Việt Nam bắt chước Trung Quốc kiểm soát Internet?

Justin Sherman 

Khánh Anh dịch

Luật an ninh mạng cho thấy Chính phủ của Việt Nam đang làm theo mô hình kiểm soát internet của Trung Quốc.

Vào ngày 1 tháng 1 năm nay, Luật an ninh mạng (ANM) có hiệu lực tại Việt Nam sau khi được thông qua tại Quốc hội Việt Nam vào tháng 6 năm 2018. Luật có một số yếu tố đáng lo ngại là cho phép chính phủ được xóa hoặc chặn quyền truy cập dữ liệu vi phạm luật ANM, và được hiểu là an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân”, cho phép chính phủ kiểm tra các hệ thống máy tính trên cơ sở cải thiện ANM; và hình sự hóa việc tuyên truyền chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói chung, luật ANM là nhằm tăng cường quyền giám sát hệ thống thông tin và truyền thông của chính phủ ở Việt Nam, chặn và xóa nội dung cũng như dữ liệu trực tuyến.

Không chỉ có một mình Việt Nam mà một số các quốc gia Đông Nam Á khác hiện đang thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát và điều chỉnh lĩnh vực này.

Trên thực tế, một số nhà phân tích đã so sánh luật ANM của Việt Nam với chế độ quản trị internet của Trung Quốc, thông qua kiểm soát, kiểm duyệt và giám sát internet. Freedom House xếp loại Trung Quốc là quốc gia có internet tệ nhất thế giới trong bốn năm liên tiếp. Việt Nam cũng ngang ngửa với Trung Quốc, nhưng có vẻ như Việt Nam đang bắt chước Trung Quốc kiểm soát internet.

Việt Nam có bắt chước Bắc Kinh không?

Chính phủ Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong việc kiểm soát chặt không gian mạng trong nước. Họ lên danh sách địa chỉ IP đen. Họ bắt buộc xóa nội dung internet đe dọa về chính trị, buộc một số loại dữ liệu phải được lưu trữ ở Trung Quốc. Bắc Kinh cũng khá tích cực trong các diễn đàn quốc tế để thúc đẩy mô hình quản trị internet này như một thứ chuẩn mực được chấp nhận trên toàn cầu.

Tất cả những đặc điểm này có thể được so sánh chung với một số quốc gia khác, chẳng hạn như Nga hoặc Iran. Ngoài ra, cách tiếp cận của Trung Quốc ít nhất có thể được coi là mục tiêu mà nhiều quốc gia khác nhắm tới.

Tuy nhiên, với tiềm lực, nhân lực và khả năng công nghệ trong việc phân loại nội dung thủ công, hay kiểm tra sâu và các ứng dụng học máy là những điều làm cho hệ thống quản trị internet của Trung trở nên độc đáo và cực kỳ tinh vi dù những công nghệ đó không hoàn hảo và luôn được cải tiến. Chính phủ Trung Quốc cũng phát triển các hoạt động kiểm soát internet tương đối nhanh chóng trong bối cảnh thay đổi công nghệ và giải pháp kiểm duyệt.

Hơn nữa, Bắc Kinh bơm tài nguyên vào quản lý và kiểm soát internet theo những cách mà các quốc gia khác lại không thể làm được. Chưa kể rằng dân số lớn và ảnh hưởng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc tăng thêm sức mạnh trong việc thúc đẩy và thực thi mô hình quản trị internet của họ, bằng chứng là những tranh cãi gần đây xung quanh Apple và NBA. Mô hình kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc đang phát triển song song với việc kiểm soát chặt chẽ của các luồng thông tin khá hấp dẫn đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Chế độ quản trị internet của Trung Quốc về cơ bản được định hướng để cân bằng lợi ích kinh tế của việc mở internet với lợi ích chính trị và an ninh trong kiểm soát internet; Bắc Kinh muốn các công ty do Trung Quốc thành lập có thể cạnh tranh toàn cầu cùng lúc vì họ muốn quản lý chặt chẽ các luồng thông tin và các rủi ro liên quan đến sự ổn định của chế độ.

Việt Nam đang cố gắng bắt chước Trung Quốc, mặc dù hai quốc gia này có thể hướng sang các vấn đề địa chính trị và công nghệ khác nhau.

Cân nhắc

Đầu tiên là các yếu tố giám sát và kiểm duyệt của luật ANM. Không phải mọi quốc gia mong muốn kiểm soát chặt chẽ trên internet chỉ quan tâm đến chính trị; Chẳng hạn, các nhà lập pháp Nga cũng đang đẩy luật internet vì lo ngại về các cuộc tấn công mạng từ Hoa Kỳ. Luật ANM của Việt Nam gần với luật của Bắc Kinh hơn, khi họ khá ngang nhiên theo dõi công dân và kiểm soát các luồng thông tin, trong khi lại ít chú trọng các mối đe dọa an ninh mạng như các cuộc tấn công lừa đảo trên mạng.

Ngay sau khi luật ANM có hiệu lực, chính phủ Việt Nam tuyên bố Facebook đã vi phạm luật khi cho đăng các nội dung vu khống chính phủ. Trong văn bản luật, việc đưa thông tin vu khống hoặc gây rối hiện được coi là hành vi vi phạm luật ANM ở Việt Nam. Luật ANM được thiết lập để cho phép chính phủ có quyền thanh lọc và tháo gỡ tất cả các nội dung về chính trị mà họ không muốn.

Kết hợp lại, đây là một phần lý do tại sao Ủy ban Bảo vệ Nhà báo CPJ, vào tháng 10 năm 2019, đã xếp Việt Nam là một trong 10 quốc gia kiểm duyệt nhiều nhất trên thế giới. Với một loạt các luật và nghị định họ thẳng tay kiểm duyệt bất kỳ sự những chỉ trích nào về chính sách và hiệu suất của chính phủ độc đảng. Giám sát và kiểm duyệt là động lực rõ ràng của luật ANM này.

Lý do thứ hai thúc đẩy kiểm soát internet của Việt Nam tương tự như Trung Quốc là yếu tố nội địa hóa dữ liệu. Nội địa hóa dữ liệu, nói rộng ra, yêu cầu các loại dữ liệu cụ thể được lưu trữ ở các vị trí địa lý cụ thể và / hoặc được xử lý theo một cách nhất định (ví dụ như không được truyền ra bên ngoài). Trung Quốc có luật địa phương hóa dữ liệu nghiêm ngặt sử dụng các định nghĩa rộng rãi về cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng để xác định loại dữ liệu nào có thể được kiểm soát theo các quy định hiện hành. Việt Nam cũng làm khá giống như vậy: buộc các công ty phải lưu / duy trì nhật ký hệ thống nếu chính phủ muốn truy cập thông tin, và bắt buộc một số doanh nghiệp nước ngoàii thu thập dữ liệu trong nước phải mở văn phòng ở Việt Nam.

Theo Tạp chí Wallstreet Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho rằng luật nội địa hóa dữ liệu này “có thể không phù hợp với các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam” theo Tổ chức Thương mại Thế giới - áp đặt các hạn chế không công bằng đối với dữ liệu cần thiết. Đây là một yêu cầu tương tự chính sách nội địa hóa dữ liệu của Trung Quốc. Trong cả hai trường hợp, nội địa hóa dữ liệu có lẽ là một cách để phần nào tăng quyền truy cập của chính phủ vào các dữ liệu được lưu trữ khác.

Lý do thứ ba có thể có sự tương đồng ở đây là vai trò lớn của Bộ Công an trong quy định an ninh mạng ở cả hai nước. Ở Trung Quốc, Bộ Công an tham gia tất cả mọi thứ từ quy định internet để bảo vệ thông tin cá nhân; tới tổ chức lại các cơ quan không gian mạng Trung Quốc, Bộ Công an giữ một vai trò nổi bật trong nước quản trị internet. Ở Việt Nam, cũng tương tự vậy - và trên thực tế, Bộ Công an Việt Nam đã soạn thảo và đề xuất luật an ninh mạng. Điều này một lần nữa có thể nhấn mạnh ý định của luật ANM là nhằm mục đích kiểm soát nội dung trực tuyến hơn là bảo vệ công dân khỏi các tác hại của an ninh mạng.

Cuối cùng, điều đáng chú ý là Việt Nam nhận sự tài trợ đáng kể của chính phủ Trung Quốc, trước đây thông qua sáng kiến Hai hành lang một vành đai và giờ là sáng kiếnnhất đới nhất lộ (BRI). Không chỉ là một cơ chế để xây dựng ảnh hưởng chung, BRI còn có thể là một cách để Bắc Kinh thúc đẩy tầm nhìn internet ở các quốc gia khác về tài chính, chính trị và công nghệ. Rốt cuộc, xuất khẩu một số loại công nghệ giám sát cho một vài chính phủ nhất định có thể khuyến khích việc áp dụng các biện pháp kiểm soát internet độc đoán, đặc biệt là khi bên nhận có thể thiếu kiểm tra và cân bằng về kiểm duyệt và giám sát kỹ thuật số. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem rằng Việt Nam đang bị BRI ảnh hưởng ngày nay ra sao so với việc bắt chước kiểm soát internet của Bắc Kinh - vì các khoản đầu tư này có thể đã tập trung vào các lĩnh vực như giao thông và năng lượng.

Mặc dù bắt chước cách tiếp cận quản trị internet của Trung Quốc, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là Việt Nam đang chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở các lãnh vực khác. Chẳng hạn, Việt Nam đang bắt đầu triển khai công nghệ 5G mà không dùng thiết bị của công ty viễn thông Trung Quốc Huawei, mà Washington đã cố gắng thuyết phục các đồng minh và đối tác do lo ngại về an ninh. Có những yếu tố kinh tế liên quan ở đây, như mong muốn của Việt Nam (giống như nhiều quốc gia khác) sử dụng các nhà cung cấp công nghệ trong nước trong nỗ lực thúc đẩy công nghiệp trong nước, nhưng cũng có thể có các yếu tố địa chính trị và an ninh.

Hà Nội không cấm Huawei trong các hệ thống 5G, nhưng có thể là vì Việt Nam cố gắng cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ, nên không để Huawei có măt trong các cơ sở hạ tầng quan trọng là đồng ý với những lo ngại của Mỹ về công ty này. Hoặc, như tờ New York Times đưa tin, chiến lược hiện tại của chính phủ Việt Nam đối với Bắc Kinh, bao gồm cả công nghệ 5G, có thể được xem là “gần nhưng không quá gần”. Điều này đúng ngay cả bên ngoài lĩnh vực kỹ thuật số. Mặc dù “Việt Nam vẫn cẩn thận không khiêu khích Trung Quốc trong khi mở rộng quan hệ với các cường quốc khác,” nhưng ông Brookings Jonathan Stromseth nhận định là “mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vẫn còn mong manh”.

Nhìn chung, Việt Nam dường như bắt chước cách tiếp cận của Trung Quốc trong quản trị internet vì mong muốn kiểm soát không gian mạng tốt hơn và đặc biệt là các luồng thông tin trong nước. Nhưng nó rất quan trọng để lưu ý những điểm bất đồng giữa hai quốc gia và lập trường chính sách của họ về các vấn đề địa chính trị và kỹ thuật số khác.

Nhìn về phía trước

Không chắc rằng Việt Nam sẽ sớm từ bỏ việc theo đuổi kiểm soát internet chặt chẽ hơn. Nghiên cứu của chúng tôi tại New America đã cho thấy Việt Nam nắm bắt khá mạnh mẽ mô hình “chủ quyền và kiểm soát” internet trước khi luật ANM có hiệu lực. Báo cáo của Freedom House năm 2019 cho thấy họ không ngừng thúc đẩy kiểm soát không gian mạng và xếp loại Internet Việt Nam là vô cùng hạn chế. Chính quyền Việt Nam cũng đã vi phạm quyền chính trị và tự do dân sự ngoài không gian mạng.

Hà Nội có thể sẽ tiếp tục thúc đẩy kiểm soát pháp lý và kỹ thuật Internet trong nước nhiều hơn nhằm kiểm soát tốt hơn - và thanh lọc - luồng dữ liệu và thông tin, tương tự như chiến lược quản trị internet của Trung Quốc. (Điều này thậm chí không đề cập đến việc tin tặc nhà nước Việt Nam đang bắt chước cách tấn công mạng của Trung Quốc.)

Ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc đối với quản trị internet vẫn còn mạnh mẽ và tiếp tục phát triển nhờ đầu tư nước ngoài, áp lực chính trị, ngoại giao trên các diễn đàn quốc tế, đào tạo và xuất khẩu công nghệ, thúc đẩy sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và các cơ chế khác. Mặc dù không phải quốc gia nào cũng kiểm soát internet chặt chẽ cũng nên được so sánh hoàn toàn với Trung Quốc - và trong khi Việt Nam nói riêng đang chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực - quy định thắt chặt internet của Việt Nam cho thấy điều gì có thể xảy ra khi một quốc gia có khả năng và ý chí làm theo cách kiểm soát internet của Trung Quốc.

J.S.

Justin Sherman (@jshermcyber) là thành viên chính sách an ninh mạng tại New America, thành viên tại Trung tâm Luật & Công nghệ Duke tại Trường Luật Đại học Duke, và một sinh viên tại trường Đại học Duke.

Nguồn: Vietnam's Internet Control: Following in China's Footsteps ...

VNTB gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn