Trấn áp càng khiến Putin nhanh sụp đổ

Lilia Shevtsova, The Moscow Times

Nhất Phương (dịch)

Kremlin không bỏ phí thời gian chuẩn bị đối phó với làm sóng biểu tình tiếp theo. Luật pháp và công lý bị lợi dụng làm công cụ của quyền lực được tư nhân hóa. Tay chân của ông ta đang cuống cuồng thông qua một lô đạo luật trấn áp để hợp pháp hóa sự cưỡng bức trong tương lai. Putin nay đã biến các tòa án nô bộc thành nền tảng cho sự cai trị của một người.

Năm 2003, việc bắt giữ Mikhail Khodorkovsky CEO của Yukos đã báo hiệu sự chuyển hướng sang tư bản nhà nước. Năm nay, việc truy tố và bỏ tù ban nhạc Pussy Riot cho thấy chủ nghĩa độc đoán đã được biến thành quyền lực được tư nhân hóa với tiềm năng thu gom các thành tố của chế độ độc tài.

Liệu Krelin có thành công trong việc duy trì quyền lực khi sử dụng sức mạnh có lựa chọn, hay sử dụng tất cả bạo lực?

Ba yếu tố hợp với nhau để tạo khoảnh khắc sự thật cho một chế độ chính trị khi nó phải chọn giữa sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và sức mạnh: các cuộc phản đối đông đảo, sự phân mảnh trong giới élite cầm quyền và sức ép bên ngoài. Trước mắt, những điều kiện này còn tương đối mơ hồ. Điều này tạo nên ấn tượng rằng hiện trạng có thể kéo dài trong khoảng thời gian bất định và không cần sử dụng đến sức mạnh nhiều hơn. Nhưng có hai biến số khác sẽ quyết định hành vi của Kremlin: bản chất của chế độ và não trạng của người cai trị của nó.

Các cơ quan an ninh của Nga không những không bị xã hội kiểm soát mà thực tế còn thiết lập riêng một chế độ trong lòng chế độ. Chế độ này hoàn toàn khác bức tranh của nhà khoa học chính trị người Mĩ Francis Fukuyama vẽ về chủ nghĩa hiện thực quan tòa thời La Mã cổ đại, kẻ ấn định và áp đặt trật tự lên các xáo trộn của xã hội dân sự, cũng chẳng giống gì bức tranh thế trận xen kẽ (matrix) của nhà chính trị học người Mỹ Robert Springborg và Clement Henry về sự coi trọng vai trò quân đội trong việc thể chế hóa các quốc gia Arab, và cũng chẳng giống pháp quan La Mã cổ đại mô hình hiện đại của Augusto Pinochet, Chilê. Các quan tòa La Mã cổ đại của Nga – là các thành viên của lực lượng an ninh đã trở nên rất giàu có của quốc gia bán dầu mỏ – đều cùng có chung một mục đích khác. Họ đều theo đuổi lợi ích nhóm bằng mọi giá mà cuối cùng nhất định sẽ đẩy họ đến những hành động tàn bạo tột đỉnh.

Vladimir Putin trong suốt thập niên qua đều muốn chứng tỏ rằng ông ta tin vào sự cai trị bằng sức mạnh cơ bắp và sẽ chống lại bất cứ giá nào ý nghĩ cho ông la là một lãnh đạo mềm yếu. Điều này có nghĩa là chính quyền của Putin sẽ không tự nguyện đầu hàng một cách ôn hòa.

Ngày càng có nhiều người tin rằng Kremlin sẽ không chỉ hài lòng sử dụng bạo lực có lựa chọn. Những người Nga thạo tin thường cho rằng chế độ này sẽ phải cân bằng sự cưỡng ép và mong muốn đảm bảo sự hòa nhập cá nhân của giới tinh hoa cai trị với phương Tây. Điều này có nghĩa là chế độ buộc phải giảm bớt bản chất hiếu chiến. Nhưng đây là một giả thiết sai lầm.

Để ngăn chặn phong trào đối lập phát triển và có thêm động lực, Kremlin sẽ phải tăng cường sử dụng vũ lực. Vì họ tin rằng nếu sự đe doạ bằng vũ lực nếu không được nối tiếp bằng hành động vũ lực trong con mắt của đối lập là sự mềm yếu của chế độ. Do vậy, cả việc sử dụng vũ lực cũng như các động thái xoa dịu, có thể sẽ khơi mào cho làn sóng phản đối mới.

Kremlin quay sang tăng cường trấn áp có bốn hàm ý. Thứ nhất, nó củng cố những kẻ bảo thủ, những người thiết lập tính chính đáng dựa trên chính thống giáo cực đoan. Họ chiếm khoảng 15% dân số, nhưng ngày càng có tiếng nói và ngày càng hiếu chiến. Để vận động được những người này, chế độ cần thỏa mãn khẩu vị của họ. Nếu nhà nước nhập bên với những người cực đoan, điều này sẽ khơi dậy sự chống đối rất có thể dẫn đến sự sụp đổ của đất nước.

Thứ hai, sự tiến triển của chế độ đáng thất vọng đối với những người ôn hòa trong hàng ngũ giới tinh hoa đang cai trị, những người cảm thấy thích tạo ra nền dân chủ giả – một chế độ cho phép họ có bộ mặt tự do có thể chấp nhận được ở phương Tây. Những người này chống lại chế độ trấn áp trắng trợn và sẵn sàng coi Putin là kẻ chịu trách nhiệm.

Thứ ba, Kremlin quay sang dùng vũ lực để trấn áp chứng tổ rằng hệ thống không thể thay đổi được một cách ôn hòa từ thượng tầng. Điều này để lại một lựa chọn duy nhất: cách mạng, điều mà từ trước tới nay ở Nga thường đưa các thế lực trấn áp lên nắm quyền, kẻ sau trấn áp mạnh hơn kẻ trước.

Thứ tư, lịch sử Nga cho thấy việc tìm đến cưỡng bức sau những hy vọng tự do bị vò nát có thể đẩy những thành phần trẻ của xã hội đến với bạo lực và khủng bố, hệt như đã xảy ra cuối thế kỷ 19.

Nga bộc lộ những hậu quả không mong muốn của luật trấn áp. Sự trấn áp chỉ có thể xảy ra khi nó được biện minh bằng ý thức hệ và khi giới an ninh mật vụ trung thành với lãnh tụ của họ. Kremlin không thể ép cả xã hội chấp nhận việc sử dụng vũ lực chỉ để đảm bảo cho Putin bám giữ lấy quyền lực. Hơn thế nữa, không có gì đảm bảo rằng giới an ninh mật vụ tham nhũng hiện nay sẽ trung thành với lãnh tụ của mình.

Bằng việc sử dụng các công cụ trấn áp, Kremlin của Putin đã thú nhận rằng các phương tiện khác để đảm bảo quyền lực không còn hiệu quả. Điều này có nghĩa là chế dộ đang lâm vào tình trạng bất ổn. Chúng ta có thể sẽ chứng kiến sự biến đổi lớn lao về xã hội và chính trị nếu các lực lượng trong bàn cờ hiện nay – và cả trong lòng chế độ riêng của Ptuin – cố gắng sử dụng các cuộc phản đối để xây dựng một chế độ độc đoán khác dưới khẩu hiệu đấu tranh chống tham nhũng và chống Putin, trong khi vẫn duy trì nguyên tắc cá nhân hóa quyền lực.

Rốt cục, chế độ cai trị bằng trấn áp của Putin có thể đẩy nhanh sự suy tàn của ông ta, nhưng Nga vẫn phải đối mặt với thách thức khủng khiếp: chôn vùi cái ma trận hiện nay và tìm lựa chọn khác thay cho sự cai trị được cá nhân hóa.

L. Sh.

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn