chứng, cho biết cô bị ép lấy một người mà cô không hề quen biết năm 16 tuổi. Phải khó khăn lắm trong đêm đầu tiên để thuyết phục chồng cô không xâm hại tình dục. Nhưng ngay sau đó, cô bị bắt đi học cải tạo mất ba ngày vì “không có tinh thần cách mạng”. Đơn giản là vì Pôn Pốt đã cho cài các điệp viên “trẻ con” dưới căn chòi của họ để giám sát. Cô cho biết, chống lại lệnh hôn nhân, thậm chí chống lại quan hệ tình dục, thường dẫn đến việc bị hành hình dưới thời Pôn Pốt.

Theo tác giả, Khmer Đỏ đề ra chính sách hôn nhân cưỡng chế nhằm triệt tiêu điều mà họ cho là “tình cảm cá nhân” và nhằm thiết lập một chế độ kiểm soát xã hội hoàn toàn về dân số. Pôn Pốt tuyên bố dân số Cam Bốt cần phải vượt từ 7 triệu dân lên 15 triệu dân trong vòng 20 năm để xây dựng đất nước. Ông ta cũng cho rằng phải tạo ra một thế hệ cộng sản thoát ra khỏi kiểu suy nghĩ “tiểu tư sản” và sản xuất ra những con người “trong sạch”. Theo đó, tất cả nam thanh nữ tú trong độ tuổi từ 14 đến 20 phải kết hôn. Các cuộc hôn nhân được tổ chức theo kiểu tập thể mà không cần sự hiện diện của gia đình hai bên. Con trai và con gái lấy nhau mà không được tìm hiểu và quen biết trước. Theo người Cam Bốt, kiểu hôn nhân này đi ngược lại truyền thống của họ.

Kết quả của chính sách này là có khoảng 200.000 đến 300.000 cuộc hôn nhân được tổ chức. Giờ đây, các nạn nhân bắt đầu lên tiếng, và họ không còn muốn xem đó là điều cấm kỵ nữa.

Trung Quốc cản trở châu Âu áp dụng luật phải trả tiền thải khí CO2

Châu Âu muốn áp dụng đạo luật yêu cầu các hãng hàng không nước ngoài khi đến châu Âu phải trả tiền thải khí CO2. Một đạo luật gây nhiều tranh cãi, nổi bật nhất qua thương vụ mua Airbus của Trung Quốc. Le Monde hôm nay có bài viết “Bắc Kinh dùng Airbus làm con tin để ngăn chặn luật châu Âu đề nghị trả tiền thải khí CO2”.

Không ai ngờ rằng Trung Quốc lại dùng các hợp đồng mua máy bay A380 để gây áp lực với châu Âu nhằm chống lại một đạo luật về “quyền gây ô nhiễm”, dự kiến sẽ được áp dụng vào năm 2012. Theo đạo luật này, tất cả các hãng hàng không nước ngoài đến châu Âu phải trả một khoản tiền do việc thải khí CO2. Le Monde cho biết, hợp đồng mua khoảng mười mấy chiếc Airbus A380 trị giá khoảng 3,8 tỷ đô-la đã bị hoãn lại. Không một lời giải thích chính thức từ phía Trung Quốc, nhưng thông qua nhật báo kinh tế Financial TimesWall Street, Bắc Kinh cho biết ý định phản đối lại đạo luật này. Mặt khác, nhân cuộc triễn lãm hàng không tại Bourget, hãng Boeing tuyên bố nhận được một đơn đặt hàng 15 chiếc 747-8 từ một khách hàng mà họ giấu tên.

Theo phía Bắc Kinh, đạo luật sẽ làm thiệt hại cho các hãng hàng không của họ 800 tỷ nhân dân tệ vào năm 2012 (tương đương với 87 triệu euros) và sẽ còn tăng lên gấp ba lần cho đến năm 2020. Trước đó, vào đầu tháng 6 này, chính quyền Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo châu Âu rằng các quan hệ hữu nghị giữa các hãng hàng không Trung Quốc và châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nếu châu Âu vẫn cứ tiếp tục áp dụng đạo luật này. Một lời tuyên bố mà Trung Quốc cho rằng không phải là sự đe dọa.

Căng thẳng Trung Quốc và châu Âu đã khiến cho Airbus cảm thấy quan ngại. Họ đồng tình với quan điểm của Trung Quốc rằng giải pháp này mang tính cục bộ và cần phải có một giải pháp khác mang tính toàn cầu hơn. Lời chỉ trích này còn nhận được sự tán đồng từ Hiệp hội Quốc tế Vận chuyển Hàng không. Theo họ, đạo luật này không những gây khó khăn cho các hãng hàng không châu Âu mà còn sẽ đem lại phiền toái cho các hoạt động của Airbus. Hiện tại, Ủy ban châu Âu về hành động khí hậu chưa có một dự án thứ hai. Và châu Âu cũng tỏ thái độ cho biết không muốn nhượng bộ. Tuy nhiên, họ sẽ nghiên cứu đưa ra một giải pháp khác, theo đó, luật này cũng sẽ được áp dụng tương tự cho các hãng hàng không nội địa.

Trước mắt, Trung Quốc chưa có phản ứng gì về lời đề nghị trên. Về phần mình, nhân chuyến đi thăm châu Âu của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, châu Âu hy vọng ông sẽ giải quyết được tình hình căng thẳng này.

M. A.

Nguồn: Viet.rfi.fr

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn