Hiển thị các bài đăng có nhãn Bầu cử Mỹ 2024. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bầu cử Mỹ 2024. Hiển thị tất cả bài đăng

Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump

Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping to keep chasing Chinese dream despite Donald Trump’s return,” Nikkei Asia, 14/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính Tập, chứ không phải Trump, là người đã bắt đầu quá trình phân tách đang tăng tốc giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đó là màn mở đầu cho vòng đấu thứ hai giữa Tập Cận Bình và Donald Trump.

Tập, chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện chúc mừng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Trump ngay sau khi Đảng Cộng hòa được bầu trở lại Nhà Trắng vào ngày 05/11.

Vào tháng 1 tới, Trump sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ bốn năm thứ hai, và ông dường như đã sẵn sàng gia tăng sự cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc, vốn đã bắt đầu từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

Chính phủ tiếp theo của Đức phải làm gì

Helmut K. Anheier, Project – Syndicate ngày 15.11.2024

Đỗ Kim Thêm dịch 

Cuộc bầu cử bất ngờ sắp tới của Đức, dự kiến ​​diễn ra vào tháng Hai, sẽ mang đến một cơ hội quan trọng để đất nước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện tại và tăng cường về mặt an ninh. Nhưng nếu chính phủ tiếp theo muốn thành công, họ sẽ cần phải có một loại tinh thần lãnh đạo chính trị đạt hiệu quả và hành động đầy táo bạo mà vị tiền nhiệm không bao giờ có thể làm được.

Thấy gì từ việc Washington cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa của Mỹ trên lãnh thổ Nga?

Thanh Hà

Trước thềm ngưỡng 1000 ngày Nga xâm chiếm Ukraina, hôm 17/11/2024, chính quyền Biden tiết lộ quyết định cho phép Ukraina được dùng tên lửa ATACMS của Mỹ có tầm bắn 300 km «trên lãnh thổ Nga». Phải chăng đây là bước ngoặt cuối cùng trước khi kết thúc chiến tranh Ukraina? Tại sao phải đợi đến gần 3 năm cuộc chiến kéo dài và chỉ còn 63 ngày thì Nhà Trắng đổi chủ, Washington mới đồng ý điều mà đến nay vẫn coi là một lằn ranh đỏ không thể vượt qua?

Thực tế nỗi sợ Trump của Âu châu tùy thuộc ở chúng ta nhiều hơn ở ông ta

Jens Stoltenberg

Thục Quyên lược dịch

https://securityconference.org/en/news/full/jens-stoltenberg-next-chairman-munich-security-conference/

Lời người dịch:

Jens Stoltenberg đã giữ chức Tổng thư ký NATO trong 10 năm, từ 2014-2024.

Ông từng là Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu, và trong hơn hai thập kỷ đã giữ các vị trí nổi bật trong Chính phủ Na Uy, bao gồm mười năm làm Thủ tướng cũng như các nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Bộ Môi trường và Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Kinh tế và Tài chính. Stoltenberg là một nhà ngoại giao được kính trọng trên toàn cầu, một nhà tư tưởng về nhiều vấn đề an ninh quan trọng và là một trong số ít người âu châu được nhận Huân chương Tự do Hoa Kỳ.

Chiến thắng của Trump, tin vui (nhưng nghịch lý) cho Âu châu?

07.11.2024

Cyrille Bret (Géopoliticien / Sciences Po / Institut Jacques Delors)

Thục Quyên lược dịch

https://www.sciencespo.fr/fr/actualites/la-victoire-de-trump-une-bonne-nouvelle-paradoxale-pour-les-europeens/

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc họp báo ở Điện Élysée sau cuộc phỏng vấn dài vào tháng 7 năm 2017  (nguồn: Frédéric Legrand COMEO / Shutterstock).

Liệu chiến thắng của Donald Trump có phải là ngọn roi quất mà Âu châu cần, để tăng cường đáng kể sự đoàn kết và ít phụ thuộc hơn vào người bảo vệ vĩnh cửu bên kia Đại Tây Dương?

Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 11/11/2024

Phúc Lai GB

1. Hôm qua có bác comment một câu về quan hệ giữa ông Trump và tỉ phú Elon Musk, câu đó là: quan hệ giữa hai người nhiều tiền. Mà đúng thế thật, trước khi làm Tổng thống Hoa Kỳ, ông Trump là, hừm, đâu như tỉ phú (đô-la) thì phải. Câu comment này làm cho tôi nhớ ra một chuyện: một số người Việt (mà nghe đâu bộ phận không nhỏ) luôn tôn sùng những người nhiều tiền, cho rằng cứ nhiều tiền là giỏi (cái này cũng đúng) và đáng ngưỡng mộ (kiểu như đức cao vọng trọng).

Đừng mất hy vọng: Các chuyên gia về khí hậu hướng dẫn cách giữ vững tinh thần sau chiến thắng của Trump

Jennifer Marsden 07/11/2024

Thục Quyên lược dịch

https://www.euronews.com/green/2024/11/07/dont-lose-hope-climate-experts-on-how-to-keep-your-head-up-after-trump-victory

Lời người dịch Theo tờ New York Times, nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã chuẩn bị các sắc lệnh hành pháp và tuyên bố về việc rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, đồng thời thu hẹp quy mô một số di tích quốc gia để cho phép khoan và khai thác dầu khí nhiều hơn.

Chính sách đối ngoại của Mỹ sau bầu cử

Nguyễn Quang Dy

Nếu “chiến tranh là sự kế tục của chính trị” (theo Clausewitz) thì đối ngoại “là cánh tay nối dài” của đối nội. Điều đó càng đúng đối với Mỹ, vì hệ thống bầu cử rất phức tạp, mà nếu không hiểu được thì rất khó lý giải và dự báo về chính sách đối ngoại. Cứ bốn năm một lần, người Mỹ bầu lại Tổng thống, và chiến lược an ninh - quốc phòng lại được điều chỉnh. Nhiều nước đang theo dõi sát sao cuộc bẩu cử Tổng thống Mỹ để tránh bị động và bất ngờ trước điều chỉnh chính sách của chính quyền mới, đặc biệt là nếu Donald Trump thắng cử.

Sức bền của nền dân chủ: Nhìn bầu cử Hoa Kỳ và hy vọng ở Việt Nam

Võ Văn Quản

November 04 2024

Sức bền của nền dân chủ: Nhìn bầu cử Hoa Kỳ và hy vọng ở Việt NamẢnh: Canva.

Giới nghiên cứu ngày nay có lẽ đã nói rất nhiều về khái niệm “authoritarian resilience”, hay “sự bền bỉ của nền chuyên chế”. [1] Họ nói về cách mà các chế độ chuyên chế biến đổi, thích ứng để kéo dài thời gian tồn tại.

Người ta cũng lo ngại về tính bền bỉ của các nền dân chủ, nhất là khi nhìn vào những biến động chính trị gần đây ở Hoa Kỳ. Nền dân chủ Hoa Kỳ liệu có thể tiếp tục sống sót qua thời kỳ này hay không? Và chúng ta có thể rút ra bài học gì cho nền dân chủ tương lai của Việt Nam?

Với cuộc bầu cử sắp tới của Hoa Kỳ, dù kết quả ra sao đi chăng nữa, người viết tin rằng nền dân chủ này vẫn còn rất nhiều hy vọng.


Trump hay Harris đắc cử sẽ tốt hơn cho Trung Quốc?

Nguồn: Shiu Sin-por (Thiệu Thiện Ba / 邵善波), 谁当选美国总统对中国都一样?咱们还是不能大意, Guancha, 31/10/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thu hút sự chú ý của toàn cầu sẽ diễn ra vào thứ Ba tuần sau, ngày 5/11. Việc bỏ phiếu sớm đã bắt đầu ở một số bang và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của cử tri trên khắp nước Mỹ, với số người đi bỏ phiếu sớm lên đến hàng chục triệu người.

Vì sao Hoa Kỳ phải xấu hổ trong kỳ bầu cử này?

Nguyễn-Khoa Thái Anh

LTG. Xin thành thật khai báo tôi thuộc Đảng Cộng hòa từ khi mới sang Mỹ cho đến nay (ngót nửa thế kỷ) lâu hơn cả bậc lão thành như ông Donald Trump ứng cử viên Cộng hòa năm nay. Nhưng tại sao tôi lại đi ủng hộ bà Kamala Harris, phe Dân chủ? Vì sao tôi lại đóng góp tiền cho quỹ vận động bầu cử cho Dân chủ thay vì Cộng hòa? Sao không từ bỏ Đảng mà theo Dân chủ cho phải đạo?

Tại sao bầu cử Tổng thống Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu?

Nguồn: Why the U.S. Presidential Election Matters for Europe,” Council on Foreign Relations, 03/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp đến sẽ có tác động lớn đến châu Âu. Việc tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump có khả năng sẽ đánh dấu sự trở lại với các chính sách “Nước Mỹ trên hết”, điều này sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Trái lại, việc Phó tổng thống Harris đắc cử có thể đánh dấu một bước chuyển mình của nền chính trị nước Mỹ, đồng thời có khả năng thay đổi trọng tâm của các chính sách đối ngoại, chuyển hướng ra khỏi châu Âu. Bài viết này là bản tổng hợp các góc nhìn mang tính toàn cầu, bao gồm bốn phân tích về lý do tại sao kết quả bầu cử ở Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu.

Ứng viên tổng thống Kamala Harris có chính sách như thế nào với Trung Quốc?

Trọng Thành

Chỉ còn hai tháng nữa là đến kỳ bầu cử Mỹ, hai ứng cử viên tranh cử tổng thống, bà Kamala Harris, đảng Dân chủ và ông Donald Trump, đảng Cộng hòa có chính sách ra sao với Trung Quốc? Theo một số nhà quan sát, bất luận ai là người chiến thắng, Trung Quốc sẽ tiếp tục được coi là đối thủ số một của nước Mỹ. Tuy nhiên, chính sách với Bắc Kinh của mỗi ứng cử viên có nhiều điểm khác biệt. 

Ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ, phó tổng thống Mỹ Kamala Harris (T) và ứng viên phó tổng thống Tim Walz tại cuộc mít tinh vận động tranh cử ở Philadelphia, Hoa Kỳ, ngày 06/08/2024.  © Matt Rourke / AP

So sánh quan điểm của Harris và Trump về chính sách đối ngoại

Nguồn: The 2024 Candidates on Foreign Policy,” Council on Foreign Relations, 26/08/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

30-8-2024

Tài liệu này điểm qua mười lĩnh vực chủ chốt trong chính sách đối ngoại của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris.

Phó Tổng thống Kamala Harris đang tranh cử tổng thống trong khi chính quyền Biden – Harris đang đối mặt với nhiều vấn đề về chính sách đối ngoại, bao gồm cuộc chiến ở Ukraine và Dải Gaza, tình trạng di cư gia tăng, và căng thẳng với Trung Quốc.

Cựu Tổng thống Donald Trump đang tranh cử để có thêm một nhiệm kỳ nữa nhằm tiếp tục chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông, đánh dấu một sự khác biệt rõ rệt với các chính quyền tổng thống Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trước đây.

Kamala Harris và rào cản phân biệt giới tính

Nina Hòa Bình Lê

27/08/2024

Đại Hội DNC 2024

Hình từ trang mạng của chiến dịch tranh cử Kamala Harris

Tuần qua, tại đại hội Đảng Dân Chủ 2024, bà Kamala Harris, người phụ nữ da màu đầu tiên đã chính thức chấp nhận đề cử của đảng dân chủ. Nếu thắng cử, bà sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn