Tư duy người và tư duy máy về Nghị định 168

22/01/2025

Mạc Văn Trang

Nghị định 168 về xử phạt các lỗi giao thông đường bộ, được thi hành từ ngày 1/1/2025, đã gây ra những phản ứng trái chiều trong xã hội.

 

A. Tư duy của người Nhà nước

Theo các báo, đài của Tuyên giáo - tất cả đều copy Thông báo của của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) như sau:

“Theo Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), tính từ ngày 1/1 (thời điểm Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực) đến ngày 15/1/2025, số vụ tai nạn giao thông giảm cả về 3 tiêu chí so với cùng kỳ và thời gian trước liền kề. Cụ thể, trên toàn quốc đã xảy ra 681 vụ tai nạn giao thông, làm 365 người chết, 453 người bị thương, so với cùng kỳ (bằng thời gian này năm trước) là giảm 355 vụ (34,27%), giảm 47 người chết (11,41%), giảm 426 người bị thương (34,24%), so với thời gian trước liền kề (nửa cuối tháng 12/2024) giảm 347 vụ (34,53%), giảm 94 người chết (20,47%), giảm 301 người bị thương (39,92%).

Cũng theo đánh giá của Cục Cảnh sát giao thông, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên phạm vi cả nước trong nửa tháng 1/2025 đã có những chuyển biến rõ rệt. Chẳng hạn, tình trạng người đi xe (chủ yếu là xe mô tô) vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều của đường một chiều đã giảm nhiều, nhất là tại các đô thị lớn. Người tham gia giao thông đã tự giác chấp hành đèn tín hiệu giao thông kể cả khi không có lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát.

Không thể phủ nhận rằng mức phạt tăng cao cùng sự tích cực của lực lượng chức năng đã tác động trực tiếp tới ý thức chấp hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đã có 174.600 trường hợp vi phạm bị xử lý, trong đó 17.595 trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn; 955 ô tô, 49.649 mô tô bị tạm giữ; gần 12.700 giấy phép lái xe bị trừ điểm”...

Những con số “biết nói” đã bác bỏ những luận điệu cho rằng Nghị định 168/2024/NĐ-CP có “hiệu quả bằng 0”, thậm chí là đem đến “kết quả ngược” – làm trầm trọng thêm tình trạng ách tắc giao thông tại các thành phố lớn”...

(https://baotintuc.vn/.../nghi-dinh-168-chi-ban-tien-khong...).

VTV còn đưa tin 99,9% người dân đồng tình với mức phạt của NĐ 168 cơ mà (?). Kinh!

Từ đó đưa ra chỉ đạo “Nghị định 168 chỉ bàn tiến, không bàn lùi”! Nghĩa là chủ trương, chính sách “Trên” đã ban ra là đúng, chỉ có thắng lợi, tổn hại bao nhiêu cũng không quan trọng, miễn là đạt mục đích. Kiểu tư duy này đã kéo dài mấy mươi năm, Dân ta gọi là bất chấp, “Nói lấy được”, “Phải một mình”, “Vừa đá bóng vừa thổi còi”...của cái cơ chế toàn quyền trong tay.

B. Tư duy của máy

Hỏi: Việt Nam thi hành mức phạt lỗi giao thông quá cao, sẽ dẫn đến những hệ luỵ gì?

ChatGPT đã nói:

Việc Việt Nam thi hành mức phạt giao thông cao vào loại nhất thế giới, có thể mang lại một số lợi ích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hệ lụy, cả tích cực và tiêu cực. Dưới đây là phân tích về những hệ quả có thể xảy ra:

1. Lợi ích tiềm năng

- Tăng ý thức chấp hành luật giao thông: Mức phạt cao có thể khiến người tham gia giao thông cẩn trọng hơn, từ đó giảm vi phạm giao thông và tai nạn.

- Cải thiện an toàn giao thông: Nếu các quy định được thực thi nghiêm túc, tai nạn giao thông có thể giảm.

Nguồn thu ngân sách: Việc thu phạt có thể tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước, nếu được quản lý minh bạch.

- Tạo áp lực thay đổi hành vi lâu dài: Một số quốc gia đã thành công trong việc dùng mức phạt cao để thay đổi văn hóa giao thông.

2. Hệ lụy tiêu cực

a. Xã hội

- Gánh nặng tài chính cho người dân: Ở Việt Nam, mức sống của nhiều người còn thấp. Mức phạt cao có thể gây khó khăn tài chính, đặc biệt cho người lao động thu nhập thấp.

- Gia tăng bất bình đẳng xã hội: Người giàu có thể dễ dàng chi trả tiền phạt, trong khi người nghèo phải chịu hậu quả nghiêm trọng hơn.

b. Tâm lý và xã hội

- Tạo áp lực và tâm lý sợ hãi: Người dân có thể cảm thấy áp lực khi tham gia giao thông, dẫn đến tâm lý căng thẳng và không thoải mái.

- Khó khăn trong việc thực thi: Nếu mức phạt không tương xứng với mức sống, người dân có thể cố tình né tránh hoặc tìm cách “đối phó”.

c. Vấn đề tham nhũng

- Tăng nguy cơ tiêu cực từ cơ quan thực thi: Mức phạt cao có thể khiến một số cá nhân trong lực lượng chức năng lợi dụng để nhũng nhiễu, đòi hối lộ.

- Hiệu quả không như mong đợi

- Khó đạt được mục tiêu ban đầu: Nếu mức phạt quá cao nhưng không đi kèm biện pháp giáo dục, cải thiện hạ tầng hoặc cơ chế giám sát minh bạch, việc thay đổi hành vi người dân sẽ không bền vững.

3. Giải pháp giảm thiểu hệ lụy

- Cân nhắc mức phạt phù hợp: Mức phạt cần dựa trên thu nhập trung bình và điều kiện kinh tế của người dân.

- Tăng cường giáo dục giao thông: Tập trung vào giáo dục để nâng cao ý thức thay vì chỉ dựa vào hình phạt.

- Cải thiện hạ tầng giao thông: Giảm tai nạn bằng cách nâng cấp hệ thống đường sá, biển báo và đèn tín hiệu.

- Đảm bảo tính minh bạch trong thực thi: Giám sát chặt chẽ để tránh tình trạng tham nhũng hoặc lạm quyền".

TÓM LẠI, tôi thấy:

Thằng người máy (AI) tuy tư duy còn hời hợt, nhưng nó biết suy nghĩ cân nhắc toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế, tâm lý - xã hội và còn biết đồng cảm: “Ở Việt Nam, mức sống của nhiều người còn thấp. Mức phạt cao có thể gây khó khăn tài chính, đặc biệt cho người lao động thu nhập thấp”...

Các giải pháp nó nêu ra cũng toàn diện, đồng bộ, nhân văn.

Vậy kiến nghị, giảm biên chế hết những quan chức, viên chức suy nghĩ thô thiển, máy óc, vô cảm, không bằng người máy! Và dùng AI thay thế họ sẽ tốt hơn rất nhiều.

Tất cả các đài báo đều đăng tin bài như nhau thì dẹp hết đi, để vài tờ và một VTV là đủ.

Được như thế người Dân cũng nhẹ nợ.

22/01/2025

M.V.T.

Tác giả gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn