Vài suy nghĩ về Chỉ số hạnh phúc hành tinh HPI năm 2012

TS Nguyễn Đăng Hoàng

Tuần qua Quỹ Kinh tế Mới (New Economics Foundation hay viết tắt là NEF) đã công bố báo cáo về Chỉ số hạnh phúc hành tinh (Happy Planet Index hay viết tắt là HPI) cho năm 2012 [1]. Dựa theo chỉ số HPI thì trong số 151 quốc gia được báo cáo, Costa Rica đứng đầu và Việt Nam đứng hạng hai. Một số báo chí trong nước xem đây là một niềm hãnh diện cho Việt Nam và đã công bố rộng rãi tin “mừng” này! Tiêu biểu cho những bài báo này là bản tin “Người Việt Nam hạnh phúc thứ 2 trên thế giới” trên tờ Người Lao Động online số ngày 16/6/2012 [2], hoặc bản tin “Việt Nam đứng nhì thế giới về Chỉ số Hạnh phúc” trên tờ Báo Mới và tờ VNEconomy [3, 4], hoặc bản tin “Vietnam Is Second Happiest Country: HPI” trên tờ Tuổi Trẻ online số ngày 17/6/2012 [5].

Tuy nhiên theo tôi nghĩ thì đây là một tin buồn cho VN mà các bài báo trên do vô tình, hoặc cố ý lầm lẫn biến thành tin “mừng”. Sự lầm lẫn này có nhiều ảnh hưởng quan trọng cho VN. Lý do là nếu người dân VN thật sự được hạnh phúc đứng thứ 2 trên thế giới thì nhà nước VN có thể vỗ ngực tuyên bố là các chính sách trị dân mà họ đang theo đuổi đã thành công tốt đẹp. Nhà nước VN không cần phải thay đổi chính sách nào cả. Nhưng trên thực tế VN có lợi tức bình quân mỗi đầu người thấp, $3.205 (xem Bảng 1 dưới đây) đứng hạng 105 trong 151 nước. Chỉ số HPI phản ảnh một phần nào thực trạng nghèo đói đáng buồn này. VN cần thay đổi để thoát cảnh nghèo đói.

Tại sao lại có sự lầm lẫn nghiêm trọng như vậy? Trong bài này tôi xin bàn đến 3 yếu tố dẫn đến sự lầm lẫn này. Thứ nhất các bài báo trên đã dịch sai từ HPI. Thứ hai các bài báo trên đã không giải thích ý nghĩa của chỉ số HPI làm người đọc càng hiểu lầm thêm. Thứ ba cấu trúc và cách đo chỉ số HPI hiện còn có nhiều khiếm khuyết cần được bổ túc thêm.

Dịch sai từ HPI

Happy Planet Index được các bài báo trên dịch là Chỉ số hạnh phúc. Nhưng thật ra nếu được dịch sát nghĩa thì HPI là chỉ số hạnh phúc cho hành tinh (trái đất). Đây là một sự khác biệt quan trọng vì hạnh phúc của VN hoàn toàn khác với hạnh phúc của trái đất. Theo suy luận của NEF thì trái đất được hạnh phúc khi môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Trái đất được "hạnh phúc" nhất khi mọi người sống vui vẻ, khỏe mạnh, và xài thực ít tài nguyên sinh thái (Ecological footprint). Một người tiền sử, hoặc một em bé chăn trâu là mẫu người lý tưởng của NEF. Đây là nghịch lý của tư duy “Ai bảo chăn trâu là khổ”. Ai cũng ca ngợi cuộc sống chăn trâu nhưng không ai muốn làm kẻ chăn trâu. Như vậy khi VN có chỉ số HPI cao không có nghĩa là dân VN được hạnh phúc, mà có thể vì dân VN nghèo nên xài thực ít tài nguyên sinh thái, làm trái đất được hạnh phúc.

Ý nghĩa của chỉ số HPI

Theo Quỹ Kinh tế Mới, mục đích của chỉ số HPI là để đo số năm người dân được sống hạnh phúc dựa trên một đơn vị tài nguyên (Number of Happy Life Years achieved per unit of resource use.) Chỉ số HPI được tính dựa vào 3 yếu tố chính: mức hài lòng của người dân về cuộc sống (well-being), tuổi thọ (life expectancy), và mức sử dụng tài nguyên sinh thái của mỗi người dân (ecological footprint) theo công thức sau.

HPI = (Experience well-being x Life Expectancy)/ Ecological footprint.

Như vậy từ mục đích đến công thức tính, chỉ số HPI hoàn toàn không phải là thước đo hạnh phúc của một quốc gia. Chỉ số HPI trên lý thuyết có thể được hiểu như là một chỉ số phản ảnh hiệu năng của một quốc gia trong việc sử dụng tài nguyên sinh thái để mang lại hạnh phúc và sức khỏe cho dân chúng. Thành thử với cùng một mức hài lòng của người dân về cuộc sống và tuổi thọ, những nước càng nghèo thì mức sử dụng tài nguyên sinh thái cá nhân càng ít, và do đó chỉ số HPI càng cao. VN là một nước nghèo, tuổi thọ không thấp lắm nên có chỉ số HPI cao.

Vài khiếm khuyết của chỉ số HPI

Trong những thập niên gần đây, nhiều chuyên gia đã thấy được sự giới hạn của tổ̉ng sản lượng của một nước (GDP) khi dùng để đo lường hạnh phúc của một quốc gia. Nhiều chỉ số khác đã được dùng để thay thế GDP. Hai chỉ số được nhiều người biết là Chỉ số hạnh phúc quốc gia (Gross National Happiness Index) được dùng ở Bhutan [6], và Chỉ số hạnh phúc của cuộc sống (Your Better Life Index) do Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development, OECD [7]). Mục đích của Quỹ Kinh tế Mới khi đưa ra HPI là để có một chỉ số bao gồm 3 yếu tố hạnh phúc, tuổi thọ, và mức sử dụng tài nguyên sinh thái. Đây là một mục đích đáng phục tuy nhiên hiện tại chỉ số HPI vẫn còn có nhiều khiếm khuyết.

Một khiếm khuyết quan trọng là khó khăn trong việc ước lượng hạnh phúc của một nước. Hạnh phúc là một cảm tính khó có thể đo được một cánh khách quan. Chẳng hạn như trong một nước nông nghiệp, cảm tính hạnh phúc sẽ thay đổi tùy theo năm, thời tiết, thời gian trong năm, được mùa hay mất mùa, ... Thêm vào đó Quỹ Kinh tế Mới lại dùng Chỉ số hạnh phúc của cuộc sống do OECD ước lượng cho nhiều nước cho nhiều năm khác nhau, thay vì cùng một năm khi tính chỉ số HPI cho 2012.

Một khiếm khuyết quan trọng thứ hai là khó khăn trong việc ước lượng mức sử dụng tài nguyên sinh thái. Chẳng hạn như khi tính mức sử dụng tài nguyên sinh thái, Quỹ Kinh tế Mới đem mức sử dụng tài nguyên của nước sản xuất đưa vào nước nhập cảng. Thành thử khi Trung Quốc sản xuất một xe gắn máy và bán sang Mỹ thì Ecological footprint của Trung Quốc không thay đổi nhưng Ecological footprint của Mỹ to hơn và chỉ số FPI của Mỹ xấu hơn. Một vấn đề khác là Ecological footprint của Quỹ Kinh tế Mới không tính những yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ môi trường chẳng hạn như nỗ lực của dân chúng, nhà nước, và luật lệ nhằm ngăn ngừa ô nhiễm. Do đó Trung Quốc, một nước gần đây có nhiều thành phố ô nhiễm nhất thế giới, có nhiều hoạt động phá hủy môi trường sinh thái của trái đất nhất, lại có chỉ số HPI cao hơn hầu hết những nước Âu Mỹ.

Do những khiếm khuyết trên, những chỉ số HPI mà Quỹ Kinh tế Mới vừa công bố tuần qua có nhiều kết quả không hợp lý. Thí dụ như khi so sánh VN và Nhật. Theo bản báo cáo của Quỹ Kinh tế Mới thì VN có mức hài lòng của người dân về cuộc sống là 5,8; tuổi thọ trung bình 75,2; mức sử dụng tài nguyên sinh thái 1,4; và GDP bình quân mỗi đầu người là $3.205 (xem Bảng 1). Trong khi đó những con số tương ứng của Nhật là 6,1; 83,4; 4,2; và $33.733. Nghĩa là bình quân dân Nhật sống hạnh phúc hơn, có tuổi thọ cao hơn, và giàu gấp 10 lần dân VN. Ngoài ra dân chúng và nhà nước Nhật có nhiều nỗ lực và luật lệ nhằm bảo vệ môi trường hơn VN. Nhưng theo Quỹ Kinh tế Mới thì VN có chỉ số HPI là 60,4 – đứng hạng 2 trên thế giới. Trong khi đó chỉ số HPI của Nhật là 47,5 – đứng hạng 45 trên thế giới! Lý do VN có chỉ số HPI cao hơn Nhật không phải do người dân VN sống hạnh phúc hơn, hoặc biết bảo vệ môi trường hơn, mà là vì dân Nhật giàu hơn nên có mức sử dụng tài nguyên sinh thái cao hơn.

Một thí dụ khác về sự khiếm khuyết của chỉ số HPI là trường hợp Trung Quốc (TQ) và Mỹ. Theo bản báo cáo của Quỹ Kinh tế Mới thì TQ có mức hài lòng của người dân về cuộc sống là 4,7; tuổi thọ trung bình 73,5; mức sử dụng tài nguyên sinh thái 2,1; và GDP bình quân mỗi đầu người là $7.599. Trong khi đó những con số tương ứng của Mỹ là 7,2; 78,5; 7,2; và $47.153. Nghĩa là bình quân dân Mỹ sống hạnh phúc hơn, có tuổi thọ cao hơn, và giàu gấp 6 lần dân TQ. Ngoài ra dân chúng và nhà nước Mỹ có nhiều nỗ lực và luật lệ nhằm bảo vệ môi trường hơn TQ. Nhưng theo Quỹ Kinh tế Mới thì TQ có chỉ số HPI 44,7 – đứng hạng 60 trên thế giới. Trong khi chỉ số HPI của Mỹ là 37,3 – đứng hạng 105 trên thế giới. Lý do TQ có chỉ số HPI cao hơn Mỹ không phải do người dân TQ sống hạnh phúc hơn, hoặc biết bảo vệ môi trường hơn, mà là vì dân Mỹ giàu hơn nên có mức sử dụng tài nguyên sinh thái cao hơn.

Hai thí dụ trên cho thấy là hiện tại chỉ số HPI vẫn còn có nhiều vấn đề. Tuy nhiên một điều chúng ta có thể biết chắc là chỉ số HPI không đo lường mức độ hạnh phúc của một nước như một ít báo chí VN đã hiểu lầm.

Bảng 1: So sánh tuổi thọ, hạnh phúc, sử dụng tài nguyên, HPI, và GDP các nước - 2012

Country

Life Exp

Well-being

(0-10)

Footprint

(gha/capita)

Happy Planet Index

GDP/capita

($PPP)

Afghanistan

48.7

4.8

0.54

36.8

1,207

Albania

76.9

5.3

1.81

54.1

8,592

Algeria

73.1

5.2

1.65

52.2

8,433

Angola

51.1

4.2

0.89

33.2

6,186

Argentina

75.9

6.4

2.71

54.1

16,012

Armenia

74.2

4.4

1.73

46.0

5,463

Australia

81.9

7.4

6.68

42.0

38,160

Austria

80.9

7.3

5.29

47.1

40,006

Azerbaijan

70.7

4.2

1.97

40.9

9,936

Bahrain

75.1

4.5

6.65

26.6

25,799

Bangladesh

68.9

5.0

0.66

56.3

1,659

Belarus

70.3

5.5

3.99

37.4

13,929

Belgium

80.0

6.9

7.11

37.1

37,631

Belize

76.1

6.5

2.11

59.3

6,670

Benin

56.1

3.7

1.36

31.1

1,587

Bolivia

66.6

5.8

2.61

43.6

4,849

Bosnia & Herzegovina

75.7

4.7

2.74

42.4

8,690

Botswana

53.2

3.6

2.84

22.6

13,893

Brazil

73.5

6.8

2.93

52.9

11,210

Bulgaria

73.4

4.2

3.56

34.1

13,931

Burkina Faso

55.4

4.0

1.53

31.8

1,256

Burundi

50.4

3.8

0.85

30.5

409

Cambodia

63.1

4.2

1.19

40.3

2,194

Cameroon

51.6

4.4

1.09

33.7

2,294

Canada

81.0

7.7

6.43

43.6

39,050

Central African Rep

48.4

3.6

1.36

25.3

789

Chad

49.6

3.7

1.89

24.7

1,370

Chile

79.1

6.6

3.24

53.9

15,779

Colombia

73.7

6.4

1.80

59.8

9,453

Comoros

61.1

3.9

1.30

36.5

1,096

Congo

57.4

3.8

1.08

34.5

4,245

Congo, Dem. Rep.

48.4

4.0

0.76

30.5

347

Costa Rica

79.3

7.3

2.52

64.0

11,569

Cote d'Ivoire

55.4

4.2

0.99

35.9

1,899

Croatia

76.6

5.6

4.19

40.6

19,543

Cuba

79.1

5.4

1.90

56.2

5,253

Cyprus

79.6

6.4

4.44

45.5

31,092

Czech Republic

77.7

6.2

5.27

39.4

24,518

Denmark

78.8

7.8

8.25

36.6

40,163

Djibouti

57.9

5.0

1.85

37.2

2,308

Dominican Republic

73.4

4.7

1.42

50.7

9,350

Ecuador

75.6

5.8

2.37

52.5

8,028

Egypt

73.2

3.9

2.06

39.6

6,180

El Salvador

72.2

6.7

1.99

58.9

6,668

Estonia

74.8

5.1

4.73

34.9

20,663

Ethiopia

59.3

4.4

1.13

39.2

1,041

Finland

80.0

7.4

6.21

42.7

36,473

France

81.5

6.8

4.91

46.5

34,123

Georgia

73.7

4.1

1.43

46.0

5,074

Germany

80.4

6.7

4.57

47.2

37,402

Ghana

64.2

4.6

1.74

40.3

1,644

Greece

79.9

5.8

4.92

40.5

28,408

Guatemala

71.2

6.3

1.78

56.9

4,785

Guinea

54.1

4.0

1.72

30.0

1,091

Guyana

69.9

6.0

2.08

51.2

3,432

Haiti

62.1

3.8

0.60

41.3

1,111

Honduras

73.1

5.9

1.73

56.0

3,923

Hong Kong

82.8

5.6

5.81

37.5

46,502

Hungary

74.4

4.7

3.59

37.4

20,545

Iceland

81.8

6.9

6.54

40.2

35,642

India

65.4

5.0

0.87

50.9

3,425

Indonesia

69.4

5.5

1.13

55.5

4,325

Iran

73.0

4.8

2.66

41.7

11,570

Iraq

69.0

5.0

1.42

49.2

3,562

Ireland

80.6

7.3

6.22

42.4

40,464

Israel

81.6

7.4

3.96

55.2

28,573

Italy

81.9

6.4

4.52

46.4

31,954

Jamaica

73.1

6.2

1.72

58.5

7,673

Jordan

73.4

5.7

2.13

51.7

5,749

Kazakhstan

67.0

5.5

4.14

34.7

12,169

Kenya

57.1

4.3

0.95

38.0

1,651

Korea

80.6

6.1

4.62

43.8

29,101

Kuwait

74.6

6.6

9.72

27.1

46,428

Kyrgyzstan

67.7

5.0

1.29

49.1

2,239

Laos

67.5

5.0

1.30

49.1

2,551

Latvia

73.3

4.7

3.95

34.9

16,340

Lebanon

72.6

5.2

2.85

42.9

14,069

Liberia

56.8

4.2

1.28

35.2

419

Libya

74.8

4.9

3.19

40.8

16,987

Lithuania

72.2

5.1

4.38

34.6

18,370

Luxembourg

80.0

7.1

10.72

29.0

86,124

Macedonia

74.8

4.2

5.36

28.3

11,162

Madagascar

66.7

4.6

1.16

46.8

969

Malawi

54.2

5.1

0.78

42.5

882

Malaysia

74.2

5.6

3.90

40.5

14,731

Mali

51.4

3.8

1.86

26.0

1,065

Malta

79.6

5.8

4.26

43.1

26,445

Mauritania

58.6

5.0

2.86

32.3

2,456

Mauritius

73.4

5.5

4.55

36.6

13,697

Mexico

77.0

6.8

3.30

52.9

14,564

Moldova

69.3

5.6

2.10

48.0

3,110

Mongolia

68.5

4.6

5.53

26.8

4,036

Morocco

72.2

4.4

1.32

47.9

4,712

Mozambique

50.2

4.7

0.78

35.7

942

Myanmar

65.2

5.3

1.94

44.2

1,950

Namibia

62.5

4.9

2.03

38.9

6,475

Nepal

68.8

3.8

0.76

45.6

1,199

Netherlands

80.7

7.5

6.34

43.1

42,165

New Zealand

80.7

7.2

4.31

51.6

29,535

Nicaragua

74.0

5.7

1.56

57.1

2,913

Niger

54.7

4.1

2.59

26.8

728

Nigeria

51.9

4.8

1.44

33.6

2,399

Norway

81.1

7.6

4.77

51.4

57,231

Pakistan

65.4

5.3

0.75

54.1

2,688

Palestine

72.8

4.8

1.40

51.2

2,613

Panama

76.1

7.3

2.97

57.8

13,608

Paraguay

72.5

5.8

2.99

45.8

5,181

Peru

74.0

5.6

2.03

52.4

9,538

Philippines

68.7

4.9

0.98

52.4

3,969

Poland

76.1

5.8

3.94

42.6

19,885

Portugal

79.5

4.9

4.12

38.7

25,416

Qatar

78.4

6.6

11.68

25.2

80,944

Romania

74.0

4.9

2.84

42.2

14,524

Russia

68.8

5.5

4.40

34.5

19,891

Rwanda

55.4

4.0

0.71

36.9

1,163

Saudi Arabia

73.9

6.7

3.99

46.0

22,713

Senegal

59.3

3.8

1.53

33.3

1,935

Serbia

74.5

4.5

2.57

41.3

11,349

Sierra Leone

47.8

4.1

1.13

28.8

827

Singapore

81.1

6.5

6.10

39.8

57,932

Slovakia

75.4

6.1

4.66

40.1

23,303

Slovenia

79.3

6.1

5.21

40.2

26,925

South Africa

52.8

4.7

2.59

28.2

10,565

Spain

81.4

6.2

4.74

44.1

32,230

Sri Lanka

74.9

4.2

1.21

49.4

5,078

Sudan

61.5

4.4

1.63

37.6

2,256

Sweden

81.4

7.5

5.71

46.2

39,024

Switzerland

82.3

7.5

5.01

50.3

46,384

Syria

75.9

4.1

1.45

47.1

5,285

Tajikistan

67.5

4.4

0.90

47.8

2,163

Tanzania

58.2

3.2

1.19

30.7

1,434

Thailand

74.1

6.2

2.41

53.5

8,554

Togo

57.1

2.8

1.03

28.2

998

Trinidad and Tobago

70.1

6.7

7.56

30.3

25,739

Tunisia

74.5

4.7

1.76

48.3

9,550

Turkey

74.0

5.5

2.55

47.6

15,687

Turkmenistan

65.0

6.6

3.98

39.1

8,274

Uganda

54.1

4.2

1.57

31.5

1,272

Ukraine

68.5

5.1

3.19

37.6

6,721

United Arab Emirates

76.5

7.2

8.88

31.8

47,213

United Kingdom

80.2

7.0

4.71

47.9

35,686

China

73.5

4.7

2.13

44.7

7,599

U.S.A

78.5

7.2

7.19

37.3

47,153

Uruguay

77.0

6.1

5.08

39.3

14,108

Uzbekistan

68.3

5.1

1.82

46.0

3,106

Venezuela

74.4

7.5

3.02

56.9

12,233

Vietnam

75.2

5.8

1.39

60.4

3,205

Japan

83.4

6.1

4.17

47.5

33,733

Yemen

65.5

3.9

0.87

43.0

2,653

Zambia

49.0

5.3

0.84

37.7

1,562

Zimbabwe

51.4

4.8

1.17

35.3

376

Nguồn: New Economic Foundation, 2012

       

Tài liệu tham khảo

(1) http://www.happyplanetindex.org/assets/happy-planet-index-report.pdf

(2) http://nld.com.vn/20120616044240201p0c1006/nguoi-viet-nam-hanh-phuc-thu-2-tren-the-gioi.htm

(3) http://www.baomoi.com/Viet-Nam-dung-nhi-the-gioi-ve-chi-so-hanh-phuc/45/8703055.epi

(4) http://vneconomy.vn/20120618090552812P0C9920/viet-nam-dung-nhi-the-gioi-ve-chi-so-hanh-phuc.htm

(5) http://tuoitrenews.vn/cmlink/tuoitrenews/society/vietnam-is-second-happiest-country-hpi-1.76392

(6) http://www.grossnationalhappiness.com/

(7) http://www.oecdbetterlifeindex.org/

N.Đ.H.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn