Công hàm ngoại giao ngày 14 tháng 9 năm 1958 có hợp pháp không?

Phan Thành Đạt

Theo đòi hỏi của Trung Quốc, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi bao gồm cả các quần đảo Tây Sa và Nam Sa ( tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, Thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai công nhận quyết định này của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ đó, Trung Quốc dựa trên tài liệu này để chiếm dần các hòn đảo thuộc chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Đầu tiên, ngày 17 đến 19 tháng 1 năm 1974, hải quân Trung Quốc đã chiếm đảo Hoàng Sa sau một trận hải chiến ác liệt với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. 58 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống, song các anh không giữ được mảnh đất thiêng liêng của cha ông. Trung Quốc bắt sống 48 người khác và trả tự do cho họ ở Hồng Kông qua con đường Chữ Thập Đỏ. Cộng đồng quốc tế lên án Trung Quốc vì hành động xâm lược lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa.

Tiếp theo, hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng một số đảo và đảo chìm, bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hải quân nhân dân Việt Nam đưa quân ra bảo vệ đánh trả, cuộc chiến nổ ra ngày 14/3/1988, Việt Nam mất 3 tàu vận tải, 64 chiến sĩ đã hi sinh, Trung Quốc chiếm đóng thêm một số lãnh thổ của Việt Nam trên biển, đó là đảo đá Gạc Ma. Việt Nam giữ được đảo đá Co Lin và Len Dao.

Trung Quốc đã lợi dụng công hàm ngoại giao ngày 14/9/1958 để biện hộ trước cộng đồng quốc tế về những hành động xâm lăng của mình. Tuy nhiên công hàm ngoại giao này không có giá trị về mặt pháp lý. Một mặt, công hàm ngày 14/9/1958 đã vi phạm nghiêm trọng một số điều của Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam. Mặt khác, công hàm này không tôn trọng những điều khoản quy định tại Hội nghị Genève được ký kết năm 1954 giữa Việt Nam và Pháp. Hội nghị này cũng có sự tham gia của Trung Quốc, Liên bang Xô Viết và chính phủ miền Nam – Sài Gòn.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng là người ký công hàm ngoại giao này. Ông là một người có văn hóa, là một trong những người sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông cũng là người ở bên cạnh nhân dân Việt Nam trong những lúc khó khăn của lịch sử. Tuy vậy, chúng ta vẫn có quyền trách ông, thế hệ tương lai cũng sẽ trách ông. Vì sao một văn bản vi hiến như vậy mà vẫn có thể được ký kết? Bởi vì văn bản đó không có giá trị về mặt pháp lý. Phải chăng sự ảo tưởng về một thế giới đại đồng được vẽ lên bởi những tư tưởng của chủ nghĩa Cộng sản. Điều ảo tưởng đấy đã chiến thắng chủ nghĩa dân tộc? Điều ấy cũng khiến cho ông quên đi câu chuyện về chiếc nỏ thần của thần Kim Quy hay chăng?

I. Công hàm ngoại giao ngày 14/9/1958 mang tính chất vi hiến

- Điều thứ 4 trong Hiến pháp năm 1946 có ghi rằng: mỗi công dân Việt Nam phải: bảo vệ tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật.

- Điều thứ 32 nêu rằng những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu 2/3 tổng số nghị viện đồng ý. Cách thức phúc quyết sẽ do luật định.

- Điều thứ 53 quy định mỗi sắc lệnh của chính phủ phải có chữ ký của Chủ tịch nước Việt Nam và tùy theo quyền hạn các bộ, phải có một hay nhiều vị Bộ trưởng tiếp ký. Các vị Bộ trưởng ấy phải chịu trách nhiệm trước nghị viện.

Công hàm ngoại giao này vi hiến bởi vì lúc đó hiến pháp hiện hành là Hiến pháp năm 1946. Công hàm này đã vi phạm Điều 32 và Điều 53. Hơn nữa, Điều thứ 52 của Hiến pháp năm 1946 ghi nhận những quyền hạn của chính phủ không có khoản nào nói về quyền hạn của Thủ tướng chính phủ trong việc ban hành công hàm ngoại giao liên quan đến việc thừa nhận chủ quyền biển đảo Việt Nam cho nước ngoài. Theo nguyên tắc đó, công hàm ngoại giao này không có tính pháp lý và phải hủy bỏ vì nó trái với các điều khoản trên ghi trong Hiến pháp.

Vấn đề công nhận chủ quyền đất đai và biển đảo của Việt Nam cho một nước khác không thuộc thẩm quyền của chính phủ. Vấn đề này cũng không thể thực hiện được bằng một hiệp định song phương nếu như nó không được đưa ra thảo luận và được Quốc hội thông qua với 2/3 số phiếu, hay chính nhân dân thông qua, qua con đường trưng cầu dân ý (Điều thứ 32 Hiến pháp năm 1946). Bởi vì chủ quyền đất đai và biển đảo của Việt Nam là tài sản của nhân dân Việt Nam để chuyển nhượng những tài sản này cho nước ngoài phải được nhân dân hay đại biểu của nhân dân ưng thuận. Đại biểu của nhân dân ở đây là Quốc hội. Ví dụ cuộc trưng cầu dân ý ở Úc, người dân đã đi bỏ phiếu để quyết định liệu lãnh thổ của đất nước họ vẫn thuộc về Nữ hoàng Anh hay không, hay thuộc về chính đất nước họ? Người dân Úc đã bỏ phiếu có và mong muốn lãnh thổ của họ vẫn thuộc về đế chế cai trị của Nữ hoàng Anh.

Các đại biểu Quốc hội được người dân bầu trực tiếp, chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định một vấn đề hệ trọng như thế vì nó liên quan đến vận mệnh quốc gia. Đại biểu Quốc hội đại diện cho nhân dân, bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của người dân, nếu không có sự thông qua của Quốc hội, việc chuyển nhượng lãnh thổ và biển đảo của Việt Nam của chính phủ cho một nước khác đều không có giá trị pháp lý. Công hàm ngoại giao ngày 14/9/1958 vậy là vi hiến (Điều thứ 32 Hiến pháp 1946).

Một cá nhân hay một Chính phủ không có thẩm quyền thừa nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam cho một nước láng giềng bởi vì chủ quyền ấy thuộc về nhân dân, chỉ có nhân dân hay người đại biểu của nhân dân mới có quyền làm việc ấy.

Theo Hans Kelsens, luật gia người Áo vĩ đại của thế kỉ 20, bộ máy luật pháp của mỗi nước được sắp sếp theo sơ đồ hình kim tự tháp. Văn bản giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp, tất cả các văn bản khác đều có giá trị dưới Hiến pháp. Các văn bản này nếu vi hiến thì không được ban hành và nếu có ban hành thì không có giá trị.

clip_image002

René Chapus, Giáo sư nổi tiếng về luật hành chính của Pháp đã tuyên bố rằng vị trí thứ bậc của một văn bản pháp lý được dựa trên vị trí của tác giả văn bản ấy trong hệ thống hành chính. Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ có thẩm quyền ban hành sắc lệnh hay chỉ thị theo mức độ cấp bộ theo Điều thứ 52 của Hiến pháp năm 1946. Như vậy, công hàm ngoại giao gửi chính phủ Trung Quốc chỉ có giá trị pháp lý ngang hàng một sắc lệnh hay một thông tư. Tuy nhiên, nội dung của công hàm này vượt quá khả năng quyền hạn của Thủ tướng. Do đó, công hàm không có giá trị phải thi hành. Phía nhận công hàm cũng không có cơ sở để bắt bên ký phải thực hiện vì công hàm này sai từ gốc. Nếu muốn công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên một số vùng lãnh hải của Việt Nam, vấn đề này cần phải được Quốc hội thông qua bằng một văn bản pháp lý đúng với Hiến pháp, hay chính nhân dân sẽ thông qua bằng hình thức bỏ phiếu. Tuy nhiên điều này không có trong công hàm ngày 14/9/1958. Hơn nữa công hàm này không có chữ ký bổ sung của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo Điều thứ 53 của Hiến pháp năm 1946.

II. Công hàm ngoại giao vi phạm luật quốc tế

Theo Hiệp định Genève ký năm 1954, lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt tại vĩ tuyến 17. Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đương nhiên thuộc về Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa. Nhà nước này độc lập, hợp pháp và đã được Liên Hiệp Quốc công nhận. Việt Nam Cộng Hòa là một thành viên chính thức của tổ chức này. Các cơ quan ngoại giao của nhà nước này có mặt ở nhiều nước trên thế giới và các quốc gia này cũng có Đại sứ quán tại Sài Gòn cho đến năm 1975. Chủ quyền của Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa chứ không phải Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bởi vì Hiệp định Genève nêu rõ giới tuyến của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ đến vĩ tuyến 17– nơi có dòng sông Bến Hải và cây cầu Hiền Lương bắc qua.

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng biết rất rõ ranh giới này, bởi vì chính họ đã khuyên chính phủ Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm khu vực chia cắt hai miền. Điều này được Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định trong tác phẩm «Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử», Đại tướng có kể rằng sau chiến thắng Điện Biên, Hồ Chí Minh và Đại tướng lên đường sang Trung Quốc, “chuyến đi bằng xe lửa kéo dài nhiều ngày, phía Việt Nam đến Trung Quốc để thảo luận về hiệp định sắp tới. Việt Nam muốn chọn vĩ tuyến 16 làm giới tuyến hai miền, nhưng các bên khác sẽ không đồng ý, còn phía bạn khuyên chúng ta chọn vĩ tuyến 17».

Công hàm ngoại giao thừa nhận những yêu sách của Trung Quốc về một số vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Genève. Công hàm này không tôn trọng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam Cộng Hòa.

Một câu hỏi sẽ được đặt ra: Vì sao chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại đặt bút ký một văn bản vi hiến gây nhiều tranh cãi như vậy? Văn bản ấy ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam sau này.

Chúng ta cần phải hiểu bối cảnh lịch sử vào lúc ra đời công hàm này, giai đoạn những năm 50, 60. Khi ấy, các nước cộng sản rất đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái giữa các nước được nêu cao. Liên bang Xô Viết và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là những nước đi đầu, tinh thần cộng sản quốc tế bao trùm toàn bộ đời sống xã hội. Ở Trung Quốc và Việt Nam khắp nơi đều treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông. Khối xã hội chủ nghĩa sát cánh bên nhau để đương đầu với khối tư bản. Trung Quốc và Liên bang Xô Viết giúp đỡ tận tình Việt Nam vì Việt Nam là chiến tuyến chống chủ nghĩa tư bản. Trung Quốc là người anh em và là người đồng chí thân thiết, còn Việt Nam Cộng Hòa là đồng minh của đế quốc Mỹ và khối tư bản. Tình đồng chí, anh em giữa Việt Nam và Trung Quốc được thể hiện thông qua sự giúp đỡ về vật chất và sự có mặt một phái đoàn quân sự Trung Quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay một số lực lượng khác rồi sau đó trao trả lại cho quân giải phóng Trung Quốc. Phía Trung Quốc năm 1957 chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ từ tay một số lực lượng khác rồi cũng trao trả lại cho Việt Nam. Tình đồng chí, anh em giữa hai nước cũng được khẳng định thông qua bài phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh của một phóng viên Pháp năm 1962. Câu hỏi của phóng viên: thưa ngài Chủ tịch, ngài nghĩ thế nào về những bất đồng giữa liên bang Xô Viết và Trung Quốc? Câu trả lời: đây là công việc nội bộ của chúng tôi, chúng tôi sẽ sắp xếp mọi thứ, rồi sẽ ổn thôi.

Câu hỏi của phóng viên Pháp: Liệu Việt Nam có thể trở thành một quốc gia sân sau của Trung Quốc? Câu trả lời của chủ tịch Hồ Chí Minh: Không bao giờ.

Công hàm ngoại giao ngày 14/9/1958 được ký kết trong hoàn cảnh ấy. Công hàm này chỉ có mục đích để Trung Quốc bảo vệ vùng biển nơi có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nếu không, Việt Nam sẽ mất đi vị trí chiến lược, vì khi ấy, miền Bắc Việt Nam phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, trợ giúp sức người, sức của cho nhân dân miền Nam. Trung Quốc là người đồng chí và anh em của Việt Nam. Trung Quốc có thể bảo vệ các đảo này tốt hơn cho Việt Nam trong một thời gian. Khi đất nước thống nhất, Việt Nam sẽ tiếp quản lại. Tuy nhiên, niềm tin của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã bị người đồng chí môi hở răng lạnh lừa dối. Do vậy, việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam là bất hợp pháp và bị cộng đồng quốc tế lên án. Trường Sa và Hoàng Sa vĩnh viễn thuộc về lãnh hải của Việt Nam. Các thế hệ Việt Nam luôn ghi tạc biết điều này. Nếu không, chúng ta sẽ không xứng đáng với tổ tiên, những người đã giữ gìn lãnh thổ từ hàng nghìn năm nay.

III. Bãi bỏ công hàm ngoại giao ngày 14/9/1958

Bãi bỏ công hàm này rất đơn giản, về mặt luật pháp, chúng ta chỉ cần viết thêm một điều mới trong bản Hiến pháp sau khi đã sửa đổi Hiến pháp 1992: Tất cả các hiệp định song phương hay công hàm ngoại giao vi phạm chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam được ký giữa Việt Nam và Trung Quốc hay được một bên đơn phương công nhận đều không có giá trị pháp lý vì vi hiến. Các văn bản này phải bị hủy bỏ ngay lập tức vì chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của Việt Nam không được tôn trọng.

Điều này của Hiến pháp năm 1992 được áp dụng đối với tất cả các hiệp định song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc bao gồm cả công hàm ngoại giao ngày 14/9/1958. Điều này một khi được ban hành trong Hiến pháp sẽ có giá trị pháp lý đối với tất cả các hiệp định và công hàm ngoại giao trước đây.

Chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là không phủ nhận được.

Cấm không được sửa đổi điều quy định này trong Hiến pháp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam.

P.T.Đ.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

–––––––––––––––––––––––––––––––

La note diplomatique du 14 septembre 1958 est-elle légitime?

Phan Thanh Đat

Selon les revendications du gouvernement chinois, le 4/9/1958, le Premier ministre chinois Zhou Enlai a proclamé devant la communauté internationale la décision du gouvernement chinois sur sa souveraineté de 12 mille, du territoire chinois aux îles plus lointaines dans la haute mer y compris les îles de Paracels et Spraleys qui appartiennent en général au Vietnam. Répondant à cette déclaration, le Premier ministre Pham Van Dong a envoyé une note diplomatique, le 14 septembre 1958, à Zhou Enlai dans laquelle le Chef de l’exécutif a validé les revendications du gouvernement chinois. La Chine depuis lors se réfère sur ce document contestataire pour s’emparer pas à pas des eaux maritimes du Vietnam.

Premièrement, la marine chinoise a accaparé l’île de Spraleys dans un combat acharné avec celle du régime de Saigon. 58 soldats du Sud du Vietnam sont morts pourtant les soldats du Vietnam du Sud n’ont pas pu sauvegarder cette île du Vietnam. La Chine a capturé les 48 autres soldats et ne les a libérés qu’à Hongkong. La communauté internationale a condamné l’invasion chinoise.

Deuxièmement, la marine chinoise a occupé certains îlots immergés appartenant aux archipels de Paracels. La marine vietnamienne y était pour les protéger. La bataille s’est déclarée au matin du 14 mars 1988. La Chine a détruit 3 bateaux de transport du Vietnam et 64 soldats vietnamiens se sont sacrifiés. La Chine a pris l’îlot de Gac Ma. Pourtant, le Vietnam a réussi à sauvegarder les îlots Co Lin et Len Dao.

La Chine a profité de la note diplomatique du 14 septembre 1958 pour convaincre l’opinion internationale qui condamne ses opérations militaires. Pourtant, cette note diplomatique n’a aucune valeur juridique. D’une part, celle-ci a gravement violé les dispositions de la Constitution de 1946. D’autre part, elle n’a pas respecté les clauses de l’accord de Genève signé en 1954 entre le Vietnam et la France avec la participation des pays à savoir la République populaire de Chine, l’Union Soviétique, les Etats-Unis, et le Vietnam du Sud.

Quant au Premier ministre Pham Van Dong, l’auteur de cet acte contestataire et inconstitutionnel est un homme cultivé, un des fondateurs de la République démocratique du Vietnam. Il se trouve toujours à côté du peuple vietnamien dans les circonstances les plus périlleuses. Pourtant nous lui reprochons, les générations futures lui reprocheront cet acte. Cette note diplomatique ne conforme pas à la Constitution et il connaît peut-être bien son inconstitutionnalité. Est-ce que l’utopie d’un monde universel et fraternel dessiné par le communisme triomphe sur l’idéologie du nationalisme? Cela le fait oublier la légende de l’arbalète magique du roi An Duong Vuong volée? Les conseils de nos ancêtres sont toujours utiles pour aujourd’hui et demain.

I. Une note diplomatique inconstitutionnelle

La Constitution de 1946 dont l’article 4 énumère que chaque citoyen doit défendre la patrie, respecter la Constitution et la loi, l’article 32 reconnaît que toutes les affaires relatives au destin de la Nation doivent être soumises au peuple et c’est le peuple qui décide, pourtant si les deux tiers des parlementaires sont tombés d’accord la décision sera admise par une loi. L’article 53 énonce que tous les décrets du gouvernement doivent être cosignés par le Président de la République Démocratique du Vietnam. Les décrets doivent également être cosignés par les ministres en fonction du pouvoir de chaque ministère. Les ministres cosignataires sont responsables devant l’Assemblée nationale.

Cette note diplomatique est inconstitutionnelle parce qu’elle a violé les dispositions des articles 32 et 53 de la Constitution 1946. D’ailleurs, l’article 52 n’attribue aucun pouvoir au Premier ministre sur la compétence de signer une note diplomatique ayant pour but de céder la souveraineté des eaux maritimes du Vietnam à un pays étranger. En principe, cette note diplomatique est tout à fait illégale en vertu de la Constitution 1946. En effet, la question de cession de territoire et des eaux maritimes ne relève pas de la compétence du gouvernement. Elle ne peut non plus se réaliser par un accord bilatéral si elle n’a pas été discutée et acceptée par l’Assemblé nationale ou par le peuple lui-même par la voie référendaire. Car le territoire et les eaux maritimes y compris les îles représentent la souveraineté du Vietnam. Il s’agit des biens communs du peuple vietnamien. Pour les céder à un pays voisin, il faut le consentement du peuple ou de l’Assemblée nationale, représentant du peuple. Par exemple, le référendum en Australie, les habitants ont voté pour décider si le territoire de ce pays appartient à la Couronne britannique ou il s’éloigne de la Couronne. Le résultat, les Australiens ont voté non. C’est-à-dire ce pays reste sous le protectorat de la Couronne britannique ou le territoire appartient à la Reine.

Les représentants de l’Assemblée nationale du Vietnam ont été élus au suffrage universel direct. Ils peuvent donc décider une telle question car ils présentent le peuple et protègent des intérêts légitimes du peuple. En l’absence des débats parlementaires, et de leur permission, toutes les cessions du territoire et des eaux maritimes n’ont aucune valeur juridique. La note diplomatique du 14 septembre 1958 est bel et bien illégale. Un individu ou un gouvernement n’a aucune compétence de céder la souveraineté territoriale ou maritime du Vietnam à un pays voisin car cette souveraineté appartient exclusivement au peuple vietnamien qui exerce seul son pouvoir souverain soit par lui-même soit par l’Assemblée nationale, son représentant unique.

Il faut décrire ici une autre question s’agissant de la hiérarchie des normes juridiques en forme pyramidale. Selon Hans Kelsen, juriste autrichien le plus éminent du XXème siècle, la Constitution a une valeur suprême dans la hiérarchie des normes juridiques internes, ensuite les lois organiques, les lois ordinaires et les décrets et en fin les circulaires et les arrêtés. Voir le schéma:

clip_image004

René Chapus, le grand professeur du droit administratif français a déclaré que La place d’une norme juridique relève de celle de l’auteur de l’acte. Etant Premier ministre, Monsieur Pham Van Dong ne dispose que de la compétence d’éditer le décret ou la circulaire au niveau de son ministère. Les compétences du gouvernement sont attribuées par l’article 52 de la Constitution de 1946. Aucune disposition de cet article détermine le pouvoir de signer la note diplomatique dans le but d’accorder une partie de souveraineté des eaux maritimes du Vietnam à un pays étranger. Il en résulte que la note diplomatique envoyée au gouvernement chinois porte une valeur juridique égale à un décret ou à une circulaire. Pourtant, le contenu de ce document dépasse la compétence de son auteur donc cette note diplomatique n’a pas d’effet exécutoire.

Il s’agit d’un acte non décisoire puisque la reconnaissance des zones maritimes du Vietnam à la Chine doit être une loi voire une disposition constitutionnelle consentie par le parlement de la République démocratique du Vietnam ou par les Vietnamiens eux-mêmes. Or, ici ce n’est pas le cas. Cette note diplomatique du 14 septembre 1958 demeure donc illégale et elle n’a pas de valeur juridique à défaut de pouvoir de son auteur.

II. Une note diplomatique non conforme au droit international

Selon l’accord de Genève signé en 1954, le Vietnam s’est divisé en deux parties dont la démarcation est fixée par le 17ème parallèle. Les Paracels et Spraleys appartiennent évidemment au Vietnam du Sud. Cet Etat est indépendant, autonome, légitime et reconnu par l’ONU. Car le Vietnam du Sud est devenu un membre officiel de cette organisation internationale. Il avait un corps diplomatique présent dans plusieurs pays du monde et ces pays disposaient également de leur corps diplomatique à Saigon jusqu’à 1975. La souveraineté des Paracels et Spraleys relève du Vietnam du Sud, et non du Vietnam du Nord. Car l’accord de Genève définit que le territoire du Vietnam du Nord s’allonge jusqu’au 17ème parallèle borné par la rivière de Ben Hai sur laquelle enjambe le pont de Hien Luong.

La République populaire de Chine quant à elle connait bien cette démarcation du territoire du Nord du Vietnam. Parce que c’est elle qui a conseillé le gouvernement de Hanoï de fixer son territoire par le 17ème parallèle. Cela est prouvée à travers la narration du général Vo Nguyen Giap. En effet, le général Giap a fait savoir dans son livre célèbre intitulé « Dien Bien Phu, un lieu de rencontre historique » que: « Après la victoire de Dien Bien Phu, l’oncle Ho et moi, nous avons pris le train pour aller en Chine pour discuter un accord entre le Vietnam et la France… Nous avons voulu choisir le 16ème parallèle comme la démarcation entre le Nord et le Sud et ce sera le but de délibération à la conférence de Genève, quant à la Chine, notre amie nous a conseillé de choisir le 17ème parallèle.»

La note diplomatique qui reconnaît la souveraineté de la Chine sur certaines zones maritimes du Vietnam, a violé l’accord de Genève. Parce qu’elle ne respecte pas la souveraineté territoriale et maritime du Vietnam du Sud.

Une question intéressante pourra être posée: « Pourquoi le gouvernement vietnamien du Nord a-t-il signé un tel acte contestataire au détriment de la souveraineté des eaux maritimes du Vietnam?

Il nous faut jeter un regard rétrospectif vers le contexte historique des années 50 et 60 où Il y avait une très grande solidarité entre les pays communistes dont les deux pays en tête sont l’Union Soviétique et la République populaire de Chine. L’esprit du communisme couvre tous les domaines de la vie sociale quotidienne, les mots d’ordre étaient partout présents: « Prolétaires universels, unissez-vous ». On voyait souvent le portrait de Ho Chi Minh et de Mao Zedong en Chine et au Nord du Vietnam. Le bloc communiste se trouvait côte à côte pour confronter le bloc capitaliste méchant dont l’Amérique du Nord est en tête. La Chine et l’Union Soviétique aidaient avec ferveur le Vietnam puisque ce pays était l’avant-garde face à l’agression capitaliste. La Chine était une grande sœur du Vietnam et le Vietnam, un petit frère tandis que le Vietnam du Sud demeurait un allié de l’agresseur Américain. La fraternité sino-vietnamienne se confirme par l’aide des matériels et la présence d’une délégation militaire durant la bataille de Dien Bien Phu. En 1949, l’armée vietnamienne du Nord a attaqué et occupé la région montagneuse Truc Son du territoire chinois, détenue par les forces dissidentes et en suite elle l’a rendue à l’armée chinoise. De son côté, l’armée chinoise a pris l’île Bach Long Vi des mains des autres forces et elle l’a rendue au Vietnam. La fraternité entre les deux pays a également été confirmée par les paroles du Président Ho Chi Minh à travers une interview réalisée par une journaliste française en 1962: « La question: Monsieur le Président, que pensez-vous sur les disputes entre l’Union Soviétique et la Chine. La réponse: il s’agit de nos affaires intérieures et nous allons arranger, ça va passer ».

La question: le Vietnam pourra –t-il devenir un pays satellite de la Chine? La réponse: Jamais

La note diplomatique du 14 septembre 1958 a été tamponnée et signée dans ce contexte. Elle a seulement pour but de préserver les Paracels et Spraleys sinon ces îles peuvent être tombées dans les mains d’autres forces hostiles car elle avait une position stratégique. Le Nord du Vietnam devait réaliser deux missions grandioses à cette époque-là: l’avancement vers le socialisme et le soutien matériel et humain aux habitants dans le Sud pour leur œuvre de la résistance. Le Nord du Vietnam aurait du mal à préserver ces îles qui appartiennent officiellement au gouvernement du Sud. La Chine était à la fois un camarade et une grande sœur, elle pourrait les protéger pendant un certain temps lors que le Vietnam qui se réunira, les récupèrera. Pourtant, la conviction du Premier ministre Pham Van Dong a été trompée par son propre camarade. Malgré tout, l’occupation des Spraleys et d’une partie de Paracels par la Chine est illégitime et contestable sous les yeux de la communauté internationale. Les Paracels et Spraleys appartiennent perpétuellement au territoire du Vietnam. Toutes les générations vietnamiennes doivent le reconnaître. Si non, nous ne sommes pas dignes de nos ancêtres vaillants qui ont préservé l’intégrité du territoire depuis des milliers d’années.

III. L’abrogation nécessaire de la notre diplomatique du 14 septembre 1958

L’abrogation de cet acte est simple. Il nous faut écrire une nouvelle disposition constitutionnelle grâce à une révision constitutionnelle de la Constitution de 1992: tous les accords bilatéraux ou multilatéraux et notes diplomatiques qui violent l’intégrité et la souveraineté du territoire et des eaux maritimes du Vietnam, n’ont pas de valeur juridique et ils sont inconstitutionnels et ils doivent être immédiatement abrogés si la souveraineté territoriale ou maritime du Vietnam n’a pas été respectée.

Cet article de la Constitution a une valeur rétroactive vis-à-vis de tous les accords bilatéraux entre le Vietnam et la Chine, y compris la note diplomatique du 14 septembre 1958.

La souveraineté du Vietnam sur les îles de Paracels et Spraleys est incontestable.

Il est interdit de réviser cet article de la Constitution de 1992.

P.T.Đ.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn