Về chuyện cấm một số bài hát

FB Chukim Nat

Gần đây, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) đã tạm dừng lưu hành 5 ca khúc trước năm 75, bao gồm “Cánh thiệp đầu xuân” (Lê Dinh - Minh Kỳ), “Rừng xưa” (Lam Phương), “Chuyện buồn ngày xuân” (Lam Phương), “Đừng gọi anh bằng chú” (Diên An), “Con đường xưa em đi” (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).

Dân tình phản đối rầm rầm. Bao nhiêu năm qua những bài hát này được lưu hành, người ta hát mãi, người ta nghe mãi, có làm sao đâu mà bây giờ tự nhiên lại cấm. Mấy ông nghệ sĩ xã hội chủ nghĩa lên báo phân tích lý do, nói nghe thối um lên, nào là ca từ không đúng, tên tác giả không rõ ràng, cần xác minh lại. Rồi thì đặt ra hàng loạt câu hỏi, kiểu như con đường ấy là con đường nào, chiến trường anh bước đi là chiến trường nào.

Cười cái hậc, đmẹ chửi một câu cho bõ ghét. Quen cái thói ăn nói vung vít mà không làm sao mãi rồi nên cứ nghĩ nói gì thì dân cũng phải chịu.

Thế là người dân chửi um lên, và đổ xô đi nghe mấy bài hát bị cấm. Đặc biệt là bài Con đường xưa em đi, bài hát gắn liền với kí ức thập niên 80, 90 của nhiều thế hệ. Người ta nghe trên mạng, hát cho nhau nghe, quay clip post đầy trên mạng, và chế ra đủ các loại dị bản để giễu nhại mấy ông quan văn hoá dưới lá cờ chế độ. Lác đác ý kiến của một vài ca sĩ, nhạc công.

Nhưng chưa hết, đùng cái lại cấm thêm cả bài “Mùa hoa đỏ” (Thuận Yến, phổ thơ Nguyễn Đức Mậu). Lần này lệnh cấm đến từ Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang, với quy mô lệnh cấm hướng tới việc hát… karaoke, vì cho rằng hình ảnh minh hoạ clip karaoke không… phù hợp.

Đmẹ, lại cười cái hậc. Quả này có thể nhìn nhận theo hướng khác, ấy là mấy bác Bắc Kỳ cấm nhạc miền Nam, giờ mấy anh em Nam Kỳ xỏ lại, đè luôn một bài nhạc đỏ miền Bắc. Y như đám trẻ con, mày đấm tao một cái, tao cấu mày một cái.

Những chuyện xử lý tiếp theo và phản ứng của xã hội thế nào, cứ tiếp tục quan sát. Bây giờ chúng ta sẽ cùng trao đổi về bản chất vấn đề.

Năm 2017 rồi nhưng thứ tư duy sáng tác đúng, sáng tác sai vẫn còn hiện hữu, ấy là vì làm sao?

Thế bây giờ cứ biểu diễn, cứ hát, cứ nghe đấy, thì sẽ làm sao?

Nói đến đây lại nhớ đến ông Lộc Vàng, một nhân vật đã sống như hiện thân của niềm say mê nghệ thuật giữa đất Hà Nội thủ đô. Niềm say mê ấy đã khiến ông Lộc Vàng và các bạn bè của ông lâm vào cảnh tù tội, nhà tan cửa nát, thân tàn ma dại cả một đời người. Chỉ vì họ đã chơi thứ âm nhạc mà họ yêu thích. Thế mà cũng đã từng bị coi là tội hình sự, cái xứ mình nó đã từng như vậy đấy.

Nói là đã từng thôi, vì ngay đến mới gần đây thôi, cũng có một người nhạc sĩ phải đi tù vì đã sáng tác những bài hát nói lên tâm sự của những người con yêu nước Việt, tên anh ấy là Việt Khang, và họ bắt anh vì hai bài hát Việt Nam tôi đâu, Anh là ai.

Nhưng còn mấy bài hát mới vừa bị cấm, tại sao đến bây giờ mới cấm? Tại sao người ta hát bao nhiêu năm nay cũng dưới chế độ này thì không cấm?

Thuyết âm mưu thì nói về những pha lôi kéo dư luận, đánh lạc hướng chú ý của người dân khỏi những vấn đề cốt tuỷ của chế độ, như chuyện tham nhũng chính sách để làm giàu của quan lại, chuyện tàn phá thiên nhiên để biến của công thành của riêng hòng kiếm lợi, chuyện quản lý lỏng lẻo để dân Tàu cộng lộng hành ngay giữa Việt Nam, v. v..

Nhưng cũng còn một giả thiết nữa, ấy là cũng giống như lực lượng an ninh vẫn thi thoảng xua quân ngồi đồng trước cửa nhà những người bất đồng chính kiến, những người đấu tranh, hay những người dân thể hiện sự bất bình trước các vấn đề xã hội. Lắm lúc, người bị canh chẳng hiểu có sự kiện gì xảy ra mà mình bị canh. Lắm lúc, chả có sự kiện nào thật. Lý do là trong mắt lực lượng an ninh, những người như thế chẳng khác nào những dự án để tham nhũng, để giải ngân, để buộc chế độ phải nhìn nhận sự quan trọng của lực lượng bảo vệ chế độ.

Ở đây tương tự khi nhìn sang lực lượng kiểm duyệt văn hoá. Họ thừa biết việc cấm đoán của họ là vô nghĩa, bây giờ là năm 2017, là thời đại mà đứa trẻ con 5 tuổi có thể sử dụng internet thành thạo, việc làm của họ là hoàn toàn vô nghĩa khi trên đời còn hiện diện những thứ gọi là Facebook, YouTube, Google, và đã quá muộn để chính quyền Việt Nam có thể cấm Facebook, cấm YouTube, cấm Google.

Người dân vẫn nghe, vẫn chia sẻ link các bản ghi ca khúc bị cấm, vẫn thưởng thức cái gì họ thích. Thậm chí họ còn tự biểu diễn, tự ghi hình, tự post lên mạng.

Mách nhỏ một tip cho bạn nào chưa biết, các bạn cứ thoải mái hát và ghi hình, thoải mái chia sẻ lên mạng, không phải sợ gì cả. Nếu bị cơ quan công quyền hạch hỏi, bạn cứ nói em không biết, Facebook này không phải của em, vì sao có ảnh có clip của em thì anh tìm người Mỹ mà hỏi, Facebook là do họ sở hữu, chắc chắn họ biết. Còn cái clip này thì đúng là em hát, nhưng em hát lâu lắm rồi, từ trước khi có lệnh cấm cơ, chẳng hiểu sao bây giờ lại xuất hiện trên mạng nhỉ, anh gọi ngay cho Facebook để điều tra hộ em cái. Em bức xúc lắm rồi.

Tất nhiên, đừng bao giờ mở điện thoại và máy tính cá nhân của bạn đưa cho người lạ xem, đó là quyền riêng tư của bạn, và hãy tin vào công nghệ bảo mật của tư bản giãy chết, ok?

Quay lại chuyện tại sao lại cấm các ca khúc đã được biểu diễn và yêu thích hàng bao nhiêu năm qua.

Ấy là vì những người làm công tác kiểm duyệt, cấm đoán ấy là những viên chức nhà nước, họ thuộc một cơ quan nhà nước. Mà các cơ quan nhà nước thì có một cái lệ, đó là để được xét duyệt giải ngân vào năm sau, họ phải hoàn thành số lượng công việc tương đương với năm trước, hoặc nhiều hơn. Thế là các cơ quan nhà nước thường xuyên phải vẽ ra việc, vẽ ra dự án mà làm, dù rất nhiều trong số đó là những thứ vô nghĩa, tốn kém tiền của một cách vô cùng lãng phí. Nhưng như thế thì ngân sách mới rót tiền xuống, các cán bộ mới có tiền đút túi.

Thế nên từ nhiều năm qua, những người làm công tác kiểm duyệt, cấm đoán vẫn thường xuyên cấm cái này, hạch cái kia, săm soi xỉa xói, tra từng câu dò từng chữ nhằm bới móc hoạt động văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Bây giờ đến năm 2017 thì nhận thức của người dân đã khác rất nhiều, nên người ta thấy nó ngu độn, ngớ ngẩn và cực kì thừa thãi, gây một lực cản để phát triển văn hoá, tạo ra sự kiểm duyệt vô hình ngay từ trong đầu những người làm văn hoá nói chung.

Còn các bạn hãy tin tôi, trình độ của những kẻ làm kiểm duyệt, cấm đoán ấy rất thấp. Họ hoàn toàn không phải trí thức. Phàm đã là người trí thức có trình độ, có nhận thức, không ai lại đi làm cái công việc hạ tiện mất dạy ấy cả. Chúng chỉ khoác lên mình cái áo sơ-mi và đôi giày tây mà thôi, thâm sâu trong bụng, chúng vẫn chỉ là đám người mà tầm nhìn không quá được hai chữ ‘lệnh trên’.

Chẳng thế mà không chỉ âm nhạc, hội hoạ, lâu lâu chúng ta lại thấy có cuốn sách này bị dừng ra mắt, có cuốn sách kia bị thu hồi, có cuốn sách nọ bị chỉnh sửa bỏ trang này, sửa trang kia trong lần tái bản sau, mà hoàn toàn không do chủ ý của tác giả.

Việc mà chúng ta cần làm là tiếp tục chứng minh với họ, những kẻ sống bám vào chế độ được nuôi dưỡng bằng tiền thuế của chúng ta, rằng chúng ta không hề e sợ, chúng ta không hề ngại ngần gì ba cái lệnh cấm vớ vẩn của họ, chúng ta sẽ tiếp tục nghe nhạc, thưởng tranh, tiếp tục tìm đọc những sách báo bị họ coi là độc hại, cần bị cấm.

Vì chúng ta là những người biết dùng cái đầu để nghĩ suy.

Nguồn: https://www.facebook.com/natchukim.official/posts/10155105416665917

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn