Hiển thị các bài đăng có nhãn Tô Lâm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tô Lâm. Hiển thị tất cả bài đăng

Hãy để người dân được thực sự tham gia vào giám sát, quản lý bộ máy nhà nước, quản lý và xây dựng xã hội

Thái Hạo

Van Hiep Nguyen

Đây chính là điểm nghẽn nhất của thể chế: lãng phí, kìm chân nhau (trống đánh xuôi kèn thổi ngược) và càng nhiều ban bệ càng nhiêu khê, hành (dân) là chính.

Xuân Bắc

Bộ CA là bộ tiêu ngân sách đứng thứ mấy chắc ô. Lâm biết? Bộ nào được sử dụng 85% tiền phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông? Bộ nào đẻ ra Lực lượng cs cơ động kỵ binh, đẻ ra phương tiện xe đạp để cs khu vực sử dụng thời 4.0? Bộ nào có cái giấy chứng minh nhân thân mà làm đi làm lại mấy lần?

PB này cũng giống PB của ô Phúc: 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về.

Hãy cho nhân dân thấy hành động, thay vì chỉ nghe lời nói!

Chinh Khanh

Sáng đi công chứng ở ủy ban hết 10.000 đồng, tôi hỏi biên lai thu tiền đâu cán bộ nhìn tôi như từ hành tinh khác tới, rồi cuối cùng cũng không có biên lai luôn. Một sự thất thoát không hề nhỏ đối với ngân sách.

Tống Khánh

Đơn giản nhưng chính là dân chủ. Nên quá khó để thực hiện. Đơn giản là chừng nào mà qui định ngành công an được hưởng 85% tiền phạt chưa được bãi bỏ thì lời nói của bác tổng sẽ vẫn chỉ là mong muốn chứ khó thành hiện thực.

Hoàng Vũ Mai

Có ngài to to nào đó đã nói trước nghị trường vài năm trước đây đại ý là: đội ngũ công chức của ta hiện tại có tới 30% sáng cắp ô đi, tối cắp về. 30% có cũng được không có cũng được. Chỉ có 30% là thực sự làm việc có hiệu quả. Điều này thật sát với thực tế. Từ đó mà suy ra: bộ máy thì quá cồng kềnh nhưng hầu như không làm gì hoặc làm chỉ là để chống đối, qua loa, đại khái. Chỉ có 1/3 là thực sự làm việc có hiệu quả thì hỏi cái lượng dôi dư kia lãng phí đến nhường nào?

Hiền Minh

Tán thành! Đây cũng chính là một hợp phần của thể chế chính trị dung nạp (inclusive political institution) mà Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson chủ trương. Trong một thể chế dung nạp, năng lực đóng góp cho sự thịnh vượng chung của mọi cá nhân đều phải được khơi gợi, cổ vũ, bảo vệ. Không thể giữ khư khư việc chung cho chỉ một nhóm người. Ba ông mới nhận giải Nobel kinh tế 2024 nhờ những nghiên cứu về cách thức các thể chế được hình thành và tác động đến sự thịnh vượng của quốc gia.4

Van Hiep Nguyen

Hiền Minh Thế giới có những bộ óc thông minh, họ phát hiện ra những quy luật để vận hành xã hội tốt nhất. VN không thể một mình một đường đi không giống ai được. Học từ thế giới, sẽ bớt đi những sai lầm, tổn thất do thiếu hiểu biết.

Mấy hôm nay báo chí đồng loạt đăng tải lời phát biểu của ông TBT Tô Lâm về tình trạng 70% ngân sách đang phải dùng để chi cho một bộ máy nhà nước công kềnh, kém hiệu quả và đòi hỏi cấp bách phải tinh gọn. “Nuôi nhau hết rồi còn đâu mà tiền. Còn có 30%. Tiền đâu để quốc phòng an ninh, tiền đâu để xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội?”.

Tôi nghĩ, cách nhanh nhất, dễ nhất, đơn giản nhất và hiệu quả nhất để tinh gọn bộ máy và tiết kiệm ngân sách mà chi cho quốc phòng, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội..., là hãy để người dân được thực sự tham gia vào giám sát, quản lý bộ máy nhà nước, quản lý và xây dựng xã hội nói chung. “THỰC SỰ” tức là không phải chỉ dừng lại trên giấy và khẩu hiệu. Tức là người dân phải có tiếng nói, phải được quyền lên tiếng thông tin, đưa tin, phản ánh về mọi vấn đề mà họ nhìn thấy, nghe thấy, gặp thấy. Phải có luật và cơ chế để bảo vệ và tạo mọi điều kiện cho người dân thực hiện quyền của mình, lúc ấy, chính họ sẽ làm thay rất nhiều công việc của các bộ phận, cơ quan, ban ngành, đoàn thể; hay nói cách khác là không cần đến những ban bệ ấy nữa.

Chống lãng phí: Có chống được không?

Nguyễn Thông

3 tháng 11. 2024

Kỳ 1

Ông Tô Lâm viết (hoặc ai viết giùm) khi nào thì tôi không rõ, chỉ biết chiều 13.10.2024 báo chí quốc doanh đồng loạt đăng bài “Chống lãng phí” đứng tên ông, ở cương vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước, hai vị trí cao vót trong "bộ tứ". Điều này có nghĩa đây là mệnh lệnh của quốc gia.

Hưởng ứng phát biểu của ngài Tô Lâm và góp vài đề nghị

Nguyễn Đình Cống

1- Giới thiệu. Về đối nội và đối ngoại

 Với cương vị Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, ngài Tô Lâm đã có một vài phát biểu đáng chú ý về kỷ nguyên mới phát triển đất nước. Ông Nguyễn Quang A và một số người khác hy vọng rằng đó sẽ là kỷ nguyên dân chủ hóa đất nước. Mà cách dân chủ hóa tốt nhất là từ trên xuống theo phương án thượng sách, nghĩa là chuyển dần từ độc quyền toàn trị sang dân chủ hóa trong hòa bình, tránh bạo lực, có kế hoạch, có sự tham gia, đóng góp của lãnh đạo cao cấp Đảng cộng sản. 

Tuy vậy cũng còn nhiều người, dựa vào quá khứ của ngài Tô Lâm lúc còn làm lãnh đạo ở Bộ Công an dưới thời của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà tỏ ra nghi ngờ. Tôi cho rằng nghi ngờ là đúng, nhưng xin chớ vì nghi ngờ mà vội vàng khẳng định. Nghi ngờ là để xem thử lời nói có đi đôi với việc làm hay không, theo phương châm “Chớ vội tin vào lời nói mà hãy xem kỹ việc làm”. Phải chăng lúc còn ở Bộ Công an, ngài Tô Lâm phải làm theo ý chỉ đạo của cấp trên.

Với cương vị Chủ tch nước, ngài Tô Lâm, trong một thời gian ngắn đã đến nhiều nước, gặp gỡ nhiều nhân vật quan trọng, phát biểu nhiều ý kiến rất đáng quan tâm. Những người nghi ngờ cho rằng ngài Chủ tịch nói vậy nhưng chưa chắc đã thật lòng mà chỉ là để thực hiện việc đối ngoại mà thôi. 

Tôi nghĩ hơi khác. Lãnh đạo một đất nước, ngoài việc đối nội phải chú ý tới đối ngoại, mà đối nội là chủ yếu, đối ngoại phải trên cơ sở phục vụ cho đối nội. Quan trọng của đối ngoại là tạo được niềm tin cậy của các nước bạn. Mà để có được tin cậy thì phải chân thành và trung thực. Với những cơ quan tình báo nhà nghề như của Mỹ và các nước tiền tiến, làm sao mà dối được họ khi nói một đàng làm một no khác. Đối ngoại thường phải đặt lùi lại, sau đối nội, hoặc cùng lắm là ngang bằng đối nội, giống như tiền nhân đã tổng kết: Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Chỉ những người vô minh mới đặt đối ngoại cao hơn, quan trọng hơn đối nội. Và nếu làm như thế vì một mưu đồ nào đó không trong sáng thì rất khó tránh khỏi sự sụp đổ tất yếu sẽ xảy ra. 

Đối với ngài Tô Lâm, tôi theo phương châm “Kiên nhẫn chở đợi”, có nghĩa là “Không vội tin vào lời nói mà phải xem kỹ việc làm”. Để làm tốt công việc cải cách đụng chạm đến thói quen và quyền lợi của một số người thì ngoài sự suy nghĩ, cân nhắc thật thấu đáo tình thế và tương quan lực lượng, còn phải lập kế hoạch hành động từng bước để tránh việc “Dục tốc bất đạt” (Muốn làm nhanh sẽ không đạt).

Ủng hộ ‘Tuyên bố chung’, liệu Việt Nam có ủng hộ cả ‘Nghị quyết về các tình huống khủng hoảng…’ của Francophonie?

13/10/2024

Trần Đông A

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đón ông Tô Lâm tại Thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 tại lâu đài Villers-Cotterets, Pháp, 4 tháng 10.

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đón ông Tô Lâm tại Thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 tại lâu đài Villers-Cotterets, Pháp, 4 tháng 10.

Điều đặc biệt cần lưu ý, điều 4 và 5 của “Tuyên bố chung” đã được chi tiết hóa thông qua “Nghị quyết của Francophonie”.

Quá sớm để hy vọng Tô Lâm là nhà cải cách

Hiếu Chân 

Ông Tô Lâm (phải) và ông Tim Hughes, Phó chủ tịch cấp cao của Tập đoàn SpaceX, trong chuyến công du Hoa Kỳ tháng Chín 2024. (Hình: TTXVN)

Chuyến công du Hoa Kỳ đầu tiên của ông Tô Lâm trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) kiêm Chủ tịch nước, đang thu hút sự chú ý của đông đảo những người quan tâm tới thời cuộc. Đảng CSVN đã sắp xếp chuyến ông Tô Lâm “ra biển lớn” khá chu đáo, khơi dậy niềm lạc quan và hy vọng về một sự thay đổi lớn sắp xảy ra. 

Tô Lâm đến Mỹ nhưng không vào Nhà Trắng là ‘điều đáng tiếc’

VOA Tiếng Việt 

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Liên Hiệp Quốc

Việc ông Tô Lâm, nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, không gặp Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng khi ông đến Mỹ vào cuối tuần này để phát biểu trước phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, là ‘điều đáng tiếc’ trong bối cảnh quan hệ song phương đang ở mức tốt nhất từ trước đến giờ, các học giả nhận định với VOA.

Việt Nam thả Trần Huỳnh Duy Thức ngay trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm

VOA Tiếng Việt

21/09/2024

Nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức (thứ hai, từ bên phải), luật sư Lê Công Định (thứ nhất, bên phải) cùng các thành viên gia đình ông Thức, sáng ngày 21/9/2024, vài giờ sau khi ông được phóng thích từ UBND Phường 13, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Photo Facebook Lê Công Định.

Rạng sáng ngày 21/9 (giờ Việt Nam), gia đình tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức cho VOA biết rằng họ đang đón ông ở sân bay Tân Sơn Nhất, sau khi gia đình nhận được tin từ chính quyền thông báo ông sẽ được trả tự do trước hạn.

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng được ra tù sớm 20 tháng

VOA Tiếng Việt

21/09/2024

Ngân hàng Thế giới khen ngợi những đóng góp của bà Hoàng Thị Minh Hồng.

Bà Hoàng Thị Minh Hồng, nhà hoạt động môi trường nổi tiếng, sáng lập viên của tổ chức CHANGE ở Việt Nam, được nhà chức trách nước này tha tù sớm hôm 21/9, một nguồn tin nắm diễn biến sự việc cho VOA biết và nói thêm rằng bà “vừa mới về” với gia đình và “cần nghỉ ngơi”.

Bà Hồng bị bắt vào cuối tháng 5/2023 ở thành phố Hồ Chí Minh và bị kết án tù 3 năm về tội trốn thuế vào cuối tháng 9 cùng năm. Khi đó Mỹ, một số nước phương Tây, Văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã lên án việc bắt giữ và kết án bà.

“Sự tồn tại, hạn chế của Đảng" còn nhiều và nghiêm trọng hơn so với những gì TBT Tô Lâm đã vạch ra

Phạm Viết Đào

"Tuy nhiên, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Vẫn còn tình trạng ban hành nhiều văn bản, một số văn bản còn chung chung, dàn trải, trùng lắp, chậm bổ sung, sửa đổi, thay thế. Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi không cao. Mô hình tổng thể của hệ thống chính trị chưa hoàn thiện; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu có nội dung chưa rõ; phân cấp, phân quyền chưa mạnh. Mô hình tổ chức của Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn những bất cập, làm cho ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý khó phân định, dễ dẫn đến bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng. Cải cách hành chính, đổi mới phong cách, lề lối làm việc trong Đảng còn chậm; hội họp vẫn nhiều".

Trích trong bài: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới https://baochinhphu.vn/tiep-tuc-doi-moi-manh-me-phuong...

Có phải Tô Lâm là một Trần Thủ Độ ngày nay?

Ảnh: Getty Images. Chụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm

Gửi đến BBC từ California, Hoa Kỳ

6 tháng 8 2024

Đứng ở vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam, liệu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có tạo ra được những bước ngoặt lịch sử cho đất nước?

BBC News Tiếng Việt hôm 18/7/24 đưa tin: “Vào ngày 18/7, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thông báo này, do Văn phòng Trung ương Đảng phát đi, cũng cho biết Bộ Chính trị đã phân công ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.”

Kính gửi: (Ông) TÔ LÂM, Tổng bí thư, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

LS Lê Ngọc Luân

Lá thư bản gốc đã gửi đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước TÔ LÂM.

Nhiều người lo sợ đăng trên Facebook Tổng Bí thư không đọc vì bận trăm công ngàn việc. Thực ra có thể Tổng Bí thư không đọc được trên Facebook nhưng đội ngũ cố vấn, trợ lý của Ông chắc có đọc. Trên Thế giới rất nhiều chính trị gia uy tín đều sử dụng mạng xã hội đưa thông tin và tại Việt Nam có trang Thông tin Chính phủ. Xã hội thế kỷ XXI là thế giới phẳng.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn