Lưu Hiểu Ba được giải Nobel Hòa Bình – Trung Hoa sôi tiết

(lượm lặt từ BBC bản tin tiếng Anh ngày Thứ bảy 9-10-2010)

clip_image002Thời đại thông tin, chỉ ai đó cố tình nhắm mắt mới không đọc tin, và thế là sáng nay bỗng dưng đọc được những dòng tin dưới đây – bèn dịch, vừa dịch vừa cười thầm một điều thế này:

Một ngàn năm trước, cụ Lý Thái Tổ có công lớn dựng nước trên một bề thế mới ở đô thành Thăng Long. Nhưng vào thời đại cụ, chưa có khái niệm đấu tranh giai cấp, càng chưa có cái bậc cao hơn nữa là đấu tranh cho nhân quyền. Thế nhưng trong văn học dân gian chẳng thiếu gì những “cánh én báo hiệu mùa xuân” nào nữ quyền, nào nhân quyền, nào giai tầng quyền…

Bây giờ đây, ai nào vỗ ngực “Tinh Hoa Thời Đại” thì cũng sẽ vỗ ngực “Tinh Hoa Nhân Quyền”, xin ông/bà cô/cậu làm ơn cùng đọc mấy dòng tin này rồi xin có đôi lời bình luận (bất kể kiểu gì)… gửi đông đảo bạn đọc cùng chia sẻ.

Xin cám ơn.

Người dịch: Phờ Tờ

Vụ trao giải Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba làm cho khắp nơi cả ở phương Tây

cũng như ở Hồng Kông bùng lên phong trào đòi thả ông Lưu.

Trung Hoa tức giận lên án quyết định trao giải Nobel Hòa Bình cho phần tử bất đồng chính kiến đang ngồi tù Lưu Hiểu Ba.clip_image004

Chính phủ Bắc Kinh triệu tập đại sứ Na-Uy tới để phản đối. Họ gọi ông Lưu là “kẻ tội phạm” và nói rằng trao giải thưởng như rứa là vi phạm các nguyên tắc của giải Nobel và có khả năng tổn hại đến các mối quan hệ giữa Trung Hoa với Na-Uy.

Ủy ban giải thưởng Nobel của Na-Uy nói ông Lưu Hiểu Ba là “biểu trưng cao nhất” của cuộc đấu tranh cho nhân quyền ở nước Trung Hoa.

♥ ♥ ♥

Tin tức liên quan

(Cùng nguồn, ngày 9-10-2010)

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kêu gọi thả ngay ông Lưu Hiểu Ba

"Chúng tôi kêu gọi chính quyền Trung Hoa thả ông Lưu Hiểu Ba càng sớm càng tốt”, ông Obama, người được nhận giải Nobel Hòa bình năm ngoái, phát biểu trong một bản tuyên bố.

"Trải 30 năm qua, Trung Hoa đã đạt được sự tiến bộ vô cùng mạnh mẽ trong cải cách kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân, làm cho hàng trăm triệu người dân thoát khỏi đói nghèo.

"Tuy nhiên, việc trao giải này [cho ông Lưu Hiểu Ba] nhắc nhở chúng ta rằng việc cải tổ về chính trị [ở Trung Hoa] vẫn chưa tiến kịp cải cách kinh tế, và quyền con người của từng người đàn ông, đàn bà và trẻ nhỏ ở đây cần phải được tôn trọng”, ông Obama nói.

Các nước phương Tây khác cũng hối thúc Trung Hoa hãy thả ông Lưu Hiểu Ba.

“Xúc phạm”

Ông Lưu Hiểu Ba năm nay 54 tuổi là nhà lãnh đạo chủ chốt các cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Năm ngoái ông lãnh án 11 năm tù ngồi vì “khích động nổi loạn” và thảo ra bàn Hiến Chương 08 đòi hỏi dân chủ đa nguyên đa đảng và tôn trọng các quyền con người ở Trung Hoa.

Khi tuyên bố giải Nobel Hòa bình 2010 tại Oslo, Ủy ban Giải thưởng này nói: "Ông Lưu Hiểu Ba trước sau như một đều cho rằng bản án dành cho ông đã vi phạm cả hiến pháp của chính nước Trung Hoa lẫn các quyền cơ bản nói chung của con người."

♥ ♥ ♥

Tin tức liên quan

(Cùng nguồn, ngày 9-10-2010)

Phân tích

(Của Martin Patience, phòng viên BBC tại Bắc Kinh)

Mấy tuần trước khi công bố giải Nobel Hòa bình năm 2010, Bắc Kinh ra những tuyên bố rất cứng rắn. Họ nói rằng Lưu Hiểu Ba không đáng là một ứng viên cho giải này. Bắc Kinh coi ông ta là một tên tội phạm và cho rằng trao giải thưởng cho ông ta có thể làm tổn hại đến những mối quan hệ giữa Trung Hoa và Na-Uy.

Nhiều người Trung Hoa sẽ thấy đây là một cuộc tấn công của phương Tây vào những gì lâu nay họ vẫn khư khư giữ gìn, và chắc hẳn có nhiều nhà theo chủ nghĩa dân tộc sẽ coi đây là một dẫn chứng rõ rệt phương Tây tìm cách mô tả Trung Quốc như con quỷ.

Tuyên bố của Ủy ban giải thưởng Nobel Hòa bình không tới được vô số người dân bình thường. Chính quyền [Trung Hoa] đã rất thành công trong việc tìm cách để ông Lưu Hiểu Ba không có được bất kỳ mối quan hệ nào với công chúng.

Bản tuyên bố ca ngợi ông Lưu Hiểu Ba về cuộc “trường kỳ đấu tranh không bạo lực" và làm nổi bật niềm tin vào “những mối quan hệ khăng khít giữa quyền con người và hòa bình ".

Đoạn trích từ bản tuyên bố mô tả ông Lưu Hiểu Ba là “biểu trưng cao nhất” của cuộc đấu tranh to lớn trên nhiều phương diện cho nhân quyền ở nước Trung Hoa.

Bắc Kinh ngay lập tức lên án việc trao giải thưởng này, nói rằng việc đó có thể làm tổn hại quan hệ giữa Trung Hoa với Na-Uy.

Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Hoa Mã Triệu Tô (?) nói: "Lưu Hiểu Ba là một kẻ tội phạm đã vi phạm luật pháp nước Trung Hoa. Việc Ủy ban trao giải cho một con người như vậy là vi phạm hoàn toàn các nguyên tắc của giải và xúc phạm bản thân giải thưởng hòa bình."

Sau vụ đó, Na-Uy cho biết đại sứ nước mình đã bị triệu tập tới Bộ ngoại giao Trung Hoa.

"Họ muốn [chúng tôi] chính thức chia sẻ … sự bất đồng của họ và sự phản đối của họ," một nữ phát ngôn nhân của Na-Uy cho biết.

"Chúng tôi nhấn mạnh rằng đây là một Ủy ban độc lập, và mối quan hệ song phương Trung Hoa – Na-Uy cần thiết phải được tiếp tục," bà nói thêm.

“Gia tăng đồng thuận”

Không giống như trường hợp các giả Nobel khác được điều hành bởi Thụy Điển, giải Nobel Hòa bình được điều hành bởi một ủy ban do Nghị viện Na-Uy cử ra và điều hành tại Oslo.

Giải thưởng Nobel Hòa bình được nhận kèm 10 triệu kronor Thụy Điển ($1.5 triệu đô-la Hoa Kỳ hoặc £944,000 bảng Anh) và được trao tại Oslo vào ngày 10 tháng Mười Hai.

Tại New York, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Ban Ki-moon nói giải thưởng cho ông Lưu Hiểu Ba là "một sự thừa nhận lòng đồng thuận quốc tế ngày càng cao nhằm cải thiện thực tiễn quyền con người và nâng cao nền văn hóa trên khắp thế giới”.

Phát ngôn nhân chính phủ Đức Steffen Seibert nói Trung Hoa nên thả ông Lưu Hiểu Ba để ông có thể tham gia lễ trao giải cho ông.

Bộ trưởng ngoại giao Pháp Bernard Kouchner cũng hoan nghênh giải thưởng này và kêu gọi Trung Hoa thả ông Lưu Hiểu Ba.

Ủy viên Nhân quyền Liên Hiệp quốc Navi Pillay nói giải thưởng này đã công nhận "một người bảo vệ danh giá nhất các quyền con người đích thực.”

Bà Lưu Hạ, vợ ông Lưu Hiểu Ba nói rằng bà “vô cùng sung sướng” vì việc trao giải này cho ông Lưu Hiểu Ba.

Bà nói với hãng tin Pháp AFP: "Tôi muốn ngỏ lời cảm ơn tất cả những ai đã ủng hộ Lưu Hiểu Ba. Tôi yêu cầu chính phủ Trung Hoa phải thả ông Lưu Hiểu Ba ra."

Bà Lưu nói Công an đã cho bà biết rằng chủ nhật tới họ sẽ đưa bà tới nhà tù nơi ông Lưu bị giam giữ ở Đông-Bắc tỉnh Liêu Ninh để bà báo tin cho ông.

♥ ♥ ♥

Tin tức liên quan

(Cùng nguồn, ngày 9-10-2010)

Các nhà bất đồng chính kiến được nhận giải Nobel Hòa bình

  • 2003 – luật gia và nhà hoạt động người Iran Shirin Ebadi
  • 1991 – Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo đối lập, người khởi xướng phong trào dân chủ tại My-an-ma (Miến Điện)
  • 1983 – Lech Walesa, người đứng đầu Công đoàn “Đoàn kết”, mũi xung kích của phong trào phản đối chế độ cộng sản tại các nước Đông Âu
  • 1980 – Adolfo Esquivel, nhà hoạt động nhân quyền Achentina bị cầm tù vì tố cáo cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” của nước này [bắt những người bất đồng chính kiến chở ra biển và quẳng xuống]
  • 1975 – Andrei Sakharov, nhà vật lý hàng đầu nước Nga, nhà hoạt động nhân quyền Nga
  • 1960 – Albert Lutuli, nhà hoạt động lật đổ chế độ apartheid Nam Phi
  • 1935 – Carl von Ossietzky, nhà báo Đức bị bọn phát xít cầm tù năm 1933

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn