Chuyến thăm của Hồ Cẩm Đào và biển Đông: Lợi ích cốt lõi của ai/ của Hồ Cẩm Đào?

Ernest Z. Bower

11-01-2010

image Để hiểu Trung Quốc muốn gì ở châu Á và trên toàn cầu là một vấn đề căn bản cho các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ. Đó là vấn đề đã được các đồng minh của chúng tôi ở châu Á như: Úc, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines và Thái Lan, cũng như các nước còn lại ở Đông Nam Á – chia sẻ. Hồ Cẩm Đào đến thăm Washington vào tuần tới, sẽ là cơ hội tìm manh mối, sử dụng để giải quyết vấn đề khó hiểu đó. Vấn đề quan trọng sẽ là biển Đông.

Mười tám tháng qua, Trung Quốc tìm cách đảo ngược nhận thức của các nước láng giềng một cách đáng kể, từ việc xem Trung Quốc như một người bạn và một cường quốc vô hại, cho đến một đối thủ cạnh tranh với các mục tiêu không rõ ràng, gồm cả việc có thể chứa chấp các kế hoạch tác động vào chủ quyền của các nước khác. Đây không phải là sự kết thúc "chiến dịch lấy lòng của Trung Quốc" đã làm nhiều hơn hồi cuối thập niên 1990 sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, mà là sự trật đường ray xe lửa quan trọng về việc gia tăng sự tự tin và lòng tin tưởng. Châu Á cần sự năng động kinh tế của Trung Quốc, nhưng bây giờ đã khá thận trọng về chủ nghĩa dân tộc và các mục đích quân sự của Trung Quốc.

Hành động của Trung Quốc ở biển Đông, cũng như ở Bắc Á để hưởng ứng các hành động khiêu khích của Bắc Hàn trong việc đánh chìm tàu Cheonan của Nam Hàn và vụ đánh bom đảo Yeongpyeong, và hành động của họ (Trung Quốc) tại quần đảo Senkakus/ Điếu Ngư đã khuấy động những mối lo ngại trong số các nước láng giềng. Các nước châu Á lo ngại bởi vì cùng với sự năng động kinh tế của Trung Quốc đã cung cấp sự thúc đẩy kinh tế khu vực đúng lúc, giúp châu Á thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây, những sự bốc đồng và các hành động mang tính quốc gia của họ, đặc biệt quanh vùng lãnh thổ đang tranh chấp trên biển, củng cố sự cần thiết để bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ và cân bằng quyền lực ở châu Á.

Câu hỏi 1: Lợi ích của Hoa Kỳ ở biển Đông là gì?

Trả lời: Cuối tháng Bảy, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã thực hiện một cuộc bao vây quan trọng về việc Hoa Kỳ tham gia ở châu Á tại Diễn đàn khu vực ASEAN, nói rằng Hoa Kỳ duy trì lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại và mở các tuyến đường hàng hải trên biển Đông, và bà [Clinton] đã nói rõ ràng rằng Hoa Kỳ muốn xem các tranh chấp trong khu vực biển Đông được giải quyết trên cơ sở đa phương và theo luật pháp quốc tế. Đây là một lập trường đã được phối hợp và ủng hộ mạnh mẽ của nhiều nước châu Á có liên quan. Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì đã phản ứng một cách giận dữ đối với sự quyết đoán của bà Clinton, và trong khi hiện đang là vấn đề gây tranh cãi mang tính kỹ thuật liên quan đến việc ai là người đã nói điều này, rõ ràng là các quan chức cấp cao Trung Quốc đã khẳng định rằng biển Đông là "lợi ích cốt lõi", và rằng Trung Quốc có "chủ quyền không thể tranh cãi" ở vùng biển đó.

Câu hỏi 2: Liệu Biển Đông có phải là tâm điểm trong chuyến viếng thăm của Hồ Cẩm Đào tới Washington?

Trả lời: Trong khi Trung Quốc không muốn thảo luận về biển Đông với Hoa Kỳ, các nhà hoạch định chính sách Mỹ chắc chắn sẽ đưa vấn đề ra thảo luận, nếu chỉ trong các cuộc họp riêng. Trung Quốc không nhận ra logic của Ngoại trưởng Clinton trong việc xác định lợi ích của Hoa Kỳ ở biển Đông và không hoan nghênh việc tập trung vào điều mà họ xem như, về cơ bản tập hợp các tranh chấp song phương cần phải được giải quyết với các nước láng giềng. Đối với Hoa Kỳ, thúc đẩy một môi trường hòa bình và thịnh vượng ở châu Á là nền tảng cho lợi ích của Mỹ, cũng như quyền tự do đi lại trong những tuyến đường biển quan trọng này. Ngoài ra, việc bảo đảm an ninh cung cấp bởi Hoa Kỳ và các đồng minh ở châu Á đã mang lại hòa bình và ổn định trong nhiều thập kỷ, làm cho các nền kinh tế châu Á phát triển và thịnh vượng.

Câu hỏi 3: Tình trạng các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông là gì?

Trả lời: Trung Quốc và ASEAN đã đồng ý gặp cuối tháng 12 để bắt đầu thảo luận về việc phát triển một Quy tắc Ứng xử (CoC) với các nguyên tắc ràng buộc khi các nước cùng làm việc với nhau để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông. Các điểm cơ bản của sự khác biệt đó là Trung Quốc muốn bảo vệ khái niệm về giải quyết những sự khác biệt trên cơ sở song phương. Các nước ASEAN muốn giành quyền phối hợp với nhau trong việc đối phó với Trung Quốc. Triển vọng giải quyết sự bế tắc này vẫn không chắc chắn. Hoa Kỳ đã đề nghị cung cấp sự hỗ trợ cho các bên để giải quyết tranh chấp của họ. Trung Quốc rõ ràng đã từ chối lời đề nghị này, và Đông Nam Á thì rất thận trọng về cách tiếp cận lời đề nghị, bởi vì họ phải giải quyết các tranh chấp giữa họ và họ không muốn khiêu khích hoặc làm cho Trung Quốc giận dữ không cần thiết.

Câu hỏi 4: Có những bước gì có thể giải quyết cuộc xung đột về lâu dài?

Trả lời: An ninh khu vực và kiến trúc thương mại có tầm quan trọng cao trong bối cảnh này, cũng như các liên minh và thỏa thuận hợp tác an ninh song phương. Cơ cấu mới về an ninh khu vực quan trọng là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Hoa Kỳ và Nga tham gia EAS tháng 11 năm ngoái. Các thành viên khác là 10 nước ASEAN và Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn và New Zealand. Có khả năng Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á cuối cùng đóng vai trò quan trọng trong việc làm dịu bớt căng thẳng trên biển Đông và xung đột trong khu vực khác bằng cách nâng cao tính minh bạch, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, và thấm nhuần các quy định của luật pháp với một mục tiêu lâu dài trong việc làm giảm áp lực và cung cấp một giải pháp hòa bình trong các vấn đề tranh chấp. Tổng thống Obama sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các Lãnh đạo Đông Á đầu tiên của ông tại Indonesia vào cuối năm nay.

Ông Ernest Bower là một cố vấn cao cấp và giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, DC.

Ngọc Thu dịch

Nguồn: csis.org

Người dịch gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn