Bốn điều hiểu lầm về tranh chấp ở Nam Hải (Biển Đông)

Li Yancheng

Tại sao tranh chấp biển Đông leo thang? Ông Ly Yancheng (李延成) đưa ra 4 lý do mà ông gọi là "hiểu lầm", nhưng xem vào lý do nào thì cũng thấy ông đang giở ngón võ cù nhầy cổ truyền mà không một ai trên thế giới này có chút hiểu biết và có lương tri nghe thủng được. Lý do thứ nhất, ông bảo là các nước "hiểu lầm" Trung Quốc muốn đòi chủ quyền toàn bộ Nam Hải [biển Đông]. Còn gì nữa nhỉ? Ông thử mở tấm bản đồ có vẽ cái lưỡi bò dài thượt bao trọn lấy hết lãnh hải các nước Đông Nam Á mà xem, như thế mà chưa gọi là lấn đến sát sân nhà người ta rồi ư? Ngay đến con đường giao thương ra biển lớn các nước cũng không còn có nữa nếu lưỡi bò ấy được thực hiện. Thử nghĩ ngược lại bây giờ các nước Đông Nam Á cũng vẽ một cái lưỡi bò ngược lên phía trên, cho đến bít hết lối ra biển Thái bình Dương của tàu bè Trung Quốc, thì bản thân ông thấy thế nào? Chẳng lẽ người Trung Quốc lại không hiểu được cái lý vô cớ đến chắn ngõ nhà người là vô đạo sao?

"Hiểu lầm" thứ hai, ông nói là Trung Quốc không muốn gây chiến, chỉ muốn "gác tranh chấp" để cùng khai thác biển Đông, nhưng các ông vẫn là người có chủ quyền trên vùng biển ấy. Vâng, nếu cứ nhảy vào nhà người khác cướp xong vườn tược của người ta rồi giở giọng ngọt nhạt bảo vườn này đã là của tao nay cho mày hưởng chung hoa lợi có trong vườn nhưng tao vẫn là ông chủ, thì đó là kiểu nhân nghĩa của kẻ vừa ăn cướp vừa thí cho nạn nhân một chút trong cái đống mình cướp được, nhân nghĩa cách đó chỉ có Đại Hán xưa nay mới làm nổi mà hậu quả hiện nay là cuộc sống vất vưởng của các dân tộc Tây Tạng, Tân Cương và bao nhiêu dân tộc khác, được các ông thí cho chút nào thì hay chút ấy trong khi lãnh thổ rừng vàng biển bạc của họ các ông đã ngoạm trọn từ lâu. Các ông muốn tất cả các nước Đông Nam Á đi theo con đường Tây Tạng, Tân Cương chăng? Ai chứ chúng tôi thì xin kiếu bụng dạ... nhân từ đó của các ông.

"Hiểu lầm" thứ ba và thứ tư, là sự đánh tiếng của nhiều nước Đông Nam Á muốn mời một đối tác mà các ông rất gườm và sợ là nước Mỹ, đến để tạo nên thế cân bằng cho biển Đông, bị ông nói là "khiêu khích" và ông lo rằng nước Mỹ sẽ nhảy vào để "khai thác chung". Thôi đi ông ơi. Đã giở giọng ăn cướp lại còn lo kẻ khác đến ăn hôi, giống như một con báo đang rình mồi mà mắt cứ gườm gườm một con sư tử qua lại gần đấy. Nước Mỹ siêu cường không cho không ai cái gì, quả có thế. Họ có quyền lợi của nước họ chứ. Nhưng phải nói thật, xưa nay nước Mỹ không hề có cái thứ "quân tử Tàu" hiểm độc dối trá của các ông. Cũng chưa thấy nước Mỹ lấn cướp một nước nào ở phương Đông để mà vét vơ tài sản khuân về nước Mỹ. Cứ xem những nước mà Mỹ liên minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... họ chỉ làm cho các nước đó thịnh vượng lên chứ có làm kiệt quệ các nước ấy đâu.

Chúng tôi là những người thực chứng, chúng tôi chỉ nhìn vào hành động và đánh giá đạo đức thông qua hành động mà thôi. Việc nước Tàu là mối đe doạ trường kỳ, thường trực đối với Việt Nam là một lời dạy của cha ông chúng tôi đời này truyền cho đời khác, ngay đến gần đây nhất một lãnh đạo cộng sản là ông Lê Duẩn cũng chỉ nói có thế. Vì thế xin ông hãy thu dọn món ca la thầu của ông lại, người Việt chúng tôi, trừ một vài đứa đàn em ngu xuẩn và hám lợi mà chúng tôi đã ngầm coi là con ghẻ của dân tộc, không ai xực được các ông đâu.

Bauxite Việt Nam

clip_image001

Tại sao tranh chấp ở Nam Hải leo thang? Các chính trị gia thì nói về vấn đề quốc tế, công chúng thì có tiếng nói riêng cho quốc gia họ, những nhà buôn vũ khí thì đang hy vọng và cầu mong có nhiều cuộc chiến hơn, trong khi các chiến lược gia đang phân tích thông qua lăng kính địa chính trị. Nhưng vẫn còn quan điểm của một nhóm người đáng chú ý, đó là các học giả. Họ cho rằng, chủ yếu là do bốn điều hiểu lầm đang đẩy các cuộc ẩu đả lên cao.

Điều hiểu lầm đầu tiên là Trung Quốc đang đòi chủ quyền trên TOÀN BỘ Nam Hải. Đây là một sự hiểu lầm rất lớn, hoặc thậm chí cố tình bóp méo việc đòi chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải.clip_image002

clip_image003

Điều hiểu lầm thứ hai là Trung Quốc có thể CHỈ sử dụng giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Đầu năm 1984, ông Đặng Tiểu Bình đã đề xuất hai lựa chọn cho tranh chấp trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa), một là, tạo ra sức mạnh quân sự để lấy lại quần đảo. Lựa chọn thứ hai là, gác lại những khác biệt và cùng khai thác chung. Trung Quốc đã chọn điều vừa nhắc (gác tranh chấp, cùng khai thác) dựa trên nguyên tắc hòa bình, nhưng điều này KHÔNG có nghĩa là Trung Quốc không có quyền lấy lại các hòn đảo thông qua các biện pháp quân sự.

clip_image004

Điều hiểu lầm thứ ba là sự can thiệp của một cường quốc có quyền hành vượt ra khỏi lãnh thổ [hàm ý chỉ Mỹ – người dịch], sẽ giúp làm dịu các tranh chấp. Một số nước đang mời gọi các cường quốc phương Tây để “cân bằng Trung Quốc”. Tuy nhiên, điều này chỉ gia tăng căng thẳng và xung đột, có nghĩa là những rủi ro cao hơn cho những kẻ khiêu khích.

Những điều như thế không có gì là miễn phí cả – cuối cùng phải trả cho sự giúp đỡ.

clip_image005

Và điều hiểu lầm thứ tư là chủ trương “cùng khai thác” là chủ trương không khả thi. Rõ ràng việc đơn phương tìm kiếm sự “hợp tác” với những kẻ có quyền hành xuyên biên giới [hàm ý chỉ Mỹ – người dịch] chỉ có thể làm cho rủi ro tăng cao, trong khi phát động việc khai thác chung hợp pháp dựa trên các thỏa thuận, chắc chắn là giải pháp được ưa chuộng.

Ngọc Thu dịch từ: peopleforum.cn

Người dịch gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn