Hội Cựu Tù nhân Lương tâm: Báo cáo vi phạm nhân quyền Việt Nam 2015-2016

clip_image001

Tổng quát tình hình 2015-2016

Cùng với sự nở rộ mạng lưới internet toàn cầu, các hình thức tiếp cận và không gian bày tỏ các vấn đề của xã hội Việt Nam cũng mở rộng theo. Chính quyền Cộng sản độc tài càng trở nên khó khăn bưng bít các thông tin liên quan đến các bất cập, tham nhũng, nhóm lợi ích…Để duy trì vị trí độc tôn cầm quyền, một mặt Đảng Cộng sản Việt Nam mạnh tay trừng phạt bất kỳ nhà báo, trang báo nào đưa tin bất lợi cho họ, một mặt tấn công vào thành phần tham gia vào mạng truyền thông xã hội Facebook đã đưa dư luận không theo ý đảng, bằng tất cả công cụ, cơ chế có thể có.

Trước hết về con người, họ tấn công nhắm vào những thành phần tham gia mạng xã hội, gồm người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền, hay thường dân là nạn nhân của các bất cập từ chính sách quản lý nhà nước. Hệ thống công an mạng và công an địa phương nhận dạng “đối tượng phản động”, sau đó là thực hiện biện pháp Quấy Nhiễu. Các hình thức quấy nhiễu bao gồm: đưa về đồn công an, áp lực thân nhân, khám xét nhà nữa đêm, canh gác không cho ra khỏi nhà, gây khó trong thủ tục hành chánh, hạn chế quyền tự do đi lại, vu khống bôi nhọ, làm nhục qua lời nói hay hành vi…. Một khi công an an ninh chủ trương quấy nhiễu thì họ sẽ có muôn vàn hình thức để xâm hại hoạt động sinh hoạt của người mà họ nhắm tới.

Khi biện pháp quấy nhiễu đã không đủ làm chùng chân người bảo vệ nhân quyền, họ ra tay mạnh hơn. Đó là Đánh Đập. Đánh khi người hoạt động đang tham gia sự kiện đòi công lý gì đó, đánh trên đường đi, đánh tại nhà và thậm chí đánh ngay trong đồn công an. Hầu hết các trường họp đánh đập đều được thi hành bởi lực lượng an ninh mặc thường phục. Các trường hợp khác là dùng côn đồ xăm trổ đầy người, còn người mặc sắc phục công an thì ra đòn trong các tòa nhà. Biện pháp dùng bạo lực này bao gồm luôn cả các vụ gây tai nạn giao thông nhắm vào các nhà hoạt động.

Hầu hết những người bị đánh đập đều bày tỏ niềm tin tưởng vào con đường dấn thân cho tự do, công lý mà họ chọn, nên biện pháp tiếp theo mà chế độ độc tài áp dụng là Bắt Giam. Bộ luật tố tụng hình sự với các điều khoản mơ hồ như Điều 79, 88, 258, 257, 245 được tạo ra nhằm bỏ tù những người có ảnh hưởng bất lợi lớn đối với sự quản lý của đảng. Ai chủ trương đa nguyên đa đảng, thành lập tổ chức chính trị, đảng phái, trực tiếp thách thức sự độc tôn của Đảng Cộng sản thì bị khép tội ở Điều 79 “Âm mưu lật đổ chính quyền”. Ai dùng truyền thông một cách có tổ chức, có hệ thống nói ngược với chính sách của nhà nước thì bị truy tố ở Điều 88 “Tuyên truyền chống nhà nước”. Ai bày tỏ quan điểm cá nhân trên mạng xã hội gây mất lòng tin của dân chúng vào đảng thì bị quy tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 258. Các nhà hoạt động, một người hay nhiều người, bày tỏ ôn hòa nơi công cộng, thu hút dư luận thì bị kết án ở Điều 245 “Gây rối trật tự công cộng”. Còn Điều 257 “Chống người thi hành công vụ” thì dành cho những ai dám phản kháng lại lực lượng trấn áp.

Bắt giam là hình thức cách ly thành phần bất đồng chính kiến ra khỏi xã hội. Cho nên các trường hợp ép buộc người đấu tranh vào các viện tâm thần (như Lê Anh Hùng, Nguyễn Trung Lĩnh), trung tâm giáo dục nhân phẩm (như Bùi Thị Minh Hằng) hay quản chế tại gia vô thời hạn (như HT. Thích Quảng Độ, Lm. Phan Văn Lợi) đều là hình thức xâm hại nhân phẩm con người nghiêm trọng nhất. Khuyến khích người đấu tranh, tù nhân lương tâm đi định cư ở nước ngoài, hoặc từ trong tù đi trực tiếp hay xin tỵ nạn chính trị ở các nước chung quanh, đều nằm trong ý đồ cách ly này.

Tàn bạo hơn, các vụ quấy nhiễu, đánh đập và bắt giam đều thấp thoáng có yếu tố phá hoại kinh tế. Công ăn việc làm bị gây khó, áp lực chủ sa thải, áp lực khách hàng không mua, tịch thu các phương tiện dùng trong hoạt động nhân quyền, cản phá nhận tiền hỗ trợ. Đặc biệt, càng ngày càng có nhiều hành vi cướp và hủy hoại tài sản của người bất đồng chính kiến một cách táo tợn không khác gì bọn cướp.

Chính quyền độc tài Cộng sản Việt Nam hầu như đang hoàn thiện bộ máy cho chiến lược Quấy-Đánh-Bắt. Họ đã triển khai từ lực lượng công an-an ninh-côn đồ có sẵn và đang áp dụng rộng rãi khắp cả nước. Một chiến lược bảo đảm rằng không có lực lượng đối lập đáng kể nào tồn tại ở Việt Nam để có thể cạnh tranh với sự cầm quyền của đảng. Con số thống kê của ba năm gần đây nhất sẽ cho thấy rõ điều này.

Khác với báo cáo nhân quyền năm 2014 (Việt Nam: thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ và Vi phạm Nhân quyền 2014), báo cáo lần này Hội CTNLT tập trung vào mối tương quan giữa chính quyền và người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền. Con số trong thống kê này không thể hiện đầy đủ, và được thu thập qua các hệ thống truyền thông trong ngoài nước và mạng lưới cộng tác viên.

clip_image002

Biểu đồ so sánh quấy-đánh-bắt của ba năm cho thấy số nạn nhân đánh đập đã tăng đáng kể (65-157-202) và tính dã man cũng khốc liệt hơn. Trong khi số bắt giam đã giảm từ 46 (năm 2014) xuống còn 9 và 11 của năm 2015-2016.

Đường mũi tên của hai thông số đánh đập và bắt giam cho thấy tình hình vi phạm nhân quyền năm 2017 có thể còn thậm tệ hơn với hàng loạt đánh đập đổ máu và bắt giam 3 nhà hoạt động (Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Văn Oai và Trần Thị Nga) trong hai tháng đầu năm 2017 này.

Hội CTNLT kêu gọi chính quyền Việt Nam cần phải:

1. Chấm dứt sử dụng bạo lực tấn công giới bất đồng chính kiến;

2. Tôn trọng nhân phẩm và quyền con người khi người dân thực thi quyền của mình, đặc biệt là quyền bày tỏ ôn hòa nơi công cộng;

3. Thừa nhận và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập phát triển;

4. Thả vô điều kiện tất cả 66 tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ.

Nhóm soạn thảo:

Bs. Nguyễn Đan Quế, Lm. Phan Văn Lợi, Ht. Thích Không Tánh,

Ths.Phạm Bá Hải, Ls. Lê Công Định, Ts. Phạm Chí Dũng,

Ks. Lê Thăng Long, Ks. Phạm Văn Trội.

***Xem toàn văn báo cáo tại đây.

Nguồn: http://fvpoc.org/2017/02/27/hoi-ctnlt-bao-cao-vi-pham-nhan-quyen-viet-nam-2015-2016/

HUMAN RIGHTS VIOLATION in VIETNAM 2015-2016

Along with the proliferation of the global internet network, forms of access and space of expression of Vietnam’s social issues have been expanded. It is increasingly difficult for the authoritarian communist government to conceal information concerning shortcomings, corruption, interest groups, etc. To maintain the one-party regime, the Vietnamese communist party, on one hand, strictly punishes any journalists, any presses posting news that is disadvantageous for them, on the other hand, attacks, by any possible means and mechanisms, participants of the social network Facebook who lead public opinions not to follow the will of the party.

First of all, the government attacks members of social networks, including dissidents, human rights defenders, civilians who are victims of shortcomings from the state’s management policies. The system of network police and local police indentify “resistant objects” then implements harassment methods. The methods include: detentions and summons to the police stations, pressure on their families, house search, the facto under house arrest (for the objects not to leave the house), administrative procedures difficulties, limited freedom of movement, slandering, defamation, verbal or behavioral humiliation, etc. Once police aim to harass some person, they have numerous manners to harm activities of the person they are focusing on.

When harassment methods are insufficient to upset human rights defenders, they use more brutal methods. One method is violence. They beat activists in police stations, on streets or at their houses. Perpetrators are often in plainclothes agents while uniformed police use their blows in buildings. The violent methods also include causing traffic accidents targeting activists.

Almost beaten people expressed their confidence to continue their ways to fight for freedom, justice that they choose, so next method used by the authoritarian regime is arbitrary detentions and arrest. The Penal Code 1999 with controversial articles such as Articles 79, 88, 258, 257, 245 were generated to imprison people who are harmful for the party’s rule. Those who advocate political pluralism and multi-party regime, forming political parties to directly challenge the party’s policical monopoly shall be convicted with Article 79 “Carrying out activities aimed at overthrowing the people’s administration”. Those who use media systematically to propagate information, opinion in contrary with the state’s policies shall be convicted of Article 88 “Conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam”. Those who express their own opinion on social networks to make people no longer believe in the party shall be convicted of Article 258 “Abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens”. Article 257 “Resisting persons in the performance of their official duties” shall be imposed on those who dare to resist suppressive force.

Detetion is a method that isolates dissidents from the society. So cases in which activists were forced to be in mental hospitals (such as Le Anh Hung, Nguyen Trung Linh), rehabilitation centers (such as Bui Thi Minh Hang), or under house arrest (such as Buddhist monk Thich Quang Do, Catholic priest Phan Van Loi) all are manners invading human dignity most severely. Encouraging strugglers, political dissidents to migrate or seek for alyssum (maybe directly from prison) in foreign countries is one among these manners of isolation.

More brutally, harassment, beatings and detentions subtly have factors of economic sabotage, such as creating obstacles in jobs, pressuring employers to fire activists, demanding customers not to buy their products, confiscing production tools used by human rights activists, obstructing financial support, etc. Especially, acts of robbery and destruction of property of dissidents in cheeky ways have been prevailed increasingly.

The Vietnamese government is almost accomplishing the engine for the strategy of harassment-beating-detention. It has been deploying public security forces in plainclothes and thugs to assault activists nationwide. This is a strategy to ensure that no significant opposition forces can survive in Vietnam to compete with the ruling communist party. The statistical figures of three recent years show this fact.

Different from human rights report 2014 (Vietnam: Member of the United Nations Human Rights Council and Human Rights Violation 2014), this report by the Former Vietnamese Prisons of Conscience focuses on the relationship between the government and dissidents, human rights defenders. The figures in this statistics do not fully reflect the relationship, were collected via media systems inside and outside the country and the network of the Former Vietnamese Prisons of Conscience.

clip_image003

The chart comparing harassment-violence-arrest of the three years show that violent victims increased remarkably (65-157-202) and the brutality also increased, while arrests decreased from 46 (2014) to 9 and 11 in 2015 and 2016 respectively.

The arrow line of the two parameters of beating and detainment shows that the situation of human rights violation in 2017 would be even worse with a series of bloody beatings and detainments of three activists (Nguyen Van Hoa, Nguyen Van Oai and Tran Thi Nga) in the first two months of this 2017.

The Former Vietnamese Prisons of Conscience appeal to the Vietnamese government having to:

1. Terminate using violence to attack dissidents;

2. Respect dignity and human rights of the people when they use their rights, especially the right to peaceful expression in public places;

3. Recognize and facilitate civil society organizations to develop independently;

4. Release unconditionally all of 66 prisoners of conscience who are still detained.

Authors:

Dr. Nguyễn Đan Quế, Catholic Priest Phan Văn Lợi, Buddhist Venerable Thích Không Tánh,

Phạm Bá Hải (MBE), Lawyer Lê Công Định, Phạm Chí Dũng (PhD.),

Engineer Lê Thăng Long, Engineer Phạm Văn Trội.

*** Please see full report here.

Nguồn: http://fvpoc.org/2017/03/07/human-rights-violation-in-vietnam-2015-2016/

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn