Các nhà chiến đấu cho tự do: Nhà tù không ngăn cản được các blogger bất đồng chính kiến Việt Nam

Lobsang Dundup Sherpa Subirana

Phương Thảo dịch

clip_image002

Blogger Việt Đinh Công Lê bên cạnh chiếc laptop hiển thị hồ sơ Facebook của mình với ảnh bìa ủng hộ việc giải thể của Điều 88, ngày 12/11 tại Tp.HCM, Việt Nam.

Thành phố HCM - Vào một buổi sáng 20 nhân viên an ninh của Công an nhân dân Việt Nam đã đột nhập vào một trường mẫu giáo ở trung tâm thành phố Sài Gòn và đổ dồn mắt vào ông Phạm Chí Dũng. Trước cái nhìn bàng hoàng của phụ huynh, giáo viên và trẻ em, ông đã bị họ bắt đi. Trong số những người nhìn chằm chằm vào đó là đứa con trai ba tuổi mà ông mới chỉ đặt x uống vài phút trước đó.

Đây là một trong ba lần trong năm 2015 mà ông Dũng, 50 tuổi, đã tùy tiện bị công an bắt giữ ngay trên đường phố của Thành phố HCM và bắt giam, trước khi bị thẩm vấn và ép buộc tâm lý. Họ hy vọng ông thú nhận hoặc đưa ra bằng chứng tự buộc tội mà ông phạm phải khi ở hầu hết các quốc gia khác đó là nhân quyền.

“Họ biến tôi thành một tên khủng bố”, ông nói.

Ông Dũng là một trong những blogger bất đồng chính kiến ​​tích cực ở Việt Nam, người dám thách thức sự kiểm soát của nhà nước trên phương tiện truyền thông và bất chấp luật lệ hà khắc của Việt Nam đối với việc chỉ trích Chính phủ. Ông và một blogger hoạt động đã tham gia các cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng này sau một loạt các vụ đàn áp các blogger Việt Nam gần đây để giải thích cuộc đấu tranh của họ, so sánh việc kiểm duyệt ở Việt Nam với Thái Lan và giải thích vai trò của cộng đồng quốc tế trong việc tìm kiế tự do báo chí cho Việt Nam.

Là một cựu đảng viên với 20 tuổi Đảng, ông Dũng cũng giống như những người khác đã không còn được chấp nhận và bị cầm tù vì đã nói thẳng. Việc này không bịt miệng ông Dũng được. Sau khi được trả tự do, ông tiếp tục chỉ ra nhiều sai phạm của Chính phủ. Ông đã giúp sáng lập và đồng thời là Chủ tịch của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, nhằm mục đích đưa việc lạm dụng nhân quyền của Đảng Cộng sản ra ánh sáng.

Cho đến nay, Hội nhà báo của ông đã đưa tin đáng chú ý về các vụ bê bối liên quan đến gia đình trị trong nội bộ Đảng, cưỡng chiếm đất đai và tham nhũng. Mặc dù trang web Việt Nam Thời Báo (VNTB) của ông là không thể truy cập ở Việt Nam được nếu không có sự trợ giúp của máy chủ proxy, gần đây nhất VNTB lên án việc giam giữ của hai blogger bất đồng chính kiến ​là bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay “Mẹ Nấm”, và ông Hồ Văn Hải. Họ bị bắt vào tháng Mười và bị kết tội tuyên truyền chống Nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự vào ngày 02 tháng 11. Họ phải đối mặt với bản án 20 năm tù giam.

Hai tháng trước diễn ra phiên xử phúc thẩm vụ án của ông Nguyễn Hữu Vinh tức “Ba Sàm” và đồng nghiệp của ông, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, hai người đã bị kết án hồi tháng Ba năm năm tù về tội “lạm dụng tự do dân chủ” và âm mưu lật đổ Chính phủ.

“Đó là điều bình thường”, ông Dũng cho biết, và nói rằng họ có xu hướng đạt được nhiều vụ bắt giữ vào cuối năm nay. “Công an muốn kết thúc một năm đã ‘đạt được’ một cái gì đó, vì vậy họ nhắm vào mục tiêu bắt giữ”.

Ông Dũng cảm thấy có một không khí của sự thay đổi ở Việt Nam, một điều gì đó đã khiến chính quyền ban hành các biện pháp cứng rắn hơn đối với các nhà chỉ trích vì sợ các cuộc nổi dậy. Đàn áp bất đồng chính kiến chỉ đơn khiến thúc giục thêm nỗ lực để thúc đẩy tự do ngôn luận, ông nói:

“Điều này khuyến khích thêm hành động biểu lộ”, ông Dũng nói. “Nhu cầu về dân chủ là rất cao, nền kinh tế đang gánh chịu tổn thất, tham nhũng khủng khiếp và dân chúng đã phải sống dưới chế độ độc tài trong một thời gian dài”.

“5% những người đứng đầu kiểm soát nền kinh tế và người dân ghét oán ghét Chính phủ, nhưng họ im lặng”, ông nói thêm. “Họ không dám biểu lộ vì sợ bị khủng bố”.

Việc bị khủng bố mà ông nói là một điều ông Dũng đối diện hàng ngày. Trong khi ông Dũng và bạn bè là những người đấu tranh cho tự do, Chính phủ lại cho họ là mối đe dọa sự ổn định của quốc gia vì các quan điểm khác biệt của họ về quản trị, xã hội dân sự và tự do.

“Hàng ngày có nhiều nhân viên an ninh ngồi ở quán cà phê bên cạnh nhà tôi theo dõi các động thái của tôi và đi theo tôi khắp nơi”, ông Dũng nói, gần như chấp nhận sống dưới sự giám sát liên tục.

Thực tế như vậy đã làm cho Việt Nam được đánh giá ở mức thấp nhất về tính minh bạch và phản ánh vị trí của Việt Nam trong hàng ngũ các quốc gia tồi tệ cho các nhà báo.

“Họ muốn giảm bớt ảnh hưởng của Hội nhà báo độc lập bởi vì họ không muốn mọi người được biết về những gì thực sự xảy ra ở Việt Nam”, ông Dũng nói.

Phong trào đang phát triển

clip_image004

Nhà báo Phạm Chí Dũng tại một quán cà phê ở Sài Gòn, ngày 11/11.

Trong số những người cùng với ông Dũng để thúc đẩy tự do báo chí là Lê Công Định.

Ông Định, 48 tuổi, là một cựu luật sư, người đầu tiên đặt câu hỏi về những vi phạm nhân quyền trong năm 2003. Ông đã bị bắt, và vào năm 2009 đã bị rút giấy phép hành nghề sau khi ông và bốn nhà hoạt động khác bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước. Một trong số họ vẫn đang ở trong tù với thời hạn 16 năm.

“Tôi đã bị tuyên án năm năm, nhưng nhờ áp lực từ cộng đồng quốc tế tôi đã được thả ra sớm hơn một năm. Thay vào đó tôi bị quản chế tại gia thêm ba năm”, ông Định nói.

Lê Công Định cũng là một blogger hàng đầu vận động cho tự do báo chí. Với lượng người theo dõi lớn ở trong và ngoài nước, các bài viết phản biện trên Facebook của ông nhận được hàng ngàn likes trong vòng vài giờ.

Nổi tiếng như vậy đi kèm một cái giá. Ông Lê Công Đinh cũng chịu các rắc rối tương tự như với những gì mà ông Dũng phải chịu đựng.

“Chúng tôi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tôi bị theo dõi khắp nơi. Khi đi đến các khu vực khác như phía bắc của Sài Gòn, tôi cũng bị theo dõi”, ông Định nói. “Hôm nay tôi ở đây, nhưng ngày mai tôi có thể ở tù một lần nữa”.

Đầu tháng rồi, ông đang trên đường đến Vũng Tàu, một thành phố cảng ở vùng đồng bằng, để dự hội nghị.

“Đột nhiên hơn 100 công an đến bắt nhóm 30 người chúng tôi”, ông nói.

Ông Lê Công Định và bạn bè của ông đã nhiều lần bị đánh đập, bị đưa đi vào và lưu giữ trong đồn công an 10 tiếng đồng hồ. Sau một cuộc thẩm vấn khắc nghiệt, ông là người cuối cùng được thả ra. Lúc đó đã quá nửa đêm.

“Họ thả chúng tôi ở giữa đường cao tốc tối tăm lúc một giờ sáng. Tôi không biết làm thế nào để có được trở lại Vũng Tàu, vì họ lấy điện thoại và hành lý của tôi. Tôi đã phải đi bộ nửa giờ trên xa lộ cho đến khi tôi tìm thấy một chiếc taxi”, ông nói.

Điều 88 so với Điều 112

clip_image006

Người phụ nữ đạp xe qua một trong rất nhiều biểu ngữ miêu tả lá cờ Việt Nam trên các đường phố Tp.HCM, Việt Nam, ngày 12/11.

Khi được yêu cầu xem xét kiểm duyệt ở Thái Lan trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, ông Dũng cho biết Điều 88 là ít trừu tượng hơn so với Điều 112 của Thái Lan, điều quy định việc xúc phạm tới gia đình hoàng gia bị kết án lên đến 15 năm tù giam cho mỗi hành vi phạm tội.

Trong khi luật về tội khi quân của Thái Lan đã được áp dụng ngày càng rộng rãi hơn, luật ở Việt Nam bao hàm tất cả những gì của Nhà nước.

“Điều 88 có nhiều chi tiết hơn so với Điều 112, nhưng điều 112 này chỉ áp dụng cho chế độ quân chủ, trong khi Điều 88 áp dụng cho tất cả Chính phủ. Công an có thể liên kết bất cứ điều gì đến việc chỉ trích nhằm vào Chính phủ”, ông nói.

Ông Lê Công Định nhận thấy vấn đề ở Thái Lan ít nghiêm trọng vì tôn kính nhà vua là một truyền thống sâu sắc và lâu đời.

“Chúng tôi hiểu rằng nếu có một luật để bảo vệ nhà vua”, ông nói. “Thì đó là điều dễ hiểu bởi vì có một lịch sử lâu dài cho sự tôn trọng đức vua. húng ta không thể so sánh ở Việt Nam”.

“Thái Lan ít nhất có một lịch sử của nền dân chủ đa đảng. Còn ở đây họ không muốn chúng tôi chỉ trích Đảng Cộng sản. Ở Việt Nam, chỉ trích Đảng Cộng sản cũng như chỉ trích nhà vua ở Thái Lan”, ông Lê Công Định nói thêm rằng sự khác biệt cơ bản là trong khi một bên là kiểm soát toàn bộ hệ thống chính trị, còn bên kia là phi chính trị.

Hỗ trợ quốc tế

Ông Lê Công Định và các đồng nghiệp của ông bị giới hạn bảo vệ quan điểm ở Việt Nam, khi Chính phủ nhận thấy họ là một mối đe dọa nhằm ngăn cản họ đi lại.

“Tháng Tám vừa qua, tôi được mời tới một hội nghị về xã hội dân sự ở Đông Timor. Tôi đã gần lên máy bay thì họ nói với tôi rằng tôi không được phép xuất cảnh”, ông Lê Công Định nói.

Ủng hộ những nỗ lực của họ là các thành viên quốc tế quan trọng như Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, khi Đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam Ted Osius kêu gọi thả của Mẹ Nấm trong tháng Mười. Tùy viên chính trị Lãnh sự quán Hoa Kỳ, ông Charles Sellers đã ca ngợi công việc của Hiệp hội nhà báo độc lập vào tháng 7 trong ngày Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập:

“Tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn về sự cống hiến một cách ôn hoà và yêu nước để đảm bảo cho công dân Việt Nam được hưởng các lợi ích của nền báo chí độc lập”, ông nói.

Ông Dũng, người đã phát biểu đầy tự hào vào thời điểm này, tiếp tục thêm rằng Lãnh sự quán Hoa Kỳ hy vọng họ sẽ dẫn đường đến sự tự do báo chí Việt Nam.

Hướng về tương lai, ông Dũng quan tâm tới sự hồi quy về các điều kiện Việt Nam đã đồng ý tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Barack Obama sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đã có lời hứa để bác bỏ thoả thuận này.

Ông Lê Công Định tin rằng đã có sự tiến bộ khi Chính phủ bị áp lực để lắng nghe các ý kiến ​​khác với ý của họ. Viện dẫn các sự tức giận của người Việt đối với việc trừng phạt các vụ bê bối khác nhau vốn được xem như một trong những vụ án xả chất thải độc hại tồi tệ nhất ở Việt Nam, ông nhìn thấy một hệ thống chính trị yếu kém đang trên bờ vực của sự sụp đổ.

“Chính phủ đang sợ hãi rằng chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao tiếng nói của mình. Ngày 22 tháng 10 đã có những cuộc biểu tình chống lại Công ty Formosa Plastics Group, mà Chính phủ đã không thể kiểm soát”, ông Định nói. “Họ không muốn điều này tiến xa hơn nữa. Chúng tôi là trách nhiệm pháp lý của họ bởi vì chúng tôi tiếp tục đề cập vấn đề này. Họ không muốn hiện tượng này lây lan sang các khu vực hoặc thành phố khác”, ông Định nói.

Không run sợ về việc bị bắt giữ một lần nữa vì viết blog, ông Định tuyên bố không sợ hãi, vì đã từng bị kết án tù và không có gì để mất.

“Không ai muốn bị bắt. Nhưng nếu tôi bị bắt một lần nữa vì đề cao ý tưởng của tôi, thì điều này sẽ chứng minh một lần nữa rằng Chính phủ không muốn thay đổi, “ ông Định nói. “Tôi lo sợ cho những người chưa bao giờ được vào tù vì họ đang sợ hãi. Họ luôn nhìn quanh quất khi họ cố gắng để nói gì đó “.

Những tia hy vọng

clip_image008

Một bức chân dung lớn của Hồ Chí Minh được treo trên mặt tiền Trụ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tp.HCM, Việt Nam ngày 11/11 năm trước.

Mặc dù tình hình hiện tại, cả hai blogger nhìn thấy lý do để hy vọng. Ông Dũng cho rằng tổ chức của ông cuối cùng sẽ phải được Chính phủ công nhận và hoạt động công khai.

“Có lẽ vào năm 2017”, ông Dũng nói với đôi mắt đầy hy vọng. “Chúng tôi muốn trở thành một trung tâm cho việc tự do biểu lộ, như một điều kiện tiên quyết của xã hội dân sự đối với tương lai của Việt Nam”.

Hoan hỉ về tầm quan trọng của phong trào tự do báo chí, ông Định nhận xét về việc cộng đồng blog mở rộng, so sánh những gì ông đang làm cũng như sự nảy mầm của hạt giống - mà ông hy vọng sẽ đơm hoa vào một ngày nào đó.

“Vào ngày mà ý tưởng của chúng tôi phát triển mạnh, xã hội Việt Nam sẽ thay đổi”, ông nói. “Đối với các blogger và các nhà hoạt động giống như tôi, tương lai của chúng tôi là không chắc chắn. Chúng tôi không biết khi nào chúng tôi lại bị bắt. Nhưng ý tưởng của chúng tôi là kiên định. Một ngày nào đó, ý tưởng của chúng tôi sẽ trở thành sự thật”.

* Nguồn: http://www.khaosodenglish.com/politics/2016/11/20/freedom-fighters-prison-doesnt-deter-vietnams-dissident-bloggers/

* Nguồn bản dịch: http://www.ijavn.org/2016/11/vntb-cac-nha-chien-au-cho-tu-do-nha-tu.html

* BBT Bauxite Việt Nam dịch bổ sung chú giải ảnh như nguồn.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn