Bản tuyên bố của Liên minh Thanh niên Indonesia vì ASEAN

Kính thưa quý thân hữu,

Tình trạng người Rohingya ở Myanmar bị thanh trừng đến độ phải vượt biển tìm tự do gợi cho chúng ta nhớ lại thảm nạn tương tự của thuyền nhân Việt Nam 30-40  năm về trước.

Dưới đây là bản Tuyên bố của một tổ chức XHDS  có tên là Liên minh Thanh niên Indonesia vì ASEAN, lên tiếng về tình trạng trên.

Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đã ủng hộ và endorse tuyên bố trên như là cách thể hiện tinh thần đoàn kết của XHDS ASEAN.

Xin quý thân hữu phổ biến giúp bản dịch tiếng Việt do Huỳnh Thục Vy dịch. Xin chân thành cám ơn.

Kính

Huỳnh Thục Vy

Dear ASEAN and Vietnamese friends,

The plight Rohingya people are facing reminds us of Vietnamese boat people 30-40 years ago. We need to raise our voices to urge the ASEAN state leaders to honestly solve this problem which really hurts the conscience of human beings,

Below is the statement of an Indonesia based CSO named "Coalition of Young People of Indonesia for ASEAN" raising its voice for Rohingya boat people and condemning the current humanity crisis.

Vietnamese Women for Human Rights( VNWHR) supports and endorses this meaningful statement. Huynh Thuc Vy, coordinator of VWHR, translated it into Vietnamese.

So please help us disseminate it. Thank you so much for your kindness.

Sincerely,

Huynh Thuc Vy

Thứ Hai ngày 18 Tháng Năm năm 2015

Tuyên bố của Liên minh Thanh niên Indonesia vì ASEAN

(Koalisi Pemuda Indonesia untuk ASEAN)

"Cách ASEAN xử lý các vấn đề của người tỵ nạn Rohingya là một bằng chứng thực sự cho một bước lùi nghiêm trọng trong các giá trị nhân đạo của ASEAN".

Xin gởi lời chào bình an đến các bạn,

Kính thưa Cộng đồng ASEAN, gần đây chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe tin về tình trạng bị buộc phải di cư của người Rohingya từ Myanmar. Hơn 500 người đã tuyệt vọng vượt biển đến Indonesia, Malaysia, và Thái Lan. Những người trẻ tuổi, phụ nữ và trẻ em tham gia vào các chuyến vượt biển này. Họ đã ở trên tàu nhiều ngày mà không có đủ lương thực và nước sạch. Kết quả là, một số trong số đó đã kiệt sức và bị bệnh trong cuộc mưu tìm tự do này.

Quyết định  của người Rohingya đã dựa trên một lý do lớn. Sự hiện diện của hơn 1 triệu sắc dân Rohingya ở Myanmar bị từ chối bởi chính quyền quân sự Myanmar. Họ không còn chịu đựng nổi các cuộc xung đột và sự diệt chủng  liên tục nhắm vào cộng đồng họ. Chẳng những không được sống tử tế, mà tư cách công dân của họ cũng bị từ chối. Nhiều người trong số họ không có tư cách công dân (vô tổ quốc) và bị từ chối  sự tự do, khả năng tiếp cận và các quyền khác với tư cách là con người ở Myanmar. Vấn đề này đã được lên tiếng rộng rãi bởi những người trẻ và xã hội dân sự ASEAN, nhưng phản ứng của các chính phủ ASEAN rất tệ. Thanh lọc sắc tộc, truy tố, và nhiều hình thức bất công nhắm vào cộng đồng người Rohingya tiếp tục xảy ra hằng ngày.

Tuy nhiên, giấc mơ tự do của những người sống sót thoát khỏi biên giới Myanmar đã tiêu tan. Thái Lan, điểm đến đầu tiên của họ, đã buộc họ phải quay ra biển trở lại để tránh bị bắt mặc dù họ đã 'tử tế' tiếp tế cho những thuyền nhân này  nguồn hỗ trợ nhân đạo cơ bản. Kịch bản tốt nhất cho họ ở Thái Lan là được cung cấp các trại tỵ nạn trên bờ nhưng không có cơ hội trở thành thường trú nhân. Nếu họ đến Malaysia, hải quân Malaysia sẽ trục xuất thuyền của họ trừ khi họ lâm vào tình trạng khốn cùng khẩn cấp. Tại điểm đến cuối cùng Indonesia, nhà nước dân chủ lớn thứ 3 thế giới với dân số Hồi giáo đông nhất thế giới, điều làm cho Indonesia trở thành một trong những đất nước lý tưởng của nhiều người Rohingya, họ lại bị từ chối một lần nữa. Người nhập cư bất hợp pháp không được chào đón tại Indonesia, thuyền của họ đã bị buộc phải quay trở ra biển sau khi được cung cấp nhiên liệu và thực phẩm; và số phận của những người muốn cập bến Indonesia vẫn là cuộc tranh luận bất tận.

Chúng tôi, Liên minh Thanh niên Indonesia vì ASEAN (Indonesia KoalisiPemuda untuk ASEAN) bị sốc và vô cùng thất vọng với thực tế là vùng đất ASEAN mà chúng ta đang sống đã biến thành một khối lãnh thổ chính trị hạn chế quyền tự do và phẩm giá con người. Cộng đồng ASEAN mà chúng ta đều trân quý đã thất bại trong việc công nhận người Rohingya như là một phần của ASEAN. ASEAN đã phủ nhận con người và cách ASEAN xử lý vấn đề người tỵ nạn Rohingya là một bằng chứng thực sự cho một bước lùi nghiêm trọng trong các giá trị nhân đạo.

Dù chúng ta là ai, chúng ta đang ở đâu; những người sắc dân Rohingya cũng là con người, chúng ta là Cộng đồng ASEAN có quyền bình đẳng như bất cứ ai khác trong ASEAN, bất kể bản sắc dân tộc của chúng ta. Nhà nước phải bảo vệ mọi người sống trong các khu vực do nhà nước quản lý. Nhà nước không có lý do gì để từ chối bất cứ ai cần giúp đỡ, cũng không ép buộc bất cứ ai di chuyển đến hoặc cư trú ở các quốc gia khác vì bất kỳ lý do nào.

Mỗi nhà nước ASEAN có những thủ tục điều chỉnh việc di chuyển và sự cư trú của người dân. Quan điểm "người nhập cư là thùng rác xã hội" phải được loại bỏ. Trong thực tế, những người nhập cư trong đó có người nhập cư trẻ có khả năng tự lập, sự sáng tạo, tinh thần và sự bền bỉ để đóng góp vào sự phát triển của ASEAN.

Nếu một nhà nước không thể cung cấp chỗ định cư cho người dân, thì việc giải quyết vấn đề này thông qua các quy trình nhanh chóng và ôn hoà là trách nhiệm tập thể  của các quốc gia ASEAN. Sự ích kỷ của một nhà nước nào đó khăng khăng giải quyết những thách thức nhân đạo một cách độc lập khi một thực tế rõ ràng rằng họ không có giải pháp nhanh chóng nào, sẽ chỉ dẫn đến một thảm họa nhân đạo.

Dựa trên những giá trị và nguyên tắc nhân đạo, chúng tôi, Liên minh Thanh niên Indonesia vì ASEAN (Koalisi Pemuda Indonesia untuk ASEAN), một liên minh của những người trẻ tuổi Indonesia đã đóng một vai trò tích cực trong phong trào  của những người trẻ tuổi ASEAN từ năm 2008 , đang khẩn thiết kêu gọi năm khuyến nghị quan trọng tới ASEAN:

1. Bảo vệ khẩn cấp và ngay lập tức đối với người Rohingya hiện đang trôi nổi trên biển;

2. Thúc giục chính phủ và phe quân đội Myanmar ngăn chặn  các cuộc thanh lọc sắc tộc, truy tố, và bất kỳ hình thức bất công nào đối với người Rohingya;

3. Thúc giục các nhà lãnh đạo các nước ASEAN ngay lập tức tổ chức một cuộc đối thoại để tìm kiếm và đưa ra các giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài đối với tình trạng vô tổ quốc của người Rohingya;

4. Phải đảm bảo người nhập cư Rohingya được đối xử tốt và được cung cấp những phương tiện thuận lợi từ Nhà nước mà họ hiện đang cư trú. Thực phẩm, nước sạch, và quần áo thích hợp phải được đảm bảo sẵn có; và

5. Thục giục tất cả các nước ASEAN hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết vấn đề này phù hợp với cam kết mạnh mẽ của ASEAN về việc hỗ trợ lẫn nhau. Trong trường hợp này, những người lãnh đạo ASEAN phải chứng minh cam kết đó.

Chúng tôi biết rằng có rất nhiều người trẻ tuổi trong số những người tỵ nạn Rohingya. Họ xứng đáng có được cuộc sống tốt đẹp và tương lai tươi sáng. Họ không nên phải suy nghĩ về cuộc xung đột ở độ tuổi này, mà chỉ nên tập trung cho sự trưởng thành và phát triển cá nhân.

Trong tinh thần tập thể và đoàn kết, chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo các quốc gia ASEAN hãy đáp ứng năm khuyến nghị quan trọng trên đây của chúng tôi ngay lập tức. Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát việc thực hiện của những khuyến nghị này.

Trân trọng,

Liên minh Thanh niên Indonesia vì ASEAN

Tổ chức: ASEAN Youth Assembly (AYA) Indonesia, Aliansi Remaja Independen (ARI), Arus Pelangi, Jaringan Aksi Perubahan Indonesia, Pergerakan Indonesia, Youth Interface Forum on Sexuality (YIFoS).

Cá nhân: Ardhana Pragota, Rahmayana Fitri

Để biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ: ayf.indonesia@gmail.com

H.T.V. dịch

Monday 18 May 2015

Statement of the Coalition of Young People of Indonesia for ASEAN

(KoalisiPemuda Indonesia untuk ASEAN)

“The way ASEAN handled the issue of Rohingya refugees is a real proof of a major step back in ASEAN values of humanity“

Greeting of peace

Dear ASEAN Community, lately we have been surprised by the news of forced migration of Rohingya people from Myanmar. More than 500 people were desperate to cross the sea to Indonesia, Malaysia, and Thailand. Young people, women and children involved in the shipping. For days they were on the ship without adequate food and clean water. As a result, some of them ran out of energy and got very ill through out their struggle for freedom.

Rohingya’s decision was based on a big reason. More than 1 million people in Myanmar identified as Rohingya who are denied existence by Myanmar military government. They could no longer stand on the conflict and genocide that attack them constantly. Not only a decent life, but their recognition as citizens is also denied. Many of them do not have citizenship (stateless) and denied freedom, access, and other rights as human being in Myanmar. This problem has been widely voiced by young people and civil society in ASEAN, but the response from the ASEAN government is extremely poor. Ethnic cleansing, prosecution, and many forms of injustice towards Rohingya people continue to occur on daily basis.

Yet, their dream of freedom vanished for the ones who made it alive escaping Myanmar border. Thailand, their first destination, prompted them to stay offshore to avoid capture although they ‘kindly’ provided basic humanitarian supplies. The best scenario for them in Thailand is to be provided with onshore refuge camp but no chance of being permanent settlers. If they arrived in Malaysia, the Malaysian navy will repel their boats unless they are in dire straits. At last Indonesia, the world’s 3th largest democratic state with the largest Muslim population which make it one of the utopia state of many Rohingya’s, they were again denied. Illegal immigrants are not welcome in Indonesia, their boats were turned away with restock of fuel and food supplies and the stake of the ones who made it on shore of Indonesia is still on endless debate.

We, the Coalition of Young People of Indonesia for ASEAN (KoalisiPemuda Indonesia untuk ASEAN) are shocked and extremely disappointed with the fact that the ASEAN land that we live on has turned into a bunch of political territory that limits people’s freedom and dignity. ASEAN Community that we are all cherished has failed to recognize Rohingya people as part of ASEAN. ASEAN has denied human being and the way ASEAN handled the issue of Rohingya refugees is a real proof of a major step back in ASEAN values of humanity.

Whomever we are, wherever we are; we including Rohingya are human beings, we are ASEAN Community who have equal rights as anyone else in ASEAN, regardless of our identities. The State must protect every person who lived in the area of the state. The State has no reason to refuse anyone in need nor to force anyone to move or reside to other states for any reasons.

Each ASEAN state has procedures that regulates mobility and recidency of people. The perspective "immigrants are social trash" must be eliminated. In fact, immigrants including young immigrants have their self ability, creativity, spirit, and resilience to contribute to development in ASEAN.

If a State cannot accommodate their population, it must be ASEAN States’ collective responsibility to settle the challenge through rapid and peaceful processes. Selfishness of a certain State to solve their humanity challenges independently when it is clear for a fact that they have no quick solution of, will only lead to a humanitarian catastrophe.

Based on these humanitarian values and principles, we, the Coalition of Young People of Indonesia for ASEAN (Koalisi Pemuda Indonesia untuk ASEAN), a coalition of young people of Indonesia that has played an active part in the movement of young people in ASEAN since 2008, is urgently calling for these five critical recommendations towards ASEAN:

1.    To provide urgent and immediate protection towards Rohingya’s people who are currently floating on the sea;

2.    To urge the Myanmar government and military to stop ethnic cleansing, prosecution, and any forms of injustice towards Rohingya people;

3.    To urge the leaders of ASEAN States to immediately held a dialog to find and provide immediate solutions and sustainable solution towards the statelessness status of Rohingya people;

4.    Must ensure Rohingya immigrants are treated well and provided with good facilities from the State that they currently reside in. The availability of shelter, food, clean water, and proper clothing must be guaranteed; and

5.    To urge all ASEAN States to support each other to solve the problem in line with ASEAN strong commitment to support each other. In this case, ASEAN State Leaders must prove that commitment.

We are aware that there are many young people amongst Rohingya refugees. They deserve good life and bright futures. They should not think about conflict in the age that should be used for personal growth and development.

In the spirit of collectivity and solidarity, we urge the leaders of ASEAN States to meet our five critical recommendations above immediately. We will continue to control the embodiment of those recommendations.

Sincerely Yours,

Coalition of Young People of Indonesia for ASEAN

Organization: ASEAN Youth Assembly (AYA) Indonesia, Aliansi Remaja Independen (ARI), Arus Pelangi, Jaringan Aksi Perubahan Indonesia, Pergerakan Indonesia, Youth Interface Forum on Sexuality (YIFoS).

Individual: Ardhana Pragota, Rahmayana Fitri

For further information please contact ayf.indonesia@gmail.com

Dịch giả gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn