Không, tội thân ông, người đã chẳng ra đi thanh thản…

André Menras, Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch

Tôi tự cho phép mình trở lại với đám tang của vị Đại tướng vẻ vang của chúng ta. Tôi thấy thật phiền lòng phải làm công việc “nói thêm cho rõ” này, thế nhưng tôi chưa bao giờ khẳng định như người ta nói trong phần kết luận một bài viết trên VNExpress(1), cho dù bài viết quả tình cũng tôn trọng những gì tôi đã viết rằng Đại tướng “ra đi trong sự thanh thản” (tiếng Việt trong nguyên văn – ND).

Thực tâm tôi muốn Ông ra đi trong thanh thản, vì sau hơn một thế kỷ sóng gió, chúng ta chỉ còn có thể cầu chúc sự nhẹ nhõm sạch âu lo cho con người vĩ đại ấy, người đã cống hiến biết bao nhiêu cho đất nước ông và cho nhân loại. Nhưng tôi e rằng sự thanh thản lại chẳng hề có trong cảm nhận tinh tường của ông suốt những năm cuối đời. Có lẽ tôi muốn được tin rằng Đại tướng thân yêu của chúng ta được ra đi trong sự sáng suốt đến kinh hoàng, trong sự giận dữ và âu lo: phải giã biệt nhân dân mình vào đúng lúc dân tộc vẫn còn cần đến Đại tướng khi phải đương đầu với cuộc chiến đấu mới để bảo vệ tổ quốc và giải phóng xã hội. Bởi vì, là người dõi theo tin tức cập nhật hằng ngày, Đại tướng hẳn đã sống trong bất lực mà nhìn thấy rõ từ nhiều năm rồi sự đe dọa rành rành của kẻ thù bên trong và kẻ thù bên ngoài liên kết với nhau.

Trong những năm cuối đời của ông hẳn Đại tướng đã thấy mối đe dọa đó ngày càng gia tăng với sự cộng tác của một vài nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhiều phương diện đã để mất tinh thần và ý thức do quá cao ngạo và tự mãn vì đã có được một quyền lực không bị ai chia sẻ. Trong khá nhiều dịp Đại tướng đã bày tỏ những mối quan ngại của ông, nhưng ông đã bị tước mất quyền được lên tiếng và giao tiếp với công chúng. Vả chăng, ngay sự tôn kính và lắng nghe mà ông đáng nhận được cũng đã bị thu hẹp ngay trong lễ tang của ông.

Quả tình chúng ta khó mà tin được rằng không thể thay đổi được chuyến viếng thăm của người đại diện Bắc Kinh khi Đại tướng vẫn chưa được chôn cất. Khó mà tin được rằng cuộc đón tiếp của bốn vị đại diện của chế độ và của Đảng Cộng sản Việt Nam dành cho Thủ tướng người Hán lại duy nhất chỉ vì không sao thay đổi được lịch trình ngoại giao đang có hiệu lực tối thượng. Một khi chúng ta hiểu những tình cảm của Đại tướng đối với “người đồng chí” Trung Hoa và những than phiền khó chịu của các đồng chí này đối với Đại tướng, ta nghĩ ngay đến khả năng lùi ngày đón tiếp vô cùng chính thức này, mà nếu cứ giữ lịch như đã định thì đó là hành động hỗn láo ngạo ngược một cách cố tình, thậm chí có thể là sự xúc phạm nặng nề anh linh Đại tướng. Bởi vì, trong cái trò tung hứng như chơi bóng bàn gần như thường xuyên giữa Hà Nội và Bắc Kinh, cũng như xem xét nội dung những ký kết tay đôi, ta chẳng thấy có chút gì là cấp bách đối với các quyền lợi của phía Việt Nam cả. Dẫu sao thì, trong khi lễ tang Đại tướng đang diễn ra và xét tới tầm quan trọng của nó với Việt Nam và thế giới, thì cuộc viếng thăm không đúng lúc này của người đại diện chủ nghĩa bành trướng Hán tộc có thể và nên lùi lại. Nếu cuộc viếng thăm đó không lùi lại được, thì đó chỉ có thể là việc làm cố ý.

Đáp lại sự ngạc nhiên và phẫn nộ của nhân dân, ý đồ thanh minh cho quyết định hành chính này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao đưa ra nghe thật là thảm hại và chẳng đánh lừa nổi ai. Không cần nói đến cái nội dung mà ta có thể đoán trước được, cái nội dung còn phản lại dân tộc sâu xa hơn nhiều nằm trong những “hiệp nghị” mới ký khả dĩ tóm tắt được như là một bước mới trên con đường không do Bắc Kinh chinh phạt mà có, con đường trở thành ngôi sao thứ sáu trên lá cờ người Hán. Cái chính sách Việt Nam đó của Bắc Kinh thực ra đã được vị thủ tướng Trung Hoa diễn tả theo lối ẩm thực bằng công thức mới “Trong Tôi có Anh” (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Ông ta cũng dũng cảm vượt hơn cái thời kỳ “răng môi” để chuyển sang một thời kỳ hữu nghị cực đoan hơn nữa và hầu như không thể quay lui: giai đoạn người ăn người.

Xin bạn hãy tìm xem trong đó còn che giấu chút gì còn hữu nghị triệt để hơn nữa và không thể bộc lộ rành rọt hơn nữa? Làm cách gì để giải mã những ẩn dụ lối Tàu vừa cụ thể và vừa bí ẩn đến vậy? Phần mình, tôi muốn nhìn rõ trong công thức đó cái giai đoạn cuối cùng của một kịch bản ẩm thực hết sức hiển nhiên đối với Bắc Kinh, được ghi từ lâu đời trên những văn bia của Đế quốc Trung Hoa: con cá lớn Hán (Tôi) nuốt con cá bé Việt (Anh). Sự thể càng rõ ràng hơn nếu ta biết được tên cái Biển đang diễn ra chuyện Cá ăn Cá ấy… Ngang ngược, trâng tráo, và phản phúc: đó là những món trên thực đơn của cái cuộc gặp đã làm hoen ố đám tang Đại tướng mà Hà Nội không muốn cho lùi ngày lại.

Không, khi ông ra đi và ngay cả trước khi ông ra đi, Đại tướng đã chẳng còn thuộc về cái Đảng-ấy, cái đảng từ lâu đã không còn lắng nghe ông nữa, cái đảng với những gương mặt đại diện mỗi năm hai lần trống rong cờ mở tới số nhà 30 phố Hoàng Diệu để chụp tấm ảnh mang tính hình thức, chuyến thăm hỏi gần như bắt buộc phải làm để rồi cả năm còn lại thì lờ tịt những điều cấp bách nhất Đại tướng gợi ý và khuyên bảo. Bởi vì, trái ngược với việc đi theo những thứ “4 tốt và 16 vàng” vô điều kiện, Đại tướng chưa khi nào cúi đầu trước áp lực của phương Bắc. Đại tướng chưa khi nào chao đảo trước những đe dọa, những bôi nhọ, những thao túng và trước sự cô lập. Đại tướng chưa bao giờ cất lời ca ngợi một cách nô lệ theo cây đũa chỉ huy của nhạc trưởng Bắc Kinh đối với những nhóm Việt Nam đi theo “hợp tác chiến lược toàn diện” (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Đại tướng, người cách mạng, ông ưng cất tiếng ca bài ca cách mạng Pháp La Marseillaise sau khi đã giải quyết dứt khoát xong xuôi rành mạch mọi chuyện ở Điện Biên Phủ.

Khi Quốc hội không có một phút mặc niệm ông, nhân dân dành hẳn cho ông muôn năm! (tiếng Việt “muôn năm” trong nguyên văn – ND)

Đúng thế, đám tang Đại tướng đã thành một cơ hội mới cho tất cả các nhà quan sát có dịp cảm nhận tầm sâu rộng của cái hố ngăn cách một bên là Đại tướng và nhân dân Việt Nam và bên kia là bộ sậu đứng đầu lãnh đạo Đảng. Phía chính quyền thì tổ chức tang lễ qua loa cẩu thả tối giản đối với một anh hùng dân tộc (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) tầm cỡ quốc tế, giây phút suy ngẫm tĩnh lặng tới người ra đi bị cắt bớt đi vì lý do ngoại giao giả tạo. Phía bên kia, là cảnh huy động nhiệt tình ngẫu nhiên toàn thể nhân dân, với sự tham gia đông đảo của lớp người trẻ, cuộc huy động mênh mang chiều sâu, tình cảm, tôn kính và đau đớn, tất cả các thế hệ hòa vào nhau, như là một cuộc trưng cầu ý dân thực thụ chọn một Việt Nam thanh sạch, kiêu hùng và đáng tôn kính, cuộc huy động tựa hồ như cuộc biểu dương câm lặng hoành tráng chống lại chính quyền đương thời, như một số tác giả đã mô tả.

Chẳng cần phải là một nhà quan sát tinh tế thì cũng thấy điều hiển nhiên này: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biết cách giữ gìn nguyên vẹn niềm tin cậy và lòng kiêu hãnh của nhân dân, còn cái bộ phận đứng đầu Đảng đã hoàn toàn quên mất khi mê mải trên con đường tham vọng cá nhân, trong tham lam vì lợi ích của những tầng lớp hủ bại và cúi đầu ô nhục trước Ngoại bang. Và khi những nghị sĩ được cho là đại diện của nhân dân không có cái quyền dù chỉ là một phút im lặng mặc niệm Đại tướng nhân dịp khai mạc kỳ họp Quốc hội ngay sau đám tang Đại tướng, thì đối với đại đa số nhân dân Việt Nam, vì lòng dũng cảm của ông, vì thiên tài ái quốc của ông, do tính khiêm cung và lòng nhân ái của ông, Đại tướng sẽ còn sống mãi trong tổ quốc của ông và vươn xa hơn cả những đường biên đất nước hình chữ S của mình, còn Đảng ta với các đầu lĩnh cỡ to cỡ bé của nó chắc chắn sẽ chết chỉ vì sai lầm duy nhất, vì căn bệnh suy thoái, vì những sự đớn hèn cơ hội chủ nghĩa, vì những tham vọng thống trị quá đáng, và vì tính cách bất nhân của mình!

Để kết thức bài viết đầy giận dữ này và cũng là bài viết của “niềm tin chiến lược” vào tương lai dân chủ của Việt Nam, tôi muốn được dừng lại trước một biểu tượng cuối cùng. Cũng giống vài ba người bạn thân của mình, tôi nhận xét thấy rằng địa điểm an táng mà Đại tướng đã chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng tại Đảo Yến, nằm trên kinh độ gần gụi một cách nhạy cảm với mỏm phía cực Nam đảo Hải Nam của Trung Hoa. Nơi Đại tướng nằm vĩnh viễn hướng về hòn đảo Trung Hoa kia, dường như ngôi mộ này sẽ là một cột mốc thiêng liêng, là một người lính canh, thanh thản đánh dấu đường ranh giới xa nhất của những tham vọng xâm lăng của người Hán ra biển Đông. Như thể một lời cảnh báo nghiêm trang: “Trả lại chúng ta Hoàng Sa và đừng đụng đến Trường Sa”. Biểu tượng và thông điệp này mà tôi muốn nhận thấy một cách lãng mạn ở ngôi mộ Đại tướng yên nghỉ, khiến tôi như thấy ngôi mộ hoành tráng đó như ngọn hải đăng bảo vệ và kiêu hùng, mạnh mẽ hơn nhiều đơn vị quân binh, với khả năng ngăn chặn hơn nhiều bất kỳ vị trí đại pháo nào. Đó là biểu hiện của quyết tâm của cả một quốc gia giữ gìn đất đai lãnh thổ và biển đảo của mình! Của cả một dân tộc đáng yêu và hiền hòa mang gương mặt vị Đại tướng thân yêu của mình, người thích thú và kiêu hãnh mời mọc bạn bè nước ngoài, nhưng xét đến cùng đó là con người bao giờ cũng tống cổ tất cả những kẻ nào định xô cửa mà xông vào nhà ông.

A. M. H. C. Q.

(1) “Anh Võ, anh Văn trong lòng Hồ Cương Quyết”, VN Express 14/10/2013

Non, hélas, il n’est pas parti dans la sérénité…

André Menras, Hồ Cương Quyết

Je me permets de revenir sur les obsèques de notre glorieux Général. Je suis désolé de faire ici cette mise au point, mais je n’ai jamais affirmé, comme on me l’a fait dire en conclusion d’un article de VN Express (1), article par ailleurs très respectueux de ce que j’exprimais, que le Général ” ra đi trong sự thanh thản ” (…est parti dans la sérénité). J’aurai bien aimé que ce fut le cas car, après plus d’un siècle de tourmente, on ne pouvait souhaiter que quiétude et apaisement à ce grand homme qui a tant donné à son pays et à l’humanité. Mais j’ai bien peur que la sérénité ne soit pas la réalité de son ressenti lors de ses dernières années de lucidité. Je serais plutôt enclin à croire que notre cher Général est parti dans la terrible clairvoyance, l’indignation et l’inquiétude : celle de quitter son peuple au moment où celui-ci avait encore besoin de lui face à son nouveau combat de défense nationale et de libération sociale. Car, lui qui suivait les nouvelles au jour le jour, il avait vu monter depuis des années et dans l’impuissance la menace flagrante de l’ennemi intérieur et de l’ennemi extérieur conjugués. Il avait vu s’accélérer cette menace dans les dernières années de sa vie avec la collaboration active de certains dirigeants d’un parti communiste vietnamien qui, à bien des égards, avaient perdu son âme et sa conscience dans l’excès d’arrogance et l’autosatisfaction d’un pouvoir sans partage. Le Général avait manifesté ses inquiétudes à plusieurs reprises mais avait été privé de parole et de communication publique. La déférence et l’écoute qu’il méritait ont d’ailleurs été restreintes jusque dans ses obsèques mêmes.

Difficile en effet pour beaucoup d’entre nous de croire que la visite du représentant de Pékin était incontournable alors que le Général n’était pas encore enterré. Difficile de croire que l’accueil réservé au Premier ministre Han par les quatre principaux dirigeants du régime et du Parti était uniquement dicté par la rigueur suprême du calendrier diplomatique. Quand on connaît les sentiments que le Général nourrissait envers le “ camarade ” chinois et les griefs irrités que ce dernier lui vouaient en retour, on est tenté de penser que cet accueil des plus officiels aurait pu être différé et qu’en maintenir la date est un acte délibéré d’irrespect arrogant, voire une insulte à la mémoire du Général. Car, dans le pingpong devenu quasi permanent des échanges Ha Noi –Pékin et au vu de leur contenu les nouveaux accords bilatéraux ne présentaient aucune urgence pour les intérêts vietnamiens. En tous cas, étant donnée l’importance nationale et internationale des obsèques du Général, cette visite inopportune du représentant de l’expansionnisme Han pouvait, devait, être différée. Si elle ne l’a pas été, ce ne pouvait être qu’à dessein. En réponse à l’étonnement et aux indignations populaires, la tentative de justification administrative de cette décision émise par le porte parole du ministère des Affaires Etrangères est tout simplement lamentable et ne trompe personne. Sans parler du contenu prévisible, encore plus profondément anti-national de ces nouveaux “ accords ” qui pourraient se résumer comme un nouveau pas conquérant de Pékin, un nouveau pas vers la sixième étoile sur le drapeau Han. Cette politique vietnamienne de Pékin, le premier ministre chinois, l’a d’ailleurs gastronomiquement exprimée par la nouvelle formule “ Trong tôi có Anh ” (Dans moi, il y a toi). Il a ainsi vaillamment dépassé le stade de “ la dent et de la lèvre ” pour passer à celui d’une amitié encore plus extrême et quasi sans retour : l’anthropophagie. Allez donc savoir si elle ne cache pas de sens encore plus extrêmement amical et plus inavouable? Comment décoder les métaphores pékinoises à la fois si physiques et si énigmatiques? Je préfère pour ma part voir dans cette formule l’expression de la phase finale d’un scénario gastronomique si évident pour Pékin, écrit de longue date sur les tablettes de l’Empire: le gros poisson Hán (Tôi) avale le petit poisson Việt (Anh). D’autant que chacun connaît bien le nom de la mer où se déroule la scène… Arrogance, cynisme et trahison : voilà les ingrédients au menu de cette rencontre qui a entaché les obsèques du Général et qu’Ha Noi n’a pas voulu différer.

Non, quand il est parti et bien avant même son départ, le Général n’était plus de ce Parti-là qui ne l’écoutait plus depuis longtemps, dont les figures de proue venaient en claironnant au 30, rue Hoàng Diệu une ou deux fois par an lui sourire pour la photo formelle, quasi-contrainte, mais qui, le reste du temps ignoraient d’ un silence superbe ses suggestions et ses conseils les plus pressants. Car, contrairement à ces inconditionnels des “ 4 bons et 16 en or ”, le Général n’a jamais baissé la tête devant la pression du Nord. Il n’a jamais flanché devant la menace, les dénigrements, les manipulations et l’isolement. Il n’a jamais chanté servilement sous la baguette du chef d’orchestre de Pékin avec les groupies vietnamiennes du “ hợp tác chiến lược toàn diện ”. Lui, le révolutionnaire, il préférait encore chanter La Marseillaise après avoir mis les choses au point clairement et définitivement à Điện Biên Phủ.

Quand l’Assemblée ne lui donne pas une minute, le peuple lui donne dix mille ans (muôn năm)!

Oui, les obsèques du Général ont été une nouvelle occasion pour tous les observateurs de sentir l’étendue du fossé qui s’est creusé entre lui et le peuple du Vietnam d’un côté et la tête dirigeante du Parti de l’autre. Côté pouvoir, les cérémonies du deuil bâclées, réduites au minimum pour un anh hùng dân tộc d’envergure internationale, le recueillement écourté sous un prétexte faussement diplomatique. De l’autre, la mobilisation spontanée d’un peuple tout entier, avec la participation massive de sa jeunesse, mobilisation immense de profondeur, d’affection, de respect et de douleur, toutes générations confondues, comme un véritable plébiscite pour un Vietnam propre, fier et respectable, comme une gigantesque manifestation muette en résistance au pouvoir actuel, ainsi que certains l’ont écrit. Point n’est besoin d’être fin observateur pour constater l’évidence : le Général Giap a su garder intacte la confiance et la fierté populaire alors que la tête du Parti les a complètement oubliées sur le chemin des ambitions personnelles, de la cupidité, des intérêts de clans corrompus et de la soumission honteuse à l’Etranger. Et, alors qu’il n’a pas eu droit à une seule minute de silence de la part des députés sensés représenter le peuple lors de l’ouverture de la session de l’Assemblée nationale suivant le deuil, pour l’immense majorité des citoyens du Vietnam sa mémoire restera toujours bien vivante dans sa patrie et bien au-delà des frontières du pays en S, par son courage et son génie patriotique, sa modestie et son humanisme tandis que le Parti, avec ses grands et ses petits chefs, mourra sûrement, par son unique faute, malade de dégénérescence, de ses lâchetés opportunistes, de ses prétentions dominatrices démesurées et de sa déshumanisation !

Pour conclure cet article de colère mais aussi de “ confiance stratégique ” en l’avenir démocratique du Vietnam, je m’attarderai sur un dernier symbole. J’ai bien remarqué, comme certains amis, l’emplacement que le Général a choisi pour sa dernière demeure dans l’île de Đảo Yến. Sur une latitude sensiblement voisine de la pointe sud de l’île chinoise de Hai Nan. Eternellement tournée vers elle, elle semble la regarder telle une borne sacrée, gardienne protectrice, marquant tranquillement la limite extrême des prétentions souveraines Han en mer de l’Est. Comme une sorte de mise en garde solennelle : “ Rendez-nous Hoàng Sa et ne touchez pas à Trường Sa ”. Ce symbole et ce message que je veux y voir de façon certainement romantique font à mes yeux de cette auguste sépulture un phare protecteur et fier, beaucoup plus forts que n’importe quelle garnison militaire, beaucoup plus dissuasif que n’importe quelle position d’artillerie. C’est l’expression de la détermination de tout un peuple à garder sa terre et sa mer! D’un peuple aimable et pacifique qui, à l’image de son cher Général, a toujours pris plaisir et fierté à inviter ses amis étrangers mais qui a finalement toujours bouté hors de chez lui tous ceux qui ont voulu forcer sa porte.

A. M. H. C. Q.

(1) “ Anh Võ, anh Văn trong lòng Hồ Cương Quyết ”, VN Express 14/10/2013

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn