Sản xuất alumina và nhôm ở Trung Quốc

Nguyễn Đức Hiệp

Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu nhôm từ năm 2002, và từ các năm gần đây nhập alumina cho các lò luyện nhôm (chủ yếu ở Sơn Đông, Bắc Kinh, Hà Nam). Bauxite là quăng thô, sau đó chuyển thành alumina (aluminium oxide) và cuối cùng luyện thành nhôm. Giá nhôm cao rất nhiều so với quặng alumina. Qua các thống kê sản xuất alumina và aluminium (nhôm) ta thấy rõ Trung Quốc trong các năm vừa qua đã chuyển qua các công nghệ có lợi nhuận cao, ít có sự ảnh hưởng môi trường và tích cực đầu tư ở nước ngoài sản xuất alumina (ở Việt Nam, Australia hay các nước khác).

Bảng 1 - Primary Aluminium Production Of China For September 2010

点击:5

Period

Reported Primary Aluminium Production
(Thousands of Metric Tons)

Daily Average

Year 2006

9,349

25.6

Year 2007

12,588

34.5

Year 2008

13,105

35.8

Year 2009

12,964

35.5

Jan - Sep 2009

9,012

33.0

Jan - Sep 2010

12,397

45.4

Nguồn: http://www.worldal.com/market/statistics/2010-10-26/128805556430886.shtml

Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu nhiều aluminium (nhôm) hơn nhập khẩu từ năm 2006. Nhôm có giá hơn alumina, ít tổn hại môi trường khi chế biến hơn lọc alumina từ quặng bauxite. Thay vào đó Trung Quốc mặc dầu sản xuất alumina gia tăng mạnh từ năm 2005 nhưng càng thấy giá thành sản xuất cao (nếu không có chế độ ưu đãi điện, thuế) và thiệt hại môi trường nên bắt đầu nhập alumina, chủ yếu là từ Australia. Một số nhà máy như ở Sơn Đông chủ yếu nhập alumina rồi luyện nhôm. Luyện nhôm cần điện giải vì thế cần nguồn điện dồi dào, Việt Nam chưa có đủ nguồn điện để có thể làm nhôm.

Hiện nay giá alumina chủ yếu dựa vào giá nhôm (trên thị trường London Metal Exchange (LME) thì alumina thay đổi vào khoảng 10% giá nhôm). Khuynh hướng gần đây, bắt đầu từ cuối năm 2009, là giá alumina sẽ không còn tùy thuộc vào giá nhôm trực tiếp mà tùy theo đòi hỏi của thị trường để phản ảnh trung thực hơn giá thành và độ cung cầu của alumina trên thị trường thế giới.

Cũng nên phân biệt là giá trên thị trường là giá giao ngay (spot price), còn giá hợp đồng ngắn hạn (3 tháng) hay dài hạn (1 năm) giữa nhà sản xuất và công ty đối tác mua lúc nào cũng thấp hơn giá thị trường giá giao ngay.

Về vấn đề vận hành nhà máy alumina ở Tân Rai, Đắk Nông (Tây Nguyên) của công ty Than và Khoáng sản (TKS) Việt Nam, theo những tuyên bố của lãnh đạo TKS và những người có trách nhiệm ở Bộ Công Thương thì đã có một số đối tác muốn ký hợp đồng mua sản phẩm alumina. Nếu TKS Việt Nam chủ yếu ký hợp đồng với khách hàng mua alumina (đây có lẽ là phương án duy nhất mà bắt buộc TKS phải làm khi mới bắt đầu bước vào thị trường alumina) thì chỉ được giá kém giá thị trường nhiều. Bài tính này cũng phải được mang vào trong kế hoạch kinh tế khi thực hiện dự án chứ không phải dùng giá lạc quan cao trên thị trường trong bài toán khả thi xây dựng nhà máy. Trung Quốc là một thị trường alumina và nhôm lớn nhất nên giá alumina cũng lệ thuộc nhiều vào sự cung cầu ở Trung Quốc vì thế không loại bỏ chính sách của trung Quốc sẽ có ảnh hưởng đến các nhà máy alumina ở Tây Nguyên nếu các nhà máy này hoạt động theo dự định.

Bảy nhà máy sản xuất alumina ở Australia, sản xuất khoảng 30% lượng alumina trên thế giới, vì vậy Trung Quốc chủ yếu nhập alumina từ Australia và vài năm nay đã chú ý đầu tư vào nơi này. Sản xuất alumina ở Australia rất hữu hiệu và giá thành thấp vì công nghệ cao có hiệu suất tiêu thụ năng lượng thấp hơn so với các nhà máy khác. Vì vậy TKS phải có sức cạnh tranh sau này với giá thành thật thấp dùng công nghệ cao hữu hiệu và vị trí kinh tế sản xuất, chuyên chở thuận tiện mới hy vọng cạnh tranh và có lợi nhuận cao được.

clip_image002

Statistics of Alumina Output in China (by grade), 2005-2009

(Nguồn: China Industry Report 2009 - http://www.researchinchina.com/FreeReport/PdfFile/634007026036372500.pdf)

Bảng 2 - China's Alumina Production For Year 2009

点击:54

Period

Alumina Grade

Reported Alumina Production
(thousands of Metric Tons)

Fourth
Quarter
2008

Chemical

272

Metallurgical

5,098

Total

5,370

Year
2008

Chemical

1,003

Metallurgical

21,781

Total

22,784

First
Quarter
2009

Chemical

155

Metallurgical

4,755

Total

4,910

Second
Quarter
2009

Chemical

245

Metallurgical

5,455

Total

5,700

Third
Quarter
2009

Chemical

240

Metallurgical

5,902

Total

6,142

Fourth
Quarter
2009

Chemical

257

Metallurgical

6,783

Total

7,040

Year 2009

Chemical

897

Metallurgical

22,895

Total

23,792

Nguồn: http://www.worldal.com/market/statistics/2010-02-24/126698129826951.shtml

Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2009, nhập khoảng 2 triệu tấn alumina (3) và sản xuất khoảng 10,5 triệu tấn (xem bảng 2). Về nhôm thì trong 9 tháng đầu năm 2009 (tháng 1 đến 9), Trung Quốc sản xuất 9 triệu tấn nhôm (xem bảng 1) và cũng trong thời gian này, Trung Quốc xuất khẩu 2,15 triệu tấn nhôm, gồm 2 loại: nhôm chưa gia công (unwrought) và nhôm đã cán (rolled aluminium), tăng 217,3% so với năm trước (4) trong khi chỉ nhập 725,448 tấn nhôm chưa gia công và nhôm đã cán.

Từ năm 2002, khi Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu nhôm, cho đến nay rõ ràng là mặc dầu lúc đầu có tăng sản xuất alumina rất nhiều nhưng các năm gần đây đã cũng cố tập trung lại sự sản xuất phân tán alumina ở nhiều nơi, đóng cửa các nhà máy không kinh tế và ô nhiễm nhiều như ở Quảng Tây và sẵn sàng nhập alumina, cũng như đầu tư vào các nước có bauxite và công nghệ cao với hiệu năng năng lượng và kinh tế cao hơn như ở Australia. Dùng công nghệ Trung Quốc lại thêm đặt ở trên vị trí chiến lược Tây Nguyên, có nguy cơ ảnh hưởng xấu và tác hại lớn đến môi trường thay vì ở bờ biển gần cảng là một sai lầm chiến lược kinh tế, xã hội và môi trường to lớn của TKS nói riêng và Việt Nam nói chung.

Hầu như tất cả những tư liệu về khả thi kinh tế, đánh giá môi trường liên quan đến dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ cũng như các kiểm tra thẩm định đều không thực sự được minh bạch, được công chúng biết đến mà chỉ có trong tay các vị trách nhiệm ở TKS, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên – Môi trường. Chỉ khi có sự kiện gần đây như ở Hungary và dư luận phản ảnh lên tiếng cùng kiến nghị thì mới có một vài thông tin, con số được những người có trách nhiệm phát biểu trong những tranh luận có vẻ như có thể thuyết phục được. Nhưng nếu có thể khả năng thuyết phục được dễ dàng thì không hiểu sao lúc đầu lại không công bố rộng rãi trong dân chúng để mọi người được thông hiểu hơn và cho Huốc hội thông tin để bàn luận. Hỏi tức là trả lời.

N. Đ. H.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Tham khảo:

(1) http://www.worldal.com/market/statistics/2010-10-26/128805556430886.shtml

(2) http://www.worldal.com/market/statistics/2010-02-24/126698129826951.shtml

(3) China industry report, 2009, http://www.researchinchina.com/FreeReport/PdfFile/634007026036372500.pdf

(4) E-to China, Preliminary Customs Statistics of China's Import and Export of Copper and Aluminum in September, http://www.e-to-china.com/2010/1018/87262.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn