Chủ quyền dân tộc và chủ quyền quốc gia

Phan Thành Đạt

«Chủ quyền không thể được bất kì ai đại diện, chủ quyền cũng không thể chuyển nhượng. Chủ quyền chỉ có thể được thể hiện trong ý chí và nguyện vọng của nhân dân».

(Jean Jacques Rousseau, Khế ước xã hội, 1762)

Chủ quyền là khái niệm diễn tả quyền lực tuyệt đối, một sức mạnh cao nhất thuộc về Nhà nước và nhân dân. Đó là thẩm quyền đồng thời là trách nhiệm cao nhất của Nhà nước và nhân dân.

Nhà luật học Jean Bodin khẳng định chủ quyền là quyền lực tối thượng của nhà vua dưới thời phong kiến ở Châu Âu. Trong tác phẩm nổi tiếng «Sáu tập sách về nền cộng hòa» được xuất bản năm 1576, tác giả ghi nhận chủ quyền nằm trong tay nhà vua vì quyền lực của vua không do ai ban phát, quyền lực đó được Chúa trời ban cho. Do vậy, vua đứng trên tất cả mọi người, vua có quyền ban hành các đạo luật, vua được phép thu thuế, được phép tuyên bố chiến tranh và ký kết các hiệp ước hòa bình. Quyền lực của nhà vua được xếp cao nhất và không có sự cạnh tranh, tuy nhiên vua phải bảo vệ lẽ phải và luôn hành động vì lợi ích chung của nhân dân. Nhờ có sức mạnh quân sự, nhà vua tiến hành các cuộc chinh phạt để mở rộng lãnh thổ, quyền lực của các lãnh chúa càng ngày càng bị thu hẹp và dần dần lệ thuộc vào triều đình, và chủ quyền hoàn toàn thuộc về nhà vua.

Sau Cách mạng 1789, chủ quyền của nhà vua bị thu hẹp như một miếng da lừa, đặc quyền đặc lợi của nhà vua bị soi xét, vua buộc phải chia sẻ quyền lực cho Quốc hội. Chủ quyền quốc gia được nêu ra, thay thế cho chủ quyền của vua trước đây. Khái niệm chủ quyền quốc gia được xác nhận lần đầu tiên ở điều 3 Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789. Nhưng phần lớn nhân dân khi đó, cũng không hiểu ý nghĩa của nó là gì.

Điều 25, Hiến pháp năm 1793 công nhận chủ quyền thuộc về nhân dân. Nguyên tắc này là vĩnh viễn, không ai có thể phủ nhận và loại bỏ chủ quyền nhân dân (dân tộc). Vậy là hai khái niệm về chủ quyền cùng song song tồn tại: Chủ quyền quốc gia và chủ quyền dân tộc. Hai khái niệm này có nhiều mâu thuẫn với nhau. Nếu chủ quyền quốc gia được thể hiện bằng hình thức dân chủ gián tiếp, thông qua các đại diện được nhân dân bầu ra trong các cơ quan như Quốc hội, HĐND, họ thi hành chủ quyền dân tộc, trong trường hợp này nhân dân không trực tiếp nắm quyền, nhưng người dân nhượng quyền cho những người đại biểu của mình. Jean Jacques Rousseau không đồng ý với hình thức dân chủ gián tiếp. Còn chủ quyền dân tộc lại gắn với dân chủ trực tiếp, nhân dân được bày tỏ tiếng nói của mình, thông qua trưng cầu dân ý, bầu chọn trực tiếp bằng nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Quyền lực hoàn toàn thuộc về tay nhân dân, chủ quyền được chia đều cho mỗi công dân, mỗi người đều nắm giữ một phần chủ quyền.

Khái niệm chủ quyền dân tộc và chủ quyền quốc gia được hợp nhất làm một trong bản Hiến pháp Pháp ngày 04 tháng 10 năm 1958, điều 3 quy định: Chủ quyền quốc gia thuộc về tay nhân dân, được nhân dân thi hành bằng cách bầu ra các đại diện và qua hình thức trưng cầu dân ý. Điều này đã kết hợp thành công được hai khái niệm làm một, nhưng vẫn chưa giải quyết được những điều khác biệt về hai khái niệm này.

Chủ quyền luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hôm nay. Khi một quốc gia tham gia hội nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế. Vấn đề chủ quyền luôn được bàn thảo, vì chủ quyền quốc gia và chủ quyền dân tộc phải luôn luôn được tôn trọng trong các mối quan hệ song phương và đa phương. Nhưng một số vấn đề thuộc chủ quyền có thể được chuyển nhượng để đổi lấy những lợi ích về kinh tế (Ví dụ như các mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và các nước Châu Phi).

Chủ quyền gắn liền với độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, quyền dân tộc tự quyết. Chủ quyền luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, nhất là những nước có nền kinh tế và quốc phòng yếu kém.

Chủ quyền phải chăng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nước trong bối cảnh hiện nay? Khi các quốc gia tham gia vào các tổ chức quốc tế hay hợp tác với các nước láng giềng, vấn đề chủ quyền luôn được quan tâm trước hết, nhưng liệu bất kỳ hoàn cảnh nào, chủ quyền cũng được giữ vững? Vấn đề này không hề dễ dàng, cho dù chủ quyền là quyền lợi vĩnh viễn của mỗi nước, mỗi dân tộc (I). Nhưng chủ quyền cũng luôn bị đe dọa vì các mối quan hệ hợp tác giữa các nước, nhất là với các nước lớn (II).

I. I. Chủ quyền, quyền vĩnh viễn của mỗi quốc gia

Nhà nước là người nắm giữ chủ quyền, Nhà nước không được chuyển nhượng chủ quyền cho bất kỳ ai, bất kỳ một nước nào khác, chủ quyền có thể được chuyển nhượng tạm thời trong trường hợp cần thiết và điều này phải được sự đồng ý của Nhà nước và nhân dân. Chủ quyền là quyền tối cao được luật pháp công nhận (A). Quyền này được nhân dân giao phó cho Nhà nước thông qua Hiến pháp (B).

       

  1. A. Chủ quyền, quyền tối cao của Nhà nước được luật pháp quy định

       

Chỉ Nhà nước mới có quyền riêng, các quyền này không thể bị phủ nhận. Đó là chủ quyền được áp dụng trên toàn lãnh thổ và vượt ra ngoài ranh giới quốc gia. Chủ quyền quốc gia phải được các nước láng giềng và các tổ chức quốc tế nghiêm túc tuân thủ. Vi phạm chủ quyền quốc gia là vi phạm luật pháp, Nhà nước có quyền lên án và trừng phạt theo luật của quốc gia và quốc tế. Chủ quyền trong nước được thể hiện bằng ý chí và nguyện vọng của Nhà nước khi áp dụng các quyền hạn của riêng mình.

Dưới thời phong kiến, quyền hạn của Nhà nước chính là quyền của nhà vua, vua nắm trong tay cả ba quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp. Vua có quyền sinh, quyền sát trong khắp vương quốc do mình cai trị. Quyền lực của vua cạnh tranh với quyền lực của Đức giáo hoàng, ảnh hưởng của vua dần dần lấn át ảnh hưởng của Đức giáo hoàng. Các quyền tối thượng của vua xưa kia và các đặc quyền của Nhà nước hôm nay có nhiều điểm giống nhau: Quyền ban hành các đạo luật và các văn bản dưới luật, quyền thiết lập và duy trì lực lượng cảnh sát và quân đội, quyền công nhận quốc tịch… Trên bình diện quốc tế, chủ quyền gắn với việc đón tiếp và phái đi các đoàn ngoại giao, bảo vệ an ninh tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài. Mỗi quốc gia đều bình đẳng và độc lập trong các mối quan hệ hợp tác quốc tế và không chịu sức ép từ bất cứ nước nào, cho dù chịu ảnh hưởng về kinh tế chính trị. Mỗi nước có thể ký kết hoặc khước từ các công ước quốc tế hay các văn bản hợp tác thương mại, một khi nội dung và các điều kiện đặt ra vi phạm đến chủ quyền.

Chủ quyền quốc gia được nhân dân giao cho Nhà nước và điều này thường được Hiến pháp ghi nhận.

       

  1. B. Chủ quyền, quyền tối cao của Nhà nước được nhân dân giao cho, được Hiến pháp quy định

     

Tất cả các quyền lực của Nhà nước phải được nhân dân chấp nhận, nếu không tính hợp pháp của Nhà nước sẽ không còn. Vì vậy, các chính sách được Nhà nước ban hành phải đáp ứng đúng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, nghĩa là Nhà nước phải nắm bắt được những gì nhân dân đang cần và đang chờ đợi ở Nhà nước. Điều này ít thấy ở Nhà nước Liên bang Xô viết và các nước XHCN ở Đông Âu trước đây, hay ở Bắc Triều Tiên hiện nay (như nhận xét của Thủ tướng Anh Wilson Churchill: Xã hội tư bản là Nhà nước mà ở đó, người ta sản xuất thật nhiều ô tô, nhưng thiếu bãi đỗ xe, còn XHCN, là Nhà nước, ở đó, người ta xây thật nhiều bãi đỗ xe, nhưng thiếu ô tô).

Nhà nước bảo vệ chủ quyền dân tộc và chủ quyền quốc gia, bằng cách thực hiện các nhiệm vụ được nhân dân giao cho. Nếu Nhà nước không đảm bảo tốt những nhiệm vụ này, chủ quyền dân tộc sẽ không được tôn trọng. Khi đó nhân dân sẽ đặt câu hỏi về vai trò và trách nhiệm của Nhà nước.

Các bản Hiến pháp tiến bộ đều nhấn mạnh đến chủ quyền của nhân dân, điều 1, Hiến pháp Italia, ngày 27 tháng 12 năm 1947 thừa nhận: «Chủ quyền thuộc về nhân dân, nhân dân thi hành quyền này thông qua các quy định của Hiến pháp». Luật cơ bản của nước Đức (Hiến pháp Đức), ngày 23 tháng 5 năm 1949 nêu rõ: «Tất cả mọi quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thi hành thông qua các hình thức bầu cử». Chủ quyền luôn là quyền quan trọng của công dân, quyền này xuất phát từ nhân dân, và nhân dân đồng ý trao cho Nhà nước. Nếu Nhà nước thông qua các đại diện của mình không tôn trọng chủ quyền dân tộc và chủ quyền quốc gia, do sức ép và các mối đe dọa của các nước lớn, nhân dân có quyền đòi lại những gì đã ủy thác cho Nhà nước và vì thế Nhà nước sẽ mất tính chính danh.

Bảo vệ chủ quyền trở thành một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho sự tồn tại của Nhà nước. Mỗi quốc gia có lợi ích bảo vệ chủ quyền bên trong cũng như bên ngoài lãnh thổ, đây cũng là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết nhất trong bối cảnh toàn cầu hóa hôm nay. Tuy nhiên chủ quyền của mỗi nước vẫn luôn bị đe dọa, và để bảo vệ tốt hơn lợi ích của đất nước và dân tộc, vấn đề chủ quyền phải được toàn bộ nhân dân hiểu rõ và cùng tham gia với Nhà nước. Chủ quyền không thể được nhượng bộ, nếu không có sự thỏa thuận giữa Nhà nước và nhân dân, bảo vệ chủ quyền hôm nay khó hơn so với trước đây, vì các nước buộc phải hợp tác với nhau dựa trên các nguyên tắc quốc tế như tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng độc lập, tôn trọng luật pháp. Tuy nhiên các điều kiện này chỉ là hình thức vì sức mạnh kinh tế, quân sự của nước lớn có thể lấn át nước nhỏ.

II. II. Chủ quyền, quyền của quốc gia bị đe dọa

Nhà nước có thể nhượng bộ chủ quyền (A) với điều kiện những lợi ích của đất nước được đảm bảo, lãnh thổ và biển đảo không bị xâm phạm. Nhưng chủ quyền vẫn có thể bị đe dọa khi Nhà nước tham gia vào các tổ chức quốc tế trong bối cảnh hiện nay (B).

A. A. Nhà nước nhượng bộ chủ quyền trong bối cảnh hội nhập

Nhà nước trở thành thành viên của nhiều tổ chức chính trị, kinh tế quốc tế. Với tư cách thành viên, Nhà nước được hưởng những ưu đãi và được giúp đỡ để đẩy mạnh phát triển kinh tế về nhiều mặt. Tuy nhiên, Nhà nước cũng phải đáp ứng các yêu sách và các nguyên tắc của các tổ chức quốc tế đặt ra. Các văn bản luật pháp sáng lập các tổ chức quốc tế đều có các quy định đối với các nước thành viên. Các điều kiện đặt ra, đôi khi vi phạm chủ quyền của Nhà nước. Tuy nhiên, Tòa án hiến pháp luôn thể hiện vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền được Hiến pháp ghi nhận, nếu các hiệp ước quốc tế song phương hay đa phương được ký kết, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền thì các hiệp ước đó đều không có giá trị. Nhà nước có nghĩa vụ nhượng bộ chủ quyền nhưng cũng có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền vì đó là quyền riêng của Nhà nước trong khi các tổ chức quốc tế chỉ có thẩm quyển được chuyển giao (Quyết định của Hội đồng bảo hiến Pháp, ngày 09 tháng 12 năm 1992, về hiệp ước của Liên minh Châu Âu). Nếu Nhà nước nhượng bộ chủ quyền, Nhà nước có thể đòi lại chủ quyền mỗi khi cần thiết. Các thể chế chính trị như Liên minh Châu Âu, Hội đồng Châu Âu hay Liên Hiệp Quốc đều có những tác động quan trọng đến chính sách của mỗi quốc gia. Thực tế là, chủ quyền của các nước thành viên có thể bị vi phạm nghiêm trọng. Nhà nước không thể một mình đưa ra tất các quyết định chính trị, kinh tế, tài chính quan trọng, khi là thành viên của Liên minh Châu Âu. Mỗi nước thành viên phải tôn trọng một số nguyên tắc trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, tài chính, văn hóa... được các thể chế như Ngân hàng trung ương Châu Âu, Hội đồng hành pháp, Hội đồng bộ trưởng Châu Âu vạch ra. Chủ quyền của các nước thành viên không còn được đảm bảo nguyên vẹn. Ví dụ Liên minh Châu Âu muốn cứu Hy lạp thoát khỏi vỡ nợ, tổ chức quốc tế này đã giải ngân hàng trăm tỉ euros, để cứu Hy Lạp, đổi lại nước này phải áp dụng các chính sách thắt lưng buộc bụng do tổ chức này đặt ra, như cắt giảm chi tiêu, giảm lương của công chức... Nghị viện Hy lạp phải ban hành các đạo luật theo yêu cầu của Châu Âu, các đạo luật về kinh tế, tài chính thể hiện ý muốn của các thể chế chính trị Châu Âu, chứ không còn là ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân Hy lạp nữa, chủ quyền trong lĩnh vực luật pháp đã bị vi phạm.

Các nước thành viên phải tôn trọng các nguyên tắc của các hiệp ước đã ký kết, các quyết định của Tòa án thuộc Liên minh Châu Âu và Tòa án về quyền con người thuộc Hội đồng Châu Âu có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống luật pháp của các nước thành viên. Quyền lập pháp không còn là chủ quyền riêng của các nước này, vì các đạo luật ban hành phải tuân theo các quy định luật pháp của Liên minh Châu Âu, do đó chủ quyền về lập pháp chỉ mang tính tương đối. Tòa án thuộc Liên minh Châu Âu (la Cour de Justice de l'Union européenne), thông qua một phán quyết rất quan trọng và mang tính chiến lược có tên Costa contre Enel năm 1961 đã nhấn mạnh: Luật pháp của Cộng đồng Châu Âu (nay là Liên minh Châu Âu) có vị trí cao hơn luật pháp của các nước kể cả Hiến pháp. Như vậy chủ quyền về lập pháp của các nước không còn được bảo toàn, trừ khi các nước này ra khỏi tổ chức quốc tế này. Hiến pháp Pháp cũng đã được sửa đổi, điều 88-1 được ghi thêm vào, quy định các nguyên tắc tiếp nhận luật pháp của Liên minh Châu Âu trong hệ thống luật pháp của nước Pháp.

Chủ quyền của các nước sẽ bị vi phạm nghiêm trọng, khi Hội đồng bản an Liên Hiệp Quốc đạt được thỏa thuận và thông qua nghị quyết, áp dụng các điều khoản trong chương 7, bản hiến chương sáng lập tổ chức này. Theo đó các biện pháp quân sự sẽ được áp dụng, các nước có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác bằng biện pháp vũ lực. Ví dụ can thiệp quân sự của liên minh Anh Pháp tại Libye tháng 01 năm 2011, nhằm lật đổ chế độ độc tài Kaddafi. Vấn đề chủ quyền cũng bị đe dọa dưới sức ép kinh tế chính trị của các cường quốc.

B. B. Chủ quyền bị đe dọa do ảnh hưởng kinh tế, chính trị của các nước lớn

Về mặt lý thuyết, các nước đều bình đẳng trên trường quốc tế, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, cờ của các nước thành viên đều có vị trí và diện tích ngang bằng, nhưng trên thực tế các nguyên tắc bình đẳng không phải lúc nào cũng được tôn trọng. Bởi vị thế bình đẳng của nước này so với nước khác phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh kinh tế, quân sự. Kẻ mạnh luôn có cách lấn át kẻ yếu bằng các chính sách kinh tế bất bình đẳng, thậm chí bằng các biện pháp quân sự, chính Liên Hiệp Quốc cũng tỏ ra bất lực trong nhiều tình huống nhằm duy trì bình đẳng giữa các cường quốc và các nước yếu. Các nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước không phải lúc nào cũng được các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Mỹ tôn trọng. Chủ quyền của quốc gia nhỏ yếu bị coi thường, do sức ép về kinh tế, chính trị, thậm chí đe dọa bằng biện pháp quân sự, như trường hợp Trung Quốc đang tiến hành đối với Việt Nam và Philippines. Sức mạnh kinh tế, chính trị quá chênh lệch giữa các nước là nguyên nhân của các mối quan hệ hợp tác bất bình đẳng. Do đó chủ quyền quốc gia trong việc bảo vệ chọn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và chủ quyền dân tộc trong việc tự quyết định mọi chính sách không phải là điều dễ dàng. Trong quá trình thiết lập quan hệ hợp tác, chủ quyền của các nước lớn sẽ được đảm bảo tốt hơn so với các nước nhỏ vì họ có nhiều điểm lợi hơn.

Đối với các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức thương mại quốc tế, Quỹ tiền tệ quốc tế, các nguyên tắc bất bình đẳng vẫn luôn tồn tại, các nước lớn vẫn lấn át các nước nhỏ trong các quyết định quan trọng. Ví dụ 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an có tiếng nói quyết định đối với các chính sách của Liên Hiệp Quốc, các nước này cùng với các thành viên luân phiên khác có thể đưa ra nghị quyết nhằm can thiệp quân sự đối với một nước thành viên khác, một khi nước này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Nhưng nếu như một thành viên thường trực vi pháp luật pháp trong khuôn khổ các điều khoản của Chương 7, Bản hiến chương sáng lập Liên Hiệp Quốc, rất có thể việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng quân sự sẽ khó được thông qua.

Sức mạnh kinh tế, quân sự của các cường quốc bảo đảm tốt hơn chủ quyền cho chính các nước này, đồng thời họ sẵn sàng vi phạm chủ quyền của nước khác khi có lợi. Vấn đề chủ quyền trở nên mong manh đối với các nước nhỏ yếu. Để bảo vệ chủ quyền của mình, các nước nhỏ, buộc phải liên minh hoặc ký kết các hiệp ước chiến lược với nước lớn và phát huy sức mạnh của nhân dân nước mình.

Ghi chú:

Bài viết này đề cập chủ quyền của các nước trong Liên minh Châu Âu nó riêng và vấn đề chủ quyền nói chung. Liên minh Châu Âu là một tổ chức quốc tế hội nhập đặc biệt, đó cũng là một Nhà nước liên bang chưa hoàn hảo. Do đó chủ quyền của các nước thành viên thuộc tổ chức này có những nét khác biệt so với chủ quyền của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng hiện nay với Trung Quốc. Nếu như vấn đề chủ quyền được đề cập lần đầu tiên, bằng những lập luận khoa học có hệ thống trong tác phẩm Les six livres de la république của Jean Bodin năm 1576. Việt Nam đã khẳng định chủ quyền của mình từ rất sớm so với các nước Châu Âu, do bối cảnh lịch sử khác nhau.

Vấn đề chủ quyền và quyền tự quyết dân tộc có thời Khúc Thừa Dụ và Khúc Thừa Mỹ đầu thế kỷ thứ 10.

Bản tuyên ngôn đầu tiên về chủ quyền là bài thơ Nam Quốc Sơn Hà do Trương Hồng và Trương Hát, các tướng của Lý Thường Kiệt (Ngô Tuấn) đọc năm 1077:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Chủ quyền của Việt Nam sau đó được khẳng định qua bản Bình Ngô Đại Cáo, thế kỷ 15:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn sinh nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc, Nam cũng khác.

Vấn đề chủ quyền cũng được khẳng định qua cách đặt tên quốc hiệu của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đến thời Trần, kể từ năm 1226, Việt Nam có tên là Đại Việt, đều để chỉ nước Việt rộng lớn nhằm so sánh với Phương Bắc khi đó. Vua Trần Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông cũng nhắc nhở không được để lọt đất đai sông núi vào tay giặc ngoại xâm.

Vấn đề chủ quyền ở Châu Âu không được bàn đến nhiều vì trong suốt thời kỳ Trung Cổ, Châu Âu có đặc điểm như một bao tải khoai tây, mỗi vùng đều có một lãnh chúa riêng (le seigneur), lãnh chúa ban hành luật pháp, và chiếm cứ một khu vực nhất định, có quân đội, lâu đài riêng. Vua khi đó cũng chỉ là một lãnh chúa, và chỉ có quyền lực ở một khu vực nhất định (le morcellement du territoire et le morcellement du droit), ví dụ vua Pháp dòng Capétien chỉ có quyền hạn trong một lãnh địa nhỏ bé ở vùng Lille de France. Tình trạng này phổ biến trong khắp Châu Âu, thời kỳ này được các nhà sử học gọi là thời kỳ phong kiến (le régime féodal et la féodalité); riêng nước Đức, đến tận thời kỳ Napoléon chiếm đóng năm 1814, có đến 39 vương quốc khác nhau, trong đó nước Phổ là hùng mạnh nhất. Thời kỳ Trung Cổ ở Châu Âu rất giống với giai đoạn 12 sứ quân trước năm 968 ở Việt Nam, nhưng điều kiện kinh tế phát triến hơn. Hơn nữa quyền lực của các Đức Giáo hoàng chi phối và bao phủ mọi mặt đời sống chính trị, văn hóa của Châu Âu, thành Rome quyết định hết mọi việc, sau này khi quyền lực của vua lấn át quyền của Đức Giáo hoàng vấn đề chủ quyền quốc gia mới được đề cập. Do đó vấn đề chủ quyền được bàn đến rất muộn ở Châu Âu, vì bối cảnh lịch sử và địa lý khác với Việt Nam. Nếu như nhà luật học tài năng Jean Bodin khẳng định chủ quyền năm 1576, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền từ năm 1077. Từ đó có thể thừa nhận, người Việt Nam đã biết bàn về chủ quyền trước Châu Âu 5 thế kỷ. Điều này hoàn toàn chắc chắn và có cơ sở vững chắc.

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cũng rất chú trọng bảo vệ chủ quyền, với khẩu hiệu đặt ra: «Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH», thực sự chúng tôi không hiểu rõ ràng điều này, vì thế, nhiều người vẫn tha thiết với những lời tuyên ngôn trước đây của cha ông, có lẽ vì lời lẽ rõ ràng và mạnh dạn hơn.

P.T.Đ.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

* * *

Bản tiếng Pháp

La souveraineté

Phan Thành Đạt

La souveraineté ne peut être représentée, par la même raison qu’elle ne peut être aliénée, elle consiste essentiellement dans la volonté générale.

«Jean Jacques Rousseau, le contrat social»

La souveraineté est un concept désignant un caractère suprême d’une puissance (summa potestas) qui n’est soumis à aucune autre. Il s’agit d’une puissance suprême et inconditionnée de l’État qui dispose des compétences et privilèges exclusivement exercés par lui-même.

La souveraineté constitue un pouvoir régalien qui a été défini par l’historien du droit Jean Bodin, dans son œuvre les six livres de la Républiques en 1576, Jean Bodin a affirmé que la souveraineté appartient au roi car le roi n’est tenu du pouvoir de personne. Son pouvoir souverain ne vient que du Dieu. Le roi est au dessus de tous, alors, il peut faire de la justice, percevoir des impôts, déclarer la guerre. Ses pouvoirs sont suprêmes et exclusifs car le roi protège le bien commun. Le roi suzerain devient roi souverain grâce à ses forces inlassables dans l’affirmation de ses pouvoirs et l’élargissement de son territoire à travers ses conquêtes stratégiques. La souveraineté appartenait donc au roi pendant tout le Moyen-Âge.

Au lendemain de la Révolution de 1789, la souveraineté du roi se rétrécissait comme une peau de chagrin, ses privilèges et ses compétences étaient remises en cause. Le roi devait se contenter partager des compétences avec l’Assemblée Constituante. La souveraineté appartenait désormais à la Nation, une entité abstraite remplaçant le roi car l’article 3 de la DDHC affirme que le principe de toute Souveraineté réside essentiellement dans la Nation. La Constitution montagnarde de 1793 a affirmé de sa part dans l’article 25 que la souveraineté réside dans le peuple. Celle-ci est une et indivisible, imprescriptible et inaliénable. Il existe donc deux concepts différents de souveraineté, s’agissant de la souveraineté nationale et de la souveraineté populaire. Ces deux notions s’opposent l’une à l’autre. Si la souveraineté nationale se manifeste par la démocratie indirecte, c'est-à-dire son exercice s’assure par les représentants du peuple s’assemblant dans les institutions de l’État comme l’Assemblée nationale, le Gouvernement…Les citoyens n’exercent pas directement ses compétences mais ils les délèguent à leurs représentants qui sont sélectionnés par le vote censitaire. Cette méthode était contestée par Jean-Jacques Rousseau. Quant à la souveraineté populaire, le peuple s’exprime par la voie référendaire, le mandat impératif et le suffrage universel direct, c'est-à-dire la démocratie directe dans laquelle le pouvoir appartient directement au peuple. Selon Jean-Jacques Rousseau, chaque citoyen doit détenir une part de la souveraineté qui se partage à tous. Les concepts «souveraineté populaire» et «souveraineté nationale» ont été fusionnés dans la Constitution du 04 octobre 1958 dont l’article 3 reconnaît que la souveraineté nationale appartient au peuple qui l’exerce par ses représentants élus et par le référendum. Cette disposition constitutionnelle a réussi à combiner les deux notions qui font l’objet des débats juridiques, pourtant il ne fait pas disparaître des contestations sur la grande différence entre ces deux notions.

La souveraineté fait encore l’objet de vives discussions surtout dans le contexte d’aujourd’hui. En effet, l’État participe activement aux organisations régionales et internationales. Sa souveraineté est peut-être remise en cause car lorsque l’État signe des accords internationaux, il peut bénéficier de certains avantages et accepter certaines contraintes. La souveraineté doit être en général respectée dans les relations bilatérales ou multilatérales entre les États. Mais elle peut être cédée en échange de coopération économique, politique…

Pourtant la garantie de la souveraineté de l’État se lie à son indépendance, à son intégrité territoriale, à son droit du peuple à disposer par soi-même. La souveraineté demeure toujours une grande préoccupation de chaque État, notamment les États économiquement faibles.

La souveraineté est-elle encore bien préservée dans la conjoncture actuelle ? En réalité, l’État s’intègre aux organisations internationales, il coopère également avec les autres États et sa souveraineté n’est plus intacte comme celle d’hier.

Bien que la souveraineté reste toujours une compétence exclusive et perpétuelle de l’État (I) mais celle-ci est menacée face à la coopération et à l’intégration régionales et internationales de l’État dans le contexte actuel. (II)

I. La souveraineté, compétence perpétuelle de l’État

L’État en tant que le détenteur de la souveraineté, il ne la doit déléguer à aucune personne ni à aucun autre État sauf son propre consentement. La souveraineté de l’État constitue une prérogative régalienne reconnue par le droit (A) et celle-ci est une prérogative exclusive de l’État qui est déléguée par le peuple (B).

A. La souveraineté, compétence régalienne de l’État reconnue par le droit

L’État seul peut disposer des droits exclusifs sur l’ensemble de son territoire, ses compétences ne peuvent être partagées et niées. Il s’agit d’ici sa souveraineté interne et externe reconnue par le droit national et international. La souveraineté étatique doit être strictement respectée par les États voisins et les organismes internationaux. La violation de la souveraineté d’un État est liée à la violation du droit. Et l'État a le droit de la condamner en appliquant son propre droit ou les règles de droit international.

La souveraineté interne est la manifestation de la volonté spécifique de l’État qui assume seul un certain nombre d’attributs. Au Moyen-Âge, celle-ci ne relevait que de la compétence du roi. Le roi avait des compétences absolues sur les pouvoirs de législation, d’imposition. Il avait le droit de vie et de mort dans l’ensemble de son royaume. Ses compétences souveraines emportent sur les pouvoirs du pape et de l’église catholique, elles confirment la conception patrimoniale du pouvoir ainsi que l’indépendance de la couronne vis-à-vis du Saint-Siège et du Saint-Empire romain germanique. Les pouvoirs souverains incarnés par le roi auparavant et par l'État aujourd’hui sont un peu près les mêmes. Les droits de législation et de réglementation de justice, de police, de battre monnaie, de légation, de lever et d’entretenir une armée, d’accéder à la fonction publique et celui de conférer la nationalité. L'État exerce une compétence sur l’ensemble du territoire qui ne peut être partagée car la souveraineté s’identifie ainsi à un pouvoir particulier qui manifeste sa puissance. La souveraineté externe se représente par ses compétences politique, économique sur la scène internationale ainsi que son indépendance et son égalité par rapport aux autres États malgré sa taille géographique et son poids économique. L'État dispose seul son droit de participer aux organisations internationales. Il peut signer ou s’abstenir aux accords et conventions internationales qui accordent des droits et obligations et qui peuvent affecter sa propre souveraineté. Il faut dans tous les cas le consentement de l’État. Les compétences souveraines de l’État sont en général acceptées et reconnues par son peuple qui réside sur le territoire national.

B. La souveraineté, prérogative exclusive de l’État déléguée par le peuple, reconnue par la Constitution

Tous les pouvoirs de l’État doivent être acceptés par son peuple, sinon la légitimité de ses compétences sera remise en cause. D’ailleurs, toutes les politiques de l’État doivent répondre aux intérêts et aspirations du peuple, c'est-à-dire que l’État doit satisfaire les demandes et besoins de son peuple. Au Moyen Âge, le roi avait agi au profit du bien commun et ses lois devaient être justes, les lois ne pouvaient être mal faites, si non, son pouvoir souverain sera contesté par le peuple car le roi devait toujours agir dans l’intérêt général et le bon profit en faveur de son peuple. Aujourd’hui, la souveraineté appartient au peuple qui la délègue à l’État à travers ses institutions politiques représentées par ses représentants. C'est-à-dire l’État réincarne la souveraineté populaire et nationale en réalisant des tâches confiées par le peuple. Si l’État n’assume pas bien ses missions transférées, la souveraineté du peuple ne sera pas respectée. Le concept de la souveraineté s’exprime parfaitement par la phrase célèbre du Président américain Abraham Lincoln: « L'État du peuple, par le peuple et pour le peuple ». Cette devise a été affirmée dans plusieurs Constitutions nationales, par exemple, l’article 2 de la Constitution française du 04 octobre 1958: «Son principe est: gouvernement du peuple par le peule et pour le peuple». L’article premier de la Constitution italienne du 27 décembre 1947 affirme que la souveraineté appartient au peuple qui l’exerce dans les formes et les limites établies par la Constitution. La loi fondamentale allemande du 23 mai 1949 reconnaît également que tout pouvoir d’État émane du peuple. Le peuple l’exerce au moyen d’élections et de votations. Il en résulte que la souveraineté demeure toujours un droit suprême des citoyens. Elle est à l’issue du peuple qui accepte de la déléguer à l’État. Si l’État par le biais de ses représentants ne respecte pas la souveraineté populaire ou il ne protège pas bien la souveraineté nationale face à la pression et à la menace des autres États, son peuple a le droit de réclamer ses compétences déléguées et les institutions politiques de l’État peuvent perdre leur légitimité comme le roi devait abdiquer s’il ne répondait pas aux 5 conditions du droit constitutionnel coutumier au Moyen-Âge qui imposent à tous les rois héritiers de la couronne française. La souveraineté devient donc une des conditions indispensables dans un pays démocratique car elle caractérise à la fois certains droits constitutionnels du peuple et les missions importantes de l’État dans la protection de ses propres intérêts économiques, politiques. Sauvegarder la souveraineté interne et externe, c’est une des tâches la plus importante et nécessaire de l’État dans un contexte de régionalisation et de mondialisation à l’heure actuelle. En effet, l’État intègre dans plusieurs organisations internationales pour bénéficier des avantages mais il s’efforce de mieux préserver sa souveraineté sous l’impact des influences des institutions internationales en matière de politique économique et diplomatique. La sauvegarde de la souveraineté de l’État devient de plus en plus difficile dans un monde multilatéral et hétérogène où nous vivons aujourd’hui. Pourtant la souveraineté ne peut être cédée sans le consentement de l’État. Mais la souveraineté serait menacée car la souveraineté d’aujourd’hui n’est plus intacte comme celle d’hier car les pays ne sont plus isolés sur le plan régional et international, ils doivent se coopérer entre eux. Les principes du droit international comme le respect de l’intégrité territoriale, l’indépendance et la non-ingérence dans les affaires intérieures ne seraient pas toujours sauvegardées à cause du poids économique et politique des puissances face aux petits États.

II. La souveraineté, compétence exclusive de l’État menacée

L’État peut partiellement céder sa propre souveraineté dans la mesure où ses intérêts seront garantis s’il participe à une organisation internationale (A). Sa souveraineté peut être remise en cause dans le contexte actuel (B).

I. La concession de la souveraineté par l’État dans le contexte actuel

L’État devient membre de plusieurs institutions politiques et économiques internationales. En qualité de membre, il peut bénéficier des avantages au profit de son économie et de sa politique de coopération multiforme. Pourtant, l’État doit satisfaire des exigences réglementées par les accords et conventions internationales qui peuvent affecter directement sa souveraineté. Les chartes constitutives des organisations internationales d’intégration et de coopération exercent une influence négative sur la souveraineté de l’État et l’État doit accepter des conditions qui peuvent impliquer dans ses affaires intérieures. L’État dispose de la compétence de sa compétence, la souveraineté est l’apanage de l’État, à l’opposé des organisations internationales qui ne peuvent bénéficier que de transferts de compétences ( Le Conseil constitutionnel, 09 avril 1992, traité sur l’UE). Si l’État cède sa souveraineté, il peut la récupérer à chaque moment s’il le veut. Les institutions politiques et économiques comme l’UE, le Conseil de l’Europe, l’ONU ont des impacts importants sur les politiques de l’État. En réalité, la souveraineté de chaque État membre est gravement menacée, l’État ne peut plus décider tout seul certaines politiques économiques et budgétaires dans l’espace de l’UE. Chaque pays membre doit strictement respecter des règles en matière de politique économique et budgétaire fixées par les institutions de l’UE à savoir la Banque centrale européenne, le Conseil européen…La souveraineté des pays membres de l’UE est mise en question. Par exemple, l’UE a voulu sauver la Grèce en la prêter des sommes importantes dans le but de payer ses dettes, ce pays doit appliquer des politiques de rigueur exigées par plusieurs pays membres et de l’UE, elle-même. Dans le domaine juridique, chaque pays membre doit respecter les règles de droit de l’UE et de la CEDH, le droit originaire et dérivé de l’UE et de la CEDH exerce une influence considérable sur la législation de chaque pays membre. Par conséquent, le pouvoir de légiférer dans certaines mesures ne reste plus une compétence exclusive de l’État souverain, mais l’État souverain doit fabriquer des lois compatibles au droit communautaire et européen. La CJCE dans un arrêt important de 1961, Costa, a affirmé que le droit de la Communauté européenne ayant une place supérieure par rapport au droit national y compris la Constitution. La souveraineté de l’État en matière de législation ne sera plus sauvegardée dans l'espace européen. La Constitution française a été révisée et une disposition a été ajoutée dans l’article 88-1 qui définit les conditions d’intégration des règles de droit communautaire dans le système juridique interne.

La souveraineté de l’État sera également violée lorsque le Conseil de la Sécurité fait recours aux dispositions dans le chapitre 7 de la Charte constitutive de l’ONU dans le cas d’intervention militaire.

La souveraineté est encore remise en cause sous le poids économique et politique des grandes puissances.

II. La souveraineté affectée par l’influence économique et politique sur la scène internationale

Les pays sont sur un pied d’égalité sur la scène internationale en théorie, mais ils ne le sont jamais en pratique. Car l’égalité d’un pays devant un autre en matière économique dépend beaucoup de sa puissance économique et monétaire sur le marché international. La question de respect de l’intégrité territoriale et des affaires intérieures de chaque pays attire toujours des discussions. Car l’égalité d’un pays sera difficile lorsque la taille du pays et sa force économique s’avère modeste face aux grandes puissances comme la Chine et les États-Unis. La souveraineté nationale sera affectée sous la pression de ces grandes puissances par l’influence économique et politique et parfois même la menace et l’intervention militaire non souhaitée. Car la puissance économique et politique peut faire l’objet des relations et de coopérations inégalitaires entre les pays. Il en résulte que la souveraineté d’un pays économiquement et militairement faible sera remise en cause tandis que la souveraineté de grandes puissances sera mieux maintenue.

Dans les organisations comme l’ONU et l’OMC, il existe toujours des principes inégalitaires entre les pays dans le monde. Par exemple, les 5 pays membres du Conseil de Sécurité ont une place très importante dans les politiques de l’ONU, ils peuvent adopter une résolution pour intervenir militairement dans un pays membre qui ne respecte pas le droit international, mais si un de ces membres permanent qui viole les règles de la Charte constitutive dans le chapitre 7, l’application d’une politique de punition reste peut-être en principe improbable à l’égard de cette puissance.

Le poids économique et la puissance militaire de grandes puissances favorisent en général leurs interventions dans les politiques économiques, juridiques des autres États faibles dont la souveraineté est fragile.

P.T.Đ.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn