Hoa Kỳ gửi đi thông điệp khi triển khai tên lửa gần Trung Quốc

http://www.ipadrblog.com/uploads/image/China-US.jpg

Mark Thompson/ Time

Nếu vệ tinh và gián điệp Trung Quốc làm việc hữu hiệu, [có lẽ đã nhận] một loạt các thông tin tình báo đáng lo ngại do Hải quân Trung Quốc gửi tới trụ sở Bắc Kinh hồi tuần trước. Một loại siêu vũ khí mới của Hoa Kỳ gần đây đã bất ngờ xuất hiện. Đó là một tàu ngầm lớp Ohio, con tàu mà trong nhiều thập kỷ qua chỉ mang các tên lửa hạt nhân với mục tiêu nhắm vào Liên Xô và sau đó là Nga.

Nhưng lần này thì khác: trong gần ba năm, Hải quân Hoa Kỳ đã điều “những quả bom” bị biến đổi không biết đi đâu (vì nó đi dưới nước). Bốn trong số 18 tàu ngầm có tên lửa đạn đạo Trident không còn mang đầu đạn hạt nhân. Thay vào đó, có đến 154 tên lửa hành trình Tomahawk, có khả năng bắn trúng bất cứ mục tiêu nào trong vòng 1.000 dặm với đầu đạn không hạt nhân.

Quan sát khả năng những chiếc tàu ngầm đặc biệt này thật là thú vị. Mười bốn chiếc tàu ngầm có mang tên lửa Trident tiện dụng trong trường hợp không chắc xảy ra [chiến tranh] hạt nhân Armageddon (*), và Nga vẫn là mục tiêu chính của nó. Nhưng trang bị mỗi nhóm bốn tên lửa Tomahawk mang vũ khí mà quân đội Hoa Kỳ đã liên tục sử dụng chống lại các mục tiêu ở Afghanistan, Bosnia, Iraq và Sudan.

The U.S. Military in the Pacific




Nguồn: http://www.time.com/time/audioslide/0,32187,1992219,00.html

Đó là lý do vì sao chuông báo động đã rung lên ở Bắc Kinh ngày 28 tháng 6 khi tàu ngầm USS Ohio dài 560 feet (khoảng 170 m), chất đầy tên lửa Tomahawk, nổi lên ở vịnh Subic, thuộc Philippines. Nhiều chuông báo động có thể đã kêu vang khi tàu ngầm USS Michigan đến Pusan, Nam Hàn, trong cùng một ngày. Và các chuông điện đã kêu to hết cỡ khi tàu ngầm USS Florida xuất hiện cùng ngày tại căn cứ hải quân chung Anh - Mỹ ở Diego Gracia, một đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương.

Quân đội Trung Quốc bị đánh thức và tìm thấy thêm 462 tên lửa Tomahawk đã được Hoa Kỳ triển khai trong khu vực lân cận của mình. “Có quyết định gia tăng lực lượng của chúng tôi tại Thái Bình Dương. Chắc chắn là Trung Quốc sẽ giật mình và buộc lòng phải chú ý”, ông Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington cho biết.

Các viên chức Hoa Kỳ phủ nhận bất kỳ thông điệp nào trực tiếp nhắm vào Bắc Kinh, nói rằng [việc ba tàu ngầm có tên lửa] Tomahawk [xuất hiện] là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhưng họ chắc chắn rằng tin tức về việc triển khai mới này xuất hiện trên báo South China Morning Post, có trụ sở tại Hongkong, vào ngày 4 tháng 7. Trung Quốc đã lặng lẽ chú ý. “Hiện nay, nguyện vọng chung của các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là tìm kiếm hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Chúng tôi hy vọng các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ có liên quan sẽ phục vụ cho hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực chứ không phải ngược lại”. Ông Vương Bảo Đông, phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết hôm thứ Tư.

Tháng trước, Hải quân đã thông báo rằng tất cả bốn [tàu] tên lửa Tridents Tomahawk triển khai hoạt động xa các cảng nhà lần đầu tiên. Mỗi tàu mang theo “hỏa lực của nhiều tàu nổi trên mặt nước”, Đại úy Tracy Howard, chỉ huy tàu ngầm thuộc phi đội 16 tại Kings Bay, Georga cho biết và “có thể phản ứng lại các mối đe dọa đa dạng khi nhận được thông báo trong thời gian ngắn”.

Hoạt động này là một phần chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ để chuyển hỏa lực từ Đại Tây Dương về Thái Bình Dương mà Washington xem là trọng tâm quân sự của thế kỷ XXI. Giảm căng thẳng kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh để xem nước Mỹ trở lại quy mô triển khai vũ khí hạt nhân, cho phép Hải quân giảm Hạm đội Trident của mình từ 18 xuống còn 14. (Tại sao 14 tàu ngầm, cũng như máy bay ném bom và tên lửa trên bộ mang vũ khí hạt nhân, vẫn còn cần thiết để đối phó với các mối đe dọa của Nga là một chủ đề cho một ngày khác) (Đọc: "Obama xây lá chắn tên lửa Hoa Kỳ: kẻ thắng người thua").

Chắc chắn Hải quân có thể cho thêm bốn tàu ngầm vào ụ để nghỉ và tiết kiệm cho Lầu Năm Góc một số tiền, nhưng đó không phải là cách hoạt động của chính quyền. Thay vào đó, họ bỏ ra khoảng $4 tỉ đô để thay thế Tridents với Tomahawk và xây thêm phòng cho 60 lính hoạt động đặc biệt sống trên mỗi tàu ngầm và hoạt động lén lút trên toàn cầu. “Chúng tôi ở đó hàng tuần, chúng tôi để ý tình hình ở đó, tình hình của một phần môi trường. Chúng tôi có thể phát hiện, phân loại và định vị mục tiêu và nếu cần thiết sẽ bắn chúng với cùng một loại vũ khí”, Đề đốc Hải quân, ông Mark Kenny giải thích sau khi chiếc Trident Tomahawk đầu tiên ra khơi năm 2008.

Các tàu ngầm này không chỉ là vấn đề quan tâm mới của Trung Quốc. Hai cuộc tập trận quân sự liên quan đến Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực hiện đang tiến hành. Hơn ba chục tàu hải quân và tàu ngầm đã bắt đầu tham gia trò chơi chiến tranh “Rim of the Pacific” ngoài khơi Hawaii hôm thứ Tư. Khoảng 20.000 nhân viên từ 14 quốc gia tham gia vào cuộc tập trận hai năm một lần, bao gồm các cuộc tập trận tên lửa và đánh chìm ba tàu bị bỏ rơi, đóng vai tàu đối phương. Các quốc gia tham gia với Hoa Kỳ trong trò chơi chiến tranh hải quân được xem là lớn nhất chưa từng có trên thế giới, gồm: Úc, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Indonesia, Nhật Bản, Nam Hàn, Malaysia, Hà Lan, Peru, Singapore và Thái Lan. Liên quan hơn tới Trung Quốc là cuộc tập trận CARAT 2010 - Sẵn sàng hợp tác trên biển và huấn luyện - được tiến hành ngoài khơi Singapore. Hoạt động này gồm có 17.000 nhân viên và 73 tàu chiến từ Mỹ, Singapore, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.

Trung Quốc không có mặt ở cả hai cuộc tập trận và không phải là do sơ suất. Nhiều quốc gia ở phía Đông Thái Bình Dương, gồm Australia, Nhật Bản, Indonesia, Nam Hàn và Việt Nam, khuyến khích Hoa Kỳ đẩy lùi những điều mà họ cho là hành động hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Và quân đội Hoa Kỳ vẫn quan tâm đến việc gia tăng tên lửa của Trung Quốc, hiện đang có hơn 1.000, gần eo biển Đài Loan. Tomahawk cập cảng “là một phần của nỗ lực lớn hơn để tăng cường khả năng của chúng tôi trong khu vực. Nó sẽ gửi một thông điệp rằng không ai có thể loại trừ quyết tâm của chúng tôi là nước cân bằng trong khu vực mà nhiều nước ở đó muốn chúng tôi như thế”, ông Glaser nói. Chắc chắn là Bắc Kinh đã nhận được tín hiệu.

Ghi chú:

(*) Nuclear Armageddon: tức nuclear holocaust, lò thiêu hạt nhân, dùng để chỉ khả năng hủy diệt gần như toàn bộ loài người do chiến tranh hạt nhân. Với giả thuyết này, toàn bộ hay hầu hết những nơi trên Trái Đất không thể cư trú được do vũ khí hạt nhân được sử dụng trong các cuộc chiến tranh thế giới xảy ra trong tương lai.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: http://news.yahoo.com/s/time/08599200237800

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn