HRW kêu gọi Australia gây sức ép với Việt Nam tại Đối thoại Nhân quyền song phương

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Các nhà hoạt động đang bị bỏ tù. Từ trái sang, hàng trên: Lê Văn Dũng, Lê Mạnh Hà, Đinh Văn Hải, Bùi Văn Thuận. Hàng giữa: Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Trương Văn Dũng. Hàng dưới: Nguyễn Lân Thắng, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Nguỵ Thị Khanh.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 20/4 kêu gọi Chính phủ Australia trong cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới hãy gây sức ép với giới lãnh đạo Việt Nam yêu cầu chấm dứt tình trạng “vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống”.

“Điều thiết yếu đối với Australia là gây sức ép về phóng thích tù nhân chính trị, trong đó có một công dân Australia, ông Châu Văn Khảm, và tuyên bố với Hà Nội rằng, cho tới khi ông ta và những người khác được tự do, sẽ không thể có chuyện làm ăn bình thường”, bà Daniela Gavshon, Giám đốc Australia của HRW nói trong thông cáo hôm 20/4.

Đối thoại Nhân quyền song phương Australia – Việt Nam lần thứ 18 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 24 và 25/4 tại Hà Nội.

HRW cho rằng các nhà lãnh đạo Australia cần tận dụng cơ hội thời điểm này là dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước để chuyển tải một thông điệp rõ ràng rằng tôn trọng nhân quyền là một phần hữu cơ trong mối quan hệ của Australia với Việt Nam.

“Chính phủ Australia phải chấm dứt tình trạng làm ngơ trước hồ sơ yếu kém của Việt Nam và sử dụng đối thoại nhân quyền để khởi động quá trình trao đổi nghiêm túc và có ý nghĩa về cải cách nhân quyền,” bà Daniela Gavshon nói thêm.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế cho biết tháng trước, họ đã gửi một tờ trình tới Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, kêu gọi Chính phủ nước này tập trung vào ba điểm ưu tiên khi làm việc với Việt Nam. Đó là phóng thích tù nhân và can phạm chính trị, chấm dứt hạn chế quyền tự do đi lại và chấm dứt đàn áp quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

HRW nhấn mạnh đến trường hợp của ông Châu Văn Khảm, người đã bị chính quyền Việt Nam bỏ tù trong hơn bốn năm qua, và kêu gọi Australia nêu các trường hợp của một số nhà hoạt động, blogger nhân quyền và nhà báo công dân nổi tiếng như Lê Văn Dũng, Lê Mạnh Hà, Đinh Văn Hải, Bùi Văn Thuận, Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Trương Văn Dũng, và Nguyễn Lân Thắng.

Tổ chức nhân quyền cũng đề nghị Chính phủ Australia kêu gọi Việt Nam sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều 109, 116, 117, 118 và 331 của Bộ Luật Hình sự, thường được chính quyền Việt Nam sử dụng để đàn áp các tiếng nói bất đồng chính kiến, và Điều 14 (khoản 2), Điều 15 (khoản 4) của Hiến pháp có nội dung cho phép hạn chế nhân quyền với các lý do an ninh quốc gia, mà tổ chức này cho là vượt quá giới hạn cho phép của công pháp quốc tế về nhân quyền.

Nguồn: VOA Tiếng Việt

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn