Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông

Shen Dingli

image Úc và Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) có thể giúp giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Trung Quốc không nên lo sợ việc quốc tế hóa.

Thủ tướng Úc Julia Gillard dùng cụm từ “Đúng, chúng ta sẽ làm được” để vận động cho chiến dịch tái tranh cử của bà. Quốc gia này cũng có thể dựa trên tinh thần “Đúng, chúng ta sẽ làm được” để giúp cải thiện quan hệ Trung-Mỹ và Trung-Việt.

Mỹ và Úc đều rất quan tâm đến tiềm năng biển trong khu vực, bao gồm cả tài nguyên biển và quyền tự do đi lại. Nhưng Trung Quốc cũng là một nước mà hàng hải rất quan trọng, cùng với sự sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, sự quan tâm đến quyền lợi biển ngày càng tăng.

Cũng giống như rất nhiều cường quốc khác, việc tuyên bố chủ quyền ngày càng rộng lớn của Trung Quốc có thể ảnh hưởng hoặc thậm chí gây ra xung đột với các quốc gia khác.

Nhưng có thể sẽ chính xác hơn nếu nói rằng thường là những tuyên bố chủ quyền của các nước khác giống với tuyên bố trước đó của Trung Quốc. Ví dụ, vào năm 1947, chính phủ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, một tuyên bố không được thực hiện bởi các nước ASEAN cho đến tận những năm 1970 và 1980 [Shen Dingli, một giáo sư Chủ nhiệm khoa của Học viện Nghiên cứu Quốc tế, và là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ, thuộc một đại học tiếng tăm như Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, mà còn có nhận định lạ lùng, bất chấp sự thật lịch sử như thế này, thì thật không sao hiểu nổi – BVN].

Những tuyên bố chủ quyền của các bên liên quan trong tranh chấp biển Đông (hoặc ở những nơi khác) không nhất thiết nhằm dụng ý xấu. Tuy nhiên, cần phải tìm ra cách để giải quyết những tuyên bố này một cách hòa bình. Ví dụ như việc Trung Quốc phản đối sự tham gia của tàu USS George Washington trong các cuộc diễn tập ở Hoàng Hải, gây mâu thuẫn về quyền lợi với Mỹ. Những bất đồng quan điểm này cần được giải quyết qua đàm phán để đảm bảo một kết quả phù hợp cho cả hai phía.

Tất nhiên là căng thẳng giữa hai bên không đơn giản chỉ vì các cuộc diễn tập. Trung Quốc đã từng phản đối việc tiếp cận khu vực kinh tế đặc quyền ở Biển Đông của Mỹ, trong khi Mỹ không thể chấp nhận cách hiểu của Trung Quốc về Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Tuy nhiên vấn đề này có thể được giải quyết một cách dễ dàng bằng việc nhờ đến sự giải thích của ICJ về UNCLOS. Ngoài ra, có vẻ như TQ đã tuyên bố chủ quyền phần lớn, nếu không nói là toàn bộ Biển Đông. Tất cả các bên, kể cả Trung Quốc, nên chấp hành Tuyên bố chung về cách hành xử trên biển Đông được Trung Quốc và các thành viên ASEAN ký năm 2002, trong đó lên án sự sử dụng – hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong tranh chấp.

Mỹ quan tâm đến tự do đi lại trên vùng biển khu vực và rõ ràng tin vào việc sớm muộn gì Trung Quốc cũng quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên có một vài trở ngại lớn về lịch sử cản trở tiến trình này. Trung Quốc cảm thấy không thoải mái với lực lượng hải quân vượt trội của Mỹ ở sân sau của họ, đặc biệt là ở Đài Loan – xét cho cùng, chính Mỹ đã đe dọa sự tiếp cận của Trung Quốc đến lãnh hải của Đài Loan. Ngược lại, Trung Quốc chưa bao giờ từ chối sự tiếp cận của Mỹ vào Biển Đông, ở những khu vực không thuộc Khu vực đặc quyền kinh tế.

Còn tranh chấp về lãnh hải giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước khác thì sao? Các cuộc tranh chấp này có thể được giải quyết một cách hòa bình thông qua những tổ chức quốc tế có uy tín, đặc biệt là UNCLOS. Còn trong thời điểm hiện tại, những tuyên bố chủ quyền dựa vào những bằng chứng lịch sử về chủ quyền có thể được công nhận, vì những điều khoản như vậy không có sẵn trong hệ thống luật quốc tế.

Để cải thiện tình hình, Úc và những bên có liên quan có thể khuyến khích Bắc Kinh và Hà Nội giải quyết tranh chấp qua đàm phán. Khác với Mỹ – nước đang tham gia trực tiếp vào tranh chấp trên Biển Đông trong thời gian gần đây, Canberra sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ hơn trong khu vực. Thực tế, những nhà lập pháp của Úc dường như hiểu được tầm quan trọng của đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp. Những quốc gia khác có liên quan, trong cùng thời điểm, có thể giúp vun đắp mối quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng bằng việc khuyến khích, chứ không phải thuyết giáo, về việc giải quyết tranh chấp.

Về phần mình, Bắc Kinh nên tiếp nhận sự giúp đỡ và không nên cho rằng việc đồng ý để các nước khác giúp đỡ giải quyết khó khăn là ngây thơ. Rốt cuộc, việc giải quyết tranh chấp một cách êm thấm hoàn toàn phụ thuộc vào Bắc Kinh và các nước có liên quan – qua sự chân thành, cam kết vì một khu vực hòa bình hữu nghị và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Tất nhiên là một nước có chủ quyền, Trung Quốc có quyền dùng vũ lực để bảo vệ tuyên bố của mình, một quyền lợi mà các quốc gia khác cũng có. Tuy nhiên với việc ký vào bản Tuyên bố về hành vi ứng xử với ASEAN, Trung Quốc đã cam kết, dựa trên nguyên tắc rằng sẽ không làm như vậy.

Dù vậy, thậm chí cả với việc tuân thủ Tuyên bố trên, Trung Quốc và các quốc gia có liên quan phải chuẩn bị tinh thần từ bỏ một vài tuyên bố chủ quyền – một việc sẽ không dễ dàng cho các bên. Tuy vậy nếu tuân theo bản Tuyên bố về cách ửng xử, Bắc Kinh và các bên liên quan tôn trọng quyền lợi của chính mình và sự ổn định trong khu vực. Bằng cách này, Trung Quốc có thể tổ chức các cuộc đàm phán song phương và đa phương có tính chất xây dựng.

Và Trung Quốc không nên lo lắng về việc quốc tế hóa cuộc tranh chấp lãnh hải này. Ở Đông Á, Trung Quốc có nhiều lợi thế và ảnh hưởng hơn bất kỳ quốc gia nào – điều đã khiến cho các đối thủ cảm thấy không hài lòng. Sự bất mãn này khiến hướng giải quyết tranh chấp của các nước khác hoàn toàn với Trung Quốc – khi mà Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp song phương bằng đàm phán song phương, những nước khác lại muốn quốc tế hóa vấn đề này, phức tạp hóa cuộc tranh chấp để nổ lực bảo đảm lợi ích.

Trong khi Bắc Kinh phản đối việc quốc tế hóa cuộc tranh chấp, các nổ lực đó chưa chắc đã phương hại cho Trung Quốc, và cũng chưa chắc đã giúp gì cho các đối thủ của Trung Quốc.

Khi mà sự sử dụng (hoặc đe dọa sử dụng) vũ lực bị loại bỏ – qua bản Tuyên bố hoặc qua sự cưỡng chế luật pháp – cách cuối cùng để giải quyết tranh chấp là tuân theo quyết định của ICJ và những chứng cứ lịch sử. Nếu những nguyên tắc đó được thực hiện, quyết định tổ chức đàm phán song phương hay đa phương không còn quan trọng nữa.

(Bài báo này là một phiên bản mở rộng dựa vào một bài xã luận trên Lowy Interpreter – có thể được tìm thấy ở đây).

Giáo sư Shen Dingli là Chủ nhiệm khoa của Học viện Nghiên cứu Quốc tế, và là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ, Đại học Phúc Đán, Thượng Hải.

DTKT dịch

Nguồn: http://the-diplomat.com/2010/08/26/solving-south-china-sea-spat/

Người dịch gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn